Chiến tranh chiếm vị trí đặc biệt trong toàn bộ tiến trình các sự kiện quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất của lịch sử nhân loại. >> Chiến tranh mạng, mối đe dọa của thế kỷ 21 >> Chống đổ bộ đường biển trong nửa đầu thế kỷ 21 Tàu sân bay là thành phần then chốt trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ. Tàu sân bay là thành phần then chốt trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ. Chỉ tính riêng trong 50 năm cuối của thế kỷ XX, đã xảy ra 260 cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang. Trong suốt toàn bộ lịch sử nhân loại, con người chỉ sống 292 năm trong điều kiện hòa bình, nghĩa là trong 100 năm không có một tuần lễ hòa bình! Điển hình là thế kỷ XX đã kết thúc bằng hai cuộc chiến tranh đẫm máu là Chiến tranh vùng Vịnh và Chiến tranh Kosovo. Một nghịch lý bi thảm của thế giới hiện đại trong khi các dân tộc và các quốc gia nhận thức rõ ràng họ đang sống trong một thế giới gồm các nước phụ thuộc lẫn nhau, nhưng vẫn không thể loại trừ được chiến tranh như là một phương tiện giải quyết các mâu thuẫn khác. Mặc dù loài người đã ngăn chặn được khả năng bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ 3 trong giai đoạn chạy đua vũ trang, nhưng việc dùng vũ khí để giải quyết các tình huống xung đột vẫn là một nét đặc trưng của thời đại ngày nay. Cho nên việc nghiên cứu tính chất và đặc điểm các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự, từ đó rút ra những bài học cần thiết để phát triển chiến lược và nghệ thuật quân sự sẽ vẫn là một yêu cầu cấp thiết của thế kỷ XXI. Từ kết quả các cuộc chiến tranh trong nửa cuối thế kỷ XX, có thể dự báo được đặc điểm chiến tranh và xung đột cục bộ trong tương lai như sau: Thứ nhất. Trong vô vàn các nguyên nhân và mâu thuẫn về kinh tế, chính trị - xã hội dẫn tới chiến tranh và xung đột quân sự thì lợi ích của các nước lớn có trình độ phát triển cao, nhiều khi không trực tiếp tham gia vào các hành động quân sự, sẽ có tác động đáng kể nhất đến diễn biến và cục diện các cuộc chiến tranh và xung đội. Trong thế kỷ XX, nhiều cuộc chiến tranh đã không xảy ra, hoặc đã có thể có các kết cục khác, nếu như các bên tham chiến không nhận được sự giúp đỡ về kinh tế, quân sự, chính trị của các cường quốc lớn. Bằng chứng là sự giúp đỡ của Mỹ đã dẫn đến 4 cuộc chiến tranh giữa các nước Arab và Israel, cuộc chiến tranh Israel xâm lược Liban, cuộc chiến tranh Triều Tiên (1959 – 1952), cuộc Chiến tranh vùng Vịnh (1990 – 1991). Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ muốn áp đặt lợi ích của họ lên toàn thế giới, trước hết là ở châu Âu, và họ đã gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Nam Tư (1999) và hàng loạt các cuộc xung đột quân sự ở Trung Đông. Trong thế kỷ XXI, có thể dự báo lợi ích và mâu thuẫn giữa các nước lớn có trình độ phát triển cao sẽ làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các quốc gia và các giai cấp xã hội khác nhau, tạo tiền đề để châm ngòi chiến tranh. Còn sự giúp đỡ và tham gia trực tiếp của các nước lớn trong các hoạt động quân sự sẽ ảnh hưởng đến diễn biến và cục diện các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự Thứ hai. Sẽ rất dễ nhận diện được kẻ xâm lược, đó thường là những kẻ chủ trương dùng sức mạnh quân sự để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh. Trong trường hợp này, cục diện cuộc chiến phụ thuộc rất lớn vào việc các nước bị xâm lược cảnh giác nhận thức rõ tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh mà ho phải tiến hành. Từ đó, các nước bị xâm lược có được sức mạnh có thể làm thay đổi diễn biến cuộc chiến về phía có lợi cho họ và giành chiến thắng trước kẻ xâm lược mạnh hơn nhiều lần. Một bài học điển hình là cuộc kháng chiến của Việt Nam trước Pháp và Mỹ. Thứ ba. Nhân dân các bên tham chiến cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình đặc biệt nhạy cảm với các tổn thất về dân thường. Nếu trong các cuộc Chiến tranh thế giới của thế kỷ XX, thiệt hại về sinh mạng được coi là sự tất yếu, thì trong các cuộc xung đột cục bộ thế kỷ XXI, thiệt hại về sinh mạng sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến tình hình chính trị - xã hội trong các nước tham chiến. Trong điều kiện đó, ở đâu tính chất chính nghĩa của chiến tranh được nhận thức rõ ràng thì dân chúng thà hy sinh và ủng hộ mạnh mẽ chính phủ và quân đội, sẵn sàng đứng lên chiến đấu bảo vệ lợi ích của đất nước. Một bài học điển hình là ý chí thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân Việt Nam chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược; ý chí hy sinh đến người cuối cùng của nhân dân Nam Tư để bảo vệ chủ quyền chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của NATO. Trong trường hợp chiến tranh phi nghĩa, tổn thất về sinh mạnh trong chiến tranh có thể có tác động rất tiêu cực đối với toàn bộ xã hội. Do đó, các cuộc chiến tranh và xung đột cục bộ, chính phủ và quân đội các nước sẽ đặc biệt chú ý các biện pháp nhằm hạn chế tổn thất về sinh mạng ở mức thấp nhất. Thứ tư. Vũ khí chính xác sẽ được sử dụng phổ cập trong các cuộc chiến tranh và xung đột cục bộ nhằm tạo hiệu quả tàn phá đến mức tối đa nhưng lại giảm đến mức thấp nhất về thiệt hại sinh mạng với dân thường. Bằng cách đó bên gây chiến có thể sẽ tránh được nỗi bất bình của dân chúng. Hoặc nếu có chiến tranh xảy ra ở trong nước thì cũng hạn chế được thiệt hại của đông đảo dân chúng không tham gia các hoạt động quân sự. Thứ năm. Kinh nghiệm các cuộc chiến tranh thế kỷ XX chứng tỏ trong các cuộc xung đột cục bộ, các bên đều tranh thủ mọi điều kiện để lôi kéo đồng minh và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Sự ủng hộ về mặt tinh thần của các nước khác và cộng đồng quốc tế tạo sức mạnh cho các bên tham chiến. Nếu các nước hữu nghị được huy động để giúp đỡ về mặt kinh tế, chính trị - xã hội hoặc để phong tỏa đối phương thì những hành động đó có ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến và kết cục xung đột. Sự ủng hộ đó có thể được so sánh như là sự tham gia trực tiếp vào các hoạt động quân sự. Vì thế mà trong những năm gần đây, các nước đi xâm chiếm đã lợi dụng công pháp quốc tế để biện minh cho hành động xâm lược của mình. Một ví dụ điển hình là chiến dịch "Cáo sa mạc” của Mỹ. Thứ sáu. Tất cả các cuộc chiến tranh và xung đột cục bộ trong nửa cuối thế kỷ XX đều sử dụng vũ khí thông thường. Nhưng cũng có một số vũ khí sát thương hàng loạt mà chủ yếu là vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học cũng được sử dụng. Từ đó thấy được loại vũ khí này là một phương tiện có tính chất tối hậu nhằm giải thoát khỏi tình trạng khẩn cấp khi một bên tham chiến không còn đủ lực lượng và phương tiện để tránh khỏi thảm họa về quân sự. Vũ khí sát thương hàng loạt cũng có thể được sử dụng khi hoàn toàn tin tưởng rằng đối phương không có biện pháp trả đũa thích đáng. Nghĩa là một nước nào đó có vũ khí sát thương hàng loạt sẽ có sức mạnh kiềm chế bên xâm lược mở rộng hoặc leo thang các hành động quân sự và đồng thời kiềm chế đối phương trong việc sử dụng vũ khí tương tự. Chiến tranh hạt nhân mới trong học thuyết quân sự của Liên bang Nga là một minh chứng rõ ràng cho xu hướng này. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xu hướng chiến tranh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xu hướng chiến tranh. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013
>> Xu hướng và diễn biến của chiến tranh thế kỉ 21
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)