Lần đầu tiên, trên trang ruvr.ru các chuyên gia Nga tiết lộ quá trình đào tạo cho sĩ quan và thủy thủ của Hải quân Việt Nam cách sử dụng các trang thiết bị vũ khí tối tân mới mua từ nước này.
Gepard 3.9 Lấy ví dụ như với chiến hạm Gepard 3.9 mà Việt Nam mua, chúng tôi đã hoàn thành bản mô phỏng vào tháng 7 để tổ chức huấn luyện cho sĩ quan và thủy thủ Việt Nam trước khi chiến hạm này bàn giao tới khách hàng trước cả tháng trời, khi đó với việc được huấn luyện xong, các sĩ quan và thủy thủ Việt Nam có thể về làm chủ được thiết bị công nghệ mới ngay mà không phải mò mẫm thực tập trên chiến hạm thật nữa. Trang web này nói rằng: Là một khách hàng tiềm năng của Nga, Việt Nam luôn đứng vững vàng trong top 10 quốc gia hàng đầu mà Nga có mối quan hệ tích cực nhất về lĩnh vực hợp tác quân sự- kỹ thuật. Nhất là về lĩnh vực Hải quân. Trong năm 2011 này, Việt Nam đã nhận 2 tàu chiến lớp Gepard 3.9, ngoài ra Hải quân Việt Nam đã nhận được hai tàu tên lửa “Molnya”, và đã ký kết để cấp phép sản xuất ngay tại Việt Nam thêm 10 chiếc tàu loại này. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ nhận được cả 6 chiếc tàu ngầm loại diesel-điện. Tất cả các trang thiết bị vũ khí trên đều được đóng mới hoàn toàn, với các hệ thống kiểm soát định vị, dẫn hướng và chiến đấu hiện đại nhất. Thậm chí cả những thủy thủ lão luyện giàu kinh nghiệm cũng cần qua khóa tái đào tạo, học lại để nắm vững cách sử dụng, đưa những con tàu mới vào qui trình thực hiện nhiệm vụ. Có ý kiến cho rằng trên con tàu thực như vậy, khóa đào tạo là phương án không thành công. Khóa học kéo dài đến vài tháng, trong khi những con tàu phải làm sao đi vào hoạt động càng sớm càng tốt. Ngoài ra, một khóa đào tạo như vậy đòi hỏi khoản chi phí rất lớn. Hơn nữa, các thiết bị trên tàu chiến và tàu ngầm bán cho Việt Nam của Nga không phải do 1 công ty sản xuất mà là sản phẩm hợp tác của nhiều công ty khác nhau, vì vậy việc huấn luyện sẽ rất mất thời gian và qua nhiều khâu đào tạo. Do đó, các chuyên gia Nga đã nghĩ ra phương án rất đặc biệt: “tiến hành đào tạo- luyện tập trên thiết bị mô phỏng”. Cơ sở chuyên sản xuất những thiết bị như vậy là Công ty Nga RET Kronstadt . Molnya biên chế Hải quân Việt Nam Mấy năm về trước, công ty từng lắp ráp thiết bị mô phỏng đài chỉ huy dành cho một chiếc “Molnya”, rồi tiếp theo nó là tổ hợp tập luyện, mô phỏng toàn bộ hệ thống tích hợp của tàu “Molnya”. Trong kế hoạch năm tới, dự trù lắp mô phỏng thiết bị định vị và kính tiềm vọng cho tàu ngầm, do Việt Nam đặt hàng tại Nga. Theo chuyên gia Evgeni Komrakov cho biết: “Chúng tôi làm một con tàu mô phỏng, bắt chước cấu trúc tổng thể hoặc những hệ thống riêng biệt: như đài chỉ huy, phòng liên lạc vô tuyến điện, khoang máy, hệ thống động cơ điều khiển từ xa, tổ hợp chiến đấu. Chỉ khác là trên tàu thì cần chui xuống khoang máy ở phía dưới, còn ở thiết bị tập của chúng tôi thì khoang máy là căn phòng kế bên. Việc tập huấn có thể tiến hành theo phương pháp riêng biệt từng cá nhân hoặc là trong thành phần một nhóm riêng biệt, hoặc là với toàn bộ thủy thủ đoàn. Lấy ví dụ như với chiến hạm Gepard 3.9 mà Việt Nam mua, chúng tôi đã hoàn thành bản mô phỏng vào tháng 7 để tổ chức huấn luyện cho sĩ quan và thủy thủ Việt Nam trước khi chiến hạm này bàn giao tới khách hàng trước cả tháng trời, khi đó với việc được huấn luyện xong các sĩ quan và thủy thủ Việt Nam có thể về làm chủ được thiết bị công nghệ mới ngay mà không phải mò mẫm thực tập trên chiến hạm thật nữa. Công ty của Nga này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm công tác ở Việt Nam. Mấy năm về trước, công ty từng lắp ráp thiết bị mô phỏng đài chỉ huy dành cho một chiếc “Molnya”, rồi tiếp theo nó là tổ hợp tập luyện, mô phỏng toàn bộ hệ thống tích hợp của tàu “Molnya”. Trong kế hoạch năm tới, dự trù lắp mô phỏng thiết bị định vị và kính tiềm vọng cho tàu ngầm, do Việt Nam đặt hàng tại Nga. Ông Evgeni Komrakov tin chắc rằng: “Đào tạo tại thiết bị mô phỏng hoàn chỉnh là công tác hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với những con tàu mới. Thủy thủ đoàn được tập hợp từ nhiều đội khác nhau, họ chưa biết làm gì, thậm chí không thể cho phương tiện rời bến. Còn trên con tàu mô phỏng, trong vài ba tuần lễ có thể đào tạo được thủy thủ đoàn làm trở thành những con người thành thạo công nghệ mới còn không họ sẽ mất đến vài tháng hoặc cả năm trời nếu huấn luyện- thực tập trên con tàu thật” – Tổng giám đốc Công ty RET Kronstadt cho biết thêm. "Sát thủ tàng hình" Kilo Trong kế hoạch năm tới, dự trù lắp mô phỏng thiết bị định vị và kính tiềm vọng cho tàu ngầm, do Việt Nam đặt hàng tại Nga. Thiết bị mô phỏng được chế tạo có tuổi thọ 15 năm. Trong khoảng thời gian này cần cải tiến, chủ yếu là kỹ thuật phần cứng và phần mềm của máy tính, để đảm bảo bắt kịp đà phát triển của công nghệ. Đây là công đoạn không phức tạp và chi phí thấp. Từ những con tàu mô phỏng sơ khái, các chuyên gia Nga tiến hành nâng cấp mô hình con tàu huấn luyện để nó tiếp tục phục vụ, đào tạo thủy thủ đoàn và các bộ phận chiến đấu trên những hạm tàu mới do Nga sản xuất dành cho lực lượng Hải quân Việt Nam. |
Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012
>> Tiết lộ quá trình đào tạo Hải quân Việt Nam
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét