Từ lâu, thế giới đã biết đến tên lửa Hsiung Feng III hay còn gọi là “Hùng phong-3” của Đài Loan như một loại vũ khí chuyên “săn” tàu sân bay.
"Hùng phong-3" tại triển lãm quốc phòng năm 2011. Trong triển lãm quốc phòng tổ chức tại Đài Bắc ngày 11/8, Đài Loan lại một lần nữa đưa ra giới thiệu loại tên lửa đối hạm siêu thanh mới Hsiung Feng III hay “Hùng phong-3” mà họ vẫn gọi là “thợ săn tàu sân bay”. Khác với những lần giới thiệu trước đó, trong triển lãm quốc phòng lần này, phía Đài Loan còn chứng tỏ cho du khách thấy, tên lửa của mình tiêu diệt tàu sân bay như thế nào. Biến thể của “Hùng phong-3” đã được cho công bố rộng rãi vào năm 2007 trong buổi lễ diễu binh tại Đài Bắc nhân ngày đảo Đài Loan tuyên bố độc lập. Hiện nay, tên lửa loại này đang được biên chế cho các tàu chiến của Hải quân Đài Loan. "Hùng phong-3" trong buổi lễ diễu binh. Tuy nhiên, từ khi đưa vào biên chế cho tới nay, “Hùng phong-3” vẫn chưa thật sự khẳng định được vai trò của mình như một loại vũ khí chuyên săn tàu sân bay. Liệu khả năng này có đúng như những gì Đài Loan tuyên bố. Điều này rất khó phán đoán, song nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài thì khả năng này là rất khó xảy ra. Ngay sau khi Trung Quốc đưa tàu sân bay “tái chế” đầu tiên của mình đi thử nghiệm hành trình trên biển, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã ra tuyên bố, sẽ theo dõi sát sao hoạt động này cũng như những động thái khác có liên quan. Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, sự hiện diện của “Hùng phong-3” trong biên chế tác chiến của Hải quân Đài Loan sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kiềm chế trong trường hợp xuất hiện các mối nguy cơ đe dọa từ phía cụm tàu sân bay của Trung Quốc trong eo biển Đài Loan. Tên lửa đối hạm "Hùng phong-2" của Đài Loan. Mặc dù chưa biết khả năng thật sự của “Hùng phong-3” thế nào và liệu nó có thể tiêu diệt tàu sân bay như Đài Loan tuyên bố hay không, song các chuyên gia phân tích vẫn phải thừa nhận những tính năng kỹ-chiến thuật vượt trội của loại tên lửa mới này như: tốc độ bay của đầu đạt có thể đạt tới gần 2M (gấp hai lần vận tốc âm thanh) và có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong vòng bán kính 130 km. Tính đến nay, mới chỉ có Nga nghiên cứu và phát triển loại tên lửa có sức mạnh như “Hùng phong-3” của Đài Loan. Theo dự kiến ban đầu, Đài Loan sẽ trang bị “Hùng phong-3” cho 8 chiến hạm lớp Chenggong và 7 chiếc ca nô tuần tiễu. Mỗi chiếc tàu này sẽ biên chế 4 tên lửa “Hùng phong-3”. Liên quan đến việc Trung Quốc thành lập hạm đội tàu sân bay, Đài Loan tiết lộ, để đối phó với lực lượng này, Đài Loan sẽ chế tạo hải phòng hạm tàng hình thế hệ mới vào năm 2012 có trang bị tên lửa đối hạm “Hùng phong-3” và “Hùng phong-2” dự kiến sẽ chuyển giao cho Hải quân Đài Loan vào năm 2014. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Hùng Phong III. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Hùng Phong III. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011
>> Tên lửa “Hùng phong-3” của Đài Loan có diệt được tàu sân bay?
Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011
>> Tàu chiến Đài Loan: Lợi thế nhờ sơn tàng hình
Đài Loan đã phát triển thành công một loại sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ, mang lại khả năng tàng hình cho những hệ thống vũ khí thông thường. Vật liệu hấp thu sóng điện từ này đã được thử nghiệm trên tàu tấn công cao tốc lớp Hải Âu tải trọng 57 tấn. Bản thân tàu cao tốc này không có thiết kế tàng hình. Hiện có 2 tàu cao tốc thuộc lớp Hải Âu tham gia vào đợt thử nghiệm này. Một chiếc mang số hiệu 53 được phủ lớp vật liệu đặc biệt này lên toàn bộ thân tàu, cùng toàn bộ hệ thống vũ khí có trên tàu. Trong khi đó một chiếc khác mang số hiệu 59 không được phủ lớp vật liệu đặc biệt này. Kết quả thử nghiệm cho thấy, tàu cao tốc mang số hiệu 59 dễ dàng bị radar trên tàu hải quân phát hiện từ xa, trong khi đó tàu cao tốc mang số hiệu 53 tiến đến rất sát tàu quan sát mới bị thể phát hiện được. Vật liệu tàng hình mới sẽ mang lại cho tàu chiến Đài Loan một lợi thế lớn. Lớp vật liệu đặc biệt này có khả năng giảm khoảng cách bị phát hiện bằng radar xuống còn một nửa. Radar trên tàu quan sát không thể phát hiện ra tàu tấn công cao tốc số 53 ở cự ly trên 10km, trong khi tàu không được phủ lớp vật liệu đặc biệt dễ dàng bị phát hiện ở cự ly trên 20km. Trong một cuộc thử nghiệm khác được tiến hành vào ban đêm, radar trên tàu quan sát không phát hiện được sự xuất hiện của tàu cao tốc số 53 cho đến khi con tàu này cách tàu quan sát chỉ 730 mét. Hải quân Đài Loan không đưa ra bất cứ bình luận nào về đợt thử nghiệm này. Giới phân tích quân sự nhận định, không rõ là đến nay, lớp vật liệu đặc biệt này có được sử dụng cho tàu hộ tống tên lửa lớp Kuang Hua VI hay không. Bản thân tàu hộ tống tên lửa này đã được thiết kế kiểu dáng làm tăng khả năng hấp thụ sóng radar, nếu được phủ lớp vật liệu đặc biệt này khả năng tàng hình của tàu sẽ tăng lên rất nhiều. Đến năm 2010, đã có 10 chiếc tàu hộ tống tên lửa lớp Kuang Hua VI được đưa vào sử dụng. Hải quân Đài Loan dự định sẽ đóng mới khoảng 30 chiếc tàu loại này. Tàu hộ tống tên lửa lớp Kuang Hua VI được trang bị 4 tên lửa chống hạm Hùng Phong-II tầm bắn 160km. Việc phát triển thành công vật liệu hấp thu sóng điện từ này, các tàu hộ tống tên lửa cao tốc của Đài Loan sẽ có một năng lực tác chiến mới. Khả năng tiếp cận đối phương ở cự ly vài dặm mà không bị phát hiện mang lại một lợi thế chiến thuật rất lớn. Bên tấn công có thể tung ra đòn đánh phủ đầu khiến bên bị tấn công không kịp trở tay. Trang mạng The Diplomat bình luận, sự kiện này mở ra cho Đài Bắc một năng lực mới để ngăn chặn các hành động quân sự nếu có của Trung Quốc một cách hiệu quả. "Nếu tất cả các đội tàu chiến của châu Á được áp dụng khả năng tàng hình. Cuộc chiến trên biển lúc đó giống như cuộc chiến nơi miền Tây hoang dã của nước Mỹ với những các cuộc đấu súng diễn ra ở cự ly gần. Khi đó, phần thắng sẽ nghiêng về những ai sở hữu được tốc độ, chính xác và tinh thần quả cảm", trang mạng này nhận xét. [BDV news] |
Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011
>> Hùng Phong 'xịt', Đài Loan 'ngượng' với Trung Quốc
Hôm thứ 3 (28/6), Bộ quốc phòng Đài Loan chính thức xác nhận vụ thử tên lửa hành trình đối hạm Hùng Phong (Hsiung Feng) III đã thất bại. Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Hsiung Feng III đã không đánh trúng mục tiêu trên biển trong một cuộc diễn tập hải quân thường niên. Bộ quốc phòng nước này giải thích việc thất bại này là do lỗi trục trặc của hệ thống máy tính. Đài Loan bắt đầu triển khai Hsiung Feng III trên chiến hạm từ năm 2011 để đáp trả lại sự lớn mạnh không ngừng của lực lượng Hải quân Trung Quốc. Nhưng giới lãnh đạo Quân đội Đài Loan đã được phen “đỏ mặt” khi hai vụ thử tên lửa đều thất bại đầu năm nay và phải nhận sự chỉ trích gay gắt từ Tổng thống Mã Anh Cửu. Sát thủ diệt hạm Hsiung Feng III tiếp tục "tịt ngòi". Theo tờ China Times (trụ sở tại Đài Bắc), vụ thử tên lửa mới nhất bị thất bại này đã gây sự “lúng túng” cho Hải quân Đài Loan, bởi nó “trùng” với sự kiện Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận ở trên biển Đông (Trung Quốc và Đài Loan gọi là Nam Hải) vào giữa tháng 6. Mối quan hệ Đài Loan và Trung Quốc đã được cải thiện nhiều kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên làm Tổng thống năm 2008. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn luôn luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và sẵn sàng dùng vũ lực để thu hồi. Tên lửa hành trình tầm xa Hsiung Feng III do Đài Loan tự thiết kế và chế tạo. Hsiung Feng III có tầm bắn tối đa lên tới 300km, tốc độ bay siêu âm 2.300km/h. Tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính kết hợp radar dẫn đường chủ động ở pha cuối. [BDV news] |
Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011
>> Trung Quốc khoe Thi Lang, Đài Loan khoe Hùng Phong
Đài Loan đã triển khai tên lửa siêu âm mới trên các tàu chiến của nước này để đáp trả việc Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh hải quân. Tên lửa Hùng Phong III. Giới chức quân sự Đài Loan cũng đang cân nhắc triển khai tên lửa Hùng Phong III - loại tên lửa siêu âm đầu tiên được phát triển trong nước - trên các dàn phóng di động, ông Lin Yu-fang, đảng viên Quốc dân Đảng Đài Loan dẫn lời Phó Đô đốc Lee Hao. "Một vài kiểu tàu chiến của chúng tôi đã được trang bị tên lửa Hùng Phong III", ông Lin tuyên bố. Hiện chưa rõ bao nhiêu tên lửa Hùng Phong III sẽ được lắp đặt, tuy nhiên theo ông Lin, 8 tàu hộ tống lớp Perry và 7 tàu tuần tra sẽ được lắp đặt loại tên lửa này. Tên lửa Hùng Phong III là kết quả của một dự án trị giá 413 triệu USD. Các chuyên gia cho biết Hùng Phong 3 có thể đạt vận tốc Mach 2, có tầm bắn lên tới 128km và rất khó bị tiêu diệt. Bộ Quốc phòng Đài Loan gần đây đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh hải quân, mới đây nhất là việc "khoe" hàng không mẫu hạm tân trang Varyag từ Ukraine. Ông Tsai Teh-sheng, người đứng đầu Cục An ninh Quốc gia Đài Loan, phỏng đoán Trung Quốc sẽ trang bị cho tàu sân bay loại máy bay chiến đấu nội địa nhái theo máy bay Su-33 của Nga và sẽ bắt đầu cho vận hành tàu sân bay trong năm nay. Đài Loan đã công bố kế hoạch phát triển tàu chiến tàng hình thế hệ mới trang bị tên lửa dẫn đường như một động thái đáp trả, các quan chức Quốc phòng nước này cho biết. [BDV news] |
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011
>> Đài Loan phát triển kinh hạm mới
Đài Loan đang có kế hoạch phát triển kinh hạm tàng hình mới, có thể mang tên lửa có điều khiển Hùng Phong III.
Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Đài Loan đã cho biết về kế hoạch phát triển kinh hạm tàng hình mới này nhằm đối phó với những nguy cơ mới đối với an ninh quốc gia của Đài Loan. Theo thông tin được tiết lộ, thiết kế của kinh hạm tàng hình mới có lượng giãn nước khoảng 500 tấn. Việc xây dựng nguyên mẫu đầu tiên sẽ được bắt đầu vào năm 2012 và dự kiến hoàn thành vào năm 2014. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Lâm Ngọc Bảo, đã cho biết như vậy trong phiên trả lời các chất vấn của các nhà lập pháp Quốc Dân Đảng. Kinh hạm mới sẽ được thiết kế theo công nghệ hiện đại, khó bị phát hiện bằng radar từ xa (tàng hình), được trang bị hệ thống hỏa lực mạnh, tầm xa. Kinh hạm mới sẽ được trang bị tổ hợp 8 tên lửa chống hạm Hùng Phong III. Đây là loại tên lửa chống hạm được thiết kế theo công nghệ hiện đại, tên lửa có tốc độ lên đến Mach 2, tầm bắn đến 300km. Tên lửa này có hình dáng khí động học tương tự như tên lửa P-270Moskit (SS-N-22 Sunburn) của Nga. Tên lửa Hùng Phong III được giới thiệu vào năm 2008 Ảnh: Taiwan air Power Theo một tin tức được đăng tải bởi Liberty Times, tên lửa chống hạm Hùng Phong III đã trải qua giai đoạn phát triển ban đầu. Tuy nhiên, đặc tính kỹ thuật, cơ chế dẫn đường của tên lửa được bảo mật thông tin rất chặt chẽ. Các thử nghiệm đã được tiến hành thành công, các chuyên gia quân sự cho rằng Hùng Phong III được thiết kế để làm đối trọng với loại tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit SS-N-22 Sunburn của Nga đang có mặt trong khu vực. Hiện tại tên lửa này đang được sản xuất thử nghiệm trước khi được phê duyệt cho sản xuất loạt. Các nhà phân tích quân sự nhận định, việc phát triển kinh hạm tàng hình mới được trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm hiện đại, nhằm làm đối trọng với sự xuất hiện của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
[BDV news]
|
Nhãn:
Bộ Quốc phòng Đài Loan,
Hải quân Đài Loan,
Hải quân Trung Quốc,
Liberty Times,
P-270 Moskit SS-N-22 Sunburn,
Tàu sân bay,
Tên lửa Hùng Phong III
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)