Trong cuộc diễn tập bắn đạn thật tháng 12/2011 tại trường bắn quốc gia khu vực 1 (TB1), bên cạnh các loại tên lửa S-75M, 9K35 Strela 10, S-300, pháo phòng không. Việt Nam lần đầu công khai hệ thống tên lửa đất đối không nâng cấp S-125 Pechora-2TM. Pechora-2TM là gói nâng cấp hiện đại hóa hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung S-125 do công ty Tetraedr (Belarus) thực hiện. S-125 do Liên Xô phát triển sản xuất năm 1963 chuyên dùng đánh chặn tiêu diệt mục tiêu ở tầm gần và tầm trung. So với S-75M, S-125 có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay thấp tốt hơn và khả năng kháng nhiễu (môi trường tác chiến điện tử) mạnh hơn. S-125 được đưa vào biên chế trong Quân đội Nhân dân Việt Nam từ đầu những năm 1970. Thậm chí, trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (12 ngày cuối năm 1972), nó đã “có mặt” nhưng không tham gia chiến đấu. Hiện nay, S-125 Pechora là một trong những “rồng lửa” chủ lực của Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam. Tên lửa đất đối không S-125. Trong các cuộc xung đột sau này có sự tham gia của S-125, chiến công vang dội nhất mà loại tên lửa đạt được là năm 1999, tại cuộc chiến Kosovo lữ đoàn 250 Quân đội Nam Tư đã dùng S-125 bắn hạ máy bay ném bom tàng hình F-117 của Mỹ. Ngày nay, tuy S-125 đã được xếp vào hàng “tên lửa lỗi thời, lạc hậu”. Nhưng đối với những quốc gia có ngân sách chi tiêu quốc phòng còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế từ nền kinh tế như Việt Nam thì việc duy trì S-125 là cần thiết. Và để nâng cao khả năng chiến đấu thích ứng với môi trường chiến tranh hiện đại, giải pháp nâng cấp hiện đại hóa đưa yếu tố mới vào thiết kế cũ là việc làm tốt nhất để S-125 tiếp tục bảo vệ vững chắc vùng trời tổ quốc Việt Nam. Việt Nam đã lựa chọn Belarus – nước thừa hưởng thành tựu công nghiệp quốc phòng Liên Xô là đối tác nâng cấp S-125 lên chuẩn S-125 Pechora-2TM. Thành phần S-125-2TM Gói nâng cấp S-125-2TM thiết kế để tiêu diệt mục tiêu (kể cả loại kích cỡ nhỏ) trên không ở tầm thấp và tầm trung trong môi trường gây nhiễu điện tử cao. Ngoài ra, nó có thể phá hủy cả mục tiêu trên mặt đất hoặc mặt biển. Hệ thống nâng cấp có thể tác chiến phòng không độc lập hoặc nằm trong phòng không hợp nhất nhờ khả năng tương thích với mọi kiểu loại radar và các hệ thống thông tin chỉ huy phòng không. S-125-2TM được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS cho phép định vị tọa độ, hiển thị vị trí trên bản đồ số. Điều này giúp rút ngắn thời gian thu hồi và triển khai hệ thống. Bệ phóng của hệ thống S-125-2TM Quân chủng PK-KQ Việt Nam trong đợt diễn tập bắn đạn thật TB1 2011. Đạn tên lửa 5V27 của S-125-TM rời bệ phóng lao thẳng tới mục tiêu. Thành phần của S-125-2TM gồm: - Đài radar điều khiển hỏa lực SNR-125-2TM gồm 2 xe: xe ăng ten UNV-2TM và xe điều khiển UNK-2TM. Đài này có khả năng theo dõi đồng thời hai mục tiêu cùng lúc, dẫn đường tiêu diệt cả hai mục tiêu bằng 2 tên lửa hoặc một mục tiêu bằng 2 tên lửa. - Bệ phóng 5P73-2TM: mỗi bệ đặt 4 đạn tên lửa, mỗi hệ thống trang bị 4 bệ. - Đạn tên lửa đối không có điều khiển 5V27 lắp đầu đạn nặng 70kg (33kg thuốc nổ và 4.500 mảnh). - Hệ thống tự cung cấp điện năng APSS-2TM - Đài trinh sát nhìn vòng và chỉ thị mục tiêu P-18T có cự ly hoạt động 360km, theo dõi cùng lúc 250 mục tiêu. - Thành phần bổ trợ đảm bảo chiến đấu: xe chở và nạp đạn TRV-2TM. “Lột xác” hoàn toàn Với gói nâng cấp S-125-2TM, nó đã cải thiện đáng kể sức chiến đấu của hệ thống phòng không này. Cụ thể, S-125-2TM có khả năng theo dõi, tiêu diệt đồng thời 2 mục tiêu cùng lúc so với 1 mục tiêu hệ thống cũ. Tuy cự ly bắn của tên lửa vẫn là 35km nhưng trần bay tiêu diệt mục tiêu có thể đạt 25.000m (so với 18.000m của S-125). Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa 100km so với 80km hệ thống cũ. Đặc biệt, khả năng kháng nhiễu chặn tích cực là 2.700 W/MHz so với 24 W/MHz của S-125 (W/MHz nghĩa là cường độ nhiễu tính bằng công suất phát nhiễu W trên một đơn vị băng thông MHz, chỉ số W/MHz càng cao tính kháng nhiễu càng lớn). Nhờ cơ giới hóa mạnh mẽ, thời gian thu hồi triển khai hệ thống rất nhanh 25-30 phút , đây là yếu tố quan trọng trong chiến tranh hiện đại (giúp đơn vị di chuyển trận địa mới để đối phó địch phản kích). Các xe điều khiển radar thiết kế với “nội thất” tiện nghi cho kíp trắc thủ với các màn hình màu tinh thể lỏng có độ phân giải cao. Dưới đây là một vài hình ảnh về hệ thống tên lửa nâng cấp S-125-2TM: Xe rơ moóc đặt cụm ăng ten UNV-2TM của đài radar điều khiển hỏa lực SNR-125-2TM. Xe điều khiển UNK-2TM của đài SNR-125-2TM. Nội thất tiện nghi, bắt mắt trong xe điều khiển UNK-2TM. Bệ phóng 5P73-2TM với 4 đạn tên lửa. Đài radar nhìn vòng và chỉ thị mục tiêu P-18T đặt trên xe vận tải Kamaz. Bố trí bên trong xe P-18T cũng khá tiện nghi. |
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012
>> Hệ thống tên lửa "lỡ hẹn" với Điện Biên Phủ trên không
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét