Việc tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp địa chấn tàu Bình Minh 02 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến không chỉ chính quyền và người dân Việt Nam mạnh mẽ lên tiếng, mà báo chí quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực cũng đặc biệt quan tâm. Hãng tin AFP bình luận: "Việc Trung Quốc ngày càng lấn lướt trong việc giành quyền quyết định ở biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng với các nước khác trong khu vực, cũng như với Mỹ." Trong khi đó, BBC đưa tin: "Cuộc gây hấn mới nhất liên quan đến tàu hải giám Trung Quốc xảy ra ở 120 km ngoài khơi bờ biển phía Nam Trung Việt Nam, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 600km về phía Nam." Tàu hải giám Trung Quốc Hãng Reuters cũng xác nhận, vụ việc xảy ra trong khu vực lô 148, cách bờ biển Nam Trung Bộ của Việt Nam 80 hải lý tính từ thành phố biển Nha Trang (quy định về chiều rộng vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật biển LHQ 1982 là 200 hải lý tính từ đường cơ sở - ND). Cũng trên BBC, một nhà nghiên cứu chủ đề an ninh hàng hải khu vực, Th.S Iskander Rehman phân tích: "Sự kiện mới rồi dường như khá nhất quán với cách ứng xử gần đây của Trung Quốc tại các vùng Biển Đông và Đông Hải, theo đó Bắc Kinh thường sử dụng cả hai biện pháp là cưỡng ép về ngoại giao và ra dấu hiệu mạnh mẽ về quân sự để khẳng định chủ quyền. Cách ứng xử này đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật và Philippines. Cần chú ý rằng cách tiếp cận của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển không chỉ mạnh bạo hơn mà còn trở nên đa dạng hơn trước. Đụng độ trên biển mức độ nhỏ chỉ là một trong các biện pháp mà Bắc Kinh đang sử dụng nhằm củng cố chủ quyền trên các đảo đá và bãi cạn tại Biển Đông, vốn được cho là giàu khoáng sản. Một biện pháp khác là phát tín hiệu quân sự như tổ chức tập trận và tăng cường tuần tra ngoài khơi gần các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là biện pháp chúng ta thấy được sử dụng ngày càng nhiều trong thời gian gần đây. Cáp địa chấn tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám TQ cắt ngay trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam Các hình thức khiêu khích này thường được thực hiện cùng điều mà các nhà phân tích chiến lược Trung Quốc gọi là 'chiến tranh pháp lý', tức người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc mang một số điều đã được công nhận trong luật biển quốc tế ra công khai tranh cãi về khía cạnh pháp lý." Tờ BangkokPost bình luận: "Tuần trước, Việt Nam phát hiện ra cáp địa chấn của một tàu thăm dò dầu khí đã bị cắt ở khu vực lô 148, ngay 120km ngoài khơi biển Nam Trung Bộ của Việt Nam, tức chỉ 1/5 so với khoảng cách từ Trung Quốc." Tờ báo này nhấn mạnh: "Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã có những nỗ lực nhưng không mấy hiệu quả trong suốt 9 năm qua để đàm phán với Trung Quốc về vấn đề này, với mục đích đưa ra một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông." [VTC news] |
Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011
>> Báo chí nước ngoài: "Trung Quốc ngày càng lấn lướt"
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét