Bộ đôi “mắt thần trên không” E-767 và E-2 làm nhiệm vụ canh phòng Senkaku/Điếu Ngư đều có thể phát hiện máy bay Trung Quốc ở cự ly hàng trăm km. >> E2D Hawkeye : Mắt thần trên không của Quân đội Mỹ >> Tìm hiểu 'Thần biển' P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ Trong đó, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không E-767 của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản được nhập khẩu từ công ty Boeing IDS (Mỹ). Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất sử dụng Boeing E-767. Trong đó, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không E-767 của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản được nhập khẩu từ công ty Boeing IDS (Mỹ). Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất sử dụng Boeing E-767. “Trái tim” của Boeing E-767 là hệ thống radar cảnh giới 3 tham số AN/APY-2 với thiết kế anten là “đĩa tròn” được gắn trên lưng chiếc Boeing. Hệ thống radar có khả năng phát hiện mục tiêu máy bay ở tầm xa hơn 320km. Chiếc “đĩa tròn” chứa anten radar đặt trên lưng máy bay có đường kính 9,14m, nó quay với tốc độ 6 vòng/phút khi hoạt động và 0,25 vòng/phút khi radar không hoạt động. Việc vận hành hệ thống trên máy bay giao cho 8-10 sĩ quan điều khiển. Boeing E-767 được thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở máy bay chở khách Boeing 767-200ER trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực CF6-80C2 cho phép đạt tốc độ tối đa khoảng 900km/h, tầm bay 10.000km, trần bay 12,2km. Máy bay có khả năng hoạt động liên tục 9,25 giờ trên không trong bán kính xác định. Về phần máy bay cảnh báo sớm E-2C, hiện Nhật Bản có trong 17 chiếc loại này. Với số lượng đó, đây cũng là loại máy bay cảnh báo đông nhất trong Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF). Những chiếc E-2C làm nhiệm vụ cảnh báo các mối nguy hiểm trên không và cung cấp dữ liệu nhận dạng và vị trí của máy bay địch cho đơn vị tiêm kích làm nhiệm vụ đánh chặn. Nghĩa là, E-2C sẽ giúp Nhật Bản phát hiện sớm máy bay Trung Quốc tiến tới khu vực Senkaku/Điếu Ngư để lên phương án đối phó. E-2C được trang bị hệ thống radar AN/APS-145 với anten AN/APA-171 nằm trong “đĩa tròn” trên lưng máy bay E-2C. Anten khi hoạt động có tốc độ quay 5-6 vòng/phút. Hệ thống radar AN/APS-145 có thể theo dõi hơn 2.000 mục tiêu và chỉ huy đánh chặn 40 mục tiêu. Nó có thể phát hiện máy bay địch ở cự ly hơn 550km. E-2C trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ bay 648km/h, tầm bay khoảng 3.000km, thời gian hoạt động liên tục trên không trong bán kính xác định là 6 giờ. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn máy bay cảnh báo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn máy bay cảnh báo. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013
>> 2 mắt thần canh đảo Senkaku của Nhật Bản
Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011
>> Trung Quốc bắn hạ máy bay cảnh báo Ấn Độ?
Theo báo cáo của Mỹ, gần đây một máy bay quân sự của Ấn Độ bị rơi gần biên giới Trung Quốc - Ấn Độ. Máy bay trinh sát của Ấn Độ. Phía Trung Quốc cho rằng: Sau khi Ấn Độ tiếp nhận máy bay cảnh báo, cảm thấy Trung Quốc đang tập trung vào vấn đề trên biển và Triều Tiên, không thể chú trọng vào khu vực biên giới hai nước nên đã điều máy bay cảnh báo tới hoạt động ở khu vực Tây Tạng nhằm tạo ưu thế trên không. Trung Quốc còn cho biết, sau khi máy bay cảnh báo Feier Kang bị tên lửa Hồng Kỳ 9 (HQ-9) bắn hạ, Ấn Độ đã tái cơ cấu lại quân đội của mình, đồng thời đã điều động một số lượng lớn binh sĩ tới khu vực biên giới hai nước và nhập khẩu thêm 4 máy bay Su-30 của Nga để trang bị cho không quân tại đây. Trước đó chỉ huy quân đội Ấn Độ - Tướng VK Singhcho biết, Sư đoàn số 56 của Ấn Độ sẽ đóng ở bang Ngagaland gần đó để bảo vệ sườn phía đông của bang Arunachal Pradesh khỏi các cuộc tấn công của Trung Quốc. Hệ thống phòng không Hồng Kỳ 9. Trong khi đó, sư đoàn thứ hai – sư đoàn số 71, sẽ đóng quân ở Assam để bảo vệ trung tâm của bang Arunachal Pradesh. Hai sư đoàn mới này gồm có 1.260 sĩ quan và 35.011 binh lính. Các lực lượng này được trang bị những vũ khí chuyên biệt dành riêng cho các cuộc chiến ở khu vực miền núi. Sư đoàn số 5 của Ấn Độ đang bảo vệ khu vực phía tây bang Arunachal Pradesh trong khi một sư đoàn khác chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho phần phía đông của bang này. Thông tin từ Nga cho biết, Trung Quốc bố trí tại khu vực biên giới với Ấn Độ hai hệ thống tên lửa phòng không HQ-12 và HQ-9, bố trí 60.000 binh lính tại khu vực xảy ra tranh chấp với Ấn Độ. Trung Quốc và Ấn Độ đều coi vùng núi Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ của mình. Đây là khu vực có khả năng xảy ra xung đột. (*) Máy bay cảnh báo Feier Kang có thể trở tối đa là 17 người, trong đó có một chỉ huy trưởng, 5 nhân viên phụ trách radar, 1 nhân viên phụ trách liên lạc vô tuyến điện, 1 nhân viên thông tin, 1 nhân viên thông tin trợ giúp, 1 nhân viên phụ trách liên kết, 2 nhân viên đảm nhiệm thí nghiệm các thiết bị… Số liệu máy bay: Sải cánh 44,42 m, thân dài 48,41 m, cao 12,93 m, diện tích cánh 283,4m2. dữ liệu trọng lượng : Trọng lượng rỗng 80.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa là 150.000 kg. Hiệu suất dữ liệu: Tốc độ bay tối đa 880 km / h, tốc độ bay hành trình 780 km / h, tầm bay 8.500 km, thời gian sống tối đa là 12 giờ. |
Nhãn:
Ân Độ,
máy bay cảnh báo,
trung quốc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)