Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Xung đột quân sự

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Xung đột quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xung đột quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

>> Lý do Trung Quốc không đánh chiếm Đài Loan?

Trung Quốc hiện đã có khả năng tiến hành một chiến dịch đổ bộ không-biển quy mô lớn.

>> Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan vào năm 2020?
>> Chiến tranh Trung Quốc - Đài Loan : Đâu dễ xảy ra

Câu hỏi về khả năng Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan bằng biện pháp quân sự đã xuất hiện từ khi lập ra quốc gia độc lập với Bắc Kinh trên hòn đảo vào năm 1949.

Trong suốt nửa cuối thế kỷ ХХ, câu hỏi này thuần túy là mỹ từ bởi lẽ đứng đằng sau là Mỹ, ngoài ra, bản thân Đài Loan cũng đủ mạnh để đẩy lùi cuộc xâm lược của Trung Quốc. Tình thế đã thay đổi hẳn đúng chỉ trong 10 năm. Điều đó đã xảy ra nhanh đến nỗi đến nay thậm chí ở ngay chính Đài Loan người tư vẫn chưa nhận thức được đầy đủ. Rất nhiều người ở đó đến giờ vẫn tin vào: một là sự trợ giúp của Mỹ, hai là khả năng tự mình duy trì cán cân sức mạnh.

Tuy nhiên, những hy vọng đó là ảo tưởng. GDP của Trung Quốc hiện nay lớn hơn ít nhất 10 lần so với Đài Loan. Khả năng khoa học-công nghệ của Trung Quốc không dưới Đài Loan, còn năng lực sản xuất lớn hơn thậm chí không tính bằng lần mà là hàng chục lần. Bởi vậy, không thể dù chỉ nói đến chuyện duy trì cán cân gì hết, ưu thế của Trung Quốc sẽ gia tăng ngày một nhanh mà không hề có hy vọng nhỏ nhoi nào vào sự thay đổi tình thế.

Không có cơ sở nào để hy vọng kể cả là vào nước Mỹ. Ở Đài Bắc và cả ở chính Bắc Kinh, người ta vẫn chưa hiểu rằng, nước Mỹ đã bán đứng Đài Loan, nhưng vẫn chưa quyết định được cách thực hiện chuyện bán đứng này như thế nào và nhận được gì từ việc đó. Không thể dù chỉ là nói đến một cuộc chiến tranh lớn với Trung Quốc: nó đã chỉ có thể cho đến khi điều đó không đe dọa gì nước Mỹ. Nay thì một cuộc chiến tranh như vậy tất yếu sẽ khiến quân đội Mỹ hứng chịu những tổn thất lớn, còn nước Mỹ nói chung phải chịu những phí tốn tài chính cực kỳ lớn. Bởi vậy, sự kiềm chế Bắc Kinh mà Washington rêu rao sẽ chỉ là phô trương sự sẵn sàng của quân đội Mỹ cho những hành động cương quyết nhất nếu Trung Quốc bắt đầu cuộc xâm lược chống các nước láng giềng (trong đó có Đài Loan). Tính toán của Washington là cả Bắc Kinh, lẫn các nước láng giềng của Trung Quốc đều tin vào quyết tâm của nước Mỹ.

Trên thực tế, trong những năm sắp tới, sự đối kháng Mỹ-Trung sẽ không mang tính chất quân sự mà mang tính chất tâm lý. Khả năng bành trướng của Trung Quốc sang các quốc gia và khu vực lân cận sẽ được quy định hoàn toàn bởi việc liệu Bắc Kinh có thể hiểu được rằng, người Mỹ không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh thực sự chống Trung Quốc hay không. Hơn nữa, dẫu thế nào thì tương quan tiềm lực kinh tế và quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tất yếu thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc, điều đó sẽ tự động thúc đẩy sự gia tăng quyết tâm của Trung Quốc và sự suy giảm quyết tâm của Mỹ.

Điều duy nhất hiện còn cho phép Đài Loan giữ được nền độc lập thực tế của mình là vị thế của hòn đảo cộng với sự thiếu vắng hoàn toàn kinh nghiệm tiến hành các chiến dịch đổ bộ lớn của hải quân Trung Quốc. Đẩy lùi đổ bộ dễ dàng hơn nhiều đổ bộ thành công.

Ưu thế không thể tranh cãi của Trung Quốc

Tuy nhiên, ngay hiện tại, Trung Quốc đã đạt được ưu thế áp đảo đối với Đài Loan cả trên biển, lẫn trên không, đồng thời ưu thế này liên tục tăng lên. Để hiểu được điều đó, chỉ cần xem xét cơ cấu lực lượng của hai bên. Hơn nữa, xem xét lục quân Trung Quốc đơn thuần là chẳng có ý nghĩa. So sánh lục quân Trung Quốc với lục quân Đài Loan cũng giống như so cái búa với quả trứng từ giác độ khả năng tấn công.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội Nam Hải tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông trong tháng 3/2013 (Nguồn : navy81)

Trong cơ cấu quân đội Trung Quốc, ngoài không quân, còn có không quân hải quân với số lượng chỉ thua kém Mỹ. Bởi vậy, tiếp sau đây, chúng tôi nói đến không quân Trung Quốc với ý nghĩa tổng lực bản thân không quân và không quân hải quân Trung Quốc.

Không quân tiến công của Trung Quốc gồm khoảng 140 máy bay ném bom tầm trung Н-6 và Н-6М (Tu-16), 150-200 máy bay ném bom chiến thuật JH-7, 150-550 máy bay cường kích Q-5. Không quân tiêm kích có không dưới 100 Su-30 và J-16, 200-350 Su-27 và J-11 các biến thể, 200-250 J-10, khoảng 200 J-8 và 700-800 J-7 (MiG-21).

Sở dĩ có sự khác biệt lớn về con số không chỉ là do việc giữ kín thông tin của Trung Quốc, dù cho là đã bớt nhiều so với trước đây, mà còn do các máy bay Q-5, J-7 và J-8 các đời đầu đang bị loại bỏ, đồng thời JH-7, J-16 (sao chép trái phép Su-30), J-11B (sao chép trái phép Su-27) và J-10 đang được sản xuất. Bởi vậy, số lượng máy bay cực kỳ không ổn định, tuy nhiên việc sản xuất các máy bay mới hoàn toàn bù đắp được việc loại bỏ các máy bay cũ. Tính ra, số lượng máy bay chiến đấu mà Trung Quốc đang sản xuất hàng năm lớn hơn so với tất cả các nước NATO, kể cả Mỹ cộng lại.

Đem lại ưu thế bổ sung cho Trung Quốc là sự hiện diện của hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn tên lửa đường đạn tầm trung và tên lửa chiến dịch-chiến thuật các loại, còn nay thì thêm cả hàng ngàn tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến, máy bay và mặt đất. Hơn nữa, đa số các tên lửa này được triển khai trên lục địa đối diện với Đài Loan và chĩa vào chính hòn đảo này.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội Nam Hải tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông trong tháng 3/2013 (Nguồn : navy81)

Các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của Trung Quốc dĩ nhiên sẽ không được huy động vào cuộc chiến chống Đài Loan, nhưng kể cả không tính chúng thì hạm đội tàu ngầm Trung Quốc vẫn là lớn nhất thế giới. Hạm đội này gồm 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công (4 tàu Type 091 và Type 093) và không dưới 60 tàu ngầm thông thường (đến tàu 10 lớp Type 041А, 8 Projekt 636EM, 2 Projekt 636 và 2 Projekt 877, 13 Type 039G, 5 Type 035G, 13 Type 035, đến 8 Type 033).

Tất cả các tàu ngầm hạt nhân tấn công và tàu ngầm thông thường thuộc các lớp Type 041А, Projekt 636EM và Type 039G đều được trang bị tên lửa chống hạm. Các tàu ngầm thông thường cũ lớp Type 033 và Type 035 đang bị loại bỏ, thay cho chúng, Trung Quốc đang đóng các tàu ngầm thông thường lớp Type 041А, các tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Type 095 và Type 043 cũng đã bắt đầu được đóng.

Tàu sân bay Liêu Ninh (tàu sân bay đóng dở Varyag của Liên Xô) thu hút nhiều sự chú ý của các nhà quan sát bên ngoài. Tuy nhiên, do đặc điểm thiết kế (dùng cầu bật thay cho máy phóng máy bay) và thiếu vắng thực tế các máy bay trên hạm (hiện chỉ có J-15), tàu này sẽ mãi mãi chỉ là tàu huấn luyện-thử nghiệm, chứ không thể là tàu chiến đấu thực thụ. Các tàu sân bay thực sự tự thiết kế không thể xuất hiện ở Trung Quốc trước 10 năm nữa. Tuy nhiện, do sự gần gũi địa lý của Đài Loan so với đại lục, quân đội Trung Quốc chỉ cần không quân triển khai trên bờ và tàu mặt nước thuộc các lớp cơ bản cũng sẽ quá đủ để tấn công hòn đảo này.

Hải quân Trung Quốc có trong biên chế 25 tàu khu trục: 2 tàu lớp Projekt 956, 2 tàu lớp Projekt 956EM, 3 tàu Type 052С, 2 tàu Type 052В, 2 tàu Type 052, 2 tàu Type 051С, 1 tàu Type 051В, 2 tàu Type 051 Lữ Đại III, 1 tàu Type 051 Lữ Đại II và 8 tàu Type 051 Lữ Đại I (còn 1 tàu Type 051 được chuyển giao cho lực lượng bảo vệ bờ biển). Tất cả các tàu Lữ Đại đang dần bị loại bỏ, Trung Quốc đang đóng các tàu khu trục Type 052С (còn thêm 3 tàu nữa, tức tổng cộng có 6 chiếc) để thay thế cho chúng.

Kể từ tàu thứ ba của loạt tàu này, các tàu Type 051C sẽ không sử dụng các hệ thống vũ khí Nga nữa. Chẳng hạn, hệ thống tên lửa phòng không S-300F với bệ phóng kiểu ổ quay được thay bằng ННQ-9 với bệ phóng thẳng đứng vạn năng. Đồng thời, họ cũng bắt đầu đóng các tàu khu trục được mệnh danh là “khu trục hạm Aegis của Trung Quốc” là Type 052D lắp bệ phóng thẳng đứng vạn năng với 64 tên lửa các loại (tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không có điều khiển, tên lửa chống ngầm có điều khiển). Hải quân Trung Quốc sẽ có ít nhất 10 tàu lớp này (hiện đang đóng 4 tàu đầu tiên).

Trung Quốc sẽ là quốc gia thứ tư trên thế giới (sau Mỹ, Nhật và Hàn Quốc) sở hữu các tàu loại này. Chúng có thể tham gia các binh đoàn tàu sân bay với tư cách tàu hộ vệ, lẫn các binh đoàn chiến dịch để tác chiến độc lập ngoài khơi xa, kể cả khi cách xa bờ biển Trung Quốc, trong đó có nhiệm vụ tác chiến chống mục tiêu bờ. Điều đó mang lại cho hải quân Trung Quốc một chất lượng hoàn toàn mới mà hạm đội Trung Quốc chưa bao giờ có trong lịch sử đương đại.

Hạm đội Trung Quốc hiện có 48 frigate.

Cùng với các vũ khí tiến công truyền thống của hải quân Trung Quốc (8 tên lửa chống hạm С-803 để trong bệ phóng containe), các tàu lớp Type 054А trở thành các frigate đầu tiên của Trung Quốc có vũ khí phòng không tương ứng với các tàu loại này: bệ phóng thẳng đứng vạn năng với 32 tên lửa phòng không HHQ-16 (được chế tạo trên cơ sở hệ thống tên lửa phòng không Shtil). Nhờ đó, các frigate sẽ là các tàu hộ vệ vạn năng, có thể sử dụng để bảo vệ các tàu sân bay ở gần bờ biển nhà và tăng cường cho các tàu khu trục ở ngoài khơi xa. Trung Quốc ngay hiện giờ đã có đội tàu frigate đông đảo nhất thế giới. Rõ ràng là số lượng các tàu này sẽ được duy trì ở mức gần 50 chiếc cùng với việc liên tục hoàn thiện chất lượng của chúng.

“Hạm đội tàu muỗi” có truyền thống rất phát triển ở Trung Quốc. Hiện nay, đội tàu này gồm 119 tàu tên lửa nhỏ (83 tàu cao tốc hai thân lớp Type 022, 6 tàu Type 037-II, 30 tàu Type 037-IG) và đến 250 tàu tuần tra. Một tin chấn động của năm 2012 là việc Trung Quốc đóng ồ ạt các tàu Type 056. Chỉ một năm trước, người ta hoàn toàn không biết gì về các tàu này. Tàu đầu tiên lớp này đã được khởi đóng vào tháng 5/2012. Hiện nay, 1 tàu này đã được đưa vào biên chế, 2 tàu đang thử nghiệm, 7 tàu đang đóng hoàn thiện trên mặt nước và không dưới 2 tàu đang ở trên triền đà. Tổng số tàu lớp này sẽ vượt quá 20 chiếc, thậm chí có thể lên đến 50.

Nhịp độ đóng tàu cao như vậy là chưa từng có trong lịch sử sau Thế chiến II ở bất kỳ nước nào khác. Nó đặc biệt ấn tượng khi xét đến việc các tàu đang được đóng là khá lớn (lượng giãn nước gần 1.500 tấn, chiều dài 95 m). Ở Trung Quốc, các tàu này được xếp loại là frigat, còn nước ngoài coi là corvette. Các tàu Type 056 xét về kích thước trên thực tế là loại tàu trung gian giữa hai lớp tàu này. Xét đến cự ly hành trình hạn chế (khoảng 2.000 hải lý), thì sẽ là đúng hơn nếu xếp chúng vào loại tàu corvette. Tuy nhiên, việc xếp loại chúng không có ý nghĩa quan trọng lắm. Rõ ràng là các tàu Type 056 sẽ thay thế phần lớn “hạm đội tàu muỗi” lạc hậu được Trung Quốc đóng trong những năm 1960-1980. Điều đặc biệt đáng lưu ý là kể cả trong trường hợp này, ban lãnh đạo Trung Quốc trong khi đổi mới chất lượng triệt để cũng không cắt giảm số lượng, nếu như tính đến việc đóng hàng loạt tàu cao tốc tên lửa nhỏ uy lực mạnh nhất và hoàn thiện nhất thế giới Type 022. Các tàu Type 056 được trang bị 4 tên lửa chống hạm, các tốc hạm Type 083 được trang bị 8 tên lửa chống hạm. Tuy nhiên, vũ khí phòng không của Type 056 rất yếu với chỉ 1 hệ thống tên lửa phòng không FL-3000N (8 tên lửa phòng không trên bệ phóng) giống với hệ thống tên lửa phòng không Pháp-Đức RAM.

Hệ thống tên lửa phòng không này chỉ dùng để tự vệ chống tên lửa chống hạm và không có khả năng tiêu diệt máy bay chiến đấu (ít nhất là không thể tưởng tượng tình huống chiến thuật khi mà một máy bay chiến đấu tiền vào khu vực sát thương của hệ thống tên lửa phòng không này). Phòng không của các tàu Type 022 hoàn toàn có tính tượng trưng. Tuy nhiên, điều đó rõ ràng không phải là vấn đề xét từ quan điểm của bộ chỉ huy hạm đội Trung Quốc. Các tàu Type 056 và Type 022 sẽ chỉ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc dưới sự bảo vệ của không quân từ trên bờ và/hoặc trong cùng đội hình chiến đấu với các tàu khu trục Type 052С/D và frigate Type 054А có phòng không mạnh.

Lực lượng tàu đổ bộ của hải quân Trung Quốc khá lớn, gồm 3 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp Type 071, 30 tàu đổ bộ lớn và đến 60 tàu đổ bộ hạng trung. Mỗi tàu đốc đổ bộ chở trực thăng chở được đến 800 lính thủy đánh bộ và 50 xe thiết giáp, các lực lượng và phương tiện này có thể đưa từ tàu lên bờ nhờ 4 tàu đổ bộ đệm khí và 4 trực thăng bố trí ngay trên tàu đốc đổ bộ. Dự kiến, Trung Quốc sẽ đóng các tàu đổ bộ vạn năng. Ngoài ra, trong chiến dịch đổ bộ chống Đài Loan, họ có thể huy động một số lượng lớn tàu dân sự, thậm chí cả các tàu cá.

Tóm lại, cần nhấn mạnh rằng, hải quân Trung Quốc đã chấm dứt kỷ nguyên đóng loạt nhỏ thử nghiệm tàu mặt nước thuộc các lớp cơ bản. Bộ chỉ huy hải quân Trung Quốc đã lựa chọn được các biến thể tàu khu trục, frigate, corvette tối ưu và đã bắt tay vào đóng loạt lớn. Không thể không lưu ý đến khả năng cao chưa từng có của công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đang được thể hiện. Hiện tại, tại các xưởng đóng tàu và trên mặt nước đang đóng và đang hoàn thiện đồng thời 6 tàu khu trục, f frigate, không dưới 9 tàu corvette, cũng như gần 10 tàu ngầm hạt nhân và thông thường, và 1 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng, nghĩa là ít nhất 30 chiến hạm nói riêng. Nhịp độ xây dựng hải quân đó ngay cả Mỹ cũng không làm được, còn bất kỳ nước nào khác thì đơn giản là không thể sánh nổi. Nhịp độ xây dựng hải quân Trung Quốc hiện nay chỉ thua Hải quân Mỹ trong những năm Thế chiến II, nhưng các tàu thời đó đơn giản hơn đến mức không thể so sánh với các tàu hiện nay.

Quân đội dành cho một cuộc chiến

Quân đội Đài Loan là quân đội dành cho một cuộc chiến .
Không may là kẻ thù của họ trong cuộc chiến tranh này lại là quân đội Trung Quốc.
Lục quân Đài Loan thua kém lục quân Trung Quốc về số và chất lượng đến mức hoàn toàn không đáng nói. Có thể không quá khiên cưỡng khi coi lực lượng này là bằng không. Nếu như lực lượng đổ bộ Trung Quốc trụ vững được đầu cầu dù là tại một địa điểm và bắt đầu mở rộng nó thì người Đài Loan có thể thanh thản mà đầu hàng.

Không quân Đài Loan :

Về hình thức thì rất lớn với 328 tiêm kích thế hệ 4, tức là nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào. Đó là 145 chiếc F-16 (117 F-16А, 28 F-16В), 57 Mirage-2000-5 (47 Mirage-2000-5 EI, 10 Mirage-2000-5 DI) và 126 Ching Kuo (101 Ching Kuo А, 25 Ching Kuo В). Tất cả các máy bay này đều được mua sắm trong những năm 1990. Ngoài ra, còn có tới 250 chiếc F-5, trong đó có không quá 100 chiếc trong biên chế thường trực, số còn lại nằm trong lực lượng dự bị. Có thể liệt vào lực lượng máy bay chiến đấu còn có 58 máy bay cường kích АТ-3 vốn được sử dụng nhiều hơn làm máy bay huấn luyện.

Như vậy, xét tổng số máy bay chiến đấu (kể cả các máy bay thuộc lực lượng dự bị), không quân Đài Loan nằm trong số 5 lực lượng không quân mạnh nhất thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ), nhưng điều này là sự an ủi cực kỳ yếu ớt. Trong thế kỷ ХХI, không quân Đài Loan chưa nhận được một máy bay nào và cũng không có triển vọng nào về mặt này. Trung Quốc, như đã nói ở trên, hiện đã có từ 500-700 tiêm kích thế hệ 4, cộng với gần 100 chiếc bổ sung mỗi năm. Hơn nữa, bất kỳ tiêm kích nào của Trung Quốc cũng vượt trội về chất lượng bất kỳ tiêm kích Đài Loan nào và đơn giản là mới hơn nhiều về mặt vật lý. Ngoài ra, Trung Quốc còn có hơn 500 máy bay tiến công và không dưới 1.000 tiêm kích cũ. Do đó, không thể dù là nói đến sự cân bằng nào, kể cả về mặt số lẫn chất lượng. Bởi vậy, việc Đài Loan đàm phán nhiều năm về việc mua 66 tiêm kích Mỹ F-16C/D chẳng có ý nghĩa gì, ngoại trừ tạo ra sự cười cợt. Thậm chí, khi thương vụ này diễn ra (điều này cực kỳ khó xảy ra vì Washington không dám làm thế), có thể ví nó như “đắp thuộc cao cho người chết”.

Hạm đội tàu ngầm Đài Loan:

Gồm có 2 tàu ngầm do Hà Lan đóng trong những năm 1980 và 2 tàu ngầm do Mỹ đóng trong thập kỷ 1940, đứng trước hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, có thể coi là không tồn tại. Về hạm đội tàu nổi, Đài Loan có 4 tàu khu trục Mỹ lớp Kidd, 8 frigate Mỹ lớp Oliver Perry và 8 frigate Mỹ lớp Knox, 6 frigate Pháp lớp Lafayette, gần 90 tàu corvette và xuồng tên lửa. Trong thời gian tới, bộ chỉ huy hải quân Đài Loan đang định trông cậy chính vào các corvette tên lửa đóng theo công nghệ tàng hình và được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong-III và hy vọng nhờ các tàu này, có thể gây tổn thất lớn cho các lực lượng xâm lược. Chiến thuật này xem ra là duy nhất đúng đắn, nhưng cả chiến thuật này cũng ngày một trở nên ảo tưởng.

Xét đến ưu thế chắc chắn của không quân và hải quân Trung Quốc trên không và dưới mặt nước, các frigate, corvette và xuồng tên lửa Trung Quốc sẽ dễ dàng đè bẹp bằng số lượng đông đảo hạm đội Đài Loan, kể cả các corvette mới của Đài Loan. Trung Quốc thậm chí sẽ không cần đưa vào trận các tàu khu trục hiện đại hơn nhiều, họ giữ chúng cho các cuộc hành quân đại dương tương lai trong thành phần các binh đoàn tàu sân bay. Việc Mỹ hứa cung cấp cho Đài Loan 4 tàu frigate lớp Oliver Perry (những tàu cực kỳ dở do vũ khí yếu) lại là một dạng thuốc cao cho người chết khác. Giống hư tiêm kích F-16, chúng không thể ảnh hưởng đến cán cân sức mạnh: thời gian đã bị bỏ phí mất rồi. Do không thể so sánh về năng lực sản xuất, khả năng chiến tranh của hai bên cũng không thể so sánh như thế.

Tác giả bài báo này mới chỉ 5 năm trước đã coi kết cục của một chiến dịch đổ bộ của Trung Quốc chống Đài Loan là hoàn toàn không thể tiên đoán và cho rằng, Đài Loan hoàn toàn có khả năng thực tế để đẩy lùi cuộc xâm lược, kể cả khi không có sự trợ giúp của Mỹ. Nhưng đã không dự đoán được tình thế lại xoay chuyển nhanh chóng và triệt để đến thế.

Trên thực tế, hiện nay, Trung Quốc không đánh chiếm Đài Loan bằng sức mạnh chỉ là vì họ hy vọng làm được việc đó bằng con đường hòa bình. Quốc dân đảng đã từ kẻ thù bất cộng đới thiên của đảng cộng sản Trung Quốc biến thành đạo quân thứ 5 của Trung Quốc khi tiếp tay cho việc thôn tính kinh tế hòa bình Đài Loan của Trung Quốc. Sự thôn tính này đang diễn ra rất nhanh. Dĩ nhiên, Bắc Kinh thực dụng sẽ không đời nào cắt cổ con gà đẻ trứng vàng. Họ sẽ có lợi hơn nhiều khi sáp nhập Đài Loan thịnh vượng với dự trữ ngoại tệ lớn và các công nghệ tiên tiến.

Và chỉ khi xảy ra “trục trặc chương trình” do những lý do nào đó, Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và cứng rắn bằng sức mạnh. Hơn nữa, sau độ 10 năm nữa, ưu thế của họ sẽ trở nên rõ rệt và áp đảo đến mức thì “trục trặc chương trình” cũng sẽ không thể nào xảy ra được. Đài Loan sẽ đơn thuần là không mạo hiểm chống lại, còn Mỹ sẽ quên hẳn “những “cam kết bảo đảm an ninh” của mình đối với hòn đảo.


(Nguồn : vietna
mdefence)

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

>> Xu hướng và diễn biến của chiến tranh thế kỉ 21

Chiến tranh chiếm vị trí đặc biệt trong toàn bộ tiến trình các sự kiện quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất của lịch sử nhân loại.

>> Chiến tranh mạng, mối đe dọa của thế kỷ 21
>> Chống đổ bộ đường biển trong nửa đầu thế kỷ 21



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay là thành phần then chốt trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ.

Tàu sân bay là thành phần then chốt trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ.

Chỉ tính riêng trong 50 năm cuối của thế kỷ XX, đã xảy ra 260 cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang.

Trong suốt toàn bộ lịch sử nhân loại, con người chỉ sống 292 năm trong điều kiện hòa bình, nghĩa là trong 100 năm không có một tuần lễ hòa bình! Điển hình là thế kỷ XX đã kết thúc bằng hai cuộc chiến tranh đẫm máu là Chiến tranh vùng Vịnh và Chiến tranh Kosovo.

Một nghịch lý bi thảm của thế giới hiện đại trong khi các dân tộc và các quốc gia nhận thức rõ ràng họ đang sống trong một thế giới gồm các nước phụ thuộc lẫn nhau, nhưng vẫn không thể loại trừ được chiến tranh như là một phương tiện giải quyết các mâu thuẫn khác.

Mặc dù loài người đã ngăn chặn được khả năng bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ 3 trong giai đoạn chạy đua vũ trang, nhưng việc dùng vũ khí để giải quyết các tình huống xung đột vẫn là một nét đặc trưng của thời đại ngày nay. Cho nên việc nghiên cứu tính chất và đặc điểm các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự, từ đó rút ra những bài học cần thiết để phát triển chiến lược và nghệ thuật quân sự sẽ vẫn là một yêu cầu cấp thiết của thế kỷ XXI.

Từ kết quả các cuộc chiến tranh trong nửa cuối thế kỷ XX, có thể dự báo được đặc điểm chiến tranh và xung đột cục bộ trong tương lai như sau:

Thứ nhất. Trong vô vàn các nguyên nhân và mâu thuẫn về kinh tế, chính trị - xã hội dẫn tới chiến tranh và xung đột quân sự thì lợi ích của các nước lớn có trình độ phát triển cao, nhiều khi không trực tiếp tham gia vào các hành động quân sự, sẽ có tác động đáng kể nhất đến diễn biến và cục diện các cuộc chiến tranh và xung đội.

Trong thế kỷ XX, nhiều cuộc chiến tranh đã không xảy ra, hoặc đã có thể có các kết cục khác, nếu như các bên tham chiến không nhận được sự giúp đỡ về kinh tế, quân sự, chính trị của các cường quốc lớn. Bằng chứng là sự giúp đỡ của Mỹ đã dẫn đến 4 cuộc chiến tranh giữa các nước Arab và Israel, cuộc chiến tranh Israel xâm lược Liban, cuộc chiến tranh Triều Tiên (1959 – 1952), cuộc Chiến tranh vùng Vịnh (1990 – 1991). Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ muốn áp đặt lợi ích của họ lên toàn thế giới, trước hết là ở châu Âu, và họ đã gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Nam Tư (1999) và hàng loạt các cuộc xung đột quân sự ở Trung Đông.

Trong thế kỷ XXI, có thể dự báo lợi ích và mâu thuẫn giữa các nước lớn có trình độ phát triển cao sẽ làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các quốc gia và các giai cấp xã hội khác nhau, tạo tiền đề để châm ngòi chiến tranh. Còn sự giúp đỡ và tham gia trực tiếp của các nước lớn trong các hoạt động quân sự sẽ ảnh hưởng đến diễn biến và cục diện các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự

Thứ hai. Sẽ rất dễ nhận diện được kẻ xâm lược, đó thường là những kẻ chủ trương dùng sức mạnh quân sự để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh. Trong trường hợp này, cục diện cuộc chiến phụ thuộc rất lớn vào việc các nước bị xâm lược cảnh giác nhận thức rõ tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh mà ho phải tiến hành. Từ đó, các nước bị xâm lược có được sức mạnh có thể làm thay đổi diễn biến cuộc chiến về phía có lợi cho họ và giành chiến thắng trước kẻ xâm lược mạnh hơn nhiều lần. Một bài học điển hình là cuộc kháng chiến của Việt Nam trước Pháp và Mỹ.

Thứ ba. Nhân dân các bên tham chiến cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình đặc biệt nhạy cảm với các tổn thất về dân thường. Nếu trong các cuộc Chiến tranh thế giới của thế kỷ XX, thiệt hại về sinh mạng được coi là sự tất yếu, thì trong các cuộc xung đột cục bộ thế kỷ XXI, thiệt hại về sinh mạng sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến tình hình chính trị - xã hội trong các nước tham chiến. Trong điều kiện đó, ở đâu tính chất chính nghĩa của chiến tranh được nhận thức rõ ràng thì dân chúng thà hy sinh và ủng hộ mạnh mẽ chính phủ và quân đội, sẵn sàng đứng lên chiến đấu bảo vệ lợi ích của đất nước.

Một bài học điển hình là ý chí thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân Việt Nam chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược; ý chí hy sinh đến người cuối cùng của nhân dân Nam Tư để bảo vệ chủ quyền chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của NATO. Trong trường hợp chiến tranh phi nghĩa, tổn thất về sinh mạnh trong chiến tranh có thể có tác động rất tiêu cực đối với toàn bộ xã hội. Do đó, các cuộc chiến tranh và xung đột cục bộ, chính phủ và quân đội các nước sẽ đặc biệt chú ý các biện pháp nhằm hạn chế tổn thất về sinh mạng ở mức thấp nhất.

Thứ tư. Vũ khí chính xác sẽ được sử dụng phổ cập trong các cuộc chiến tranh và xung đột cục bộ nhằm tạo hiệu quả tàn phá đến mức tối đa nhưng lại giảm đến mức thấp nhất về thiệt hại sinh mạng với dân thường. Bằng cách đó bên gây chiến có thể sẽ tránh được nỗi bất bình của dân chúng. Hoặc nếu có chiến tranh xảy ra ở trong nước thì cũng hạn chế được thiệt hại của đông đảo dân chúng không tham gia các hoạt động quân sự.

Thứ năm. Kinh nghiệm các cuộc chiến tranh thế kỷ XX chứng tỏ trong các cuộc xung đột cục bộ, các bên đều tranh thủ mọi điều kiện để lôi kéo đồng minh và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Sự ủng hộ về mặt tinh thần của các nước khác và cộng đồng quốc tế tạo sức mạnh cho các bên tham chiến. Nếu các nước hữu nghị được huy động để giúp đỡ về mặt kinh tế, chính trị - xã hội hoặc để phong tỏa đối phương thì những hành động đó có ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến và kết cục xung đột. Sự ủng hộ đó có thể được so sánh như là sự tham gia trực tiếp vào các hoạt động quân sự. Vì thế mà trong những năm gần đây, các nước đi xâm chiếm đã lợi dụng công pháp quốc tế để biện minh cho hành động xâm lược của mình. Một ví dụ điển hình là chiến dịch "Cáo sa mạc” của Mỹ.

Thứ sáu. Tất cả các cuộc chiến tranh và xung đột cục bộ trong nửa cuối thế kỷ XX đều sử dụng vũ khí thông thường. Nhưng cũng có một số vũ khí sát thương hàng loạt mà chủ yếu là vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học cũng được sử dụng. Từ đó thấy được loại vũ khí này là một phương tiện có tính chất tối hậu nhằm giải thoát khỏi tình trạng khẩn cấp khi một bên tham chiến không còn đủ lực lượng và phương tiện để tránh khỏi thảm họa về quân sự.

Vũ khí sát thương hàng loạt cũng có thể được sử dụng khi hoàn toàn tin tưởng rằng đối phương không có biện pháp trả đũa thích đáng. Nghĩa là một nước nào đó có vũ khí sát thương hàng loạt sẽ có sức mạnh kiềm chế bên xâm lược mở rộng hoặc leo thang các hành động quân sự và đồng thời kiềm chế đối phương trong việc sử dụng vũ khí tương tự. Chiến tranh hạt nhân mới trong học thuyết quân sự của Liên bang Nga là một minh chứng rõ ràng cho xu hướng này.

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

>> Không quân Trung Quốc - Pakistan gộp lại cũng khó địch nổi Ấn Độ


Trong cuộc đối đầu với Ấn Độ có thể xảy ra, Không quân Trung Quốc có nhiều hạn chế về thế hệ máy bay, khoảng cách địa lý và yếu tố địa hình...

Ngày 7/3, tờ “Bình luận Quốc phòng Ấn Độ” có bài viết cho rằng, mặc dù số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc đã tăng lên khoảng 1687 chiếc, nhưng những máy bay chiến đấu này phần lớn là máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai và thứ ba, hơn nữa những máy bay chiến đấu này cơ bản không có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, trừ việc tham gia cuộc diễn tập chung giữa Trung Quốc-Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều quan trọng hơn là, về phương diện tác chiến đối với Ấn Độ, do biên giới Trung-Ấn cách các căn cứ bên trong nội địa tương đối xa, cộng với lượng tải đạn hiệu quả của máy bay chiến đấu rất có hạn khi hoạt động tại các sân bay ở Tây Tạng, khu vực có độ cao lớn so với mặt nước biển, cho nên khả năng tấn công thực tế của chúng có hạn.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-7 của Trung Quốc.


Bài viết cho rằng, trong thời gian chưa đến 20 năm, sức mạnh của Không quân Trung Quốc đã có sự phát triển nhanh chóng, vượt xa so với trình độ thập niên 1980.

Hơn nữa, khác với dự đoán của phương Tây, Trung Quốc sử dụng khéo léo các ảnh hưởng từ kinh tế và ngoại giao của họ, cải cách Không quân Trung Quốc thành một lực lượng không quân hiện đại.

Trung Quốc không chỉ chú trọng đến máy bay chiến đấu, mà còn nghiên cứu phát triển, chế tạo và nỗ lực sao chép thiết kế của nhiều loại vũ khí và tên lửa phóng từ máy bay, thiết kế của máy bay vận tải, máy bay trực thăng và máy bay không người lái/máy bay chiến đấu không người lái… mua từ Nga và các nước khác.

Trung Quốc có nguồn vốn đầy đủ, có thể giành được bất cứ vũ khí nào mà họ muốn có từ Nga. Tuy nhiên, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chế tạo động cơ phản lực AL-31F (cho máy bay chiến đấu Su-30) tại nước mình vẫn chưa thành công.

Song, phần lớn các nhà quan sát Trung Quốc đều tin rằng, công việc này có thể sẽ giành được thành công trong vài năm nữa. Khi đó, Trung Quốc sẽ trở thành một trong những nước tiên tiến có thể chế tạo động cơ phản lực hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải Y-8 của Trung Quốc.


Theo bài báo, ngoài ra, Trung Quốc đã cải tạo thành công máy bay vận tải An-12 (Y-8) thành một loại máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW&C), đã lắp thêm động cơ mạnh hơn, cánh quạt mới và thiết bị điện tử hàng không hiện đại. Trung Quốc cũng đã tự sản xuất một loại máy bay trực thăng vũ trang – WZ-10.

Ngoài ra, Trung Quốc sở hữu khoảng 100 máy bay ném bom H-6, máy bay này đã cải tạo trên nền tảng máy bay ném bom Tu-6 kiểu cũ thập niên 1950, được lắp động cơ D-30KP mạnh hơn do Nga chế tạo. Hiện nay, H-6 được dùng để tiến hành tiếp dầu trên không, trinh sát điện tử và phóng tên lửa hành trình chống hạm trong tình hình có mối đe dọa.

Trung Quốc cũng đã bay thử máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20, đồng thời tin là có thể trang bị máy bay chiến đấu này trong vòng 10 năm tới.

Sức chiến đấu của Không quân Trung Quốc bị hạn chế do độ cao so với mặt biển và khoảng cách

Báo cáo “Cân bằng sức mạnh quân sự 2011” mới nhất của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh (IISS) cho biết, số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc từ 1653 chiếc năm 2010 tăng lên khoảng 1687 chiếc.

Hiện nay, công nghiệp hàng không Trung Quốc có khả năng mỗi năm sản xuất 40-50 máy bay chiến đấu hiện đại. Hơn nữa, Trung Quốc cũng đã giảm nhiều sự phụ thuộc vào sự hỗ trợ công nghệ của Nga.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom H-6H của Trung Quốc.


Nhưng, Không quân Trung Quốc hầu như không có kinh nghiệm tác chiến, hơn nữa ngoài việc cử vài chiếc máy bay tham gia cuộc diễn tập không quân với Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011, Không quân Trung Quốc chưa từng tổ chức tập trận với không quân các nước khác.

Nếu coi chủng loại và kiểu cỡ (liên quan đến vũ khí, đặc biệt là tên lửa hành trình, máy bay không người lái, máy bay chiến đấu không người lái) và hệ thống trong không gian (như hệ thống định vị toàn cầu/hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GLONASS, vệ tinh do thám) là một biểu tượng, thì tình hình cho thấy, Không quân Trung Quốc tuyệt đối không thua kém không quân các nước khác trên phương diện yếu lĩnh thông hiểu cách sử dụng lực lượng không quân hiện đại.

Tuy nhiên, 1687 máy bay chiến đấu này phần lớn là máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai và thứ ba. Ngoài khoảng 144 máy bay J-10, 243 máy bay Su-27/30 và 72 máy bay JH-7A, còn lại đều là máy bay chiến đấu J-7, J-8 thế hệ cũ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu JH-7A của Trung Quốc.

Ngoài ra, liên đội hàng không của Hải quân Trung Quốc sở hữu khoảng 311 máy bay chiến đấu, trong đó bao gồm 24 máy bay chiến đấu Su-30 Flanker và 84 máy bay ném bom chiến đấu JH-7, còn lại là máy bay phiên bản thay đổi của J-7 và J-8.

Có khoảng 15 máy bay chiến đấu J-15 (phiên bản Trung Quốc của máy bay chiến đấu Su-33) sẽ được triển khai cho tàu sân bay Varyag của Hải quân Trung Quốc.

Mặc dù Không quân và Hải quân Trung Quốc có số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba tương đối lớn, thậm chí máy bay chiến đấu tiên tiến có số lượng nhiều hơn một chút, nhưng những máy bay chiến đấu này có được dùng để thực hiện nhiệm vụ truyền thống hay không vẫn còn chưa biết.

Xét thấy quan điểm “không đánh mà khuất phục được người khác” của “Binh pháp Tôn Tử” có sức ảnh hưởng rất lớn, vị thế chủ đạo của Lục quân Trung Quốc và kinh nghiệm tác chiến tương đối có hạn của Không quân Trung Quốc, việc dựa dẫm của tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc vào lực lượng tên lửa của nước này có thể sẽ cao hơn mức bình thường.

Những vũ khí có số lượng rất nhiều này có thể sẽ được dùng cho giai đoạn bắt đầu của cuộc xung đột biên giới, qua đó truyền đi quyết định chính trị của Trung Quốc và duy trì tiêu hao mức độ thấp.

http://nghiadx.blogspot.com
J-10 Trung Quốc.


Do yếu tố địa hình, cách các sân bay ở Tứ Xuyên và Vân Nam rất xa (khoảng cách từ nam Tây Tạng đến Thành Đô – Tứ Xuyên và Côn Minh – Vân Nam là 1.600 – 1.800 km), hơn nữa do tác động của độ cao so với mặt nước biển của các sân bay ở Tây Tạng, cho nên các hoạt động tác chiến của máy bay chiến đấu cất cánh từ sân bay Tây Tạng bị hạn chế. Điều này có thể sẽ buộc Trung Quốc phụ thuộc vào tên lửa thông thường.

Ngoài ra, khi máy bay Trung Quốc ngắm chuẩn các mục tiêu trong biên giới của Ấn Độ, việc thông qua không phận của Myanmar và Bangladesh cũng có vấn đề.

Nhìn vào khoảng cách thẳng tắp, thành phố Mandalay của Myanmar cách Calcutta 805 km, cách Tawang 821 km, cách Chennai 1.913 km. Hơn nữa, căn cứ ở đảo Great Coco của Myanmar chỉ có một đường băng dài 1.300 m, ở đây cách cảng Blair của Ấn Độ chỉ 284 km.

Khả năng vận tải và tiếp nhiên liệu của Không quân Trung Quốc có hạn

Bài viết cho rằng, điều này phải chăng có nghĩa là Không quân Ấn Độ không thể chống lại được đối thủ được xem là mạnh này, bảo vệ không phận của Ấn Độ? Câu trả lời là phủ định. Như đã nói ở trên, do biên giới Trung-Ấn cách các căn cứ trong nội địa tương đối xa, cộng thêm lượng tải đạn của máy bay chiến đấu bị hạn chế nghiêm trọng ở các sân bay ở Tây Tạng - khu vực có độ cao so với mặt nước biển lớn, vì vậy khả năng tấn công thực tế có hạn.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc.

Không quân Trung Quốc có vài chiếc máy bay vận tải IL-76 và 10 chiếc máy bay tiếp dầu Tu-160 được tân trang. Nhưng, hiệu suất, tình hình huấn luyện và khả năng sử dụng của những máy bay này vẫn không được chắc chắn lắm.

Nếu Hải quân Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra xung đột, Không quân Ấn Độ có thể sẽ nhận lệnh tham chiến. Xét tới hành trình của máy bay, Không quân Ấn Độ sẽ buộc phải điều động biên đội máy bay chiến đấu Su-30 có sự hỗ trợ của máy bay tiếp dầu trên không (FRA).

Theo bài báo, biên đội máy bay tiếp dầu của Không quân Trung Quốc có quy mô không đủ, huấn luyện cũng thiếu, không thể bù đắp cho những hạn chế khi hoạt động ở các sân bay có độ cao so với mặt nước biển lớn. Ngoài ra, các sân bay ở Tây Tạng rất dễ trở thành mục tiêu của Không quân Ấn Độ, vì vậy rất dễ bị tấn công.

Hiện nay, Không quân Ấn Độ có lượng máy bay chiến đấu khổng lồ và lượng nhỏ tên lửa thông thường lớp Prithvi. Biên đội máy bay chiến đấu Su-30MKI ở miền đông Ấn Độ đang từng bước cải tiến, cộng với máy bay Mirage 2000 và MiG-20, Ấn Độ có thể chống lại sự tấn công của bất cứ lực lượng nào của Không quân Trung Quốc đóng tại Ladakh và miền nam Tây Tạng.

Một khi biên đội máy bay chiến đấu Su-30MKI có đầy đủ sức mạnh, cộng với 126 máy bay chiến đấu đa dụng hạng trung và 40 máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas được Không quân Ấn Độ nhập khẩu trong tương lai, tình hình của Ấn Độ chắc chắn sẽ được cải thiện. Đến năm 2020, Không quân Ấn Độ sẽ còn có triển vọng có được máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm do Ấn-Nga hợp tác nghiên cứu chế tạo.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20


Bài báo viết, trước đây, Ấn Độ không hy vọng lắm vào việc triển khai lực lượng không quân mang tính tấn công. Ví dụ, trong thời gian chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, do sợ chiến sự leo thang, Ấn Độ không sử dụng lực lượng tác chiến của Không quân, cuối cùng đã bị thất bại.

Sau 37 năm, trong cuộc xung đột Kargil năm 1999, việc sử dụng Không quân Ấn Độ lạc hậu, hơn nữa do lo ngại chiến sự leo thang, hành động của Ấn Độ đã bị hạn chế. Vì vậy, lãnh đạo quân đội và chính trị Ấn Độ cần thiết phải chuẩn bị tốt cho việc thể hiện quyết tâm của Ấn Độ. Không có điều này, bất cứ vũ khí trang bị đắt giá nào đều vô ích.

Bài báo cho rằng, nếu Không quân Pakistan và Không quân Trung Quốc hợp tác phát động tấn công, chiến tuyến phân bổ các nguồn lực của Không quân Ấn Độ chắc chắn sẽ kéo dài. Nhưng, cho dù trong tình hình đó, Không quân Trung Quốc-Pakistan muốn giành được chiến thắng cũng không dễ dàng.

Khả năng Trung Quốc-Pakistan triển khai tấn công đồng bộ và phối hợp là rất nhỏ, nhưng Ấn Độ chắc chắn chuẩn bị tốt cho tình huống này.

Xuất phát từ các nguyên nhân, hiện nay Trung Quốc và Ấn Độ đều không thể triển khai một cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn.

Thứ nhất, mặc dù đối mặt với tình hình ngày càng tự tin của Pakistan, Ấn Độ cũng luôn tránh sử dụng vũ lực.

Thứ hai, đối với Trung Quốc, do gần đây Mỹ tái khẳng định lợi ích của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho nên tầm quan trọng chiến lược của Đài Loan và tranh chấp biển Đông phải lớn hơn nhiều.

Thứ ba, Trung Quốc không còn là quốc gia bị cô lập như thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Hiện nay, Trung Quốc là một nước lớn kinh tế quan trọng, có lợi ích thương mại ở các khu vực trên thế giới, chắc chắn phải duy trì hình tượng một nước lớn có trách nhiệm.

Thứ tư, việc nhập khẩu năng lượng và xuất khẩu của Trung Quốc phụ thuộc vào tuyến đường vận tải trên biển (đặc biệt là tuyến đường ở eo biển Malacca), đã làm hạn chế sự lựa chọn chiến lược của bản thân Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện nay hoàn toàn không thể loại trừ khả năng xảy ra xung đột nhỏ cục bộ ở biên giới Trung-Ấn do sự hiểu ngầm về tình hình như “Tuyến kiểm soát thực tế”.

Vì vậy, Ấn Độ cần lập tức đưa ra phản ứng quân sự/ngoại giao thận trọng, hạn chế thời gian và quy mô của cuộc xung đột nhỏ này. Đồng thời, Không quân Ấn Độ còn phải toàn lực tăng cường khả năng tự thân, đáp trả có hiệu quả và nhanh chóng đối với các đợt tấn công của Không quân Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đất đối đất chiến thuật Prithvi của Ấn Độ.


Tương lai có thể nổ ra xung đột mang tính khu vực

Bài báo cho rằng, tháng 8/2009, Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Thượng tướng Sureesh Mehta nói rằng, Ấn Độ không tiến hành “đối kháng sức mạnh” với Trung Quốc, đề nghị Ấn Độ áp dụng phương án giải quyết có hàm lượng công nghệ hơn để ứng phó với các mối đe dọa, không nên chống lại nước đang trỗi dậy Trung Quốc.

Tháng 7/2011, Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ, Trung tướng PV Naik cho rằng, quy mô của Không quân Trung Quốc gấp 3 lần Không quân Ấn Độ.

Những quan điểm này có sự khác biệt rất lớn so với quan điểm của các quan chức quân sự Ấn Độ trong thời gian 1960-1691. Đến nay, Ấn Độ và Trung Quốc đều đã khác trước rất nhiều. Tuy Trung Quốc có thái độ cứng rắn, nhưng sử dụng vũ lực thực tế lại là một chuyện khác. Hơn nữa, cho dù hành động phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu của Ấn Độ có chậm chạp thì cũng không còn bị động nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Mirage 2000-5 do Pháp sản xuất. Ấn Độ sở hữu loại máy bay này.


Bài báo viết, hiện nay, Không quân Ấn Độ đang chế tạo radar có thể mang theo hạng nhẹ, cải thiện hạ tầng cơ sở sân bay, trang bị máy bay chiến đấu mới/máy bay không người lái/máy bay chiến đấu không người lái, hơn nữa hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không mang theo trên máy bay và máy bay tiếp dầu trên không đã tăng cường rất lớn sức mạnh trên không.

Điều không may là, tất cả những vũ khí trang bị này đều mua từ nước ngoài. Công nghiệp quốc phòng chiến lược của Trung Quốc đã giành được tiến bộ kinh ngạc, nhanh chóng bước vào hàng ngũ những nước sản xuất và xuất khẩu vũ khí chính. Tuy kinh tế Ấn Độ cũng đang tăng lên, nhưng khoảng cách sức mạnh với Trung Quốc vẫn luôn nới rộng.

Cuối cùng, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ là láng giềng, điều may mắn là, Quân đội hai nước hiện vừa không xảy ra xung đột, vừa không triển khai cạnh tranh. Yếu tố địa lý vẫn sẽ phát huy vai trò quan trọng, hơn nữa có thể sẽ tạo ra xung đột trong tương lai, nhưng có thể chỉ là mang tính khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas (LCA) do Ấn Độ tự sản xuất, do Cục Phát triển Hàng không Ấn Độ (Aeronautical Development Agency) phụ trách nghiên cứu phát triển. Tejas bay thử có tốc độ Ma1. 1, bay ở độ cao 11.000 m.

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

>> Chiến tranh Trung Quốc - Đài Loan : Đâu dễ xảy ra


“Nếu xung đột quân sự Trung-Đài xảy ra, Mỹ sẽ bị kéo vào, nhưng nói mất cân bằng quân sự sẽ gây ra chiến tranh Trung-Đài là quá đơn giản”.

Chinanews ngày 1/3 dẫn các nguồn tin từ Đài Loan cho biết, ngày 28/2, tại phiên điều trần của Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ, Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Robert Willard cho biết, từ khi Mã Anh Cửu lên cầm quyền, tình hình căng thẳng eo biển Đài Loan đã giảm xuống, cho nên nhận định rằng sự mất cân bằng quân sự giữa hai bờ nhất định sẽ xảy ra chiến tranh, “tôi nghĩ là quá đơn giản hóa”.



http://nghiadx.blogspot.com
Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Willard.


Tờ “China Times” và “BCC News Network” cho biết, thông qua các bằng chứng được chuẩn bị trước, Willard cho rằng, cuộc bầu cử được tổ chức tại Đài Loan vào tháng 1/2012, “rất nhiều nhà phân tích cho rằng, kết quả bầu cử làm cho xu thế cải thiện quan hệ hai bờ có thể được tiếp tục, đặc biệt là hai bờ xây dựng mối quan hệ về kinh tế thương mại và văn hóa”.

Theo Willard, tình hình này phù hợp với lợi ích an ninh của Mỹ và khu vực châu Á. Ông cho rằng, vấn đề Đài Loan vẫn là một trong những vấn đề chủ quyền nhạy cảm nhất của Trung Quốc.

Có nghị sĩ hỏi rằng, “sự mất cân bằng sức mạnh quân sự giữa hai bờ” có gây ra chiến tranh hay không, và từ đó Mỹ có bị “cuốn vào cuộc xung đột quân sự” hay không, Willard nói: “Đúng, (xung đột hai bờ eo biển Đài Loan) có thể cuốn theo Mỹ”.

Nhưng, ông nói tiếp, từ khi Mã Anh Cửu lên cầm quyền, tình hình căng thẳng ở hai bờ eo biển Đài Loan đã giảm xuống, cho nên nếu nhận định “sự mất cân bằng sức mạnh quân sự” chắc chắn sẽ gây ra chiến tranh, “tôi cảm thấy là đã quá đơn giản hóa”.

Trong mấy năm gần đây, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan ấm lên, một số quan chức cấp cao tại ngũ và nghỉ hưu của Quân đội Mỹ đều ý thức được tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình hai bờ eo biển Đài Loan.

http://nghiadx.blogspot.com
Eo biển Đài Loan.


Tháng 3/2010, Willard từng ca ngợi quan hệ hai bờ ấm lên từ khi Mã Anh Cửu lên cầm quyền. Tháng 3/2011, cựu Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Prueher cho rằng, nếu Đài Loan chỉ dựa vào sức mạnh quân sự để chống lại Trung Quốc, “đó là một cuộc chiến đấu rất khó khăn, rất gian nan”.

Một cơ quan do Prueher làm chủ tịch đã có một bản báo cáo gợi ý, tranh chấp eo biển Đài Loan phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và cần được sự đồng ý của hai bờ.

Báo cáo cho biết, giải quyết tranh chấp eo biển Đài Loan “không phải là quân sự”; “chúng ta cần thảo luận trên các phương diện kinh tế, chính trị và văn hóa”.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

>> Tướng Nga: Nếu cần, sau 20 phút là Nhật Bản đi tong


Các máy bay ném bom chiến lược Nga đã làm cho Nhật Bản hoảng hốt. Nhật và Hàn cho hơn 10 F-15, F-16 lên ngăn chặn.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom chiến lược TU-95MS

Một tốp máy bay hùng mạnh của Nga hôm thứ tư đã bay sát không phận Nhật Bản ở khu vực quần đảo Hokkaido và Honshu. Tốp máy bay gồm 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, 2 máy bay trinh sát chiến thuật Su-24 và 1 máy bay báo động sớm А-50. Chúng cất cánh làm nhiệm vụ tuần tra chiến đấu từ căn cứ Ukrainka ở Viễn Đông, Nga. Ở một số đoạn bay nhất định, chúng được các tiêm kích Su-27 hộ tống.

Không quân Nga cho hay, trong chuyến tuần tra này, các tổ lái Tu-95MS tập luyện các kỹ năng bay trên địa hình không có vật chuẩn, tiến hành nhận tiếp dầu trên không từ 2 máy bay tiếp dầu Il-78. Thời gian bay tuần tra là gần 16 giờ. Các máy bay Nga tuân thủ nghiêm quy tắc quốc tế về sử dụng không phận trên vùng biển quốc tế, không vi phạm không phận Nhật Bản.

Nhưng Nhật và Hàn Quốc đã phản ứng với cuộc diễn tập của Không quân Nga rất mạnh. Khoảng 10-13 máy bay tiêm kích F-15 và F-16 đã cất cánh từ các sân bay của hai nước này. Bộ Quốc phòng Nhật cho biết, các máy bay quân sự Nga lần đầu tiên bay gần không phận Nhật với số lượng đông như thế và máy bay A-50 cũng chưa từng bay sát biên giới Nhật đến thế. Chiếc A-50 đã được các máy bay đánh chặn lần đầu tiên chụp ảnh trực tiếp.

Tokyo đã chính thức yêu cầu Moskva tránh thực hiện các chuyến bay như thế.

Điều gì có thể ở sau chiến dịch trên của Không quân Nga và tại sao Nhật lại phản ứng dữ dội thế?

Phi công thử nghiệm công huân, Anh hùng nước Nga, Đại tá về hưu Magomed Tolboyev cho rằng, chẳng có gì khác thường ở những chuyến bay như thế. Không quân chiến lược được gọi là chiến lược là vì thỉnh thoảng vẫn bay trên các vùng lãnh thổ khác nhau trên khắp thế giới. Máy bay chiến lược Nga vẫn đang bay trên Bắc Cực, cả trên Thái Bình Dương. Không hiểu, Nga đã làm phiền gì Nhật Bản. Nga từ lâu đã đến lúc thức tỉnh và thực hiện càng nhiều càng tốt các chuyến bay như vậy. Cần bay dọc theo biên giới trên không của cả Mỹ và cả Anh nữa.

Còn về chuyến bay này chỉ có ý nghĩa thực tiễn hay hàm chứa ý nghĩa chính trị nào hay không thì ông Tolboyev nói rằng, nhiệm vụ chính của chuyến bay thì chỉ có Tổng thống Nga mới biết. Máy bay ném bom chiến lược chỉ cất cánh khi được Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang, tức Tổng thống Nga cho phép. Theo ông Tolboyev, đây là chuyến bay theo kế hoạch, để luyện tập các nhiệm vụ kỹ thuật.

Ngoài Nga, chỉ có Mỹ có không quân chiến lược và họ cũng đang bay bằng B-52 gần không phận các nước trên toàn thế giới. Điều chủ yếu là không bay vào không phận của các nước khác, còn việc Không quân Nga tập luyện ở đâu thì chẳng liên quan đến ai. Còn việc Nhật Bản lo lắng thì luôn vẫn thế. Đó là vì họ sống gần hai nước lớn là Nga và Trung Quốc. Nhật thì dân số vừa quá đông, vừa có sự già hóa dân số. Đất nước này đang suy yếu nên cái gì họ cũng lo.

Phó Chủ tịch Hội đồng chuyên gia quân sự, Thiếu tướng về hưu Aleksandr Vladimirov thì khẳng định, tất cả rất đơn giản. Nước Nga mà ai đó đã chôn cất, bỗng nhiên lại thể hiện là có khả năng làm cái gì đó. Các phi công Nga đã thực hiện các nhiệm vụ chiến lược. Nga đang cho thấy Nga đang tồn tại trong không gian này và có thể kiểm soát nó. Theo ông Vladimirov, Nga không cần để ý đến những la ó, cứ làm việc của mình, thể hiện sự hiện diện của mình ở đâu Nga cho là cần thiết. Nhật Bản đến lúc phải hiểu là không cần khua tay múa chân trước mặt Nga, đòi quần đảo Kurils. Cần bình tĩnh thỏa thuận. Việc người Nhật khiếp sợ như thế là tự nhiên. Họ không thích bất cứ biểu hiện sức mạnh nào của Nga.

Về số lượng, các máy bay Nhật có lợi thế, nhưng so sánh sức mạnh hai tốp máy bay Nga, Nhật ở đây là vô nghĩa. Các máy bay ở các đẳng cấp quá khác nhau. Các máy bay chiến lược Nga bay hoàn toàn không phải để đánh nhau với các máy bay tiêm kích. Nếu cần, chúng sẽ phóng các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân của mình và Nhật Bản sẽ không còn tồn tại sau 20 phút. Điều quan trọng ở đây là Nga lại xuất hiện trên không phận Thái Bình Dương. Nga phải hành động như Mỹ, họ thích thì họ cứ làm.

Ông Vladimirov bình luận, nước Nga có thể hoặc là một đế chế, hoặc chẳng là cái gì. Trước đây, khi Nga còn là một đế chế, người ta tôn trọng và phải tính đến Nga. Sau đó, Nga đã bị “bạn bè” và kẻ thù hợp lực tiêu diệt và Nga biến thành chẳng là cái gì. Còn nay tư “chẳng là gì”, Nga đang cố đứng dạy. Hiện thời thì chưa thật thành công lắm, nhưng phương hướng đã được xác định. Và đó là điều đúng đắn.

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

>> Rộ thông tin Iran sắp bị tấn công



Anh đang lên một kế hoạch khẩn cấp để tấn công quân sự chống Iran trong bối cảnh căng thăng tăng cao tại Trung Đông. Cùng lúc, Israel đẩy mạnh thử tên lửa đạn đạo có khả năng tiêu diệt Iran.


Bộ Quốc phòng Anh hôm 2/11 cho biết, đang cân nhắc có thể đóng góp như thế nào cho các chiến dịch vũ trang nếu Mỹ phát động một cuộc tấn công nhằm vào chính quyền cứng rắn đang nắm quyền tại Tehran.

http://nghiadx.blogspot.com


Sự chú ý của chính phủ Anh đã tập trung vào Iran sau khi cuộc xung đột ở Libya kết thúc. Các quan chức cấp cao Anh lo ngại về lập trường hiếu chiến của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad khi mà nước này ngày càng tiến gần tới phát triển một một quả bom hạt nhân cũng như mối liên quan giữa Tehran với 3 âm mưu ám sát ở nước ngoài.

Hiện, tình hình ở Trung Đông ngày càng trở nên căng thẳng với những đe dọa của các chính trị gia Israel cấp cao. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak đang tranh luận công khai về một cuộc tấn công phủ đầu chống quốc gia Hồi giáo Iran. Ông Netanyahu đang tìm kiếm sự ủng hộ của nội các cho cuộc tấn công Iran.

Hôm 2/11, Tel Aviv đã thử thành công một tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có thể đánh trúng Iran.

Anh có nhiều khả năng sẽ đồng ý với bất kỳ một đề nghị nào của Mỹ về việc trợ giúp tấn công quân sự dù lực lượng vũ trang nước này đang bị dàn trải vì cắt giảm mạnh ngân sách cũng như vì các cuộc chiến ở Afghanistan và Libya.

Một đơn vị đặc biệt của Bộ Quốc phòng đã được giao nhiệm vụ cân nhắc các khả năng trong trường hợp tấn công Iran.



http://nghiadx.blogspot.com
Xe chống mìn mà Mỹ có thể triển khai trong trường hợp tấn công Iran


Các nhà hoạch định chiến tranh sẽ cân nhắc các khả năng triển khai tàu của hải quân hoàng gia và tàu ngầm có gắn tên lửa hành trình Tomahawk, máy bay chiến đấu RAF được vũ trang bằng bom và tên lửa định hướng Brimstone, Paveway IV, máy bay do thám và máy bay tiếp nhiên liệu trên không, tới khu vực.

Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh nói: "Chính phủ Anh tin rằng một chiến lược hai hướng gồm gây sức ép và tham gia là cách tiếp cận tốt nhất để giải quyết mối đe dọa từ chương trình hạt nhân Iran và để tránh xung đột trong khu vực. Chúng tôi muốn có một giải pháp thương thuyết song mọi khả năng đều được đặt lên bàn".

Iran đang ngày càng trở thành tâm điểm lo ngại ngoại giao sau cuộc chiến ở Libya. Một quan chức chính phủ Anh nói, Iran hiếu chiến hơn và Anh không dám chắc về lý do của việc này.

Tình báo phương tây cho biết, Iran đang che giấu các vật liệu cần thiết trong các boongke vững chắc mà các tên lửa thông thường không thể chạm tới, để tiếp tục thực hiện chương trình vũ khí hạt nhân bí mật

Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho rằng không có ý định tấn công Iran trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ 2012. Tuy nhiên, Mỹ có thể bị sức ép từ Israel nếu chương trình hạt nhân của Iran không minh bạch.

Iran được cho là đã thu thập đủ uranium giàu để chế tạo được 4 vũ khí hạt nhân. Tổng thống Iran khẳng định chương trình hạt nhân nước này chỉ nhằm mục đích năng lượng. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế trong tháng này sẽ đưa ra báo cáo mới nhất về Iran.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang