Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Ân Độ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ân Độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ân Độ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

>> Ấn Độ chế tạo tàu ngầm lớp Arihant thứ 2



Ấn Độ bắt đầu chế tạo tàu ngầm hạt nhân lớp “Arihant” thứ 2 tại xưởng đóng tàu Vishakhapatname.

Hiện tại, nhà máy đóng tàu đang lắp ráp thân tàu. Dự kiến, tàu ngầm mới sẽ mang tên “Arhidaman”, được chế tạo và bắt đầu thử nghiệm trên biển vào năm 2015.

Theo các báo, tàu ngầm lớp “Arihant” thứ 2 sẽ có một số thay đổi trong thết kế để khắc phục các khiếm khuyết trong quá trình thử ghiệm của chiếc đầu tiên, đã hạ thuỷ vào tháng 7/2009. Những thay đổi của chiếc tàu ngầm thứ 2 trong dự án chưa được công bố.

Trước đó, Hải quân Ấn Độ tuyên bố rằng có ý định sở hữu 6 chiếc tàu như vậy, nhưng đến thời điểm mới ký hợp đồng để xây dựng 4 tàu ngầm loại này.

Theo kế hoạch, “Arihant” sẽ được đưa vào sử dụng trong hải quân Ấn Độ từ năm 2012 sau khi hoàn thành tất cả các bài kiểm tra.

Đến nay, chiếc tàu ngầm nguyên tử “Nerpa”, trong hải quân Ấn Độ được gọi tên “Chakra” là tàu ngầm hạt nhân duy nhất trong lực lượng vũ trang Ấn Độ. Tàu ngầm này được đóng ở Nga, sau đó, Ấn Độ thuê lại từ cuối năm 2011 với thời hạn 10 năm.

Tàu ngầm lớp Arihant là dự án phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên của Ấn Độ. Con tàu đầu tiên của dự án đã hạ thuỷ, 2 chiếc đang được xây chế tạo, theo kế hoạch của dự án sẽ có 5 tàu ngầm được đóng.



Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo INS Arihant đầu tiên của Ấn Độ.


Ban đầu, đây là dự án thiết kế tàu ngầm nguyên tử của riêng có tên là AVT (Công nghệ đóng tàu tiên tiến) được Chính phủ Ấn độ công bố vào năm 1985. Tàu ngầm nguyên tử của Ấn độ được phát triển trên nền tảng tàu ngầm “Skat”, project 670 của Liên Xô. Sau đó, dự án đã được định hướng lại để chế tạo thành các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo.

Năm 1998, bắt đầu đóng tàu ngầm đầu tiên với tên gọi INS Arihant, nhưng đã bị trì hoãn do vấn đề thiết kế, chế tạo lò phản ứng và mãi đến năm 2009 con tàu mới được hạ thuỷ. Theo kế hoạch, tàu được đưa vào sử dụng trong năm 2011. Tất cả tàu sẽ được xây dựng ở trung tâm đóng tàu “Vishakapatnam” trên vịnh Bengal.

Tàu ngầm lớp “Arihant” có lượng giãn nước 6.000 tấn, tốc độ lên đến 24-30 hải lý/giờ tuỳ theo các phương án khác nhau.

Vũ khí chính của tàu là 12 tên lửa đạn đạo K-15 Sagarika, có tầm bắn 700 km. Tên lửa này được phóng thành công lần cuối vào ngày 26/2/2009.

Sau đó, trên tàu ngầm dự tính trang bị tên lửa đạn đạo “Agni-3”, có tầm bắn lên đến 3.500 km, tên lửa được chứa trong ống phóng chắc chắn nằm phía sau mui tàu và có hướng thẳng đứng. Trên tàu có trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm.

[BDV news]


Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

>> Ấn Độ đặt phi đội máy bay trinh sát giáp Pakistan



Ngày 17/1, Hải quân Ấn Độ đã biên chế phi đội máy bay không người lái thứ hai tại căn cứ hải quân Porbander, nhằm thực hiện nhiệm vụ trinh sát.

Tiến sĩ Kamla, Thủ hiến bang Gujarat, đã chủ trì lễ biên chế phi đội máy bay không người lái thứ hai của Hải quân Ấn Độ tại căn cứ hải quân Porbander.
Nhiệm vụ chính của phi đội là tiến hành các nhiệm vụ tuần tra và trinh sát trên biển. Phi đội được biên chế hai loại máy bay không người lái (UAV) do Israel sản xuất, gồm Searcher và Heron.

Biên chế một phi đội máy bay không người lái của hải quân ở Porbander trở nên rất quan trọng, vì thị trấn duyên hải này gần với Pakistan và là cơ sở của một căn cứ hải quân và không quân.

Vị trí căn cứ Hải quân ở Porbander, Ấn Độ.

Hải quân Ấn Độ là một trong những lực lượng hải quân tinh nhuệ trên thế giới. Việc triển khai các phi đội máy bay không người lái để thực hiện nhiệm trinh sát và giám sát trên biển.

Phát ngôn viên của Hải quân Ấn Độ phát biểu với báo giới: “Mỗi UAV sẽ được trang bị hệ thống radar, máy ảnh, các thiết bị thông tin liên lạc và tình báo, dựa vào đặc tính của các nhiệm vụ trinh sát trên không được tiến hành dọc bờ biển bang Gujarat”.

UAV Heron.

Khi UAV thực hiện nhiệm vụ, nó sẽ được điều khiển bằng bộ điều khiển lắp đặt trên bờ biển. Đồng thời, tất cả các dữ liệu thu thập được bao gồm cả hình ảnh, âm thanh và những dữ liệu khác sẽ được chuyển trực tiếp vào bờ, nơi đặt bộ điều khiển.

Dựa trên các dữ liệu nhận được từ UAV gửi về, Hải quân Ấn Độ sẽ đối sách thích ứng sau khi phân tích mức độ nhạy cảm của vấn đề, phát ngôn viên hải quân cho biết thêm.
(vtc news)

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

>> Ấn Độ phát triển tên lửa đánh chặn ngoài không gian



DRDO (1) đang nghiên cứu cải tiến để cho ra đời một hệ thống tên lửa BMD (2) có khả năng đánh chặn ngoài không gian.



Đây là một nỗ lực lớn của Ấn Độ nhằm tăng cường khả năng bảo vệ đất nước trước mối đe dọa tên lửa đạn đạo của đối phương.

Vào những năm 1990, Trung Quốc đã có những bước đột phá thành công trong phát triển các tên lửa đạn đạo, đặc biệt là ICBM. Ấn Độ cảm thấy sự cần thiết phải có một hệ thống phòng thủ tên lửa đủ mạnh.

Ấn Độ đã ngỏ ý mua hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow-II của Israel, nhưng thương vụ này đã bị Mỹ ngăn cản. Vì vậy, Ấn Độ buộc phải đầu tư phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa cho riêng mình.

Công việc phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa BMD chịu nhiều thất bại nghiêm trọng với tên lửa Prithvi-I và Agni, tỷ lệ thành công đạt được chỉ có 50%.

DRDO đã hợp tác với Israel để cải tiến và nâng cao hiệu suất cho các tên lửa. Phát triển biến thể tên lửa Prithvi-II, hay còn gọi là PAD, phát triển một tên lửa đánh chặn AAD hoàn toàn mới, cho phép tác chiến ở độ cao dưới 30km.

Hệ thống triển khai bao gồm nhiều xe phóng, radar, trung tâm kiểm soát bắn LCC (Launch Control Center), trung tâm chỉ huy MCC (Missile Control Center), tất cả được kết nối với nhau qua mạng lưới thông tin an toàn.

Radar trang bị cho hệ thống BMD của Ấn Độ dựa trên radar dùng cho hệ thống Arrow-II của Israel, có tầm phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 800km, có khả năng theo dõi các vật thể nhỏ như một quả bóng cricket. DRDO đang cải tiến để nâng tầm phát hiện của radar lên 1.500km vào năm 2011.

BMD của Ấn Độ sử dụng tên lửa nhiên liệu rắn hai tầng Prithvi-II có khả năng đánh chặn ở độ cao từ 30-80km. Cơ quan này hy vọng sẽ cải tiến và nâng độ cao của tên lửa lên 80-150km trong tương lai.

Hệ thống được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 11/2006, tên lửa thử nghiệm Prithvi-II đã đánh chặn thành công một mục tiêu giả định ở độ cao 40km, đưa Ấn Độ gia nhập đội ngũ các quốc gia phát triển và xây dựng thành công hệ thống phòng thủ tên lửa cùng với Nga, Mỹ và Israel.

Hệ thống đang được thử nghiệm và phát triển, nếu thành công sẽ mang lại một khả năng hoàn toàn mới cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ. DRDO cho biết, cơ quan đang tiến hành các thử nghiệm để đánh giá hệ thống. Dự kiến BMD của Ấn Độ sẵn sàng hoạt động vào năm 2015.
(1) Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ.
(2) BMD - Ballistic Missile Defence: Sự phòng chống tên lửa đường đạn (đạn đạo).


>> Ấn Độ sẽ có 2 biên đội tàu sân bay vào năm 2015



Dù chậm chuyển giao, nhưng tàu sân bay Đô đốc Gorshkov và tàu sân bay nội địa Ấn Độ sẽ sớm hình thành 2 biên đội tàu sân bay của Ấn Độ.

Tàu sân bay INS Viraat.


Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (tải trọng 44.570 tấn) đang được tân trang ở Nga, còn tàu sân bay nội địa (IAC) (tải trọng 40.000 tấn) tại Nhà máy đóng tàu Cochin.

Ngày 19/1, Chuẩn Đô đốc Anil Chawla, Trợ lý Tham mưu trưởng hải quân phụ trách hợp tác nước ngoài và tình báo Ấn Độ, phát biểu: “Chúng tôi chắc chắn sẽ tiến hành triển khai biên chế hoạt động 2 biên đội tàu sân bay vào giữa thập niên này”.

Hiện nay, mọi nỗ lực đều tập trung cho việc đóng tàu sân bay Đô đốc Gorshkov, được đặt tên Ấn Độ là INS Vikramaditya, sẽ nhận vào đầu năm 2013. Trong khi đó, tàu sân bay thứ hai là IAC được hy vọng sẽ hạ thủy vào cuối năm 2011.

Tàu sân bay INS Viraat. Hải quân Ấn Độ đang biên chế tàu sân bay INS Viraat (tải trọng 28.000 tấn). Nếu có sự chậm trễ trong dự án IAC (dự kiến sẽ chuyển giao trước năm 2015), tàu sân bay INS Viraat sẽ tiếp tục hoạt động để thay thế.

Tàu sân bay INS Viraat vẫn có khả năng chiến đấu rất cao trong nhiều năm tới, vì gần đây đã được tân trang hiện đại hóa thêm với các trang bị vũ khí và hệ thống cảm biến mới. Trong buổi lễ phục vụ 50 năm của tàu, đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Chuẩn Đô đốc Chawla cho biết, có thể kéo dài thời gian hoạt động của INS Viraat thêm 10 năm nữa.

Sức mạnh cho các tàu sân bay

Trong lễ diễu hành Ngày Cộng hòa Ấn Độ (26/1/2010), Hải quân Ấn Độ đã có kế hoạch thu hẹp mô hình biên chế của tàu sân bay INS Viraat và cho biết máy bay tiêm kích hải quân MiG-29K mua của Nga sẽ là lực lượng chính nổi bật được biên chế trên tàu. Hải quân Ấn Độ còn có kế hoạch giảm số máy bay phản lực Sea Harrier trên tàu sân bay INS Viraat, hiện còn 11 chiếc.

Với các tàu sân bay mới, Ấn Độ có kế hoạch biên chế 45 máy bay tiêm kích MiG-29K (mua của Nga với giá 2 tỷ USD).

Ngoài ra, một biên đội tàu sân bay bao gồm các tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa, tàu ngầm và nhiều loại máy bay khác nhau bố trí bao quanh tàu sân bay, nên sẽ không có bất cứ lực lượng tác chiến nào mạnh hơn các biên đội tàu bay (CBG). Chẳng hạn như Mỹ biên chế sở hữu đến 11 biên đội tàu sân bay để triển khai trên toàn cầu, khiến quân đội nước này có khả năng tấn công hầu hết các khu vực trên thế giới.

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

>> Trung Quốc bắn hạ máy bay cảnh báo Ấn Độ?





Theo báo cáo của Mỹ, gần đây một máy bay quân sự của Ấn Độ bị rơi gần biên giới Trung Quốc - Ấn Độ.
Phía Ấn Độ cho hay đó chỉ là một máy bay vận tải thông thường loại lớn.

Theo báo cáo phương tiện truyền thông Anh, đây là một máy bay quân sự chịu trách nhiệm về việc cung cấp lương thực, thuốc men và các nhu yếu khác của cuộc sống, để gửi đến các binh sĩ đồn trú tại biên giới của Ấn Độ.



Máy bay trinh sát của Ấn Độ.
Tuy nhiên, giới phân tích Trung Quốc cho rằng, các dấu hiệu, đặc biệt là phản ứng từ giới quân sự thì máy bay đó chính là Feier Kang (*), máy bay cảnh báo đầu tiên của nước này.

Phía Trung Quốc cho rằng: Sau khi Ấn Độ tiếp nhận máy bay cảnh báo, cảm thấy Trung Quốc đang tập trung vào vấn đề trên biển và Triều Tiên, không thể chú trọng vào khu vực biên giới hai nước nên đã điều máy bay cảnh báo tới hoạt động ở khu vực Tây Tạng nhằm tạo ưu thế trên không.
Trung Quốc còn cho biết, sau khi máy bay cảnh báo Feier Kang bị tên lửa Hồng Kỳ 9 (HQ-9) bắn hạ, Ấn Độ đã tái cơ cấu lại quân đội của mình, đồng thời đã điều động một số lượng lớn binh sĩ tới khu vực biên giới hai nước và nhập khẩu thêm 4 máy bay Su-30 của Nga để trang bị cho không quân tại đây.

Trước đó chỉ huy quân đội Ấn Độ - Tướng VK Singhcho biết, Sư đoàn số 56 của Ấn Độ sẽ đóng ở bang Ngagaland gần đó để bảo vệ sườn phía đông của bang Arunachal Pradesh khỏi các cuộc tấn công của Trung Quốc.


Hệ thống phòng không Hồng Kỳ 9.

Trong khi đó, sư đoàn thứ hai – sư đoàn số 71, sẽ đóng quân ở Assam để bảo vệ trung tâm của bang Arunachal Pradesh. Hai sư đoàn mới này gồm có 1.260 sĩ quan và 35.011 binh lính. Các lực lượng này được trang bị những vũ khí chuyên biệt dành riêng cho các cuộc chiến ở khu vực miền núi.

Sư đoàn số 5 của Ấn Độ đang bảo vệ khu vực phía tây bang Arunachal Pradesh trong khi một sư đoàn khác chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho phần phía đông của bang này.

Thông tin từ Nga cho biết, Trung Quốc bố trí tại khu vực biên giới với Ấn Độ hai hệ thống tên lửa phòng không HQ-12 và HQ-9, bố trí 60.000 binh lính tại khu vực xảy ra tranh chấp với Ấn Độ.

Trung Quốc và Ấn Độ đều coi vùng núi Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ của mình. Đây là khu vực có khả năng xảy ra xung đột.
(*) Máy bay cảnh báo Feier Kang có thể trở tối đa là 17 người, trong đó có một chỉ huy trưởng, 5 nhân viên phụ trách radar, 1 nhân viên phụ trách liên lạc vô tuyến điện, 1 nhân viên thông tin, 1 nhân viên thông tin trợ giúp, 1 nhân viên phụ trách liên kết, 2 nhân viên đảm nhiệm thí nghiệm các thiết bị…

Số liệu máy bay: Sải cánh 44,42 m, thân dài 48,41 m, cao 12,93 m, diện tích cánh 283,4m2. dữ liệu trọng lượng : Trọng lượng rỗng 80.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa là 150.000 kg. Hiệu suất dữ liệu: Tốc độ bay tối đa 880 km / h, tốc độ bay hành trình 780 km / h, tầm bay 8.500 km, thời gian sống tối đa là 12 giờ.


>> Quốc phòng Ấn Độ giảm phụ thuộc vào nước ngoài



Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa công bố chiến lược phát triển quốc phòng, trong đó công bố tài liệu quy định mới về mua sắm vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang.

Những quy định mới này có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Theo đó, mục đích chính của các tài liệu này nhằm phát triển quân đội Ấn Độ từ và giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang từ nước ngoài.

Tài liệu hướng dẫn được ban hành nhằm ưu tiên các đơn đặt hàng cho các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ. Điều này có nghĩa, nếu ngành công nghiệp Ấn Độ có thể tự sản xuất trang bị kỹ thuật cho Bộ Quốc phòng, thì mua việc các đơn đặt hàng và chế tạo sẽ được tiến hành với các đối tác trong nước.

Việc mua sắm vũ khí ở nước ngoài sẽ được thực hiện chỉ khi ngành công nghiệp Ấn Độ là không thể sản xuất được hoặc không thể hoàn thành đúng thời hạn hợp đồng. Việc đánh giá quá trình sản xuất sẽ được thực hiện bởi một ủy ban đặc biệt của Bộ Quốc phòng Ấn Độ.


Tàu sân bay Vikrant của Ấn Độ đang trong giai đoạn hoàn thành.

Chiến lược sản xuất các sản phẩm quốc phòng này cho phép nhập khẩu thêm các thành phần kỹ thuật khác từ nước ngoài nếu cần thiết, bởi lẽ việc sản xuất những linh kiện đắt tiền ở Ấn Độ không phải là vấn đề khả thi. Trong trường hợp đó, các quy tắc trong tài liệu cũng quy định, tất cả các linh kiện nhập khẩu phải được kiểm tra lắp đặt bởi các công ty Ấn Độ.

Để giải quyết các vấn đề khác nhau trong lĩnh vực chế tạo thiết bị quân sự của Ấn Độ, Bộ quốc phòng nước này dự định cho phép các công ty tư nhân tham gia dự thầu cùng với các doanh nghiệp nhà nước. Với quy định mới ban hành của Bộ quốc phòng Ấn Độ, ngay từ bây giờ Bộ quốc phòng sẽ cắt giảm tỷ trọng các mặt hàng quân sự nhập khẩu từ 75% xuống còn 25%.

Công nghiệp hàng hải quân sự đi tiên phong

Ấn Độ đang xây dựng một trung tâm thiết kế, chế tạo tàu cho Hải quân của Ấn Độ. Tổng chi phí dự án ước tính khoảng 6 tỷ rupy (khoảng 133 triệu USD). Ngoài chính phủ và Bộ Quốc phòng Ấn Độ, tham gia dự án còn có các hãng đóng tàu Mazagon Docks và Goa Shipyard, cũng như Bộ Công nghiệp tại thành phố Challiyar, bang Kerala.

Dự kiến, các chuyên gia của trung tâm sẽ thiết kế các loại tàu mới theo yêu cầu của Hải quân Ấn Độ, phụ trách sản xuất các mẫu tàu đầu tiên để thử nghiệm để sau đó chuyển giao cho các hãng đóng tàu khác của Ấn Độ sản xuất hàng loạt.

Tại trung tâm mới cũng sẽ thành lập một cơ sở đào tạo để đào tạo lại cán bộ làm nhiệm vụ thiết kế tàu.

Vào giữa tháng 11/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K.Antony tuyên bố rằng, trong kế hoạch mua sắm vũ khí tương lai, Hải quân Ấn Độ sẽ không nhập khẩu tàu do nước ngoài đóng, mà chỉ mua tàu đóng tại Ấn Độ. Văn bản áp dụng quy định mua sắm mới đầu tiên sẽ là Hải quân Ấn Độ, còn sau đó, hiệu lực của văn bản sẽ được mở rộng sang việc mua sắm quân sự của tất cả các quân-binh chủng.

Theo nguồn tin của hãng DNA cho hay, Ấn Độ đã thực hiện gần xong giai đoạn hai của việc tàu sân bay Vikrant có lượng giãn nước 40.000 tấn. Tàu Vikrant được khởi đóng vào tháng 2/2009 sau khi chính phủ Ấn Độ chuẩn chi kinh phí đóng tàu.

Việc đóng tàu chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 lắp ráp thân tàu, giai đoạn 2 đóng hoàn thiện. Theo thiết kế, tàu sân bay Vikrant có chiều dài 260 m, chiều rộng 60 m. Tàu sử dụng các động cơ LM 2500 của General Electric (Mỹ). Tàu có thể đạt tốc độ đến 28 hải lý/h.

Một cụm tàu sân bay Vikrant sẽ gồm 29 máy bay tiêm kích và 10 trực thăng Ка-31 (Nga) hay Dhruv của hãng HAL (Ấn Độ). Ấn Độ dự kiến đóng tổng cộng 2 tàu sân bay lớp Vikrant. Tàu đầu tiên dự kiến chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ vào năm 2013.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang