Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Chiến thuật giữ Biển Đông của Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

>> Chiến thuật giữ Biển Đông của Việt Nam


Thời gian qua, việc Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng đã làm tốn khá nhiều giấy mực của các nhà phân tích.


Robert Karniol, một cây bút có uy tín về các đề tài quân sự Á châu, vừa có bài nhìn nhận 'Việt Nam đang chuẩn bị để bảo vệ tốt hơn đòi hỏi chủ quyền của mình trên Biển Đông'.

Nhà phân tích hiện ở Singapore cho rằng Việt Nam đang học kinh nghiệm của chính nước láng giềng Trung Quốc trong chiến lược quân sự đối với Đài Loan.

Theo nhận định của giới quan sát, cán cân quân sự qua eo biển nay đang nghiêng dần về phía Trung Quốc, và qua đó Bắc Kinh thúc đẩy các quyền lợi an ninh rộng lớn hơn là chỉ để đối phó với Đài Loan.




http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Việt Nam đang tăng cường khả năng phòng thủ
Nói thẳng ra, thì tham vọng chiến lược của Trung Quốc là có đủ năng lực quân sự để đương đầu với bất cứ thách thức nào từ phía Hoa Kỳ.

Để làm việc này, bên cạnh quá trình hiện đại hóa quân đội và tăng cường khả năng hạt nhân, Trung Quốc phát triển một chiến thuật riêng để đối trọng với Hoa Kỳ. Chiến thuật này có tên là 'sát thủ giản' và đã được nhiều nhà phân tích phương Tây chú ý tìm hiểu.

'Sát thủ giản' có thể diễn giải một cách đơn giản là thay vì tăng cường chạy đua vũ trang, Bắc Kinh tìm cách giảm thiểu công dụng và hiệu quả của vũ khí Mỹ, thí dụ qua việc phát triển các thiết bị chống vệ tinh.

Trong hải quân, Trung Quốc ứng dụng 'sát thủ giản' bằng phương thức chống tiếp cận mà giới quân sự gọi là anti-access/area denial (A2/AD). Đó là thiết lập các vùng trên biển đặc biệt nhằm mục tiêu chống lại các cuộc tấn công của đối thủ. Với cách thức này, Trung Quốc có thể đối phó ngay trong trường hợp hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ được huy động tham gia xung đột nhằm bảo vệ Đài Loan. Giải phóng quân Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chiến DF-21D với tầm che phủ trên 1.500 km. Có loại tên lửa này trong tay, Trung Quốc có thể kìm chân bất cứ hoạt động hải quân nào của Hoa Kỳ hay một quốc gia nào khác trong khu vực.

'Dĩ độc trị độc'

Bên cạnh hỏa tiễn tầm xa, Trung Quốc cũng đang tập trung phát triển hệ thống phòng không nhằm phát hiện và tiêu diệt các loại chiến đấu cơ của địch. Tiếp đó là đội ngũ tàu ngầm đang ngày càng được đầu tư để đối phó với các đe dọa trên mặt biển.

Giới chuyên gia được dẫn lời nhận định các nỗ lực nói trên đang giúp Trung Quốc tạo dựng các 'khu vực chống tiếp cận' càng ngày càng rộng, khiến quân đội Hoa Kỳ hoạt động càng lúc càng khó khăn.

"Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện nan đề phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội."
 Phân tích gia Robert Karniol


Theo ông Robert Karniol, Việt Nam đã phát hiện và ứng dụng chiến thuật của Trung Quốc. "Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện nan đề phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội."

Nhà phân tích này cho rằng việc Hà Nội mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK và chiến hạm lớp Gepard của Nga chính là để tăng khả năng chống tiếp cận (A2/AD) với chủ trương không chạy theo số lượng mà chú ý tính năng.

Loại chiến đấu cơ Su-30MK đời mới mà Việt Nam mua có gắn hỏa tiễn chống tàu chiến Kh-59MK với tầm bắn 115 km, trong khi chiến hạm Gepard có kèm tên lửa chống tàu chiến Kh-35E với tầm xa 130 km và có thể tấn công tàu trọng tải lớn tới 5.000 tấn.

Hà Nội cũng đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, được trang bị thêm hỏa tiễn 3M-54 Klub chống tàu trên mặt biển với tầm bắn 300 km.

Song song, Việt Nam cũng mua thêm một số hệ thống phòng thủ bờ biển của Israel, với tầm che phủ khoảng 150 km. Về phòng không thì có ba đài radar vi sóng hết sức tối tân Vera của Cộng hòa Czech. Được biết, Washington thoạt tiên chặn việc mua bán radar này, nhưng sau lại chấp thuận. Tất cả các sáng kiến trên, theo ông Karniol, là để bảo đảm Việt Nam không bị yếm thế trong trường hợp Trung Quốc muốn tìm cách độc chiếm Biển Đông.

Theo đúng chiến thuật A2/AD của Bắc Kinh, Hà Nội có thể cản trở các hành động phiêu lưu của Bắc Kinh một cách tinh vi hơn.

Phân tích gia quân sự từ Singapore cũng nhấn mạnh: chính các nhà hoạch định chính sách quân đội Việt Nam, với kinh nghiệm qua nhiều thập niên tác chiến, đã tự đưa ra được chiến thuật này.

1 nhận xét:

  1. Trường sa - giờ không còn là năm 1988 để cho giăc tàu xâm chiếm. nếu có hải chiến tại Trường sa, từng đó thôi là đủ rồi, 3 hạm đội của khựa cũng không xâm chiếm nỗi Trường sa thân yêu của chúng ta. xin hãy 1 lần tới trường sa để tận mắt thấy chúng ta phòng thủ trường sa thế nào, tôi hoàn toàn yên tâm khi trường sa được trang bị hiện đại. tôi yêu việt nam

    Trả lờiXóa

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang