Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Malaysia

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Malaysia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Malaysia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

>> Việt Nam sẽ nhận "hàng khủng" quốc phòng từ Malaysia

Trang tin quốc phòng Malaysia Flying Herald cho biết, Matrade - Cục Phát triển Ngoại thương Malaysia - hy vọng sẽ bán được các trang thiết bị quốc phòng trị giá 761 triệu Rm (khoảng 230,5 triệu USD) ở Việt Nam và Campuchia.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Malaysia có chuyên môn và kinh nghiệm trong các dịch vụ MRO (maintenance, repair, and Overhaul - Bảo trì, sửa chữa và đại tu) cho Mig-29N/NUB và Su-30. Việt Nam và Campuchia là hai nước đang khai thác máy bay chiến đấu Nga.

Malaysia đã cử một Phái đoàn Chuyên gia Tiếp thị (SMM) công tác tại Phnom Penh và Hà Nội trong thời gian 6 ngày từ 10 - 15/9/2012.

MATRADE cho biết doanh số bán hàng tiềm năng ở Campuchia là 629,5 triệu Rm trong khi ở Việt Nam là 141,5 triệu Rm (khoảng 42,85 triệu USD).

Tại Việt Nam, đoàn đã gặp gỡ với các bộ phận đối ngoại chịu trách nhiệm về công nghiệp quốc phòng Việt Nam, và thăm hai công ty liên kết của chính phủ Việt Nam là hai trong năm cơ quan được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ an ninh -quốc phòng cho chính phủ Việt Nam.

Một cuộc hội thảo về mua bán công nghệ và thiết bị quốc phòng của Malaysia cũng đã được tổ chức ở cả hai thành phố (Phnom Penh và Hà Nội).

Matrade nói rằng, dù gặp phải một số khó khăn trong việc kinh doanh ở hai nước nhưng đã hoàn thành thành công nghiệm vụ trong việc doanh số bán hàng tiềm năng của họ, bao gồm máy bay không người lái, xuồng cao tốc, phương tiện cứu hộ chuyên dụng, thiết bị huấn luyện mô phỏng và phần mềm, hệ thống thông tin và chỉ huy cũng như dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa quân sự.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Loại xuồng cao tốc mà Malaysia đang chào bán cho Campuchia

Matrade đang sắp xếp lịch để mời các quan chức hai nước này tới thăm các cơ sở sản xuất của họ ở Malaysia.

Malaysia có chuyên môn và kinh nghiệm trong các dịch vụ MRO (maintenance, repair, and Overhaul - Bảo trì, sửa chữa và đại tu) cho Mig-29N/NUB và Su-30. Việt Nam và Campuchia là hai nước đang khai thác máy bay chiến đấu Nga.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
UAV Malaysia đang được chào bán cho Indonesia và Philippines

Malaysia là một nước có nền công nghiệp phát triển vào loại khá mạnh trong khu vực. Quân đội Malaysia có biên chế hiện nay khoảng 110.000 người. Lực lượng dự bị khoảng 41.000 người. Ngân sách quốc phòng của Malaysia năm 2000 là 1,69 tỷ USD, chiếm 2,03 % GDP.

Đầu những năm 1990, Malaysia đã có chương trình phát triển và hiện đại hóa quân đội. Tuy nhiên do ngân sách hạn hẹp vì cuộc khủng hoảng tài chính đã làm chậm lại chương trình hiện đại hóa quân đội. Sự phục hồi về kinh tế thời gian gần đây làm cho ngân sách quốc phòng được tăng thêm và việc mua sắm vũ khí được tiếp tục.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Scorpene hiện đại của Malaysia

Trong tháng 10 năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng đã công bố xem xét lại chính sách quốc phòng an ninh của đất nước, để hiện đại hóa quân đội. Việc xem xét lại sẽ tập trung vào những mối đe dọa an ninh mới, những thứ có thể tạo nên sự xung đột, như nạn bắt cóc người Malaysia, người nước ngoài ở các đảo nghỉ mát.

>> Con 'át' của Malaysia trên biển Đông

Việc mua sắm cho quân đội bao gồm: các máy bay Su-30 MKM cho không quân, các máy bay trực thăng Augusta Westland A109 cho lục quân, các xe tăng PT-91... Việc mua sắm gần đây nhất là 8 chiếc Aermacchi MB-339CM. Hải quân được trang bị thêm 2 tầu ngầm Scorpene, 6 tầu tuần tiễu thế hệ mới...

Khi giá dầu thô trên thế giới tăng nhẹ, quân đội đã là những lực lượng tiên phong sử dụng dầu sinh học. Năm 2007, tất cả các phương tiện sử dụng dầu của Lực lượng Vũ trang Malaysia đều sử dụng dầu sinh học.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

>> Malaysia sẽ mua tên lửa “Gấu xám” Buk-M2E của Nga?



Malaysia đã bày tỏ sự mong muốn có được hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung hiện đại Buk-M2E của Nga.

Hãng tin Interfax dẫn lời giám đốc Công ty Rosoboronexport, Dimidyuk Nicholas rằng Malaysia đã đánh giá cao và bày tỏ sự quan tâm đến hệ thống tên lửa Buk-M2E của Nga.

Tuy nhiên, Malaysia vẫn chưa thông qua quyết định mua các tên lửa đất đối không tầm trung này.

Hôm thứ năm tuần trước, tại Triển lãm quốc tế hải quân và công nghệ hàng không vũ trụ Lima 2011, N. Dimidyuk cho biết: "Sau khi nghe thuyết trình, các đại diện quân sự của Malaysia đã đánh giá cao tên lửa Buk-M2E của chúng tôi, và tuyên bố rằng đây là công nghệ tên lửa chống máy bay tầm trung tiên tiến nhất trên thế giới tại thời điểm này."

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa “Gấu xám” Buk-M2E của Nga

N. Dimidyuk cũng nhắc lại các kết quả của cuộc triển lãm Lima trong năm 2009: "Sau khi thăm quan các sản phẩm, các sĩ quan quân đội Malaysia, cũng như đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng nước này đã công khai bày tỏ quan điểm của mình rằng các sản phẩm của Nga hiện đại hơn các đối tác nước ngoài rất nhiều.

Hiện tại chúng tôi có thể cung cấp cho Malaysia các tên lửa Buk-M2E có tính năng kỹ chiến thuật tốt hơn, tầm bắn xa hơn các tên lửa Buk-M1-2 đồng thời cũng cải thiện khả năng chống lại chiến tranh điện tử".

“Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia đã quá quen thuộc với các trang thiết bị quân sự và vũ khí của xuất khẩu khác nhau của Nga”, phó Giám đốc cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport Victor Komardin, người đứng đầu phái đoàn Nga tại Triển lãm Không gian Vũ trụ và Hàng hải Lima 2011 tại Malaysia cho hay:

“Và chúng tôi hy vọng các thỏa thuận sẽ đạt được tại cuộc họp với tư lệnh các lực lượng quốc phòng của Malaysia sắp tới”, Victor Komardin cho biết.

Triển lãm Lima 2011 có sự tham gia tới hơn 400 công ty đến từ 35 quốc gia khác nhau với các sản phẩm trong lĩnh vực không gian vũ trụ và hải quân.

Các hãng sản xuất vũ khí nổi tiếng trên thế giới đã mang đến Lima-2011 64 máy bay các loại, 12 tàu chiến cùng hàng loạt các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự được trưng bày dưới dạng mô hình, áp phích và video.

Nga cũng đã mang tới triển lãm các sản phẩm tốt nhất của mình như tiêm kích Su-30MK2, máy bay trực thăng Mi-17, xe tăng T-90S, tên lửa “Cuồng phong” Tornado, tên lửa Buk-M2E…và các thiết bị hàng hải khác.

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa “Gấu xám” Buk-M2E (NATO gọi là S-17 Grizzly) là tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung đa năng và có sức cơ động cao. Tổ hợp này được Nga thiết kế và sản xuất tại nhà máy Ulianov.

Các chuyên gia Nga đánh giá, Buk-M2E có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trong phạm vi nhiệm vụ của mình, từ các loại trực thăng yểm trợ hỏa lực cho đến các loại máy bay chiến thuật, chiến lược cũng như tên lửa đạn đạo và tên lửa chống rada khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Buk-M2E có khả năng tiêu diệt cả các mục tiêu mặt nước (gồm cả các tàu lớp khu trục và tàu tuần dương trang bị tên lửa).

Đối với các mục tiêu là các trạm rada mặt đất, Buk-M2E có khả năng phát hiện và tiêu diệt kể cả trong điều kiện môi trường nhiễu tăng cường.

Tầm xa tối đa mà Buk-M2E có khả năng tiêu diệt hiệu quả mục tiêu là 45 km với khả năng vươn cao lên tới 25 km.


http://nghiadx.blogspot.com
“Gấu xám” Buk-M2E sẽ sớm có mặt trong quân đội Malaysia?

Đặc biệt, tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E có thời gian triển khai và khai hỏa cực nhanh so với các tổ hợp tương tự của các nước trên thế giới.

Chỉ mất 20 giây, Buk-M2E đã có khả năng triển khai tác chiến và chưa đầy 5 phút sau sẽ ở trạng thái hoàn toàn sẵn sàng tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào. Bên cạnh đó, Buk-M2E có khả năng tự hành và tính cơ động cao nhờ trang bị bánh xích và động cơ công suất lớn.

Trước đây, Nga không xuất khẩu loại vũ khí này. Tuy nhiên, do nhu cầu trên thị trường vũ khí thế giới đối với tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E ngày càng tăng nên Nga đã nghiên cứu và sản xuất phiên bản xuất khẩu, trong đó có phiên bản bánh lốp. Hy vọng rằng, “gấu xám” Buk-M2E sẽ sớm có mặt trong quân đội Malaysia.

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

>> Con 'át' của Malaysia trên biển Đông


Trong những đội tàu tác chiến khá hiện đại của Malaysia, bên cạnh lớp tàu Lekiu ngang ngửa với tàu chiến các quốc gia Đông Nam Á, họ còn tàu ngầm Scorpene.

>> Tàu ngầm Kilo của Việt Nam mạnh nhất ở DNA ?

Đây là thứ vũ khí cực kì hiệu quả mà các quốc gia ASEAN chưa có (đã và đang đặt mua).

Scorpene là loại tàu ngầm hiện đại của Pháp, với khả năng “tàng hình” khá tốt cùng hệ thống trang thiết bị tiêu chuẩn. Hiện tại Scorpene cùng với Kilo của Nga và Type 214 của Đức là bộ ba tàu ngầm diesel-điện đắt hàng trên thế giới.

Trang bị vũ khí

Scorpene có 6 ống phóng lôi 21 inch, những ống phóng lôi này có thể bắn ngư lôi điều khiển và tên lửa chống hạm SM-39 Exocet có tầm bắn 50km, được hỗ trợ bởi hệ thống đo xa/tìm kiếm điện tử AR-900. Cơ số tàu ngầm mang theo sẽ là 18 quả ngư lôi hay tên lửa hoặc 30 quả mìn, tất cả cơ chế phân loại vũ khí và nạp ngư lôi đều tự động hóa hoàn toàn.

Nếu sử dụng ngư lôi tấn công thì loại ngư lôi hạng nặng Black Shark (Cá mập đen) sẽ được sử dụng, đây là loại ngư lôi điều khiển bằng dây được tích hợp với đầu dò thủy âm chủ động/ bị động Astra, hệ thống dẫn đường đa mục tiêu và thiết bị điều khiển kết hợp với một hệ thống “chống-đối phó”. Loại ngư lôi này có một động cơ điện là loại ắc-quy hỗn hợp ôxít bạc và nhôm.



Thiết kế tròn trơn láng của Scorpene




Một trong hai chiếc tàu ngầm Scorpene của Malaysia.


Hệ thống điều khiển và giám sát

Hệ thống điều khiển tác chiến SUBTICS có 6 màn hình đa chức năng và một bàn mô phỏng tác chiến trung tâm. Tất cả cả hoạt động của tàu đều được quyết định tại phòng điều khiển, và cũng như những chiếc sản phẩm của Pháp khác (Formidable là một ví dụ), khả năng tự động hóa được đẩy lên mức cao độ, với chế độ điều khiển tự động bánh lái và động cơ, hệ thống giám sát liên tục hệ thống đẩy và thiết bị, giám sát tập trung và liên tục các nguy cơ hiện hữu đối với tàu ngầm (như rò rỉ, hỏa hoạn hay sự xuất hiện các loại khí lạ), cũng như tình trạng của hệ thống máy móc có ảnh hưởng đến sự an toàn của tàu khi đang lặn.

Ở hệ thống giám sát của tàu ngầm Scorpene, thông tin dữ liệu sẽ được kết hợp từ hệ thống định vị toàn cầu GPS, bộ ghi nhật kí, máy đo độ sâu và hệ thống căn chỉnh hướng. Bản thân tàu ngầm sẽ hiển thị môi trường xung quanh lẫn nhiệt độ và độ ồn của con tàu phát ra, qua đó giúp kíp tàu giám sát trạng thái dễ bị phát hiện bởi các hệ thống dò tìm tàu ngầm hay không.




Các màn hình điều khiển trên Scorpene

Thiết kế bí mật cao

Thiết kế của Scorpene hướng đến khả năng trở thành một mẫu tàu ngầm cực kì yên tĩnh với khả năng phát hiện và tấn công mục tiêu tuyệt vời. Hình dáng thân tàu ngầm được chế tạo với mục tiêu là giảm tiếng ồn thủy động học đến mức tối đa. Các thiết bị được lắp đặt trên các mấu đàn hồi tốt, giúp con tàu chống sốc tốt hơn.

Khi lặn Scorpene sẽ tạo ra các tín hiệu thủy âm nhỏ nhất có thể, qua đó giảm tầm phát hiện của các hệ thống theo dõi của đối phương, khả năng này có được nhờ vào thiêt kế tròn thon dài, ít các phần phụ nhô ra ngoài và một chân vịt cải tiến.


Một chiếc Scorpene chuẩn bị hạ thủy


Hình vẽ mặt cắt các khoang tác chiến

Còn ở giữa các khoang, thiết bị được gắn trên các chốt đàn hồi bất cứ chỗ nào có thể, và hệ thống ồn nhất thì sẽ được gắn tới 2 mấu cao su để làm giảm tiếng ồn con tàu.

Việc làm giảm tiếng ồn tàu ngầm, biến con tàu trở thành “tàng hình” và khả năng chịu sốc, vốn là mối nguy hiểm lớn nhất khi các loại vũ khí chủ yếu diệt tàu ngầm bằng sóng xung kích, là ưu điểm lớn giúp Scorpene tác chiến trong tình trạng chiến tranh hay hòa hoãn, cũng như hỗ trợ các nhóm biệt kích người nhái tác chiến tại các vùng ven biển.

Thân thiện với thủy thủ

Việc sử dụng thép cường độ cao giúp làm giảm áp lực thân tàu, đồng thời cho phép mang nhiều dầu và đạn dược hơn. Ngoài ra không gian của kíp tàu 32 người cũng được ở rộng, tạo điều kiện làm việc thoải mái cho các thủy thủ tàu ngầm.

Trên tàu, các không gian nghỉ ngơi và làm việc đều được điều hỏa không khí bởi máy chuyên dụng, Scorpene còn có 6 giường ngủ dành thêm cho các hoạt động đặc biệt.


Mô phỏng không gian sinh hoạt của thủy thủ

Đề đề phòng trường hợp khẩn cấp, hệ thống bảo vệ sẽ kích hoạt, cung cấp nước uống, đồ ăn lẫn áp suất và không khí để đảm bảo toàn bộ thủy thủ tàu sẽ sống trong ít nhất 7 ngày, dĩ nhiên, hệ thống cứu hộ khi tàu ngầm chìm cũng được trang bị kèm theo.

[BDV news]

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

>> PT-91M của Malaysia, 'ông vua' tăng mới ở Đông Nam Á




Malaysia thành lập trung đoàn tăng PT-91M đầu tiên từ năm 2008, và trở thành quốc gia có lực lượng tăng hiện đại nhất trong khu vực cùng với Singapore.


Chương trình phát triển PT-91 bắt đầu từ năm 1991 với nhiệm vụ hiện đại hóa dòng xe tăng T-72 xuất khẩu của Liên Xô biên chế trong quân đội Ba Lan. Mục tiêu của Ba Lan khi đó là nâng cấp T-72 thành một chiếc xe tăng hiện đại hơn với hệ thống hỏa lực mới và động cơ mạnh mẽ hơn những chiếc xe tăng mà người Nga đã xuất khẩu cho họ. Biến thể nâng cấp này được đặt tên là PT-91 Twardy.

Biến thể PT-91 mà Malaysia đặt hàng có tên là PT-91M Pendekar, được trang bị pháo chính 125mm, động cơ S-1000 có công suất 1.000 mã lực, hệ thống điều khiển hỏa lực của Pháp, trang bị thiết bị thông tin liên lạc và hệ thống truyền động hiện đại.

Hiện nay quân đội Malaysia có 48 chiếc PT-91M biên chế trong trong một trung đoàn tăng (trong đó có thêm 6 xe bảo đảm kỹ thuật WZT-4 (WZT-91M), 5 xe tăng bắc cầu PMC Leguan (PMC-91M), 3 xe công binh MID-M (MID-91M), 1 xe tăng tập lái SJ-09, cùng phụ tùng, thiết bị huấn luyện, trong đó có thiết bị huấn luyện pháo thủ Beskid-2, giá điều khiển hỏa lực SJ-08 và hệ thống huấn luyện kíp xe sử dụng hệ thống nạp đạn pháo). Tổng trị giá hợp đồng là gần 1,4 tỷ Ringit (380 triệu USD), hợp đồng được kí từ năm 2002 và chuyển giao năm 2008.




PT-91M duyệt binh ở Malaysia.


Về cơ bản, chiếc PT-91 Twardy được phát triển, nâng cấp dựa trên xe tăng T-72M1 nhưng đã được Ba Lan cải thiện độ tin cậy bằng cách tăng cường hỏa lực, độ an toàn cho tổ lái và tính cơ động cao. Trong khi đó, xe vẫn giữ thiết kế khung thấp nổi tiếng của dòng xe tăng Liên Xô.

Về hỏa lực, PT-91 có một khẩu pháo 125mm với hệ thống nạp đạn tự động và 42 viên đạn dự trữ, tốc độ bắn là 10-12 phát/phút, một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm và một khẩu súng máy phòng không 12,7mm.

Về khả năng bảo vệ, PT-91 sử dụng giáp phản ứng nổ Erawa phát triển bởi Viện kỹ thuật quân sự Ba Lan giúp bảo vệ xe tăng khỏi các loại tên lửa chống tăng và RPG. Nó được cho rằng bảo vệ tốt hơn so với loại ERA Kontakt-1 của Nga ở chỗ các khe giữa các viên gạch ERA khít hơn.






Giáp ERA với các viên gạch rất khít nhau trên PT-91M


Bên cạnh đó là hệ thống chống tia laser mà đối phương sử dụng trong các loại kính ngắm theo dõi và dẫn đường cho tên lửa chống tăng (ATGM) chiếu vào xe.

Khi phát hiện bị chiếu tia laser, xe sẽ kích hoạt đạn khói có trong 24 hộp ở hai bên thành xe một cách tự động, hoặc trưởng xe có thể tự kích hoạt đạn khói bằng tay ở bên nào tùy ý.

Các thiết bị ngắm của pháo thủ và trưởng xe đều có khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm, hệ thống ổn định điện - thủy lực của pháo chính giúp cho xe tăng có thể bắn trúng mục tiêu với sai số thấp nhất.

Chi tiết hơn, ta có thể tìm hiểu hai vị trí quan trọng nhất này như sau:

Vị trí của pháo thủ với hệ thống ổn định với kính ngắm nhiệt ảnh sử dụng ban đêm, máy đo xa laser đảm bảo pháo thủ có thể phát hiện, theo dõi, phân biệt địch - ta và khai hỏa chính xác trong điều kiện tác chiến ngày/đêm.



PT-91M hứa hẹn sẽ là tương lai huy hoàng của lực lượng xe tăng Malaysia.


Vị trí của trưởng xe có kính ngắm toàn cảnh có thể quan sát tốt cả ngày lẫn đêm độc lập với góc quay của tháp pháo.


Kết hợp với pháo thủ, trưởng xe có thể quan sát toàn thể chiến trường và chỉ huy kíp xe tiêu diệt nhiều mục tiêu khác nhau.

Ngoài ra khi cần trưởng xe có thể trực tiếp sử dụng pháo chính mà không cần thay đổi vị trí. Máy tính đường đạn cung cấp khả năng sử dụng 6 loại đạn dưới sự điều khiển của pháo thủ hay trưởng xe.

PT-91 có thể đạt tốc độ tối đa 60km/h nhưng cũng có thể vận động với tốc độ 7km/h, rất hữu hiệu khi đi tuần tra cùng bộ binh. Ngoài ra nó có thể lội nước sâu 2m và 5m (kèm với ống thông hơi).


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang