Malaysia thành lập trung đoàn tăng PT-91M đầu tiên từ năm 2008, và trở thành quốc gia có lực lượng tăng hiện đại nhất trong khu vực cùng với Singapore. Chương trình phát triển PT-91 bắt đầu từ năm 1991 với nhiệm vụ hiện đại hóa dòng xe tăng T-72 xuất khẩu của Liên Xô biên chế trong quân đội Ba Lan. Mục tiêu của Ba Lan khi đó là nâng cấp T-72 thành một chiếc xe tăng hiện đại hơn với hệ thống hỏa lực mới và động cơ mạnh mẽ hơn những chiếc xe tăng mà người Nga đã xuất khẩu cho họ. Biến thể nâng cấp này được đặt tên là PT-91 Twardy. Biến thể PT-91 mà Malaysia đặt hàng có tên là PT-91M Pendekar, được trang bị pháo chính 125mm, động cơ S-1000 có công suất 1.000 mã lực, hệ thống điều khiển hỏa lực của Pháp, trang bị thiết bị thông tin liên lạc và hệ thống truyền động hiện đại. Hiện nay quân đội Malaysia có 48 chiếc PT-91M biên chế trong trong một trung đoàn tăng (trong đó có thêm 6 xe bảo đảm kỹ thuật WZT-4 (WZT-91M), 5 xe tăng bắc cầu PMC Leguan (PMC-91M), 3 xe công binh MID-M (MID-91M), 1 xe tăng tập lái SJ-09, cùng phụ tùng, thiết bị huấn luyện, trong đó có thiết bị huấn luyện pháo thủ Beskid-2, giá điều khiển hỏa lực SJ-08 và hệ thống huấn luyện kíp xe sử dụng hệ thống nạp đạn pháo). Tổng trị giá hợp đồng là gần 1,4 tỷ Ringit (380 triệu USD), hợp đồng được kí từ năm 2002 và chuyển giao năm 2008. PT-91M duyệt binh ở Malaysia. Về cơ bản, chiếc PT-91 Twardy được phát triển, nâng cấp dựa trên xe tăng T-72M1 nhưng đã được Ba Lan cải thiện độ tin cậy bằng cách tăng cường hỏa lực, độ an toàn cho tổ lái và tính cơ động cao. Trong khi đó, xe vẫn giữ thiết kế khung thấp nổi tiếng của dòng xe tăng Liên Xô. Về hỏa lực, PT-91 có một khẩu pháo 125mm với hệ thống nạp đạn tự động và 42 viên đạn dự trữ, tốc độ bắn là 10-12 phát/phút, một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm và một khẩu súng máy phòng không 12,7mm. Về khả năng bảo vệ, PT-91 sử dụng giáp phản ứng nổ Erawa phát triển bởi Viện kỹ thuật quân sự Ba Lan giúp bảo vệ xe tăng khỏi các loại tên lửa chống tăng và RPG. Nó được cho rằng bảo vệ tốt hơn so với loại ERA Kontakt-1 của Nga ở chỗ các khe giữa các viên gạch ERA khít hơn. Giáp ERA với các viên gạch rất khít nhau trên PT-91M Bên cạnh đó là hệ thống chống tia laser mà đối phương sử dụng trong các loại kính ngắm theo dõi và dẫn đường cho tên lửa chống tăng (ATGM) chiếu vào xe. Khi phát hiện bị chiếu tia laser, xe sẽ kích hoạt đạn khói có trong 24 hộp ở hai bên thành xe một cách tự động, hoặc trưởng xe có thể tự kích hoạt đạn khói bằng tay ở bên nào tùy ý. Các thiết bị ngắm của pháo thủ và trưởng xe đều có khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm, hệ thống ổn định điện - thủy lực của pháo chính giúp cho xe tăng có thể bắn trúng mục tiêu với sai số thấp nhất. Chi tiết hơn, ta có thể tìm hiểu hai vị trí quan trọng nhất này như sau: Vị trí của pháo thủ với hệ thống ổn định với kính ngắm nhiệt ảnh sử dụng ban đêm, máy đo xa laser đảm bảo pháo thủ có thể phát hiện, theo dõi, phân biệt địch - ta và khai hỏa chính xác trong điều kiện tác chiến ngày/đêm. PT-91M hứa hẹn sẽ là tương lai huy hoàng của lực lượng xe tăng Malaysia. Vị trí của trưởng xe có kính ngắm toàn cảnh có thể quan sát tốt cả ngày lẫn đêm độc lập với góc quay của tháp pháo. Kết hợp với pháo thủ, trưởng xe có thể quan sát toàn thể chiến trường và chỉ huy kíp xe tiêu diệt nhiều mục tiêu khác nhau. Ngoài ra khi cần trưởng xe có thể trực tiếp sử dụng pháo chính mà không cần thay đổi vị trí. Máy tính đường đạn cung cấp khả năng sử dụng 6 loại đạn dưới sự điều khiển của pháo thủ hay trưởng xe. PT-91 có thể đạt tốc độ tối đa 60km/h nhưng cũng có thể vận động với tốc độ 7km/h, rất hữu hiệu khi đi tuần tra cùng bộ binh. Ngoài ra nó có thể lội nước sâu 2m và 5m (kèm với ống thông hơi). [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Viện kỹ thuật quân sự Ba Lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Viện kỹ thuật quân sự Ba Lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011
>> PT-91M của Malaysia, 'ông vua' tăng mới ở Đông Nam Á
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)