Các hệ thống tên lửa đất - đối - hạm hiện đại không chỉ bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, mà còn để răn đe, “tranh hùng, tranh bá” trên biển.
Kỳ 1: Vũ hội hủy diệt Bal-E Phóng đi 32 tên lửa trong vòng 96 giây, hệ thống tên lửa bờ biển Bal (Bal-E) là không có đối thủ ở tầm bắn từ 7 - 120 km. Thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô rất chú trọng nghiên cứu chế tạo các tên lửa chống hạm nói chung và tên lửa đất - đối - hạm (hệ thống tên lửa bờ biển) nói riêng để đối phó với ưu thế hải quân của Mỹ và phương Tây. >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1) Bộ ba siêu mạnh Các hệ thống tên lửa bờ biển Liên Xô sử dụng cả tên lửa chống hạm chiến thuật và tên lửa chiến dịch - chiến thuật có tầm bắn trên 200km. Và cũng từ đó, Liên Xô (sau này là Nga) luôn đi tiên phong trong lĩnh vực tên lửa bờ biển. Trong thập niên 1980, Liên Xô bắt đầu phát triển các hệ thống tên lửa bờ biển thế hệ mới gồm Bal, Bastion, Kalibr-M (Club-M) và Moskit-E để thay thế các hệ thống Redut và Rubezh. Gần đây, Nga mới hoàn thành và đang chào bán các hệ thống mới, trong đó nổi bật nhất là Bal, Bastion, Kalibr-M (Club-M). Bộ ba có sức mạnh khủng khiếp này đang làm đau đầu Hải quân phương Tây, Mỹ và Israel khi chúng bắt đầu mở rộng sự có mặt ở những điểm nóng cạnh tranh ảnh hưởng như Đông Nam Á, Trung Cận Đông, Nam Mỹ... Hệ thống tên lửa bờ biển chiến thuật cơ động Bal-E tấn công mục tiêu. Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bal (tiếng Nga có nghĩa là vũ hội) với biến thể xuất khẩu là Bal-E do Viện KBM thuộc Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật KTRV phối hợp với hơn 10 xí nghiệp khác phát triển theo đơn đặt hàng của Hải quân Nga. Đây là hệ thống tên lửa bờ biển thế hệ mới, dùng để thay thế hệ thống Rubezh sử dụng hơn 20 năm nay. Vùi dập đối phương Bal-E được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu trên bờ, chống đổ bộ, kiểm soát vùng biển chủ quyền và eo biển. Hệ thống có thể phát hiện và tiêu diệt tàu mặt nước ở tầm đến 120 km, tác chiến suốt ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, khi có đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử của đối phương. Bal-E có thể hoạt động như một đơn vị chiến đấu độc lập hoặc nằm trong thành phần một hệ thống phòng thủ tập trung hóa. Khi thực hiện những “cú đánh” bí mật, bất ngờ, Bal-E có khả năng nhanh chóng chuẩn bị chiến đấu, tấn công, rồi rút khỏi trận địa để cơ động đến khu vực tác chiến mới. Thời gian triển khai chiến đấu từ trạng thái hành quân của hệ thống tại trận địa mới là 10 phút. Hệ thống Uran-E sử dụng tên lửa Kh-35E trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. Bal-E, theo giới chuyên gia Nga, là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển chiến thuật có tính năng tổng hợp vô đối thủ trong dải tầm bắn 7 - 120 km tính từ đường bờ biển. Một hệ thống có thể bảo vệ hiệu quả một khu vực bờ biển trải dài 400 km. Bal-E có sức tấn công vô song mà không hệ thống tương tự nào trên thế giới sánh được khi bắn được tới 32 quả tên lửa trong một loạt bắn từ 4 xe bệ phóng với nhịp phóng 3s/quả. Chỉ bằng loạt 32 tên lửa, hệ thống có thể tiêu diệt một cụm tàu sân bay, một cụm tàu tấn công gồm 3 tàu frigate hay binh đoàn tàu đổ bộ ở cách bờ từ 7 - 120 km. Một loạt phóng như vậy có thể buộc đối phương từ bỏ nhiệm vụ đặt ra. Sau 30 - 40 phút, hệ thống lại có thể phóng tiếp loạt 32 tên lửa thứ hai. Hệ thống phòng thủ tên lửa của phần lớn tàu chiến không có khả năng đối phó với một cuộc tấn công vũ bão, dữ dội như vậy. Bức rèm sắt 3 trong 1 Bal-E sử dụng tên lửa chống hạm nổi tiếng Kh-35E (3M-24E). Đây là một trong những tên lửa chống hạm chủ lực của quân đội Nga, Ấn Độ, Việt Nam và Algeria. Kh-35E (nặng khoảng 620kg) được thiết kế để tiêu diệt chiến hạm nổi có lượng giãn nước đến 5.000 tấn hay tàu vận tải biển, có thể phóng từ máy bay, trực thăng, tàu chiến... Tên lửa chống hạm Kh-35UE. Kh-35E có nhiều ưu thế lớn như độ bộc lộ rất thấp do có kích thước nhỏ, độ cao bay cực nhỏ (bay ở độ cao 5 - 10 m, tấn công mục tiêu ở độ cao 3 - 5 m) và sử dụng thuật toán dẫn đặc biệt, bảo đảm độ bí mật tối đa cho hoạt động của đầu tự dẫn, nên phòng không tàu địch rất khó phát hiện, chặn đánh. Khi tấn công tàu địch, tên lửa xuyên hoàn toàn vào thân tàu (3 - 4 m) rồi phần chiến đấu nặng 145kg mới phát nổ tạo sức công phá rất mạnh. Sắp tới, Kh-35E sẽ được thay bằng biến thể hiện đại hơn là Kh-35UE có tính năng cao gấp 2 - 2,5 lần và tầm bắn tăng gấp đôi (260 km) so với Kh-35E. Như vậy, một hệ thống phòng thủ bờ biển kết hợp hệ thống tên lửa Bal-E, hệ thống tên lửa Uran-E trên tàu chiến và các máy bay chiến đấu đều sử dụng tên lửa Kh-35E có thể giải quyết đồng thời nhiều nhiệm vụ chiến thuật-chiến dịch với chi phí tối thiểu. Đặc biệt, sau này, khi được trang bị tên lửa mới Kh-35UE, uy lực chiến đấu của Bal-E sẽ gia tăng mạnh mẽ, không thua kém các hệ thống tên lửa siêu âm Bastion và Club-M. Một hệ thống (1 tiểu đoàn) Bal-E gồm các xe sử dụng khung gầm xe MAZ-7930: các xe điều khiển và thông tin (SKPUS, đến 2 xe), các xe bệ phóng (SPU, đến 4 xe), các tên lửa chống hạm Kh-35E (3М-24E) để trong thùng phóng kín (TPK), các xe tiếp đạn (TPM, đến 4 xe) chở đạn cho loạt bắn thứ hai, 1 xe thông tin. Ở cấu hình chuẩn, mỗi xe bệ phóng và xe tiếp đạn chở 8 thùng phóng chứa 8 tên lửa, tức tổng cơ số đạn là 64 quả. >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 6) |
Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét