Hiện nay thế giới phương Tây đang thắc mắc tại sao chính sách của Nga trong quan hệ với Iran lại có vẻ phức tạp đến vậy. Và liệu Moscow có thể can dự vào vấn đề Iran? Để trả lời câu hỏi này cần phải quan tâm đến lịch sử 4 thế kỷ mối liên hệ giữa hai nước. Ngược dòng lịch sử Dưới thời Ivan Groznui, Nga đã đánh bại quân Tatar và bắt đầu mở rộng về phía Đông tới Siberia - và phía Tây tới biển Caspi. Tại đây, lần dầu tiên Nga chạm trán với Vương quốc Ba Tư - tiền thân của nhà nước Iran hiện đại. Đại sứ đầu tiên của Ba Tư đặt chân đến điện Kremlin cách đây 400 năm trước – vào năm 1592. Trong vòng 1 thế kỷ sau đó 2 đế quốc - Kitô giáo và Hồi giáo - đã cùng tồn tại với nhau và duy trì sự tỉnh táo trong mối quan hệ. Sau đó, vào năm 1722 một lần nữa Nga di chuyển về phía nam, sau khi khơi mào cuộc chiến đầu tiên với Ba Tư. Đế quốc Ba Tư từng mất nhiều vùng lãnh thổ vào tay Nga. Trong lịch sử Nga đã 4 lần chiến thắng quân đội đế quốc này. Chưa dừng lại ở đó, Nga còn một mực yêu cầu đế quốc vùng Trung Á cắt một phần lãnh thổ cho mình. Năm 1828, theo Hiệp ước Turkmanchai, Nga đã đạt được quyền kiểm soát vùng biển Caspian. Sự bất mãn với bản thỏa ước này bùng phát ở Ba Tư. Tình cảnh này có thể dễ dàng hình dung nếu nhìn vào những gì đã diễn ra ở Đại sứ quán Mỹ tại Tehran vào năm 1979 hay sự kiện tương tự ở Đại sứ quán Anh vừa qua Trở lại sự cách đây 4 thế kỷ, khi đó một đám đông hàng ngàn người Ba Tư nổi loạn tại Đại sứ quán Nga. Sau khi vượt qua hàng rào bảo vệ họ tràn vào trong và giết hại tất cả những ai mà họ gặp ở đó. Người vợ 16 tuổi của Đại sứ Aleksander Griboyedov, tác giả bản thỏa ước trên, sau khi hay tin về số phận của chồng mình, đã bị sốc nặng và bị sẩy thai. Bà đã sống độc thân suốt cả phần còn lại của đời mình, từ chối tất cả mọi sự ve vãn. Hiện nay, tại Moscow người ta dựng một bức tượng Griboyedov, đây cũng là điểm tụ họp phổ biến của giới trẻ. Ở Petersburg tên của Griboyedov được đặt cho một con kênh đẹp nổi tiếng ở trung tâm lịch sử của thành phố. Chân dung và tượng kỷ niệm đại sứ Griboyedov Xã hội Nga có thể chưa quên vụ thảm sát ở Đại sứ quán Nga nhiều thế kỷ trước, nhưng Kremlin dù giữ quyền kiểm soát miền Bắc Iran cho đến năm 1946, vẫn tỏ ra e ngại Teheran. Năm 1907, giữa lúc sức mạnh quân sự của Đức đang gia tăng, Nga và Anh đã quyết định ngừng lãng phí sức lực của mình cho những toan tính vô ích trên lãnh thổ của cựu đế quốc Ba Tư, và thỏa thuận Anh - Nga đã được ký kết tại St Petersburg, theo đó Ba Tư được chia thành 3 khu vực ảnh hưởng: Nga nắm miền Bắc, miền Trung, trung lập, cai trị bởi triều đại của các quốc vương Shah, và miền Nam thuộc ảnh hưởng của Anh. Bản đồ Iran dưới sự ảnh hưởng của Nga, Anh (1907). Điều này cho phép Anh khai thác các mỏ dầu ở miền Nam Iran và xây dựng nhà máy lọc dầu ở Abadan. Năm 1909 công ty dầu khí liên doanh Anh - Ba Tư được thành lập, sau này trở nên nổi tiếng với tên gọi BP. Sự chia tách này được duy trì cho đến tháng 8/1941 khi Anh và Liên Xô tiến hành một chiến dịch quân sự trong ba tuần để lật đổ Shah lúc đó đang có âm mưu theo chân Đức. Sau chính biến, Ba Tư được sát nhập lại nhưng vẫn chịu sự kiểm soát của cả hai cường quốc nước ngoài trong 5 năm tiếp theo. Đầu năm 1946 Anh rút quân đội của mình khỏi lãnh thổ Iran, tuy nhiên Hồng quân Liên Xô vẫn ở lại miền Bắc Iran muộn hơn theo thời hạn được xác định tại Hội nghị Teheran 1943. Thời điểm này bắt đầu chiến tranh lạnh và Stalin quyết định nỗ lực mở rộng quyền kiểm soát miền Bắc Iran bằng cách tạo ra 2 nước cộng hòa thân Liên Xô và ký kết thỏa thuận dầu mỏ với Iran, theo đó Liên Xô được quyền sở hữu 51% giá trị các mỏ dầu phía Bắc Iran. Tuy nhiên, ngay sau khi Hồng quân rút về, 2 nước cộng hòa rối loạn và sụp đổ. Cuối năm 1947, Quốc hội Iran từ chối phê chuẩn thỏa thuận dầu mỏ với Liên Xô. Nga - Iran ở thì hiện tại Trở lại tình hình hiện nay, trong bối cảnh vấn đề Iran trở nên căng thẳng và có nguy cơ nổ ra chiến sự, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov tuyên bố “các nước phương Tây không được can thiệp vào công việc nội bộ của Iran”, truyền thông phương Tây bình luận rằng tuyên bố như trên của Ngoại trưởng Lavrov hẳn nhiên rất mâu thuẫn với lịch sử, và rằng lý lẽ ngoại giao khó mà biện hộ được thực tế lịch sử quá rõ ràng. Trong 6 thập kỷ qua, với doanh thu khổng lồ từ dầu mỏ và một cơ cấu dân số trẻ ngày càng tăng cho phép Iran trở thành một cường quốc quân sự đầy sức mạnh. Bây giờ, họ có thể đang tạo ra một quả bom nguyên tử. Ngược lại, Moscow rõ ràng đang suy giảm. Dân số Nga đang giảm dần và sức mạnh mà Kremlin có thể phô diễn hôm nay rõ ràng là không thể bằng Liên Xô trước đây. Tại vùng biển Caspian, Moscow hiện nay chỉ kiểm soát khoảng 20% của 7.000 km đường bờ biển, một nửa trong số 20% đó nằm trên lãnh thổ Dagestan, tại quốc gia này đang bị chi phối bởi các phong trào Hồi giáo ở nam Nga. Bây giờ, Moscow không còn có thể cố gắng vươn tay với tới khu vực miền Bắc Iran thông qua biển Caspian và gây ảnh hưởng ở đó, ngược lại Moscow đang lo ngại rằng Iran sẽ làm điều đó với họ khi thông qua Biển Caspian làm mất ổn định ở phía nam. Năm 2011, mùa xuân Arab đã lấy đi một loạt mối liên hệ mà Nga thừa hưởng từ Liên Xô. Ảnh hưởng của Nga tại Địa Trung Hải, trên thực tế, giảm xuống còn một điểm duy nhất là căn cứ hải quân tại Tartus, trên bờ biển của Syria. Bây giờ, Nga hỗ trợ chính phủ Syria - đồng minh mới nhất Địa Trung Hải của họ. Họ đã quyết định gửi tới Syria tàu sân bay duy nhất của mình, cũng như hàng loạt vũ khí mới và đạn dược cho quân đội Syria. Tuy nhiên, tương lai của Syria vẫn là một dấu hỏi lớn treo lơ lửng. Trong khi đó, xã hội Nga hoàn toàn không muốn dính vào cuộc xung đột quân sự - không phải ở Syria cũng như Iran. Ở Trung Á, Nga tuy lớn tiếng, nhưng hành động hết sức thận trọng. Tháng 6/2010, Roza Otunbayeva, Tổng thống Kyrgyzstan khi đó, bốn lần công khai yêu cầu Moscow gửi quân đội để hỗ trợ chấm dứt cuộc xung đột sắc tộc tại Osh. Đáp lại, Tổng thống Dmitry Medvedev chỉ hứa sẽ nghiên cứu đề nghị này. Có lẽ hệ thống chính trị Nga tuy mang tiếng độc đoán, nhưng điện Kremlin đã chú ý lắng nghe công chúng thông qua một hệ thống rộng lớn của các cuộc thăm dò ý kiến xã hội. Quân đội bị suy yếu, dân số già, thiếu sự hỗ trợ của công chúng cho cuộc phiêu lưu quân sự - thì dù Ivan Groznyi hay Joseph Stalin sống lại cũng khó có thể xoay chuyển tình thế. Và vì vậy, câu trả lời cho việc các lãnh đạo mới của Kremlin còn hứng thú quan hệ với Tehran thật lửng lơ. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nga - Iran. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nga - Iran. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012
>> Ảnh hưởng của Nga tại Iran yếu dần theo lịch sử
Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012
>> Nga và Trung Quốc có thể nhảy vào can thiệp nếu Mỹ tấn công Iran
"Để chống lại sự trừng phạt đối với Iran và nuôi dưỡng chính quyền thân Nga, Moscow có thể sẽ sẵn sàng đáp trả các hành động quân sự của Mỹ và NATO".
Ngày 8/1/2012, sĩ quan tình báo Hải quân nghỉ hưu Mỹ J.E. Dyer có bài viết cho rằng, Mỹ nếu tiến hành trừng phạt Iran rất có thể dẫn đến sự can thiệp quân sự của Trung Quốc và Nga. Nga đã bắt đầu có hành động quân sự đáp trả Mỹ và NATO, bao gồm điều tàu sân bay đến Địa Trung Hải tổ chức tập trận.
Đồng thời, một tướng lĩnh quân đội Trung Quốc cũng cho biết, Mỹ tấn công Iran sẽ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ Ba. Ngoài ra, năm 2011 Trung Quốc còn tổ chức tập trận ở Pakistan – tiếp giáp biên giới phía đông Iran, đồng thời đang tiến hành xây dựng quân sự ở phía bắc Pakistan, hơn nữa đã có khả năng tương đối điều động lực lượng tới Ấn Độ Dương. Nếu Mỹ trừng phạt Iran, Nga và Trung Quốc có thể can thiệp quân sự. Nga đã bắt đầu có các hành động quân sự đáp trả Mỹ và NATO, bao gồm điều tàu sân bay tới Địa Trung Hải tập trận. Mỹ tấn công Iran cũng có thể gây ra Chiến tranh thế giới thứ Ba. Bài viết cho rằng, bất kể Mỹ phải chăng có ý định làm bình ổn lại tình hình Iran hay không, sự bất ổn của tình hình nước này chắc chắn sẽ có hậu quả đáng sợ không thể dự đoán. Nga và Trung Quốc đều sẽ không ngồi nhìn Iran dựa vào đối phương hoặc Mỹ. Báo Phương Đông viết: Hai nước này muốn nuôi dưỡng Iran thành “tay sai”, từ đó chiếm vị trí nhất định ở khu vực xung quanh “ngã tư lớn” Trung Đông, châu Phi, châu Âu. Hiện nay, Nga và Trung Quốc đã thông qua nhiều cách thức, cho biết họ không có ý định tham gia bất kỳ hành động này của Mỹ đối với Iran, cũng không có hứng thú chờ đợi Obama tái tạo cục diện thế giới cho Nga và Trung Quốc.(tổng quan sức mạnh quân sự của Iran) Đối với Nga, nước này nằm ở phía bắc Iran, khu vực Caucasus và các nước Trung Á chính là cánh nam “láng giềng” của Nga. Moscow rất lo ngại Mỹ phát động các chiến dịch quân sự đối với Iran, họ đã bắt đầu tập kết lực lượng ở biên giới Nga ở phía nam, sơ tán gia đình quân nhân ở các chốt quân sự khu vực Caucasus, đồng thời đã tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn ở biển Caspian, mô phỏng tình huống nguồn dầu mỏ và khí đốt của nước này bị phương Tây đe dọa quân sự. Cụm chiến đấu tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga Hạ tầng cơ sở dầu khí biển Caspian thuộc nhiều nước, mà Nga tổ chức tập trận lần này có nghĩa là Moscow có ý xem nhẹ trừng phạt đối với Iran, cùng theo đuổi lợi ích thương mại với Iran. Nhưng, giả thiết Nga chỉ thông qua bảo vệ hạ tầng cơ sở dầu khí của Iran để “giúp Iran” là quá hạn hẹp. Hiện nay, Nga còn đang cố gắng giảm bớt khả năng Gruzia trở thành căn cứ cho các chiến dịch quân sự của Mỹ đối với Iran, đồng thời bảo đảm cho mình có thể thông qua Gruzia cung cấp sự hỗ trợ quân sự cho quân Nga đóng ở Armenia. Có tin cho biết, nhà lãnh đạo quân sự Nga từng phàn nàn, hành động phong tỏa một tuyến đường vận chuyển then chốt của Gruzia làm cho những nỗ lực cung cấp hỗ trợ hậu cần cho quân Nga ở Armenia của Nga đã bị cản trở.(tổng quan sức mạnh quân sự của Iran) Vào trung tuần tháng 12/2011, Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga cho biết, Moscow lo ngại các phần tử khủng bố sẽ sẵn sàng phát động các cuộc tấn công vào Nga từ lãnh thổ Gruzia. Ngoài ra, Nga cũng đã tăng cường cơ cấu chỉ huy cho Hạm đội Biển Đen, tăng cường trình độ sẵn sàng chiến đấu cho hạm đội này lên mức cao nhất. Quân đội Trung Quốc tham gia tập trận chung "Hữu nghị 2011" với Pakistan Bài viết cho rằng, Nga đã điều lực lượng đặc biệt của Hải quân với hạt nhân là tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov”. Từ ngày 5-6/1/2012, chiếc tàu sân bay này đã tổ chức tập trận ở vùng biển Hy Lạp, sau đó còn đến cảng Tartus của Syria. Nhìn từ góc độ của điện Kremlin, tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov” chính là lực lượng tiên phong phản đối Mỹ hành động ở biển Đen. Đương nhiên, động thái này của Nga có ý làm rõ sự hứng thú của họ đối với các vấn đề của Syria và ủng hộ chính phủ Assad. Nhưng, từ trước năm 2007 Tổng thống Nga Putin tuyên bố Nga quay trở lại vũ đài thế giới đến nay, bên ngoài đã không còn coi thường các mục tiêu chiến lược triển khai quân sự của Nga. Một điều cũng đáng chú ý là, tháng 9/2011, Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể do Nga đứng đầu đã tổ chức cuộc tập trận chung quy mô lớn, đã mô phỏng tình huống ngăn cản xây dựng đường ống dẫn khí ở giữa Azerbaijan và Turkmenistan. Nếu đường ống này thực sự được xây dựng, thì người ủng hộ phía sau chỉ có thể là phương Tây. Như vậy, trong vấn đề quan tâm chiến lược, Nga đang ngày càng tính toán nhiều hơn đến lựa chọn quân sự. Do đó để phá bỏ sự trừng phạt đối với Iran và nuôi dưỡng chính quyền thân Nga, Moscow có thể sẽ sẵn sàng đáp trả các hành động quân sự của Mỹ và NATO. Hải quân Trung Quốc tập trận trên biển Bài viết cho rằng, ngoài Nga, còn có tin cho biết, một tướng lĩnh quân sự Trung Quốc từng cho rằng, nếu Mỹ tấn công Iran sẽ gây ra Chiến tranh thế giới thứ ba. Đối với vấn đề này, Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn ở Pakistan – nước láng giềng Iran vào năm 2011, đồng thời triển khai xây dựng quân sự ở khu vực Gilgit-Baltistan, miền bắc Pakistan, hơn nữa cũng có khả năng nhất định điều động lực lượng tới Ấn Độ Dương. |
Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011
>> Nga để tuột ‘miếng bánh’ Iran vào tay Trung Quốc?
Tổng thống Medvedev hủy hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Iran sẽ chỉ khiến Nga phải chịu thiệt thòi. Những lợi ích của Moscow tại Tehran sẽ “nhường lại” cho Bắc Kinh, tờ Hindu nhận định. Theo tờ báo này, bao nỗ lực của Nga để S-300 không nằm trong danh sách những vũ khí bị cấm xuất khẩu sang Iran của nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc giờ “đổ sông đổ bể” bởi sắc lệnh của ông chủ điện Kremlin. Theo thỏa thuận giữa Nga và Iran ký kết từ năm 2007, Nga sẽ cung cấp cho Iran 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1 với giá gần 800 triệu USD. Tháng 6 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Iran, với hợp đồng cung cấp S-300 nằm ngoài danh sách cấm. Tuy nhiên, sắc lệnh của Tổng thống Medvedev về việc cấm xuất khẩu S-300 cùng các loại vũ khí, phương tiện quân sự khác như xe bọc thép, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và tàu chiến sang Tehran đánh dấu chấm hết và dập tắt mọi hy vọng của Iran khi muốn sở hữu các loại vũ khí hiện đại từ Nga. “Cái giá mà Nga phải trả sẽ không nhỏ. Quyết định hủy hợp đồng bán S-300 cho Iran không chỉ ảnh hướng đến uy tín của Nga trong các hợp đồng mua bán vũ khí mà còn để thị trường vũ khí của Tehran lọt vào tay Trung Quốc và Ấn Độ. Hơn nữa, các sản phẩm công nghệ dân sự khác của Nga cũng sẽ khó có thể thâm nhập thị trường Iran”, ông Konstantin Makienko, chuyên gia quốc phòng tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ có trụ sở tại Moscow nhận định. Theo chuyên gia này, tuyên bố gần đây của Tehran về kế hoạch tự sản xuất hệ thống tên lửa của riêng mình rõ ràng cho thấy Bắc Kinh đã kịp thời xuất hiện để “trợ giúp” quốc gia Hồi giáo này. Ông Makienko dẫn chứng thêm, các hợp đồng mua máy bay chở khách Tu-204SM của Nga cũng vừa bị Iran quyết định “đóng băng”. Ngoài ra, Tehran cũng đang cân nhắc lại thỏa thuận hợp tác năng lượng vừa ký kết với Moscow cách đây hai tháng. Nhiều chuyên gia cho rằng, quyết định hủy hợp đồng S-300 của Nga là sai lầm. Trước đó, Đại sứ Iran tại Moscow Mahmoud Reza Sajjadi khẳng định, việc cấm xuất khẩu S-300 cho Tehran là một biện pháp chính trị. Theo ông Mahmoud Reza Sajjadi, quyết định này của Nga chỉ chứng tỏ rằng, Moscow không có đủ khả năng và năng lực để tự giải quyết các vấn đề đơn giản. Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi cũng coi việc Nga từ bỏ ý định cung cấp S-300 cho Iran là hành động thiếu tính logic và chịu nhiều áp lực từ phía Mỹ và Israel. “Nước Nga phải cho thấy họ có quan điểm độc lập liên quan đến mối quan hệ với các quốc gia khác và các vấn đề quốc tế khác”, Tướng Vahidi nhấn mạnh. Đồng thời, ông khẳng định hành động của Nga từ chối cung cấp cho Iran hệ thống S-300 không ảnh hưởng gì đến việc phòng thủ của nước này, bởi vì Iran có thể tự chế tạo các hệ thống phòng thủ tương tự. Thẳng thừng chỉ trích chính quyền Nga, báo giới Iran cho rằng, nghị quyết 1929 không cấm việc cung cấp các hệ thống tên lửa tự vệ như S-300. Chính vì vậy, không có lý do gì Moscow không bán tên lửa cho Tehran ngoài việc “vào hùa” với Mỹ chống lại Iran. Phản bác lại làn sóng chỉ trích này, Đại diện Ủy ban phụ trách các vấn đề quốc tế của hạ viện Nga Konstanchin Kosachev ngày 28/9 tuyên bố, việc Nga quyết định từ bỏ ý định cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cho Iran là do chính sách đối ngoại thiếu hợp lý của Iran, không phải do Nga. S-300 là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa được sử dụng để bảo vệ các trụ sở hành chính và các trung tâm công nghiệp, các căn cứ quân sự và sở chỉ huy tác chiến trước các đòn tấn công bằng các phương tiện tấn công đường không của đối phương. Tổ hợp tên lửa loại này có thể tiêu diệt mục tiêu là tên lửa đạn đạo, các mục tiêu mặt đất, thậm chí ở một số phiên bản mới nhất còn có khả năng tấn công, tiêu diệt cả các máy bay chiến đấu tối tân của đối phương ngay từ khoảng cách 150 km, ở độ cao 27 km. Theo thỏa thuận giữa Nga và Iran ký kết từ năm 2007, Nga sẽ cung cấp cho Iran 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1 với giá gần 800 triệu USD. Tháng 6 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Iran, với hợp đồng cung cấp S-300 nằm ngoài danh sách cấm. Tuy nhiên, sắc lệnh của Tổng thống Medvedev về việc cấm xuất khẩu S-300 cùng các loại vũ khí, phương tiện quân sự khác như xe bọc thép, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và tàu chiến sang Tehran đánh dấu chấm hết và dập tắt mọi hy vọng của Iran khi muốn sở hữu các loại vũ khí hiện đại từ Nga. |
Nhãn:
Không quân Iran,
Không quân Nga,
Nga - Iran,
S-300
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)