"Để chống lại sự trừng phạt đối với Iran và nuôi dưỡng chính quyền thân Nga, Moscow có thể sẽ sẵn sàng đáp trả các hành động quân sự của Mỹ và NATO".
Ngày 8/1/2012, sĩ quan tình báo Hải quân nghỉ hưu Mỹ J.E. Dyer có bài viết cho rằng, Mỹ nếu tiến hành trừng phạt Iran rất có thể dẫn đến sự can thiệp quân sự của Trung Quốc và Nga. Nga đã bắt đầu có hành động quân sự đáp trả Mỹ và NATO, bao gồm điều tàu sân bay đến Địa Trung Hải tổ chức tập trận.
Đồng thời, một tướng lĩnh quân đội Trung Quốc cũng cho biết, Mỹ tấn công Iran sẽ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ Ba. Ngoài ra, năm 2011 Trung Quốc còn tổ chức tập trận ở Pakistan – tiếp giáp biên giới phía đông Iran, đồng thời đang tiến hành xây dựng quân sự ở phía bắc Pakistan, hơn nữa đã có khả năng tương đối điều động lực lượng tới Ấn Độ Dương. Nếu Mỹ trừng phạt Iran, Nga và Trung Quốc có thể can thiệp quân sự. Nga đã bắt đầu có các hành động quân sự đáp trả Mỹ và NATO, bao gồm điều tàu sân bay tới Địa Trung Hải tập trận. Mỹ tấn công Iran cũng có thể gây ra Chiến tranh thế giới thứ Ba. Bài viết cho rằng, bất kể Mỹ phải chăng có ý định làm bình ổn lại tình hình Iran hay không, sự bất ổn của tình hình nước này chắc chắn sẽ có hậu quả đáng sợ không thể dự đoán. Nga và Trung Quốc đều sẽ không ngồi nhìn Iran dựa vào đối phương hoặc Mỹ. Báo Phương Đông viết: Hai nước này muốn nuôi dưỡng Iran thành “tay sai”, từ đó chiếm vị trí nhất định ở khu vực xung quanh “ngã tư lớn” Trung Đông, châu Phi, châu Âu. Hiện nay, Nga và Trung Quốc đã thông qua nhiều cách thức, cho biết họ không có ý định tham gia bất kỳ hành động này của Mỹ đối với Iran, cũng không có hứng thú chờ đợi Obama tái tạo cục diện thế giới cho Nga và Trung Quốc.(tổng quan sức mạnh quân sự của Iran) Đối với Nga, nước này nằm ở phía bắc Iran, khu vực Caucasus và các nước Trung Á chính là cánh nam “láng giềng” của Nga. Moscow rất lo ngại Mỹ phát động các chiến dịch quân sự đối với Iran, họ đã bắt đầu tập kết lực lượng ở biên giới Nga ở phía nam, sơ tán gia đình quân nhân ở các chốt quân sự khu vực Caucasus, đồng thời đã tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn ở biển Caspian, mô phỏng tình huống nguồn dầu mỏ và khí đốt của nước này bị phương Tây đe dọa quân sự. Cụm chiến đấu tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga Hạ tầng cơ sở dầu khí biển Caspian thuộc nhiều nước, mà Nga tổ chức tập trận lần này có nghĩa là Moscow có ý xem nhẹ trừng phạt đối với Iran, cùng theo đuổi lợi ích thương mại với Iran. Nhưng, giả thiết Nga chỉ thông qua bảo vệ hạ tầng cơ sở dầu khí của Iran để “giúp Iran” là quá hạn hẹp. Hiện nay, Nga còn đang cố gắng giảm bớt khả năng Gruzia trở thành căn cứ cho các chiến dịch quân sự của Mỹ đối với Iran, đồng thời bảo đảm cho mình có thể thông qua Gruzia cung cấp sự hỗ trợ quân sự cho quân Nga đóng ở Armenia. Có tin cho biết, nhà lãnh đạo quân sự Nga từng phàn nàn, hành động phong tỏa một tuyến đường vận chuyển then chốt của Gruzia làm cho những nỗ lực cung cấp hỗ trợ hậu cần cho quân Nga ở Armenia của Nga đã bị cản trở.(tổng quan sức mạnh quân sự của Iran) Vào trung tuần tháng 12/2011, Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga cho biết, Moscow lo ngại các phần tử khủng bố sẽ sẵn sàng phát động các cuộc tấn công vào Nga từ lãnh thổ Gruzia. Ngoài ra, Nga cũng đã tăng cường cơ cấu chỉ huy cho Hạm đội Biển Đen, tăng cường trình độ sẵn sàng chiến đấu cho hạm đội này lên mức cao nhất. Quân đội Trung Quốc tham gia tập trận chung "Hữu nghị 2011" với Pakistan Bài viết cho rằng, Nga đã điều lực lượng đặc biệt của Hải quân với hạt nhân là tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov”. Từ ngày 5-6/1/2012, chiếc tàu sân bay này đã tổ chức tập trận ở vùng biển Hy Lạp, sau đó còn đến cảng Tartus của Syria. Nhìn từ góc độ của điện Kremlin, tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov” chính là lực lượng tiên phong phản đối Mỹ hành động ở biển Đen. Đương nhiên, động thái này của Nga có ý làm rõ sự hứng thú của họ đối với các vấn đề của Syria và ủng hộ chính phủ Assad. Nhưng, từ trước năm 2007 Tổng thống Nga Putin tuyên bố Nga quay trở lại vũ đài thế giới đến nay, bên ngoài đã không còn coi thường các mục tiêu chiến lược triển khai quân sự của Nga. Một điều cũng đáng chú ý là, tháng 9/2011, Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể do Nga đứng đầu đã tổ chức cuộc tập trận chung quy mô lớn, đã mô phỏng tình huống ngăn cản xây dựng đường ống dẫn khí ở giữa Azerbaijan và Turkmenistan. Nếu đường ống này thực sự được xây dựng, thì người ủng hộ phía sau chỉ có thể là phương Tây. Như vậy, trong vấn đề quan tâm chiến lược, Nga đang ngày càng tính toán nhiều hơn đến lựa chọn quân sự. Do đó để phá bỏ sự trừng phạt đối với Iran và nuôi dưỡng chính quyền thân Nga, Moscow có thể sẽ sẵn sàng đáp trả các hành động quân sự của Mỹ và NATO. Hải quân Trung Quốc tập trận trên biển Bài viết cho rằng, ngoài Nga, còn có tin cho biết, một tướng lĩnh quân sự Trung Quốc từng cho rằng, nếu Mỹ tấn công Iran sẽ gây ra Chiến tranh thế giới thứ ba. Đối với vấn đề này, Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn ở Pakistan – nước láng giềng Iran vào năm 2011, đồng thời triển khai xây dựng quân sự ở khu vực Gilgit-Baltistan, miền bắc Pakistan, hơn nữa cũng có khả năng nhất định điều động lực lượng tới Ấn Độ Dương. |
Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012
>> Nga và Trung Quốc có thể nhảy vào can thiệp nếu Mỹ tấn công Iran
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét