Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Thủ tướng Putin

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ tướng Putin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ tướng Putin. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

>> 'Với Mỹ, quan trọng nhất là lật đổ Putin'


"Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh. Sự trở lại của ông Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và Châu Âu", học giả người Mỹ Frederick William Engdahl nhận định.


Giới truyền thông Nga không mấy quan tâm đến ngày Chiến tranh Lạnh chính thức kết thúc cách đây hơn 20 năm, nhưng giới truyền thông phương Tây và các tầng lớp xã hội Nga lại đặc biệt quan tâm đến cuộc bầu cử Tổng thống Nga sẽ diễn ra vào ngày 4/3 sắp tới. Tại sao vậy?

“Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh”

Rõ ràng, sau khi bầu cử Tổng thống, Putin sẽ quay trở lại Điện Kremlin. Mỹ và Châu Âu thể hiện thái độ bất an một cách mập mờ về triển vọng này. Theo cách nói của học giả người Mỹ Frederick William Engdahl thì “Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh. Sự trở lại của Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và Châu Âu”.



http://nghiadx.blogspot.com
Thủ tướng Nga Putin - ngôi sao sáng trên chính trường Nga hiện nay.
Chuyên mục Chính trị bí mật, tờ Pravda (Nga) xuất bản ngày 1/2 dành cả 2 trang để đăng tải bài viết của ông Engdahl để lý giải tại sao Washington muốn nhanh chóng kết thúc thời đại Putin.

Quỹ Dân chủ Mỹ (NED) có mặt trên khắp nước Nga

Ông Engdahl tiết lộ, báo cáo năm do NED công bố vào tháng 8/2011 cho thấy, tổ chức này có mặt trên khắp đất nước Nga, giúp đỡ “trung tâm tin tức quốc tế” đặt tại Moscow; trong khi đó, hơn 80 tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia có thể tận dụng “trung tâm tin tức” này để tổ chức họp báo về các vấn đề.

Tổ chức này còn là đơn vị tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích “bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới cho đất nước Nga”, “giúp đỡ giới trẻ tham gia vào các hoạt động chính trị”.

Ước tính, chỉ trong 1 năm 2010, NED tiêu tốn 278.300 USD để tài trợ cho hàng chục chương trình như thế này trên khắp đất nước Nga.

NED cũng là đơn vị tài trợ cho các cuộc “điều tra dân ý độc lập” trước kỳ bầu cử tại Nga và các nhân sĩ quan sát độc lập trong thời gian bầu cử. Trong thời gian bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) lần này, NED trực tiếp tài trợ cho một tổ chức xã hội ở Nga có tên là Tiếng nói, chuyên thu thập chứng cứ về hành vi gian lận trong bầu cử.

http://nghiadx.blogspot.com
Quan hệ Nga - Mỹ vẫn tồn tại nhiều vấn đề...


Tháng 9/2011, trước kỳ bầu cử Duma Quốc gia, NED tổ chức buổi thảo luận kín tại Washington, chỉ những người được mời mời có thể tham gia buổi thảo luận này. Được biết, nhận lời mời tham gia buổi thảo luận này có đại diện của Cơ quan Điều tra dân ý Levada, cơ quan điều tra dân ý nổi tiếng tại Nga.

Trang web chính thức của NED chứng thực, NED trực tiếp tài trợ các hoạt động điều tra dân ý của Cơ quan điều tra dân ý Levada trên khắp đất nước Nga. Nội dung các cuộc điều tra dân ý bao gồm điều tra tình hình trên các trang web trước kỳ bầu cử, điều tra thái độ của người dân đối với các ứng cử viên và những chính sách liên quan…

Nhận lời mời tham dự buổi thảo luận kín được tổ chức tại Washington vào tháng 9/2011 còn có đại diện của Tổ chức Phong trào đoàn kết nước Nga. Được biết, người này là “tác giả” chính của hàng loạt hoạt động biểu tình chống lại Putin.

Các tổ chức phi chính phủ sao chép “cách mạng màu”

NED còn tổ chức buổi thảo luận “Tính tích cực của thanh niên nước Nga: Thế hệ mới có thể thực hiện cải cách?” với sự tham gia của rất nhiều thanh niên, bao gồm cả các nhân viên đến từ Viện nghiên cứu dân chủ nước Mỹ. Đây rõ ràng là chuẩn bị ban đầu theo motiv “cách mạng màu” tại Georgia, Ukraine và bạo động tại Tunisia, Ai Cập.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhiều người dân Nga biểu tình phản đối kết quả bầu cử Duma Quốc gia.


Như vậy, với sự ủng hộ của các cơ quan điều tra dân ý cũng như các tổ chức thanh niên, các tổ chức phi chính phủ của Mỹ đang thâm nhập vào diễn biến chính trị ở Nga hiện nay.

“Quan trọng nhất là lật đổ Putin”

Ông Engdahl nhận định: “Đối với Washington, nước Nga có dân chủ thật sự hay không không quan trọng. Quan trọng nhất là phải lật đổ chướng ngại vật lớn nhất ngăn cản kế hoạch của Mỹ - Putin”. Bởi sau khi đắc cử Tổng thống, Putin sẽ áp dụng các biện pháp quân sự cứng rắn đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hơn nữa còn có thể tiếp tục dùng năng lượng như một thứ vũ khí ép các nước Đức, Pháp, Italy đầu hàng, buộc NATO phải áp dụng lập trường mềm dẻo hơn với Nga.

Ngoài ra, nước Nga dưới quyền lãnh đạo của Putin sẽ tăng cường quan hệ với các nước Châu Á, nhất là Trung Quốc, Iran, thậm chí cả Ấn Độ. Điều này bất lợi với Washington.

Ông chỉ ra, Washington cũng biết, vài cuộc biểu tình tại Moscow và Sankt-Peterburg là chưa đủ. Do đó, Mỹ đã áp dụng sách lược cứng rắn trên các vấn đề liên quan đến lợi ích của Nga như vấn đề Iran và Syria.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

>> Quân đội Nga vẫn nói không với T-90



Dù kết cấu xe tăng T-90S mới có nhiều cải tiến đáng kể và thủ tướng Putin đã vào hẳn tháp pháo trải nghiệm. Nhưng BQP Nga vẫn từ chối việc mua xe tăng này.

"T-90S vẫn là xe tăng kiểu cũ"

Quân nhân chủ chốt của đất nước – Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga Nikolai Makarov giải thích đó là do xe chưa thật hoàn thiện. “Xe còn nhiều cái chưa hoàn chỉnh, cần phải khắc phục”. Tuy nhiên ông từ chối không nói rõ ông không ưa điều gì cụ thể trên chiếc xe này", Ông Nikolai Makarov nói.

Ông này cũng khen ngợi tháp pháo mới mà Thủ tướng Putin đã vào thăm. Tổng tham mưu trưởng nói: “Tháp pháo T–90 làm chúng tôi rất nể trọng, nó không hề thua kém các tháp pháo hàng đầu tương tự trên thế giới, mà nhiều chỉ tiêu còn vượt xa so với nước ngoài”, song ông vẫn không cho biết gì cụ thể hơn.

Hôm 9/9, Thủ tướng Vladimir Putin đã thăm triển lãm Russian Expo Arms 2011 ở Nizhny Tagil, đích thân xem xét phương án cải tiến nâng cấp T–90 được gọi là T–90S.

Như báo Izvestia đã đưa tin, trong tháp pháo mới đạn được để trong khoang riêng có vách bọc thép ngăn với kíp xe và có pháo mạnh hơn. Các cải tiến này là để tăng tính hấp dẫn của T– 90 đối với giới quân sự Nga nhưng đã không đạt được như vậy.

Vì các đòi hỏi đối với T–90 mà nhà sản xuất là Tập đoàn Khoa học – Sản xuất (NPK) Uralvagonzavod (UVZ) thiếu chút nữa đã bất hoà với Bộ Quốc phòng.

Giới quân sự đã nhiều lần "kết tội" UVZ là giá cả không tương xứng với chất lượng xe tăng, cho rằng giá bị nâng lên quá cao, mà chất lượng thì thấp.

Kết quả, Bộ Quốc phòng hoàn toàn từ chối đặt hàng. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tuyên bố là Bộ này chỉ mua xe hoàn toàn mới, và cho đến khi chưa sản xuất ra xe đó sẽ không mua bất cứ xe tăng kiểu cũ nào.


http://nghiadx.blogspot.com
Dù có sự "hậu thuẫn" của Thủ tướng Putin, nhưng Uralvagonzavod vẫn thất bại trong việc bán T-90 cho chính Quân đội Nga.


Triển vọng ở thị trường xuất khẩu

Tuy nhiên, vẫn có tin tốt lành. Tại triển lãm đã có thông tin là T–90S đã nhận được chứng chỉ xuất khẩu – văn bản cho phép bán xe tăng ra nước ngoài.

Theo chuyên gia về xe tăng, Tổng biên tập tạp chí Arsenal, ông Victor Murakhovski thì đã có thoả thuận sơ bộ về bán xe tăng T–90 cho Uganda, Tanzania, Kazakhstan và Azerbaijan. Hãng còn đàm phán với các khách hàng truyền thống mua vũ khí Nga là Algeria, Ấn Độ, Venezuela là những nước có thể đặt mua hàng chục xe.

Murakhovski nhấn mạnh: “Thậm chí Syria và Libya, nơi đang thay đổi chính quyền, cũng có thể mua T– 90S, triển vọng xuất khẩu sang các nước này hoàn toàn sáng sủa”.

Về phần mình chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makiyenko lưu ý, do những tuyên bố thiếu thận trọng của giới quân sự Nga về chất lượng của trang bị kỹ thuật do Nga sản xuất mà Bangladesh và Myamar đã từ chối mua T-90S. Tuy nhiên, ông Makiyenko tin là sẽ không có sự bỏ đi hàng loạt của khách hàng do mâu thuẫn giữa Bộ Quốc phòng Nga và UVZ.

Ông Makiyenko giải thích với từ Izvestia: “Tất cả các nước có trình độ đều tự tính toán và khi lựa chọn vũ khí trang bị họ không theo các tuyên bố của các chính trị gia hoặc giới quân sự mà dựa vào chất lượng của chúng, điều có thể thấy rõ khi thử nghiệm.

Thêm vào đó cần nhớ là các nước có yêu cầu khác nhau đối với trình độ của trang bị vũ khí. Ví dụ đối với Algeria hoặc Ấn Độ thì tính năng của T– 90S đáp ứng hoàn toàn, bởi vì ai cũng biết là ở các nước đó khó tìm các chiến sĩ xe tăng được huấn luyện hơn ở Nga nhiều”.

Một trong những ưu thế xuất khẩu của T–90 vẫn là giá cả. Ngay biến thể đã cải tiến nâng cấp của xe tăng này vẫn rẻ hơn các biến thể mới nhất của xe tăng Mỹ Abrams và xe tăng Đức Leopard.

Trong khí xe tăng Nga đã cải tiến không thua kém các xe này về mức độ bảo vệ và vượt trội về hoả lực vì được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển phóng qua nòng pháo.



Clip demo T-90MS tank



Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

>> Ông Putin quan tâm biến thể T-90 mới



Trong chuyến thăm tới triển lãm vũ khí tại Nizhny Tagil, Thủ tướng Vladimir Putin đặc biệt quan tâm tới loại xe tăng mới của Lục quân Nga, T-90S.


Ngày 9/9, trong khuôn khổ chuyến thăm Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 tại Nizhny Tagil, Thủ tướng Vladimir Putin giành nhiều thời gian quan tâm tới một trong những thành tựu mới nhất của ngành công nghiệp vũ khí Nga – siêu xe tăng T–90S do Công ty Uralvagonzavod sản xuất.

T-90S được trang bị những công nghệ mới về động cơ, giáp, hệ thống phòng vệ điện tử. T-90S được đánh giá là phương tiện chiến đấu chủ lực trên chiến trường trong chiến tranh tương lai.

Trong các giải pháp kỹ thuật mới được áp dụng trên T-90S, lần đầu tiên sử dụng vô lăng để lái xe, hệ thống hộp số tự động với khả năng chuyển sang chế độ số tay. Nhờ vậy T-90S giảm tải cường độ làm việc của lái xe cũng như giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu, nâng cao các thông số gia tốc.

Ngoài ra, T–90S còn được trang bị khí tài nhìn đêm, camera quan sát phía sau, hệ thống liên lạc và đạo hàng hiện đại, điều hòa nhiệt độ, hệ thống quan sát, cũng như các máy đo xa laser và máy ngắm.

Dù đã lộ diện tại cuộc triển lãm, nhưng T–90S vẫn được xếp vào danh mục “bảo mật” của quân đội Nga. Theo kế hoạch, đến năm 2015, T–90S mới chính thức được đưa vào trang bị cho quân đội nước này.

Theo xếp hạng của Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga), hiện Nga vượt xa các đối thủ để đứng đầu về số lượng xe tăng chủ lực dự kiến xuất khẩu giai đoạn 2011-2014 và đứng thứ 2 sau Mỹ về giá trị xuất khẩu xe tăng chủ lực.

Nếu thực hiện đúng tiến độ theo các hợp đồng, chương trình sản xuất theo giấy phép, các biên bản ghi nhớ và các cuộc thầu đang tiến hành hiện nay, khối lượng xe tăng chủ lực xuất khẩu của Nga giai đoạn 2011-2014 sẽ là 688 chiếc trị giá 1,979 tỷ USD, chủ yếu là từ các hợp đồng lớn với Ấn Độ lắp ráp và sản xuất theo giấy phép Т-90S.

Triển lãm Nizhny Tagil 2011 kéo dài từ ngày 8-11/9. Hơn 1.100 thiết bị quân sự, trong đó có 213 mô hình vũ khí đã được phát triển hoàn thiện, của 64 công ty sản xuất vũ khí và 20 công ty quốc phòng nước ngoài được trưng bày tại triển lãm, trong đó có: Pháp, Italia, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Belarus và Kazakhstan.

Sau đây là một số hình ảnh Thủ tướng Putin thăm chiếc T-90S:


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình xe tăng T-90 mới của Nga.



http://nghiadx.blogspot.com
Thủ tướng Putin tiến tới "thành quả" mới của công nghiệp quốc phòng Nga.


http://nghiadx.blogspot.com
Thủ tướng Putin chui vào trong chiếc T-90S.


http://nghiadx.blogspot.com
Ông Putin bên trong khoang lái của chiếc T-90S, khí tài điện tử trong xe khá hiện đại.


Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

>> 'Đừng dại mà chọc giận' Thủ tướng Putin



Trong suốt bốn năm qua, giới chức nước Anh chưa từng được tiếp kiến trực tiếp với Thủ tướng Nga Vladimir Putin bởi họ "dám" góp phần vào việc tạo ra những căng thẳng gay gắt trong quan hệ song phương.


Tiết lộ đầy bất ngờ này được đưa ra trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Anh David Cameron tới Nga vào tuần tới. Ông Cameron bày tỏ mong muốn được gặp Thủ tướng Putin song một cuộc gặp chính thức vẫn chưa được xác nhận.

Như vậy, nếu lịch trình không có gì thay đổi, ông Cameron sẽ là Thủ tướng Anh đầu tiên tới thăm Nga kề từ khi cựu Thủ tướng Blair tới St Petersburg để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra tại đây năm 2006 nhưng tới nay chưa có thông tin khẳng định chính xác ông Blair gặp Thủ tướng Putin trong dịp này.

http://nghiadx.blogspot.com
Nếu lịch trình không có gì thay đổi, Thủ tướng David Cameron sẽ đến thăm Nga vào tuần tới và trở thành Thủ tướng Anh đầu tiên đến Nga kể từ năm 2006.


Thực ra, trước chuyến thăm Nga của Thủ tướng Anh, người tiền nhiệm của ông, Gordon Brown cũng có đôi lần gặp gỡ với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev bên lề vài hội nghị quốc tế. Năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague thì có cuộc hội kiến với Tổng thổng Nga hồi năm ngoái.
Về phía Nga, cũng vào hồi năm ngoái, Tổng thống Medvedev gọi điện cho Thủ tướng Cameron để chúc mừng ông thắng cử.

Tuy nhiên, quan chức Anh tiết lộ rằng không hề có bất cứ một cuộc gặp chính thức nào với Thủ tướng Putin bởi vì những căng thẳng giữa hai nước.

Đồng thời, quan chức Anh cũng cho biết thêm rằng, lần giáp mặt trực tiếp gần đây nhất với ông Putin là vào năm 2007, trong một cuộc hôi nghị thượng đỉnh G8. Khi đó, ông Putin vẫn đang giữ cương vị Tổng thống Nga và vị quan chức Anh mà ông gặp khi đó không ai khác ngoài cựu Thủ tướng Tony Blair.

Tất cả những điều này chứng tỏ thách thức đang đè nặng lên vai Thủ tướng Cameron trong chuyến thăm Nga vào tuần tới bởi dẫu sẽ khó mà thiết lập lại quan hệ bình thường giữa hai nước nhưng giới chức Anh vẫn kỳ vọng chuyến thăm sẽ giúp cải thiện quan hệ để mở đường cho sự hợp tác và phát triển thương mại của hai nước.

Hiện ông Cameron đi du lịch với một nhóm các doanh nhân, trong đó có Bob Dudley, giám đốc điều hành của BP, tập đoàn dầu khí có trụ sở ở Moscow vừa bất ngờ bị kiểm tra, lục soát bởi lực lượng đặc biệt của Nga hồi tuần trước.
Những năm qua, quan hệ Anh – Nga trở nên vô cùng căng thẳng kể từ vụ sát hại cựu quan chức an ninh Alexander Litvinenko tại London năm 2006. Ông Litvinenko là người chống điện Kremlin một cách mạnh mẽ. Cái chết của ông chính là nguyên nhân khiến quan hệ Anh – Nga rơi vào bế tắc khi cả hai nước đều quyết định trục xuất tất cả các nhà ngoại giao ra khỏi đất nước mình.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

>> Sức mạnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga



Ra đời sớm nhất trong các hạm đội thuộc Hải quân Nga, với trang thiết bị vũ khí ngày càng hiện đại, Hạm đội Thái Bình Dương được coi là lực lượng cơ động chiến lược.


Lực lượng này sẽ giúp Moskva duy trì lợi ích và tăng cường ảnh hưởng đối với châu Á – Thái Bình Dương.

Ngày 21/5/1731, Thượng viện Nga quyết định thành lập đội tàu quân sự tại cảng Okhotsk với nhiệm vụ ban đầu là bảo vệ bờ biển, hải đảo và thám hiểm ở vùng Viễn Đông. Đây chính là tiền thân của Hạm đội Thái Bình Dương hùng mạnh ngày nay.

Vươn dài ảnh hưởng

Căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương hiện đặt tại Vladivostok. Dù chủ yếu đứng chân trên địa bàn châu Á – Thái Bình Dương, nhưng có thể nói nhiệm vụ của Hạm đội Thái Bình Dương được xác định rõ ràng trên phạm vi toàn cầu.

Thứ nhất, duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược luôn ở tình trạng sẵn sàng cho hành động răn đe.
Thứ 2, bảo vệ các khu kinh tế và trung tâm công nghiệp, chặn đứng những hoạt động phi pháp.
Thứ 3, đảm bảo an toàn giao thông hàng hải.
Thứ 4, triển khai các hoạt động mang tính đối ngoại của Chính phủ trên các vùng biển thế giới như tham gia tập trận chung quốc tế, gìn giữ hòa bình...

Trong chương trình hiện đại hóa quốc phòng đầy tham vọng với tổng ngân sách 650 tỷ USD vừa được Moskva công bố tháng 3 vừa qua, Hạm đội Thái Bình Dương được nhận tới ¼ ngân sách mua sắm trang thiết bị.

Theo đánh giá của giới phân tích, một trong những lý do Nga bỏ tiền hiện đại hóa Hạm đội Thái Bình Dương là muốn chứng tỏ rằng họ vẫn có lợi ích quốc gia ở những khu vực địa chiến lược thuộc châu Á – Thái Bình Dương.



Hải quân Nga tập trận ở Thái Bình Dương.


Thực tế cho thấy: Hạm đội Thái Bình Dương được đặc biệt quan tâm để vươn dài tầm ảnh hưởng của Moskva không chỉ ở châu Á – Thái Bình Dương mà trên toàn cầu. Vì thế, tính đến tháng 5/2010, hạm đội này đã được biên chế các đội tàu hiện đại và hùng mạnh nhất: 3 tàu ngầm nguyên tử tuần dương mang tên lửa chiến lược, 5 tầu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình, 8 tầu ngầm thông thường (trong đó có 6 tầu ngầm lớp Kilo thuộc dự án 636), 1 tầu tuần dương mang tên lửa điều khiển Varyag, 2 tầu tuần dương, 8 tầu khu trục lớn, 7 tầu tên lửa nhỏ và 32 tầu chiến hoạt động gần bờ...

Ngày 27/3, hãng tin RIA còn loan báo rằng: tuần dương hạm mang tên lửa hành trình Ustinov của Hạm đội phương Bắc năm 2013 có thể được chuyển đến Hạm đội Thái Bình Dương nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu.

Không quân hải quân trong biên chế của hạm đội Thái Bình Dương có các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3, Tu-142 Bear F, tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay MiG-31 và các loại máy bay chống ngầm như Ka-27 Helix D, Ka-31 May và máy bay IL-38. Phòng không trên bờ là những tên lửa S-300P hiện đại.

Những “quả đấm thép"

Với khả năng bí mật và triển khai nhanh chóng, tấn công mạnh mẽ và bất ngờ từ dưới đại dương đến các mục tiêu trên biển và đất liền ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đội tầu ngầm nguyên tử được coi là “quả đấm” thép của hạm đội.

Chúng được trang bị tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, hệ thống định vị sonar cực mạnh và vũ khí có độ chính xác cao. Đội tàu này liên tục có mặt ở những vùng biển khác nhau trên đại dương, sẵn sàng tác chiến ngay lập tức như một mũi chủ công chiến lược.



Tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Petropavlovlovsk.



Trong số đó, tàu ngầm tuần dương mang tên lửa chiến lược Petropavlovlovsk là tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ 2 thuộc dự án 667BDR Kalmar.

Được đưa vào biên chế trong hạm đội từ năm 1979, với thủy thủ đoàn 130 người, tàu Petropavlovlovsk có thể hoạt động ở tốc độ 14 hải lý/giờ trên mặt nước và 24 hải lý/giờ dưới nước, với độ sâu tối đa 560m và liên tục trong 90 ngày.

Vũ khí cơ bản trên tàu là 16 quả ngư lôi hoặc 24 quả mìn, 16 thiết bị phóng tên lửa đạn đạo R-29P (PCM-50) và 2 tổ hợp tên lửa phòng không Strela-2M.

Còn tàu ngầm lớp Kilo thuộc dự án 636 có nhiệm vụ chống tàu chiến và chống tàu ngầm ở những vùng biển nước nông. Loại tàu ngầm, chuẩn bị được biên chế trong Hải quân Nhân dân Việt Nam, này được ví như “sát thủ vô hình” dưới biển, bởi nó là một trong những loại tàu ngầm diesel êm nhất thế giới. Nó có thể phát hiện ra một tàu ngầm khác ở khoảng cách xa gấp 3-4 lần trước khi bị đối phương phát hiện.

Hiện Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch biên chế tàu ngầm đầu tiên thuộc dự án 955 “Yuri Dolgoruky” cho Hạm đội Thái Bình Dương. Đây là tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hiện đại nhất Bulava. Sau lần phóng thử thành công thứ 15 gần đây, Bulava đã được quyết định sản xuất hàng loạt.

Biểu tượng sức mạnh

Trong lực lượng tàu mặt nước hùng hậu của Hạm đội TBD đáng gờm nhất là kỳ hạm Varyag mang tên lửa có điều khiển. Được coi là biểu tượng sức mạnh trên mặt biển không chỉ của hạm đội mà còn cả hải quân Nga, Varyag bắt đầu phục vụ tại Hạm đội Thái Bình Dương năm 2008.



Kỳ hạm Varyag.



Với tư cách là chiến hạm hạng nhất, tàu được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh và đầy uy lực: tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt cải tiến (SS-N-12 Sandbox theo NTAO) tầm bắn lên đến 550km, tên lửa được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động.

Các tham số về mục tiêu trong hành trình bay được hiệu chỉnh thông qua việc kết nối dữ liệu với máy bay Tu-95D hoặc trực thăng Ka-27B.

Không những thế, Varyag còn được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa hiện đại S-300F với số lượng lên đến 64 quả. Hệ thống tên lửa này có khả năng chống nhiễu cao và tiêu diệt máy bay ở cự ly 200km, tên lửa đạn đạo ở 40km.

Ngoài ra còn có một số tên lửa đối không phản ứng nhanh, pháo hạm đa năng, pháo siêu nhanh, hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu tầm xa đa chức năng 3D MR-800, radar tìm kiếm mục tiêu trên không MR-710 Fregat-MA và một số hệ thống điện tử hiện đại khác.
Hải quân Nga là một trong lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới với hơn 140.000 quân nhân và 600 tàu chiến. Chiến lược mới của Hải quân Nga là tập trung ngân sách cho việc mua sắm trang bị theo hướng loại bỏ các tàu mặt nước quá cũ, tăng cường khả năng chiến đấu của các tàu tuần dương hạng nặng chạy bằng động cơ hạt nhân mang tên lửa chiến lược (TARKR), tàu ngầm chiến lược...

[BDV news]


Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

>> Nga muốn trở lại ngôi vua chinh phục vũ trụ



[BDV news] Nga đang vạch ra nhiều dự án và kế hoạch nhằm giành lại vị trí quán quân trong thăm dò vũ trụ đã tuột vào tay Mỹ thời gian qua.

50 năm trước, chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của Yuri Gagarin, ngày 12/4/1961, đã khẳng định vị thế hàng đầu của Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trụ, khởi đầu từ vụ phóng tầu Sputnik (1957).

Người Mỹ phải mất 8 năm mới đuổi kịp và vượt người Nga khi họ đưa người lên mặt trăng năm 1969. Trong thập niên 1970 người Nga giành lại vị trí dẫn đầu bằng việc xây dựng trạm vũ trụ có người điều khiển đầu tiên trên quỹ đạo và phóng các tầu thăm dò đầu tiên đến các hành tinh sao Kim và sao Hỏa.

Trạm Hòa bình (Mir) của Nga, hoạt động từ năm 1986 đến 2001, là trạm vũ trụ có người điều khiển đầu tiên và duy nhất trên thế giới cho đến năm 1998.



Trạm vũ trụ Mir, một trong những đỉnh cao chinh phục vũ trụ của Nga.


Không cam chịu là "người lái đò vũ trụ"
Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, do thiếu tiền nên Nga đã “nhường” quyền lãnh đạo không gian cho Mỹ và Mỹ ký séch cho Nga xây dựng các thành phần đầu tiên của Trạm ISS, trong đó có module Zarya.

Kỹ thuật và kinh nghiệm xây dựng và điều khiển các trạm vũ trụ của Nga rất quan trọng đối với việc xây dựng trạm ISS, mà thành phần cốt lõi được thiết kế trên cơ sở dự án Mir-2 Nga bị bỏ dở vì thiếu tài chính.

Nga đã phải cắt xén mạnh chương trình nghiên cứu vũ trụ của mình khi ngân sách duyệt chi giảm xuống còn 300 triệu USD vào năm 2002 – chỉ đủ đưa các phi hành gia và đồ tiếp tế lên ISS. Nga bắt buộc phải tổ chức dịch vụ du lịch vũ trụ cho các khách du lịch nhiều tiền.


Tàu Soyuz TMA-21 rời bệ phóng sáng ngày 5/4/2011.


Thời hậu chiến tranh Lạnh, hợp tác quốc tế về vũ trụ thay thế cho xu thế đối đầu, chạy đua. Năm 2011 chứng kiến những lợi thế về vũ trụ của Nga được vun đắp từ nhiều thế kỷ trước. Thể hiện ở tàu không gian Soyuz phương tiện tin cậy dùng để đưa các nhà du hành vũ trụ thế giới đến trạm ISS.

Cơ quan Hàng không và vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) phải nhờ cậy vào Nga để đưa người vào vũ trụ, sau tai nạn Colombia năm 2003. Trước đó, năm 1986, tàu con thoi Challenger nổ sau khi phóng 73 giây.

Theo hợp đồng giữa NASA và Roscosmos, Mỹ sẽ trả cho Nga tổng cộng 1,2 tỷ USD để dùng Soyuz đưa các nhà du hành vũ trụ Mỹ trong thời gian từ 2012 đến năm 2015.

Nga quyết tâm trong những năm tới giành càng nhiều càng tốt lợi phần trong ngành dịch vụ thương mại vũ trụ quốc tế. Thủ tướng Putin kêu gọi nâng tỷ lệ phóng hằng năm của Nga từ 40% lên 50% trong tương lai gần.

Trong cuộc họp gữa chính phủ với cơ quan vũ trụ để chuẩn bị lễ kỷ niệm chuyến bay mở đường của Gagarin, Thủ tướng Putin nói: “Nga không được bó mình vào vai trò “người đưa đò” vũ trụ. Chúng ta cần tăng cường sự hiển diện của mình trong thị trường vũ trụ toàn cầu… hiện có tổng giá trị khoảng 200 tỷ USD”.

Các kế hoạch lớn và táo bạo
Thủ tướng Putin cũng công bố một chương trình đầy tham vọng nhằm đẩy mạnh nỗ lực chinh phuc vũ trụ đến năm 2030.

Bất chấp tổn thất 3 vệ tinh định vị toàn cầu trong vụ nổ tên lửa năm ngoái , Nga quyết tâm hoàn thành việc triển khai hệ thống định vị toàn cầu Glonass của riêng mình trong năm 2011.


Do vấn đề ngân sách mà việc phóng thử tên lửa mới bị hoãn lại đến 2013.


Năm 2012, Nga sẽ tham gia chương trình thám hiểm mặt trăng Chandrayaan-2 của Ấn Độ, trong đó Nga chế tạo khoang đổ bộ mặt đất và xe thăm dò mặt trăng.

Năm 2013, Nga sẽ phóng loại tên lửa mới có tên Angara, với hai cấu hình. Đến năm 2015, Nga sẽ phóng thử loại tàu thế hệ mới, trước tiên là loại Rus-M.

Năm 2016 một sân bay vũ trụ đầu tiên tại Viến Đông, Vostochny, sẽ được đưa vào sử dụng. Khi đó, toàn bộ các cuộc phóng tầu vũ trụ sẽ chuyển về sân bay này, thay cho sân bay Baikonur, hiện đang phải thuê của Kazakhstan.

Ngoài ra, Nga đang phát triển hệ thống tên lửa đẩy bằng năng lượng hạt nhân cho tương lai để phục vụ cho các chuyến thăm dò giữa các hành tinh, một dự án mà theo Thủ tướng Putin thì “ưu tiên cho Nga là không thể tranh cãi”.


Mô hình động cơ tên lửa đẩy vũ trụ chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga


Roscosmos có kế hoạch bắt đầu các chuyến bay có người lái đến mặt trăng vào cuối thập niên này và xây dựng một căn cứ trên mặt trăng vào năm 2030.

Căn cứ này sẽ gửi về trái đất helium-3, một nguồn năng lượng quý giá, đồng thời sẽ đóng vai trò là tiền đồn cho một chuyến bay có người lái tới sao Hỏa, dự kiến một thập niên sau đó. Các chuyến bay đến mặt trăng và sao Hỏa có thể là các dự án quốc tế.

Để kế hoạch “đi đến nơi, về đến chốn”, ngân sách giành cho nghiên cứu vũ trụ của Nga năm 2011 sẽ vào khoảng 3,8 tỷ USD, bằng một phần so với ngân sách dự chi của Mỹ giành cho NASA, 18,7 tỷ USD.

Tuy nhiên, số tiền này gấp đôi ngân sách của 10 năm trước và theo Putin, “đủ để đưa ra các mục tiêu chiến lược, thực hiện các dự án đầy tham vọng, và đặt nền móng cho tương lai".



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang