Sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc đang khiến các bên tranh chấp Biển Đông hết sức lo ngại. Tập hợp liên minh ASEAN, tìm đối trọng cân bằng sức mạnh sẽ là một trong những chính sách mà các quốc gia tranh chấp với Trung Quốc lựa chọn. Trung Quốc đang đẩy ASEAN vào vòng tay Mỹ Vấn đề các đảo tranh chấp ở Biển Đông luôn là yếu tố gây bất ổn nghiêm trọng trong khu vực. Cách đây chưa lâu, Philíppin và sau đó là Việt Nam đã gửi Liên hợp quốc công hàm chính thức, khẳng định chủ quyền của nước mình đối với quần đảo Trường Sa. Đó là phản ứng trước việc Bắc Kinh công bố vùng lợi ích của họ bao trùm gần như toàn bộ lãnh thổ vùng biển Đông có trữ lượng dầu khí dồi dào và tài nguyên sinh vật biển rất phong phú. Manila có động thái trên sau khi các tàu hải quân Trung Quốc uy hiếp tàu của Philippin đang tiến hành thăm dò dầu khí trong khu vực tranh chấp. Bắc Kinh không tỏ thái độ gì trước phản đối chính thức của Philíppin và mấy ngày sau công bố lệnh cấm đánh cá tại một số khu vực vùng biển có những quần đảo tranh chấp. Hà Nội không chấp nhận lệnh cấm này và xem văn bản như là sự vi phạm trắng trợn tới toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và chủ quyền của quốc gia trên các quần đảo và đặc khu kinh tế biển độc quyền xung quanh. Các nước trong khu vực đang cố gắng giảm độ gay gắt của vấn đề. Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử trong vùng biển Đông, theo đó quy định về sự sẵn sàng từ bỏ đối đầu và giải quyết vấn đề quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuần túy bằng con đường ngoại giao. Văn kiện ghi nhận sự cần thiết hoạch định một cơ chế giải quyết tranh chấp lãnh thổ, để quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như các vùng biển xung quanh trở thành “khu vực của hòa bình và hợp tác”. Ông Vasily Mikheev, Phó Giám đốc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, cho rằng cuộc tranh chấp xung quanh các quần đảo trên Biển Đông cần và có thể giải quyết bằng nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Ông Mikheev nói: “Trung Quốc và ASEAN đã có thỏa thuận cơ bản về cùng chung sử dụng các quần đảo này, về việc tại đây là khu vực phi hạt nhân, khu vực hòa bình... Đó là Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông. Nhưng thỏa thuận này mang tính chất văn kiện khung, chỉ xác định những nguyên tắc quan hệ cơ bản. Nhiệm vụ giờ đây là phải làm thế nào để biến thỏa thuận này thành cơ chế hành động thực tiễn, không chia rẽ mà liên kết các quốc gia lại với nhau. Xét trên những tác động tiêu cực thể hiện qua tất cả các động thái ngoại giao thời gian gần đây, tôi cho rằng rằng ban lãnh đạo các nước tuyên bố tham vọng chủ quyền với các quần đảo này cần suy nghĩ kỹ lưỡng, có thái độ tiếp cận nghiêm túc hơn với vấn đề, để biến thỏa thuận khung thành những bước đi thực tế”. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc tỏ ra không vội gì tuân thủ tinh thần và văn bản của Tuyên bố. Các tàu hải giám Trung Quốc tiến hành tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa, chiếm tàu đánh cá của Việt Nam và lấy đi các thiết bị đánh bắt hải sản của ngư dân Việt Nam. Bằng hành động cứng rắn ngang nhiên của mình, Trung Quốc thực sự đang buộc các nước láng giềng phải tìm kiếm một đối trọng để cân bằng với thế lực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực. Trong cuộc tìm kiếm đó, các nước ASEAN đang thể hiện mong muốn Mỹ không chỉ duy trì mà còn tăng thêm sự hiện diện tại khu vực. Nguyện vọng đó hiển nhiên được Oasinhtơn hoan nghênh. Năm ngoái, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nói nước Mỹ có “lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải và sự tôn trọng pháp quyền quốc tế tại khu vực Biển Đông”. ASEAN hy vọng rằng đến năm 2012, mốc đánh dấu 45 năm thành lập tổ chức - sẽ ký kết được Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Luật phải mang tính bắt buộc đối với tất cả các quốc gia trong khu vực. Nếu mục tiêu này trở thành hiện thực, thì Biển Đông sẽ có thể trở thành một khu vực của hòa bình và hợp tác. [Đài Tiếng nói nước Nga] |
Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011
>> Trung Quốc đang đẩy ASEAN vào vòng tay Mỹ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét