- (VietnamDefence)Sau khi hoàn tất các thử nghiệm toàn diện tại các trường thử ở khu vực Baltyisk, 2 tàu Gepard-3.9 của Hải quân Việt nam sẽ lên đường về địa bàn hoạt động ở Đông Nam Á, ven bờ biển Việt Nam
Frigate lớp Gepard-3.9 của ZPKB là bước phát triển tiếp theo của lớp tàu tuần tiễu Projekt 11661 vốn đang được đóng cho Hải quân Nga. Bệ mang cơ sở này còn là cơ sở để chế tạo một loạt thiết kế tàu frigate và tàu tuần tra ngoài khơi (OPV), hợp thành họ tàu Gepard.
Frigate Gepard-3.9 dùng để tác chiến chống mục tiêu trên biển, trên bờ và trên không, trong đó có các mục tiêu bay thấp.
Hệ thống động lực kết hợp diesel-turbine khí lắp theo sơ đồ CODAG, có tổng công suất 20.000 mã lực, cho phép đạt tốc độ toàn phần 28 hải lý/h khi dùng động cơ turbine khí, và khi dùng các động cơ diesel với tốc độ tiết kiệm 10 hải lý/h có thể hành trình 5.000 hải lý. Thời gian hoạt động độc lập 20 ngày đêm.
Khi Gepard-3.9 tại triển lãm Euronaval 2010, Tổng giám đốc ZPKB Leonid Sharapov nhấn mạnh cách bố trí trực thăng độc đáo trên tàu. Ngoài sân cất/hạ cánh, trên tàu còn có nơi trú ẩn cho trực thăng.
Trực thăng được đẩy và khoảng trống giữa các vách ở phần đuôi phần thượng tầng và khi cần có thể che chắn bằng vải bạt. Nghĩa là không cần phải có 1 hăng-ga cồng kềnh.
|
Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011
>> Gepard-3.9 chuẩn bị vào biên chế chiến đấu của Hải quân Việt Nam
>> Đại chiến Mỹ-Trung 2015: Một kịch bản
- (VietnamDefence) Bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm đánh chiếm Đài Loan sẽ khơi ngòi cho cuộc đối đầu với Hải quân và Không quân Mỹ. Mỹ đã chuẩn bị để đối phó với mối đe dọa đang gia tăng này chưa?
Ngày 9.8.2015: 4 giờ 00
Cuộc chiến giành Đài Loan mở màn lúc sáng sớm. Không hề có các cuộc pháo kích của hải quân hay các làn sóng máy bay ném bom: Đó là cách mà các cuộc chiến ở Thái Bình Dương được tiến hành 70 năm trước. Thay vào đó, 1.200 tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn bay lên từ các xe hạng nặng trên đại lục Trung Quốc.
Mạng lưới phòng không khiêm tốn của Đài Loan - đó là các tên lửa đánh chặn I-Hawk và Patriot được triển khai tản mạn - khai hỏa bắn vào vào mấy chục đầu đạn đang lao đến. Đó là một hành động vô ích. Cuộc tập kích ồ ạt áp đảo các lực lượng phòng không khi hàng trăm đầu đạn tên lửa làm nổ tung các căn cứ quân sự và sân bay. Không quân Đài Loan bị ghìm chặt dưới đất, và nếu Trung Quốc duy trì được ưu thế trên không trên eo biển Đài Loan, họ có thể phát động một cuộc tấn công. Binh sĩ Đài Loan được động viên tập trung tại Đài Bắc và chiếm lĩnh các vị trí trên các bãi biển đối diện Trung Quốc, chỉ cách 100 hải lý về phía Tây. Song họ biết điều thế giới biết: Đây không còn là cuộc chiến đấu của Đài Loan. Đó là trận đánh giữa một siêu cường già cỗi và một siêu cường mới. Kể từ năm 1949, khi các lực lượng quốc dân đảng thoái lui ra Đài Loan sau chiến thắng của quân đội cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Hoa, Bắc Kinh đã coi hòn đảo này là một tỉnh phản loạn của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Lúc này, năm 2015, chỉ có Mỹ có thể mang lại cho Đài Loan sự bảo vệ trước các máy bay chiến đấu và hạm đội tấn côngcủa Trung Quốc.
Tàu sân bay ở gần nhất là USS Nimitz, tàu này vừa rời cảng Yokosuka trên vịnh Tokyo, Nhật Bản khi các quả tên lửa rơi xuống Đài Loan. Mặc dù Bắc Kinh đã hứa tấn công bất kỳ kẻ nào can thiệp vào “chiến dịnh an ninh nội địa” này, Tổng thống Mỹ vẫn hạ lệnh cho tàu Nimitz và lực lượng hộ tống tiến đến eo biển Đài Loan. Cụm tàu sân bay chiến đấu Nimitz cần ít nhất 2 ngày để tàu sân bay đến được eo biển, cách 1.300 hải lý về phía Tây Nam. Cụm tàu sân bay khác ở gần nhất là ở Trân Châu cảng, cách đó 6 ngày đường.
Cho đến khi tàu Nimitz đến được, nhiệm vụ bảo vệ hòn đảo phải do căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa, Nhật Bản, cách Đài Loan 400 hải lý về phía Đông Bắc.
Lúc 5 giờ 15, các phi công Không quân Mỹ cất cánh trên 40 máy bay tiêm kích F-15E để tiến hành tuần tra chiến đấu bên trên đảo Đài Loan. Một nửa số máy bay đó đã ở trên không khi căn cứ Kadena bị tấn công. Trước hết, những thông điệp hỏng hóc bắt đầu xuất hiện trên các màn hình máy tính. Các hệ thống phòng không hiện đại chia sẻ thông tin từ các sensor (phương tiện phát hiện) và dữ liệu mục tiêu để phối hợp hiệp đồng tốt hơn, nhưng kết nối này sắp trở nên khó khăn. Một đội quân hacker hoạt động trên khắp Trung Quốc đang công phá các mạng máy tính của căn cứ làm tê liệt các đường kết nối với các các màn hình số của các trắc thủ radar đang chập chờn và nhiễu loạn bằng các dữ liệu giả và mâu thuẫn.
Tiếp đó, các vệ tinh báo động sớm phát hiện luồng phụt hồng ngoại của 25 tên lửa đường đạn phóng từ Hoa lục. 5 quả nổ tung trên quỹ đạo xé nhỏ các vệ tinh thông tin và chụp ảnh của Mỹ. Tuy cả Mỹ và Trung Quốc đã bắn rơi các vệ tinh trong các cuộc thử nghiệm, song đây là lần đầu tiên bùng nổ chiến tranh nóng trong vũ trụ và nó làm mù một phần các lực lượng Mỹ.
20 quả tên lửa còn lại quay về khí quyển bên trên đảo Okinawa. Các đại đội tên lửa Patriot của căn cứ Kadena khai hỏa phóng tên lửa chặn đánh, nhưng chúng đã mất kết nối mạng và hoạt động hỗn loạn - 10 quả tên lửa Trung Quốc đã bị bắn trúng bởi nhiều tên lửa đánh chặn, nhưng một số lượng tên lửa Trung Quốc như thế đã lọt qua màn chắn phòng thủ và tấn công Kadena.
Một số đầu đạn dẫn bằng GPS có chứa các bom con cày nát 2 đường băng của căn cứ. Các đầu đạn khác nổ tung bên trên căn cắt, tàn phá các doanh trại, các anten radar và các hăng-ga. Kadena chưa bị hủy diệt, nhưng cho đến khi các đường băng được khôi phục, nó vẫn đứng ngoài cuộc chiến. Các máy bay F-15 trên đường bay đến Đài Loan phải quay về Guam, cách đó 1.300 hải lý về phía Đông Nam - chúng có đủ tầm bay đến bay đến căn cứ ở đó, song chỉ có Kadena là đủ gần để tiến hành các phi vụ tuần tra chiến đấu hiệu quả. Các máy bay tàng hình F-22 đóng tại căn cứ không quân Hickam, Hawaii, lúc nay cũng không thể hạ cánh xuống các đường băn bị cày nát của căn cứ để chi viện cho các máy bay F-15. Trong khi lực lượng của căn cứ Kadena bị loại khỏi vòng chiến, tàu sân bay Nimitz và đội tàu hộ tống gồm 8 tàu, trong đó có các tàu khu trục tên lửa Aegis và 2 tàu ngầm đang hết tốc lực lao đến một kẻ thù sở hữu một trong những hạm đội tàu ngầm và kho tên lửa chống hạm phóng từ mặt đất, trên không và trên biển lớn nhất thế giới. Khoảng 8 giờ sau cuộc tập kích ồ ạt Đài Loan, tiếng còi điện bắt đầu vâng lên ầm ĩ trên boong tàu Nimitz và các tàu hộ tống của nó. Trên trời xuất hiện nhiều tên lửa hơn nữa, lần này lao thẳng đến cụm tàu sân bay. Eo biển Đài Loan vẫn còn cách đó hơn 1.000 hải lý, nhưng chiến tranh đã đến với tàu Nimitz. Bay sát mặt biển Thái Bình Dương là 4 tên lửa siêu âm bay nhanh hơn tiếng gầm rú của chính chúng.
Những cơ hội để một cuộc chiến Trung-Mỹ không xảy ra vào năm 2015 hoặc bất kỳ thời điểm nào khác
Trong những hoàn cảnh bình thường, một cuộc chiến giành Đài Loan đơn thuần là quá đắt đỏ để cả hai bên phát động, nhất là khi có cả nguy cơ leo thang hạt nhân. Nhưng hoàn cảnh thì không phải lúc nào cũng bình thường.
“Tôi thường bị chỉ trích vì nói điều đó, song tôi nghĩ Bắc Kinh có khả năng hành động một cách bất hợp lý khi có liên quan đến Đài Loan”, Chuẩn đô đốc (về hưu) Eric McVadon, người từng là tùy viên hải quân ở Bắc Kinh và hiện là cố vấn cao cấp về nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương của Viện Phân tích chính sách đối ngoại (Institute for Foreign Policy Analysis) ở Cambridge, Massachusetts, cho biết. “Họ bị ám ảnh bởi Đài Loan. Trong một ngày nào đó, hoàn toàn có thể để người ta đứng quanh một cái bàn trong bộ chính trị ở Bắc Kinh, và ai đó làm cho quả bóng lăn. Và khi nó dừng lại, chúng ta đã có mặt trong một cuộc chiến”.
Yếu tố quyết định có thể là bất cứ điều gì, từ sự bất ổn ở các tỉnh nông thôn ngày càng bất trị của Trung Quốc cho đến chủ nghĩa dân tộc Đài Loan hung hăng và to tiếng. Tuy vậy, giống như nhiều trò chơi chiến tranh của Lầu Năm góc, cuộc xung đột tưởng tượng này không liên quan đến các hành động chính trị tiềm tàng mà thay vào đó là liên quan đến việc đánh giá các khả năng quân sự của Trung Quốc. Kịch bản dựa trên các phân tích bởi các tổ chức nghiên cứu dân sự, trong đó có RAND Corp., các sách trắng quốc phòng và các cuộc phỏng vấn các quan chức cao cấp Lầu Năm góc.
Nguy cơ của một cuộc chiến có thể còn xa xôi, song chiến lược của Trung Quốc nhằm ngăn chặn Mỹ tiếp cận các chiến trường gần bờ biển Trung Quốc - và những vũ khí để làm được việc đó - chắn chắn đã có.
Kể từ cuộc chiến Vùng Vịnh, quân đội Trung Quốc đã chuyển từ việc nghiên cứu học thuật cách thức đánh bại các tàu sân bay Mỹ trên các biển Hoa Đông và Biển Đông sang mua sắm và chế tạo các vũ khí để biến kế hoạch đó thành một hiện thực chiến lược. Đây không phải là việc xây dựng quân đội thời chiến tranh lạnh nhằm phát động hoặc răn đe, ngăn chặn một cuộc chiến hủy diệt cuối cùng. Đó là một lực lượng xây dựng để chiến thắng một cuộc chiến tranh cục bộ hạn chế, ví dụ để buộc Mỹ đứng đủ xa để Trung Quốc chiến thắng Đài Loan.
Kinh tế Trung Quốc phát triển bùng nổ đã cho phép quân đội nước này nhanh chóng mở rộng kho tên lửa hành trình nhằm vào Đài Loan, và các tên lửa đường đạn nhiều tầng có tầm đủ để tấn công phần lớn châu Á. Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng đã mua các tàu ngầm, trong đó có ít nhất 12 tàu ngầm điện-diesel siêu êm mua từ Nga và đang phát triển một đội máy bay chiến đấu lớn.
Nhưng vũ khí mới nguy hiểm nhất của Trung Quốc có thể là tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM),được thiết kế chuyên để tấn công tàu sân bay đang di chuyển.
Mỹ có 11 tàu sân bay. Để giành thắng lợi trong một cuộc xung đột tương lai, Trung Quốc sẽ không phải tiêu diệt tất cả số đó, mà chỉ cần vài chiếc có khả năng xuất hiện để phản ứng với hoạt động chiến sự ở ngoài khơi bờ biển Trung Quốc.
Các quan chức lãnh đạo cao cấp Lầu Năm góc đang trở nên lo lắng hơn về kho vũ khí của Trung Quốc. Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương đã nói với Quốc hội Mỹ hồi tháng 3.2010 rằng, “Những tiến bộ tiếp tục của quân đội Trung Quốc xác nhận xu hướng làm thay đổi sự cân bằng quân sự xuyên eo biển có lợi cho Bắc Kinh”.
Tháng 6.2010, phát biểu tại Hội châu Á tại Washington, Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đã nói thêm rằng, ông đã “chuyển từ tò mò đến thực sự lo ngại” về sự tăng cường quân sự của Trung Quốc.
Một người có khả năng đối mặt người Trung Quốc trong chiến đấu là Đô đốc Patrick Walsh, Tư lệnh đương nhiệm của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, coi việc chuẩn bị là một cách để tránh cuộc chiến đấu trong tương lai.
“Khi chúng ta thấy những tiến triển này, như ASBM, chúng là những tiến triển công nghệ mà chúng ta tôn trọng, song không nên sợ hãi”, ông Walsh nói. “Yếu tố then chốt của bất kỳ chiến lược răn đe nào là làm rõ với những người có khả năng sử dụng những phương tiện công nghệ đó rằng, chúng ta có những phương tiện để chống lại nó và duy trì ưu thế công nghệ”.
Ngay lúc này, dường như người Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang mới. Khi RAND đưa ra báo cáo năm 2000 mô tả hậu quả tiềm tàng của một cuộc xung đột Trung-Mỹ xung quanh Đài Loan, Mỹ đã giành chiến thắng trong cuộc chiến một cách ngon lành.
9 năm sau, tổ chức nghiên cứu này xem xét lại bản phân tích của mình, có tính đến lực lượng không quân được nâng cấp của Bắc Kinh, việc họ đặt trọng tâm vào chiến tranh điều khiển học và khả năng sử dụng tên lửa đường đạn để loại khỏi vòng chiến các vệ tinh của Mỹ.
Kết luận mới của RAND là: Mỹ cuối cùng có thể thất bại trong cuộc chiến tranh không quân và một cuộc xung đột tổng lực có thể sẽ khó khăn hơn và đắt đỏ hơn nhiều người tưởng tượng.
(Sưu tầm VietnamDefence)
|
Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2009
Ngày Mưa...
![]() Lại mưa rồi ... |
Thứ Năm, 7 tháng 5, 2009
All Out Of Love
![]() All Out Of Love |
Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009
Tại sao Hoàng Sa ???
![]()
Chỉ còn 10 ngày nữa thôi là tới lễ kỉ niệm chiến thắng 30/4, ngày mà đất nước Việt Nam chúng ta non sông Bắc Nam thống nhất một nhà !!!
|
Thứ Tư, 8 tháng 4, 2009
Tháng Tư Về
|
Thứ Năm, 19 tháng 3, 2009
Điều Học Từ Cuộc Sống
Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi không thể bắt người khác yêu mến mình, tất cả những điều tôi có thể lảm là cố gắng trở thành một người đáng được yêu mến ... Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi có thể đúng khi giận giữ ai đó nhưng không thể chấp nhận bất cứ lý do nào cho việc tôi biến thành một kẻ tàn nhẫn với người khác .... Tôi đã học được từ cuộc sống: cho dù bạn bè tôi tốt như thế nào cũng sẽ có lúc họ làm tôi bị tổn thương và tôi phải biết tha thứ cho điều đó ... Tôi đã học được từ cuộc sống: trước khi muốn tha thứ cho người khác, tôi phải tập tha thứ cho chínn bản thân mình ... Tôi đã học được từ cuộc sống: khi một người không yêu mến tôi như tôi như tôi mong muốn, không có nghĩa là họ không yêu mến tôi hết lòng... Tôi đã học được từ cuộc sống: mình phải mất nhiều năm để tạo lòng tin nơi người khác nhưng lại có thể đánh mất nó chỉ trong một giây ... Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi phải luôn cẩn trọng vì những lỗi lầm tôi gây ra trong một khoảnh khắc, có thể làm tôi hối hận cả một đời ...
Khi bạn yêu ai đó : đừng viết tên người đó vào trái tim mà viết vào một vòng tròn. Bởi vì vòng tròn không có điểm đầu và không có điểm cuối. Bạn không hề biết tình yêu bắt đầu từ khi nào & tốt nhất là không có điểm kết thúc ! |
Thứ Năm, 12 tháng 3, 2009
Thư Cho Em Iu
Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2009
HappyWomen'sDay
![]() Hoa và Mỹ nhân |
Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2009
I Belive In Myself
Thứ Ba, 23 tháng 12, 2008
Merry Chirstmas !
Thứ Năm, 18 tháng 12, 2008
Một Lần & Mãi Mãi
Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2008
Bao giờ mới có bạn gái đây?
Năm mình học lớp một, mình xinh trai nhất lớp. Lúc này đã biết phân loại con trai và con gái. Nhưng khi đó với mình con gái vẫn là sinh vật rắc rối, thường xuyên khóc nhè và hay nhún chân khi hát tốp ca - ghét! Năm lên lớp hai, mình xinh trai thứ nhì lớp. Thằng được coi là xinh trai nhất lớp theo mình thì ẻo lả, trắng như cục bột và chỉ có thể từ trường về nhà nếu được bố mẹ đón. Mặc kệ! Mình chẳng care con gái trong lớp, mình mơ chị Hằng liên đội phó xinh gái nhất trường. Thích nhất là lúc đầu giờ cả trường tập thể dục, chị ý đánh trống. Lúc hát Quốc ca thì chị ý bắt nhịp cho cả trường hát, tay thì kéo cờ. Tóm lại ở trong trường chị ý có địa vị, xinh đẹp, biết hát, lại biết làm việc thành thạo với trống và cờ. Năm lớp năm. Ngoài mình ra cũng có nhiều thằng xinh trai trong lớp (chúng nó ở đâu chui ra thế nhỉ?). Mình không còn đứng thứ nhì nữa, nhưng cũng chẳng quan trọng. Điều quan trọng là chị Hằng Liên đội phó đã chuyển trường. Mình cũng hiểu ra rằng dù chị ý không chuyển trường thì cũng ngoài tầm với. Mình chuyển sang quan tâm đến em Diệp lớp phó phụ trách học tập kiêm quản ca. Diệp cũng có chức sắc, hát cũng hay, lại học cùng lớp với mình. Diệp thích ăn xí muội Thái, nhưng kệ thôi, Diệp thích thì Diệp bảo bố mẹ mua cho! Năm lớp bảy. Mình bớt xinh trai dần, cũng chẳng quan trọng. Quan trọng là có vẻ mình chậm lớn hơn các bạn cùng lớp. Tình hình cũng không tệ lắm vì nói chung tầm tuổi này con trai nhỏ người hơn con gái. Diệp có vẻ gắn bó với Hoàng - Chi đội trưởng. Hai đứa học nhóm với nhau suốt ngày, mình thừa biết không phải lúc nào Hoàng đến nhà Diệp cũng chỉ để học nhóm. Nhà mình gần nhà Hoàng, mình sẽ mách bố mẹ nó. Còn Diệp, nếu cần mình có thể nhịn ăn sáng mua xí muội Thái cho Diệp gặm chơi! Năm lớp Chín. Mình còi nhất lớp, cũng không biết mình xinh trai đứng thứ mấy trong lớp vì đã lâu không thấy ai khen. Đếch cần khen luôn! Hai năm nay Diệp và Hoàng đi học bằng một xe đạp. Bố mẹ Hoàng quản lý con kiểu gì thế không biết? Ứ quan tâm luôn! Thực ra yêu cán bộ lớp có gì hay ho nhỉ? Em Hiền Anh cũng xinh đấy chứ, lại hay cho mình mượn bút. Mấy lần nghỉ ốm toàn em ý chép bài cho, còn mang vở qua tận nhà. 3 năm cấp 3. Mình vẫn còi như thế thôi (không còi hơn đâu nhá!), nhan sắc có vẻ tệ hơn vì mầm tình tua tủa trên mặt. Hiền Anh không thi cùng trường với mình. Năm cuối cấp chia tay chỉ đề nghị mình ghi vài dòng trong lưu bút. Con gái cấp ba dữ quá, toàn kết bạn với con trai ở ngoài trường. Mấy thằng mặt già như rễ cây, chạy xe hai kỳ đến cổng trường đón bạn gái nẹt pô ầm ĩ. Bụt chùa nhà không thiêng mà! Bây giờ mình chỉ mơ có Hiền Anh để đi học cùng, mình có bao nhiêu chuyện để kể nhá, mà cũng thích nghe Hiền Anh kể chuyện nữa cơ. Đại học. Nhan sắc của mình bị thời gian, khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa ở VN và sự thờ ơ của nữ giới tàn phá không nương tay. Có thằng bạn thân mô tả: “Mặt mày nhìn kỹ lộ rõ cả đầu lâu”. Bây giờ mà có bạn gái thân thì tốt quá! Chẳng cần xinh đâu, tính tình hiền hậu là được, quan trọng là chịu kết bạn với mình. Sớm hôm đi về lẻ bóng buồn quá ai ơi. Nhanh lên không ra trường mất rồi! Ra trường. Đi làm chỗ này chỗ nọ, chẳng có đồng nghiệp nữ nào thèm liếc. Soi gương thấy mình giống cái điện thoại đời cổ, vỏ xước phím lô, sóng chập chờn pin 1 vạch, thi thoảng lại sụt nguồn. Nói thế nhưng vẫn thèm có bạn gái, xinh thì không dám mơ rồi, ngay cả hiền hậu cũng không cần nốt. Cứ là con gái, mình mẩy tóc tai tứ chi đủ cả là phải lòng ngay. Up to now. Mình đã quên hẳn thói quen soi gương mỗi buổi sáng. Việt Nam có 2 nhân vật xấu xí nhất trong lịch sử văn học là Trương Chi và Sọ Dừa, 2 vị này nhất định sẽ bớt mặc cảm nếu sống cùng thời với mình. Hy vọng có bạn gái hơi bị mong manh, giống như xem đá bóng, đội nhà bị dẫn trước 3 trái không gỡ, hiện giờ là phút bù giờ thứ 4 của hiệp 2. Thằng bạn thân (lại 1 thằng bạn thân) góp ý chân tình: “Mày hiện giờ không còn quyền đặt tiêu chuẩn bạn gái đâu. Cứ là con gái, trời mưa biết chạy vào nhà là được!” Ừa nhỉ, tao cũng có cần gì cao xa đâu, trời mưa biết chạy vào nhà là được. Ví dụ trời mưa không vào nhà mà cứ đứng giữa sân ngửa mặt lên cười tao cũng OK, tao sẽ ra sân đứng cạnh cô ấy, 2 đứa nắm tay nhau... cười. Vnexpress.net
|
Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2008
The day without You
13h 34 phút |
Thứ Tư, 10 tháng 12, 2008
Em sẽ hiểu ...
Song : Lệ Đêm Em à ! anh biết giờ này em đã chìm trong giấc ngủ rồi, *** ***
Gửi một người... Giờ đây khi ngồi viết những dòng chữ này là mình đã phải chấp nhận rằng người ấy đã không còn bên mình nữa,và từ nay cho dù có bước đi cùng 1 hướng nhưng cũng chỉ mãi là bước trên hai con đường song song nhau và chẳng bao giờ đến chung một đích ! |
Thứ Tư, 26 tháng 11, 2008
Ngày khóc trong mưa...
Ngày Khóc Trong Mưa... Bầu trời màu xám lạnh không phải là một điều gì qua bất thường đối với cô gái mang bó hoa màu trắng. Gió vi vút đâu đó trên tán cây. Chuông cửa leng keng. Ông chủ quán mỉm cười: “Cô lại đến!”. Cô gái mang bó hoa màu trắng đến ngồi bên cạnh tấm kính lớn nhìn ra phía bên kia đường. Quán vắng ấm áp ánh nến vàng và nhạt không màu nắng, có tối đi vì bầu trời hắt ánh bình minh không tươi tỉnh vào. Những ngày này rất lạnh. Cô gái ắt hẳn cũng biết được điều đó. Bộ quần áo màu đen cô đang mặc không làm cô trở thành một thiếu phụ già nua. Tóc đen xõa dài ngang vai, cô đưa đôi mắt màu xanh ngọc lên nền trời đồng, thầm nói: “Mưa đi!” Ông chủ quán với cái mặt hình tròn đầy đặn mang đến cốc cà phê bốc khói “Đây là cà phê của cô…” và đặt trên phần bàn đối diện cô một cốc cà phê bốc khói khác: “Đây là cà phê cho anh.” “Cảm ơn ...” Ông chủ quán cầm cái khay nhôm nhấp nhoáng tròn như khuôn mặt mình khẽ cúi đầu chào cô rồi đi, cũng không quên nở một nụ cười ngụ ý: “Cô biết là cô không cần phải cảm ơn như thế mà!” Cô gái chống cằm đưa ánh mắt ánh ngọc xa xăm sang phía bên kia đường. Có một ngọn đồi nhỏ, hình như chỉ là một gợn đất lên thế, người ta thường gọi là gì nhỉ? À, gò đất! Trên gò đất đó có một bóng cây cổ thụ. Và bên cạnh cây cổ thụ… ![]() Một ngày mưa... Cà phê nhanh chóng không tiếp tục nhả những lọn khói màu trong đặc lên trước mắt, cũng cạn dần theo nhịp thời gian tưởng chừng chậm chạp. Cô gái lấy động tác đưa cốc cà phê lên miệng và uống từng chút từng chút như một hành động vô thức. Mắt nhìn vào khoảng không đờ đẫn đâu đó, nghe buồn thảm như khi nghe một tiếng quạ kêu giữa chiều mùa đông. Ngày mưa có bao giờ là ngày vui? Bắt đầu có những hạt nước bám vào tấm kính trước mặt cô. Trời đã đổ mưa. Cô gái mang bó hoa màu trắng đứng lên, một bàn tay mang theo cốc cà phê phía đối diện ra phía cửa, không quên ngoái nhìn và cúi chào trước nụ cười của ông chủ quán. Cô gái mang bó hoa màu trắng đi về phía bên kia đường. Cổng sắt kêu lên như lạnh. Cây cổ thụ chẳng có vẻ già đi, cũng không thể trẻ thêm, chỉ thấy lá đang đỏ lên dưới chân cô gái và cành vẫn khẳng khiu vươn dài như những ngón tay thiếu nữ đã chết. Cốc cà phê trên tay cô cũng đã nguội. Và bên cạnh cây cổ thụ là một cây thánh giá. Mưa vẫn đang phủ lên cô, cốc cà phê, cây cổ thụ và cây thánh giá. Cô gái chậm rãi nghiêng cốc cà phê, nhấp một ngụm thấy đắng đắng, mà lâng lâng; rồi sau đó cho cà phê chảy từ trên đỉnh cây thánh giá đến vơi nửa cốc, nửa cốc còn lại cô rải trên cỏ, phần cỏ ngay sau cây thánh giá. Hôn lên chiếc nhẫn trên ngón áp út bàn tay phải. Thì thầm… “Những ngày mưa thế này, chẳng ai biết là em rất nhớ anh.” “Em nhớ anh lắm!” ... cô đến và thả hồn theo mưa. Cô xoay người, vung tay ném mạnh chiếc cốc thủy tinh vào thân cây cổ thụ. Tiếng thủy tinh vỡ òa trong tiếng mưa ướt át. Chiếc cốc vỡ hằn lên trên nét sần sùi thân cây cổ thụ một vết rách. Nếu tìm quanh đó, hẳn thế nào người ta cũng tìm ra bảy vết rách khác như thế. Cô gái trong bộ quần áo đen mảnh khảnh bước đi không run rẩy qua những ngôi mộ không người quen, đẩy cổng nghĩa trang hoen rỉ kêu lên như run rẩy, bước sang bên kia đường. Tiếng chuông lại leng keng, không gian ấm áp ánh nến vàng nồng lại hiện ra, ông chủ quán nhìn cô tóc đẫm nước, đôi mắt tròn mở to vẻ gì đó vừa thương, vừa cảm thông, vừa day dứt… “Chào bác cháu về.” Ông chủ quán khẽ gật đầu. Sau tiếng chuông cửa leng keng, ông biết cô gái đã bước ra ngoài mưa, nhắm mắt thầm cảm ơn con trai đã yêu người con gái như thế. … Nước mưa thấm đẫm hàng lông mi trên ánh mắt màu ngọc. Phố lạnh chỉ mình cô đi, gió bấc mưa phùn. “Nếu tai nạn đó là không thật, ngày hôm nay của bảy năm trước, em đang được anh cầu hôn…” “Em nhớ anh, nhiều lắm” |