Đài Loan đã phát triển thành công một loại sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ, mang lại khả năng tàng hình cho những hệ thống vũ khí thông thường. Vật liệu hấp thu sóng điện từ này đã được thử nghiệm trên tàu tấn công cao tốc lớp Hải Âu tải trọng 57 tấn. Bản thân tàu cao tốc này không có thiết kế tàng hình. Hiện có 2 tàu cao tốc thuộc lớp Hải Âu tham gia vào đợt thử nghiệm này. Một chiếc mang số hiệu 53 được phủ lớp vật liệu đặc biệt này lên toàn bộ thân tàu, cùng toàn bộ hệ thống vũ khí có trên tàu. Trong khi đó một chiếc khác mang số hiệu 59 không được phủ lớp vật liệu đặc biệt này. Kết quả thử nghiệm cho thấy, tàu cao tốc mang số hiệu 59 dễ dàng bị radar trên tàu hải quân phát hiện từ xa, trong khi đó tàu cao tốc mang số hiệu 53 tiến đến rất sát tàu quan sát mới bị thể phát hiện được. Vật liệu tàng hình mới sẽ mang lại cho tàu chiến Đài Loan một lợi thế lớn. Lớp vật liệu đặc biệt này có khả năng giảm khoảng cách bị phát hiện bằng radar xuống còn một nửa. Radar trên tàu quan sát không thể phát hiện ra tàu tấn công cao tốc số 53 ở cự ly trên 10km, trong khi tàu không được phủ lớp vật liệu đặc biệt dễ dàng bị phát hiện ở cự ly trên 20km. Trong một cuộc thử nghiệm khác được tiến hành vào ban đêm, radar trên tàu quan sát không phát hiện được sự xuất hiện của tàu cao tốc số 53 cho đến khi con tàu này cách tàu quan sát chỉ 730 mét. Hải quân Đài Loan không đưa ra bất cứ bình luận nào về đợt thử nghiệm này. Giới phân tích quân sự nhận định, không rõ là đến nay, lớp vật liệu đặc biệt này có được sử dụng cho tàu hộ tống tên lửa lớp Kuang Hua VI hay không. Bản thân tàu hộ tống tên lửa này đã được thiết kế kiểu dáng làm tăng khả năng hấp thụ sóng radar, nếu được phủ lớp vật liệu đặc biệt này khả năng tàng hình của tàu sẽ tăng lên rất nhiều. Đến năm 2010, đã có 10 chiếc tàu hộ tống tên lửa lớp Kuang Hua VI được đưa vào sử dụng. Hải quân Đài Loan dự định sẽ đóng mới khoảng 30 chiếc tàu loại này. Tàu hộ tống tên lửa lớp Kuang Hua VI được trang bị 4 tên lửa chống hạm Hùng Phong-II tầm bắn 160km. Việc phát triển thành công vật liệu hấp thu sóng điện từ này, các tàu hộ tống tên lửa cao tốc của Đài Loan sẽ có một năng lực tác chiến mới. Khả năng tiếp cận đối phương ở cự ly vài dặm mà không bị phát hiện mang lại một lợi thế chiến thuật rất lớn. Bên tấn công có thể tung ra đòn đánh phủ đầu khiến bên bị tấn công không kịp trở tay. Trang mạng The Diplomat bình luận, sự kiện này mở ra cho Đài Bắc một năng lực mới để ngăn chặn các hành động quân sự nếu có của Trung Quốc một cách hiệu quả. "Nếu tất cả các đội tàu chiến của châu Á được áp dụng khả năng tàng hình. Cuộc chiến trên biển lúc đó giống như cuộc chiến nơi miền Tây hoang dã của nước Mỹ với những các cuộc đấu súng diễn ra ở cự ly gần. Khi đó, phần thắng sẽ nghiêng về những ai sở hữu được tốc độ, chính xác và tinh thần quả cảm", trang mạng này nhận xét. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vật liệu Composite. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vật liệu Composite. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011
>> Tàu chiến Đài Loan: Lợi thế nhờ sơn tàng hình
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011
>> Nga mua 60 máy bay An-70 của Ukraine
Bộ Quốc phòng Nga dự định bắt đầu mua máy bay vận tải quân sự An-70 của Ukraine từ năm 2015-2016.
Ngày 20/4 Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đã tuyên bố rằng, Nga sẽ mua 60 máy bay vận tải quân sự mới. Kế hoạch này nằm trong chương trình vũ khí quốc gia Nga giai đoạn 2011-2020. Bộ Quốc phòng Nga đang thực hiện chương trình thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận quốc gia cho loại máy bay An-70. Đây là dự án chung giữa Nga và Ukraine đang trong giai đoạn hoàn tất. Theo đó, việc cung cấp lô máy bay An-70 sẽ được bắt đầu sớm nhất vào năm 2013. Theo kế hoạch trước đó, máy bay bắt đầu được cung cấp vào năm 2012. Việc lùi thời gian bắt đầu cung cấp máy bay là do cần phải tu sửa An-70 cho phù hợp với những yêu cầu của Quân đội Ukraine và Nga. Máy bay An-70 là loại máy bay vận tải quân sự do Nga và Ukraine hợp tác sản xuất. Việc chế tạo máy bay An-70 được thực hiện với sự đóng góp kinh phí chung của Nga và Ukraine. Đến năm 2013, Nga cần chi 85,1 triệu USD cho chương trình phát triển An-70, còn Ukraine sẽ đóng góp 60,2 triệu USD. Ngoài ra, nhân chuyến thăm Kiev, Bộ trưởng Quốc phòng Serdyukov cũng cho biết, trong 5 năm tới Bộ Quốc phòng Nga dự định cấp các máy bay vận tải An-124 Ruslan hiện có, còn giai đoạn từ năm 2015-2016, Nga bắt đầu mua những máy bay hiện đại hóa tại Ukraine. Trước đó vào năm 2002, Nga và Ukraine đã đồng ý một thỏa thuận sản xuất với tỷ lệ chia sẻ rủi ro 50/50. Đặc biệt, có những kế hoạch nhằm thiết lập việc sản xuất hàng loạt phiên bản này tại cả Ukraine và Nga. Chính phủ Nga đã tỏ ý quan tâm tới việc mua 160 chiếc máy bay này cho lĩnh vực quân sự của họ. Antonov An-70 là thế hệ máy bay vận tải tầm trung hiện đại sử dụng bốn động cơ Progress D-27, đây cũng là máy bay đầu tiên sử dụng loại động cơ này. An-70 được phát triển bởi phòng thiết kế Antonov, máy bay được chế tạo để thay thế loại máy bay vận tải quân sự đã lỗi thời An-12. Công việc thiết kế và chế tạo An-70 đã bắt đầu từ đầu thập kỷ 1990. Chuyến bay đầu tiên của mẫu thiết kế này diễn ra ngày 16/12/1994 tại Kiev, Ukraine. Máy bay vận tải quân sự An-70 có khả năng bay với vận tốc 780 km/h và tầm bay xa là 7800 km. An-70 có thể chở được 300 lính đổ bộ hoặc 47 tấn trang thiết bị. Phi đoàn bay gồm 3-5 người, chiều dài của thân máy bay 40,7 m. An-70 có các đặc tính buồng lái được trang bị các màn hình hiển thị và sử dụng hoàn toàn vật liệu Composite.
[BDV news]
|
Nhãn:
Bộ Quốc phòng Nga,
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoli Serdiukov,
Không quân Nga,
Kiev,
Máy bay An-70,
Quân đội Nga,
Quân đội Ukraine,
Russia,
Vật liệu Composite
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)