Bộ đôi “mắt thần trên không” E-767 và E-2 làm nhiệm vụ canh phòng Senkaku/Điếu Ngư đều có thể phát hiện máy bay Trung Quốc ở cự ly hàng trăm km. >> E2D Hawkeye : Mắt thần trên không của Quân đội Mỹ >> Tìm hiểu 'Thần biển' P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ Trong đó, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không E-767 của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản được nhập khẩu từ công ty Boeing IDS (Mỹ). Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất sử dụng Boeing E-767. Trong đó, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không E-767 của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản được nhập khẩu từ công ty Boeing IDS (Mỹ). Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất sử dụng Boeing E-767. “Trái tim” của Boeing E-767 là hệ thống radar cảnh giới 3 tham số AN/APY-2 với thiết kế anten là “đĩa tròn” được gắn trên lưng chiếc Boeing. Hệ thống radar có khả năng phát hiện mục tiêu máy bay ở tầm xa hơn 320km. Chiếc “đĩa tròn” chứa anten radar đặt trên lưng máy bay có đường kính 9,14m, nó quay với tốc độ 6 vòng/phút khi hoạt động và 0,25 vòng/phút khi radar không hoạt động. Việc vận hành hệ thống trên máy bay giao cho 8-10 sĩ quan điều khiển. Boeing E-767 được thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở máy bay chở khách Boeing 767-200ER trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực CF6-80C2 cho phép đạt tốc độ tối đa khoảng 900km/h, tầm bay 10.000km, trần bay 12,2km. Máy bay có khả năng hoạt động liên tục 9,25 giờ trên không trong bán kính xác định. Về phần máy bay cảnh báo sớm E-2C, hiện Nhật Bản có trong 17 chiếc loại này. Với số lượng đó, đây cũng là loại máy bay cảnh báo đông nhất trong Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF). Những chiếc E-2C làm nhiệm vụ cảnh báo các mối nguy hiểm trên không và cung cấp dữ liệu nhận dạng và vị trí của máy bay địch cho đơn vị tiêm kích làm nhiệm vụ đánh chặn. Nghĩa là, E-2C sẽ giúp Nhật Bản phát hiện sớm máy bay Trung Quốc tiến tới khu vực Senkaku/Điếu Ngư để lên phương án đối phó. E-2C được trang bị hệ thống radar AN/APS-145 với anten AN/APA-171 nằm trong “đĩa tròn” trên lưng máy bay E-2C. Anten khi hoạt động có tốc độ quay 5-6 vòng/phút. Hệ thống radar AN/APS-145 có thể theo dõi hơn 2.000 mục tiêu và chỉ huy đánh chặn 40 mục tiêu. Nó có thể phát hiện máy bay địch ở cự ly hơn 550km. E-2C trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ bay 648km/h, tầm bay khoảng 3.000km, thời gian hoạt động liên tục trên không trong bán kính xác định là 6 giờ. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013
>> 2 mắt thần canh đảo Senkaku của Nhật Bản
Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011
>> Pháp điều tàu sân bay đến Libya
Paris hôm nay điều tàu sân bay Charles de Gaulle để tăng cường lực lượng cho cuộc tấn công chống lực lượng của nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi.
Con tàu hàng đầu của hạm đội hải quân Pháp khởi hành từ cảng hải quân Toulon vào lúc 12h GMT (19h Hà Nội) hôm nay, chở 20 máy bay chiến đấu, hầu hết là Rafale và Super Etendard, cùng các trực thăng chiến đấu và hai máy bay trinh thám loại E-2. Các quan chức Pháp cho hay, tàu sân bay còn cách Libya 24 giờ tàu chạy, tuy nhiên nó cần từ 36 đến 48 giờ để cho máy bay và các thiết bị đổ bộ lên tàu. Teen lwar Tomahawk của Mỹ bắn đi từ ven biển Bahamas nhằm vào Tripoli. Ảnh: AFP Tàu sân bay được ba tàu chiến khác hộ tống, gồm tàu chống tàu ngầm, tàu phòng không và tàu đa nhiệm tàng hình. Ngoài ra còn một tàu tiếp liệu. Toàn bộ nhóm này được bảo vệ bởi một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trong khi đó các máy bay chiến đấu của Pháp tiếp tục quần thảo trên bầu trời Libya, trong chiến dịch can thiệp của liên quân phương tây và một số quốc gia Arập. Các chiến đấu cơ của Pháp tối qua đã thực hiện bốn vụ tấn công xuống lãnh thổ Libya, với mục tiêu phá hủy các chiến xa, xe bọc thép của quân đội trung thành với nhà lãnh đạo chính phủ Libya Gadhafi. Cùng lúc, hơn 110 tên lửa hành trình của Mỹ và Anh từ các tàu chiến xung quanh Libya nã vào thủ đô Tripoli của nước này. Chính quyền Gadhafi cho hay, 48 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào Tripoli. Ông Gadhafi tuyên bố quyết tâm chống lại "cuộc xâm lăng trắng trợn" này, và đe dọa một cuộc chiến kéo dài khắp khu vực Địa trung hải. Hôm nay, tham mưu trưởng quân đội Mỹ Michael Mullen phát biểu khẳng định rằng giai đoạn đầu của chiến dịch quốc tế nhằm áp đặt vùng cấm bay ở Libya đã "thành công". Chiến dịch không kích Libya được Pháp, Anh, Mỹ và các nước đồng minh thực hiện sau khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua một nghị quyết cho phép áp dụng vùng cấm bay trên toàn lãnh thổ Libya, mở đường cho những cuộc không kích. Giai đoạn đầu này của chiến dịch là nhằm tiêu diệt khả năng phòng không của quân đội Libya, sau đó các phi cơ của liên quân sẽ triển khai ngày đêm nhằm đảm bảo không một máy bay quân sự hay dân sự nào của Libya được phép cất cánh nếu không được phép của ủy ban cấm bay. Nga, Trung Quốc, Venezuela đã lên tiếng phản đối hoặc "lấy làm tiếc" về chiến dịch của liên quân do Pháp, Anh và Mỹ đứng đầu chống chính quyền Libya. |
Nhãn:
Charles de Gaulle,
Libya,
Máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C,
Nga,
Paris,
Teen lwar Tomahawk,
Toulon,
tổng thống Lybia Gadhafi,
trung quốc,
Venezuela,
xung đột chính trị
Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011
>> Tàu sân bay thứ hai của Pháp
Dự kiến, năm 2015 tàu sân bay thứ 2 phục vụ hải quân Pháp và trở thành hàng không mẫu hạm lớn nhất nước này.
Boong phóng máy bay của HKMH Porte-Avions (PA2) Hệ thống điều khiển Tàu sân bay thuộc PA2 sẽ được lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc bên trong và ngoài tàu, gồm các tần số HF, UHF và VHF. Bên ngoài tàu có thiết bị kết nối dữ liệu chiến thuật L11, L16 và L22. Các thiết bị đó cho phép việc truyền tải các dữ liệu giữa hệ thống chiến đấu của tàu và trinh sát cơ E-2 diễn ra với tốc độ cao. Đồng thời, các thiết bị kết nối dữ liệu sẽ chịu trách nhiệm phân phối thông tin cho các đơn vị hải quân, máy bay chiến đấu và trực thăng. Ngoài ra, tàu sân bay thuộc PA2 được lắp đặt hệ thống kiểm soát chiến đấu kết hợp (CMS), radar dò tìm trên không Héracles. Cuối cùng là các thiết bị cảm biến hồng ngoại. Máy bay Tàu sân bay thuộc PA2 có khả năng mang được 40 máy bay bao gồm: chiến đấu cơ Rafale, trinh sát cơ E-2 và trực thăng NH-90. Rafale là loại máy bay chiến đấu đa năng, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như tấn công mặt đất và trên biển, không chiến, trinh sát. Rafale mang tối đa 9 tấn vũ khí trên 13 giá treo (phiên bản hải quân) với các loại vũ khí: tên lửa không đối không Mica, Magic, Sidewinder; tên lửa không đối đất Apache, AS30L, ALARM, HARM, Maverick và PGM-100; cuối cùng là tên lửa không đối hải Exocet/AM-39, Pentigum, AGM-84 Harpoon. Máy bay E-2 C được thiết kế với vai trò chủ yếu là cảnh báo sớm trên không, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. NH-90 là trực thăng đa năng được sử dụng để làm nhiều nhiệm vụ như chống hạm, chống ngầm, vận tải và tìm kiếm cứu nạn. Trong nhiệm vụ chiến đấu, NH-90 mang được ngư lôi chống ngầm, tên lửa chống hạm và tên lửa không đối không. Máy bay chiến đấu đa năng Rafale của hải quân Pháp. Máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C. Trực thăng đa năng NH-90. Hệ thống phòng vệ Tàu sân bay thuộc PA2 trang bị hệ thống phòng không MBDA Aster 15. Tên lửa Aster 15 được chứa trong 8 ống phóng Sylver xếp theo phương thẳng đứng. Aster 15 có tầm bắn từ 1,7 km tới 30 km, trần bay 13 km. Tên lửa sử dụng radar chủ động dẫn đường giai đoạn cuối hành trình bay. Tàu còn được vũ trang hệ thống phòng thủ chống ngư lôi và pháo phòng không 20 mm. Tổ hợp tên lửa phòng không MBDA Aster 15 chứa trong các ống phóng thẳng đứng Sylver Động lực của tàu Tàu sân bay thuộc PA2 không sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, thay vào đó là động cơ theo truyền thống. Ban đầu, nhà thiết kế dự định dùng hai động cơ tuốc bin khí MT-30 Roll Royce. Tuy nhiên, tháng 9/2006, hải quân Pháp quyết định chọn loại động cơ mới và hệ thống động lực này sẽ tăng tốc độ của PA2 từ 26 lên 29 hải lý mỗi giờ. Theo đó, DCN Propulsion và Alstom sẽ liên kết với General Electric phát triển thiết kế mới này, động lực của tàu sẽ dựa trên bốn động cơ tuốc bin khí LM2500+G4. Tầm hoạt động của tàu sân bay thuộc PA2 khoảng 10.000 dặm với tốc độ trung bình 15 hải lý mỗi giờ. |
Nhãn:
căn cứ hải quân,
hải quân Pháp,
Máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C,
Máy bay chiến đấu đa năng Rafale,
PA2,
Porte-Avions 2,
Tàu sân bay,
Trực thăng đa năng NH-90
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)