Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: kỳ 1

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn kỳ 1. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kỳ 1. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 3 tháng 2, 2011

>> Chương trình phòng thủ tên lửa Liên Xô (kỳ 1)





Kể từ khi các loại tên lửa đạn đạo ra đời thì cũng là lúc các cường quốc quân sự tính đến phương án đánh chặn những vũ khí nguy hiểm đó.

Liên Xô là một trong những quốc gia đi đầu trong công nghệ phòng thủ chống tên lửa đạn đạo. Thực tế, ý tưởng về hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo (anti ballistic missile - ABM) đã được Mỹ nhen nhóm ngay từ năm 1946 với mục đích đối phó các loại tên lửa tương tự V-2 của phát xít Đức. Đối với Liên Xô, công việc này chỉ thực sự bắt đầu năm 1948 khi Viện nghiên cứu NII-4 “tìm hiểu” khái niệm ABM. Năm 1953, các sỹ quan cao cấp Hồng Quân đề nghị Ủy ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Xô xem xét phát triển hệ thống ABM chống lại mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Mỹ.  Ngày 17/8/1956, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô quyết định cho phép nghiên cứu thiết kế hệ thống ABM. Các hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạo đạo (ABM) Liên Xô: Hệ thống A - System A Nhiệm vụ đầu tiên cho các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Liên Xô là thiết kế chế tạo hệ thống ABM thử nghiệm nhằm xác nhận và làm rõ “khái niệm”. Trung tâm thử nghiệm được xây dựng ở Sary Shagan (thuộc Kazakhstan), tới ngày nay đây vẫn là nơi diễn ra các chương trình thử nghiệm ABM của Nga.  Hệ thống ABM thử nghiệm được đặt đặt tên hiệu là “System A”, được xây dựng từ năm 1959. System A bao gồm một loạt thành phần nằm rải rác trong phạm vi Sary Shagan, kết nối với nhau thông qua mạng lưới tín hiệu vô tuyến. “Trái tim” System A là radar cảnh báo sớm tầm xa Dunai-2 có tầm hoạt động tới 1.200 km. Sau này, Dunai 2 được thay thế bởi Dunai-3UP (biến thể thử nghiệm của radar Dunai-3U dành cho ABM-35). Cả hai loại radar Dunai-2 và Dunai-3 cùng được xây dựng để thực hiện các cuộc kiểm tra thông số kỹ thuật. Tới ngày nay, chúng đều đã bị dỡ bỏ nhưng các tòa nhà điều khiển kiểm soát radar vẫn còn đó.




Tên lửa đánh chặn V-1000.
System A trang bị tên lửa đánh chặn V-1000, tên lửa thiết kế với hai tầng nhiên liệu, đặt trên bệ phóng cố định. V-1000 có tầm bắn 300 km và độ cao bay tiêu diệt mục tiêu 25.000 mét. V-1000 lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh, trong đầu đạn chứa 16.0000 viên bi vật liệu Cacbua – Vonfram gắn vào khối thuốc nổ TNT.

Tên lửa nhận các lệnh dẫn đường từ hai radar phát hiện/theo dõi RSV-PR và RTN. Ngày 4/3/1961, lần đầu tiên hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo System A đã đánh chặn thành công tên lửa đạn tầm xa R-12.
Chỉ 22 ngày sau, tên lửa V-1000 tiếp tục bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm ngắn R-5. Sau đó, Liên Xô còn thử nghiệm thêm một vài lần để chứng minh hiệu quả của hệ thống và hoàn tất “khái niệm” ABM. A-35 (ABM-1) Năm 1960, Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Xô ra quyết định phát triển và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo A-35, mục đích là bảo vệ thủ đô Moscow trước các cuộc tấn công của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Ban đầu, quân đội Liên Xô triển khai System A để bảo vệ Moscow. Toàn hệ thống gồm: 8 radar cảnh báo sớm chống tên lửa đạn đạo, radar kiểm soát chiến đấu Dunai-3U (sử dụng cho A-35), 32 bệ phóng tên lửa đánh chặn V-1000.

 Trong quá trình phát triển, OKB Fakel nhận ra rằng V-1000 không thể là tên lửa đánh chặn lý tưởng cho hệ thống A-35 và họ đã phát triển loại tên lửa đánh chặn mới. Năm 1964, quanh Moscow chỉ còn 16 bệ phóng V-1000 nhưng bù lại loại tên lửa này được lãnh đạo Liên Xô đồng ý lắp đầu đạn hạt nhân.


Tên lửa đánh chặn A-350Zh thuộc ABM A-35.
Biến thể thử nghiệm A-35 được gọi tên là hệ thống Aldan, bắt đầu xây dựng ở trung tâm Sary Shagan từ năm 1967. Trong khu vực này các hạng mục chính được dựng lên gồm các radar, bệ phóng cố định lắp tên lửa đánh chặn mới do OKB Fakel chế tạo. Tên lửa đánh chặn trang bị cho hệ thống A-35 là loại A-350Zh.

Đây là thế hệ tên lửa đánh chặn hai tầng nhiên liệu (nhiên liệu rắn và nhiên liệu lỏng), tầm bắn tối đa 350 km, mang đầu đạn hạt nhân. A-350 đặt trên bệ phóng cố định. Dự kiến, hệ thống A-35 bảo vệ Moscow gồm 8 khu vực bố trí tên lửa, tuy nhiên, giai đoạn xây dựng khác nhau nên đến khi công việc dừng lại chỉ có 4 khu vực hoàn thành.
 Mỗi điểm gồm: 8 bệ phóng tên lửa A-350Zh, 2 radar theo dõi và 1 radar dẫn đường. Trong quá trình triển khai sử dụng A-35 thì những người thiết kế nhận ra, hệ thống này cực kỳ hiệu quả khi đối phó với tên lửa đạn đạo mang một đầu đạn, nhưng lại không phù hợp với mục tiêu là tên lửa mang nhiều đầu đạn.
(báo đất việt)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang