Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa đạn đạo DF-31

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa đạn đạo DF-31. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa đạn đạo DF-31. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

>> Lộ diện vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc

Một trong những loại vũ khí chiến lược của Trung Quốc cho đến năm 2040 là tên lửa DF-31 và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2.

>> Tàu ngầm Trung Quốc tập trung gần Vịnh Bắc Bộ
>> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới
>> Vệ tinh Mỹ bị đe đọa bởi tên lửa hạt nhân TQ



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Trung Quốc DF-31.


Hướng phát triển cũng như tốc độ phát triển các loại tên lửa chiến lược của Trung Quốc trong thế kỉ 21 luôn là một chủ đề hào hứng và hóc búa đối với các chuyên gia quân sự thế giới. Trung Quốc đã vận dụng rất nhiều những tiêu chuẩn để bảo đảm bí mật quân sự và Liên Xô trước đây đã gặp phải một vấn đề nan giải trong việc đánh giá khả năng quân sự và xu hướng phát triển lực lượng vũ trang cũng như vũ khí của Trung Quốc.

DF-31 là một trong những thành tựu nổi bật trong kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Công cuộc nghiên cứu loại tên lửa này bắt đầu từ giữa những năm 80, với mục đích thay đổi tên lửa thế hệ đầu của TQ là DF-4. Quá trình nghiên cứu được đặt trong 4 bức tường của Học viện hàng không vũ trụ số 4 và Viện Khoa học - cải tiến thuộc Quân đoàn pháo binh số 2. Ngay từ đầu, các nhà khoa học Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ phải tạo ra được bệ phóng di dộng cho loại tên lửa này, giống như Nga đã làm với tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà khoa học Trung Quốc là phải tạo ra nhiên liệu hỗn hợp rắn cho tên lửa. Đây cũng là lý do lần phóng thử đầu tiên của loại tên lửa này hồi đầu những năm 1990 bị trì hoãn nhiều lần.

Cho đến tận giữa những năm 1990, những thành tựu bước đầu trong quá trình nghiên cứu mới được ghi nhận (năm 1995, Trung Quốc lần đầu tiên đã tiến hành lần phóng thử trên bãi phóng, tuy nhiên kết quả không được công bố).

Đến 2/8/1999, hãng thông tấn Xinhua mới công bố cho toàn thế giới kết quả thử nghiệm thành công của loại tên lửa đạn đạo liên lục địa này. Lần phóng thử này được thực hiện tại bãi phóng của tỉnh Thượng Hải. Tháng 1/2001, cuộc thử nghiệm lần thứ 3 đã được tiến hành.

Tháng 1/10/1999, trong lễ mít tinh kỉ niệm 50 năm ngày thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, họ đã “khoe” loại tên lửa mới này. Trên quảng trường Thiên An Môn, 3 chiếc xe HY473 cùng với container phóng có chứa tên lửa mới diễu qua lễ đài. Mọi người tin rằng đây chính là bệ phóng di động dạng sơ khởi. So với bệ phóng của tên lửa Topol thì những chiễc xe này chưa thể gọi là một hệ thống chiến đấu hoàn thiện được.

Một vài năm trước đây, giới tình báo quân sự phương Tây đã thấy những chiếc xe 6 trục, có khả năng vượt chướng ngại vật, MAZ-547B của Belarus có mặt tại Trung Quốc. Đây là bệ phóng di dộng cho tên lửa tầm trung Pioner. Theo Hiệp ước về loại trừ tên lửa tầm gần và trung đã được kí giữa Nga và Mỹ, tên lửa tầm trung, với tư cách là một loại vũ khí chiến lược đã bị loại trừ từ năm 1990.

Người ta cho rằng có khoảng 6 chiếc xe MAZ-547B được đưa đến Trung Quốc và thậm chí, Trung Quốc đã chuẩn bị để sản xuất hàng loạt loại xe này. Tuy nhiên, không có bất cứ một thông tin đáng tin cậy nào được đưa ra. Cũng đã từng có thông tin rằng Trung Quốc đã làm hẳn đường ray cho tên lửa DF-31, nhưng cũng như nhiều thông tin khác, tin này nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.

DF-31 là một trong những bí mật quân sự lớn nhất của Trung Quốc. Người ta cho rằng đây là loại tên lửa 3 tầng, dùng nhiên liệu rắn, dài 13m, có đường kính 2,25m, có trọng lượng khoảng 42 tấn. Nó được lắp một hệ thống dẫn đường quán tính bên trong. Độ chính xác khi bắn là vào tầm từ 100m đến 1 km, nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng con số này vào khoảng 300m.

Tên lửa có thể mang được đầu đạn hạt nhân nặng 1 tấn hoặc 3 đầu đạn có hệ thống dẫn đường riêng biệt, với trọng lượng từ 20 đến 150 kg. Về trọng lượng vật mang theo, tên lửa này gần giống Topol và Topol-M. Thời gian khai triển DF-31 mất khoảng từ 15 đến 30 phút. Có vẻ như, cũng giống như Topol, DF-31 sử dụng kiểu khởi động lạnh ( tên lửa sẽ được phóng ở độ cao 30m bằng áp lực do máy phát điện hơi nước tạo ra).

Theo báo chí, Trung Quốc đang phát triển biến thể cải tiến cho DF-31, là DF-41, với mục tiêu nâng cao tầm xa của tên lửa: từ 8.000 lên 12.000 km.

Ngoài ra, họ cũng đang tìm cách hoàn thiện bệ phóng di động cho loại tên lửa này. Nếu thành công, Trung Quốc có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ lãnh thổ Mỹ. Đây cũng là một vũ khí quan trọng trợ lực cho Trung Quốc trong cuộc chiến dành ngôi vị bá chủ thế giới.

Dựa trên công nghệ của DF-31, Trung Quốc đã tiến hành chế tạo biến thể hải quân cho loại tên lửa này, có tên JL-2. Tên lửa JL-2 sẽ được trang bị cho tàu ngầm hạt nhận mang tên lửa đạn đạo Type 094. Chương trình này có tên “Tường thành Trung Quốc trên biển”. Mục tiêu của dự án này là tạo ra từ 4 đến 7 tàu ngầm có mang tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nếu sở hữu những loại tàu này thì Mỹ hoàn toàn nằm trong tầm ngắm của tên lửa Trung Quốc, mà không phải đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và Nhật Bản.

Hiện nay, lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc chỉ mới có một loại tàu là Xia. Trong quá trình nghiên cứu và sản xuất loại tàu này, Trung Quốc đã gặp vô vàn khó khăn cả về công nghệ và kỹ thuật. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến họ không thể sản xuất được hàng loạt tàu ngầm hạt nhân cùng loại.

Tàu ngầm Xia mang tên lửa đạn đạo JL-1 với tầm bắn vào khoảng 1700 km, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có trọng lượng 1-2.000kg. Tuy nhiên loại tàu này đã khá lỗi thời. Theo thông tin mà tình báo hải quân có được thì tàu này chưa hề thực hiện một cuộc tuần tra đúng nghĩa nào cả.



http://nghiadx.blogspot.com
Một cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo JL-1

Có vẻ như Trung Quốc đã đúng khi không cố gắng chế tạo tàu ngầm và tên lửa thế hệ cũ. Thay vào đó, họ đặt hi vọng vào thế hệ tàu ngầm Type 094 và tên lửa mới JL-2. Những tàu này sẽ có khả năng mang 16 tên lửa JL-2 với tầm bắn khoảng từ 7.500-8.000 km. Có thể chúng sẽ được trang bị 3 đầu đạn hạt nhân có hệ thống dẫn đường riêng biệt. Tất nhiên để làm được điều này thì Trung Quốc cần cải tiến rất nhiều về công nghệ và kỹ thuật.

Vậy, tại sao Trung Quốc lại đi theo con đường của Nga, khi lấy tên lửa với bệ phóng di động làm hình mẫu để phát triển hệ thống vũ khí chiến lược trên biển?

Báo chí phương Tây đã dành rất nhiều giấy mưc để bàn về vấn đề Trung Quốc lại chậm mở rộng kho vũ khí chiến lược của mình đến thế? Điều này được thể hiện ở số lượng những lần thử DF-31. Người ta biết rằng, Trung Quốc hiện có khoảng 20 tên lửa liên lục địa DF-5. Số lượng đạn hạt nhân không được cất giấu cùng với tên lửa. Bằng cách này, họ muốn chứng minh cho Mỹ thấy mình là những người yêu chuộng hoà bình và hoàn toàn không hề có ý định tranh giành ngôi vị với Mỹ.

Trung Quốc luôn tìm cách phủ nhận những thông tin trong bản báo cáo của Cơ quan tình báo Mỹ CIA về việc mở rộng và hiện đại hoá kho vũ khí chiến lược của mình. Để làm gì?

Có lẽ, họ đang trông chờ vào sự thành công của quá trình nghiên cứu chế tạo DF-31/DF-41 và JL-2. Họ đang làm việc này một cách hết sức cẩn trọng. Trong quyết định áp dụng vũ lực với Đài Loan, Trung Quốc cũng rất ít khi triển khai hệ thống vũ khí chiến lược của mình (nếu như tính đến khả năng kinh tế của Trung Quốc, thì việc này là không quá khó khăn để thực hiện).

(Nguồn :: Báo Đất Việt)

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

>> Trung Quốc chỉ có 50 đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ


“Trung Quốc hiện có chưa đến 50 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ, nhưng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025”.





http://nghiadx.blogspot.com

Quả bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc nổ thành công vào 15h ngày 16/10/1964.

Ngày 12/4, trang mạng “Quỹ Jamestown” Mỹ có bài viết cho rằng, hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của Trung Quốc hoàn toàn không chạy theo ưu thế về số lượng, mà là chủ yếu thông qua khả năng sống sót và độ tin cậy của vũ khí hạt nhân để tăng cường khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời cũng sẽ tăng số lượng vũ khí hạt nhân một cách thích hợp.

Bài viết cho rằng, Trung Quốc tăng cường khả năng trả đũa hạt nhân hoàn toàn không có gì là ngạc nhiên. Từ lâu, lực lượng hạt nhân của Trung quốc tương đối yếu, khả năng chống lại các mối đe dọa cũng không mạnh, trong khi đó mãi đến những năm gần đây Trung Quốc mới bắt đầu theo đuổi hiện đại hóa lực lượng hạt nhân.

Năm 2006, Trung Quốc công bố Sách trắng quốc phòng cho biết, chiến lược hạt nhân của Trung Quốc là “xây dựng một lực lượng hạt nhân tinh nhuệ, hiệu quả đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia”.

Nhưng, chính quyền Trung Quốc hoàn toàn không tiến hành công bố về số lượng vũ khí hạt nhân cần thiết để thực hiện mục tiêu này.

Một số chuyên gia Mỹ dự đoán, Trung Quốc hiện có vài trăm đầu đạt hạt nhân, nhưng kết luận của họ chỉ là đã xem xét số lượng vũ khí hạt nhân có thể cần cho răn đe hạt nhân tương lai của Trung Quốc, hoàn toàn không có chứng cứ tin cậy.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc.


Quan điểm của các nhà chiến lược Trung Quốc sẽ giúp chúng ta có nhận thức rõ hơn về vấn đề này. Họ mạnh mẽ khuyến nghị Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, đồng thời mở rộng quy mô vũ khí hạt nhân.

Nhưng, họ đồng thời không tán thành chế tạo hàng nghìn đầu đạn hạt nhân, chạy theo quan điểm thực hiện cân bằng hạt nhân Mỹ-Nga.

Nội bộ Trung Quốc cho rằng, cần xây dựng khả năng tấn công hạt nhân như sau, đó là: đối mặt với khả năng do thám, tình báo, tấn công chính xác và phòng thủ tên lửa mạnh của đối phương, cần có đầy đủ sức mạnh để tiến hành tấn công hạt nhân lần hai đáng tin cậy.

Các nhà chiến lược Trung Quốc cho rằng, xây dựng lực lượng hạt nhân có quy mô quá lớn sẽ làm giảm ưu thế của lực lượng hạt nhân, cũng sẽ làm trầm trọng thêm sự bất ổn chiến lược.

Chẳng hạn, chuyên gia vấn đề hạt nhân nổi tiếng của Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Diêu Vân Trúc cho rằng, Trung Quốc cần kiên trì chính sách phát triển vũ khí hạt nhân trước đây, tức là hiệu quả răn đe hoàn toàn không tỷ lệ thuận với số lượng vũ khí hạt nhân, lực lượng hạt nhân quy mô nhỏ có khả năng sống sót và độ tin cậy tương đối cao cũng có thể tạo được khả năng răn đe hạt nhân có hiệu quả.

Rất nhiều nhà quan sát cho rằng, trong 10-15 năm tới, Trung Quốc sẽ triển khai nhiều vũ khí hạt nhân tiên tiến hơn. Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ đã đồng ý với quan điểm này trong “Đánh giá mối đe dọa thế giới thường niên” đệ trình Quốc hội.

Năm 2011, Cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ cho rằng: “Trung Quốc hiện chỉ có chưa đến 50 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể tấn công tới lãnh thổ Mỹ, nhưng con số này đến năm 2025 có thể sẽ tăng gấp đôi”,

http://nghiadx.blogspot.com


Bài viết cho rằng, có 3 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết sách liên quan đến phát triển lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Trước hết, nhìn một cách tổng thể, cảm nhận của Trung Quốc về môi trường an ninh bên ngoài và mối quan hệ của họ với các nước lớn là một phương diện quan trọng.

Thứ hai, nhìn vào góc độ tác chiến, sự răn đe hạt nhân tiềm tàng và răn đe thông thường của lực lượng hạt nhân phóng giếng, phóng cơ động trên đường bộ và phóng từ tàu ngầm cũng là một nhân tố quan trọng.

Cuối cùng, Trung Quốc sẽ còn cân nhắc sự phát triển của hệ thống phòng thủ tên lửa trong tương lai, bởi vì nó có thể sẽ gây tổn hại cho khả năng đáp trả hạt nhân răn đe đối phương của Trung Quốc.

Các học giả Trung Quốc cho rằng, phòng thủ tên lửa là nhân tố quan trọng nhất quyết định nhu cầu của Trung Quốc trong tương lai. Chẳng hạn, Diêu Vân Trúc từng cho rằng, Mỹ triển khai phòng thủ tên lửa là “nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển lực lượng hạt nhân của Trung Quốc”.

Ngoài ra, bà cho rằng, cần nỗ lực duy trì khả năng răn đe hạt nhân tin cậy trong tình hình đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng hạt nhân của họ, đến khi họ cho rằng quy mô lực lượng hạt nhân đủ để ứng phó với mọi tình huống.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm, Hải quân Trung Quốc.



Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

>> Lực lượng hạt nhân Trung Quốc phát triển chậm


Trung Quốc hiện là nước duy nhất trong số các cường quốc hạt nhân tăng cường đầu đạn hạt nhân, nhưng lực lượng hạt nhân của họ phát triển còn chậm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5 có tầm phóng 12.000 km của Trung Quốc.


Tân Hoa Xã cho hay, các chuyên gia Mỹ đánh giá, tiến trình hiện đại hóa hạt nhân của Trung Quốc chậm hơn nhiều so với dự kiến, “không códấu hiệu nào cho thấy, Trung Quốc đang dốc sức mở rộng mức độ chạy đua với Mỹ, Nga về lực lượng hạt nhân”.

Trước đây một thời gian, những lời đồn về việc Chính phủ Mỹ có kế hoạch cắt giảm quy mô lớn vũ khí hạt nhân đã gây ra phản ứng gay gắt từ các nhân vật phe bảo thủ trong nước, họ chỉ trích Obama “hành sự lỗ mãng”,

có người thậm chí nói, cắt giảm quân sự quy mô lớn mù quáng sẽ làm cho số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ thấp hơn Trung Quốc. Đối với vấn đề này, một số chuyên gia vấn đề hạt nhân quốc tế đã tiến hành phản bác từ góc độ chuyên nghiệp.

Thượng tuần tháng 3, tờ “Công báo nhà khoa học năng lượng nguyên tử” (BAS) lại công bố bản báo cáo đánh giá thường niên “Lực lượng hạt nhân Trung Quốc năm 2011”,

đã tiến hành tóm tắt thông thường về tiến trình hiện đại hóa đối với lực lượng hạt nhân Trung Quốc – bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.

Báo cáo này cùng với báo cáo “Đánh giá các mối đe dọa thường niên” do Cục Tình báo Quốc phòng (DIA) của Lầu Năm Góc đồng thời xác nhận như vậy, được cho là đã phản ánh hiện trạng lực lượng hạt nhân của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo DF-31


Các chuyên gia hạt nhân cho rằng, lực lượng hạt nhân của Trung Quốc thực sự đang được hiện đại hóa, điều này có sự thống nhất với các nước hạt nhân khác, hoàn toàn không đáng ngạc nhiên. Điều thực sự đáng chú ý là, tiến trình hiện đại hóa hạt nhân của Trung Quốc chậm hơn nhiều so với dự đoán trước đây, “không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy, Trung Quốc đang dốc sức cho mở rộng mức độ chạy đua với Mỹ, Nga về lực lượng hạt nhân”.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tốc độ tăng chậm

Bản báo cáo này do Hans Kristensen của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ và Robert Norris, nhà nghiên cứu cao cấp của Công ty Nghiên cứu phát triển Khoa học quốc gia hợp tác xây dựng, lời mở đầu đã viết:

“Đến nay, trong số 5 nước lớn hạt nhân, Trung Quốc là nước duy nhất vẫn tiếp tục tăng số lượng đầu đạn hạt nhân”, đồng thời dẫn báo cáo của Cục Tình báo Quốc phòng cho rằng: “Đến năm 2025, số lượng đầu đạn hạt nhân có thể đe dọa Mỹ của Trung Quốc có thể tăng hơn gấp đôi ban đầu”. Chỉ riêng đoạn này, nội dung chính của báo cáo này hầu như có chút “giật gân”, nhưng tình hình thực tế là, lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc, đặc biệt là sự phát triển của tên lửa đạn đạo tầm xa, đã chậm hơn nhiều so với dự kiến trước đây.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A


Ngay từ năm 2001, Cục Tình báo Trung ương Mỹ tuyên bố, đến năm 2015, số lượng đầu đạn hạt nhân dùng cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) “bố trí nhằm vào Mỹ” của Trung Quốc sẽ tăng lên đến 75 – 100 quả, trong đó bao gồm 55 – 80 quả tên lửa DF-31A có tầm phóng tới 12.000 km.

Còn theo phân tích của các cơ quan tình báo Mỹ, lúc đó, Trung Quốc chỉ có 20 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5A mang theo đầu đạn hạt nhân có thể tấn công lãnh thổ Mỹ. Theo báo chí nước ngoài, tên lửa DF-31A bắt đầu được triển khai vào năm 2007, các nhà phân tích tin rằng, trong vài năm nữa, Trung Quốc sẽ triển khai quy mô lớn loại tên lửa kiểu mới này. Nhưng 5 năm qua, BAS cho rằng,
 tên lửa DF-31A được Trung Quốc triển khai đến nay còn chưa đến 30 quả, tên lửa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ (bao gồm tên lửa DF-5A kiểu cũ) phải đến giữa thập niên 20 của thế kỷ này mới tăng lên đến 100 quả, điều này chậm hơn 10 năm so với thời gian dự kiến trước đây của Cục Tình báo Trung ương.

Lực lượng hạt nhân trên biển vẫn không thể chiến đấu thực tế

Còn về lực lượng hạt nhân trên biển của Trung Quốc, DIA chỉ ra, sự phát triển của tên lửa đạn đạo phóng ngầm Trung Quốc (SLBM) cũng chậm hơn so với dự đoán trước đây.

Báo cáo cho biết, Trung Quốc đang nỗ lực nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-2 trang bị cho tàu ngầm hạt nhân tên lửa lớp Tấn (Type 094), đã có 2 tàu ngầm hạt nhân loại này được bàn giao sử dụng, có thể còn có 2 chiếc ở trong giai đoạn chế tạo.

JL-2 được coi là phiên bản hải quân của DF-31, các nhà quan sát rất tập trung chú ý đến các động thái của nó.

DIA cho biết, mặc dù Hải quân Trung Quốc đã sở hữu tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, nhưng gặp phải “khó khăn chồng chất” trên phương diện nghiên cứu phát triển JL-2 và hệ thống đồng bộ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phóng ngầm JL-2


“Báo cáo sức mạnh quân sự của Trung Quốc” được Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên Quốc hội năm 2006 từng dự đoán, JL-2 sẽ có khả năng tác chiến ban đầu từ năm 2007-2010, nhưng “Báo cáo” năm 2011 lại chuyển giọng cho rằng, tên lửa này khi nào chính thức đi vào hoạt động vẫn còn chưa xác định.

Năm 2011, trên mạng Internet từng phổ biến thông tin về việc Trung Quốc đã tiến hành phóng thử JL-2, nhưng chưa được xác nhận từ chính quyền Trung Quốc.

Hiện nay, DIA phán đoán: JL-2 có thể có khả năng tác chiến ban đầu vào năm 2014, chậm nhiều so với dự đoán trước đây 6 năm.

BAS kết luận: Sau khi chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 092 (nước ngoài gọi là lớp Hạ) được bàn giao sử dụng 30 năm, chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn đầu tiên hạ thủy 10 năm, Trung Quốc vẫn chưa có một lực lượng hạt nhân trên biển có khả năng chiến đấu thực tế.

Trong blog cá nhân, Hans Christensen đánh giá, điều này hoàn toàn không có nghĩa là Trung Quốc không muốn có lực lượng hạt nhân trên biển, hoàn toàn là do trong nghiên cứu phát triển vũ khí chiến lược cao cấp tàu lớp Tấn như JL-2 có độ khó thực sự quá lớn.

Tên lửa đạn đạo phóng ngầm Bulava của Nga cũng gặp phải những vấn đề tương tự, các phân tích trước đây phổ biến đánh giá tình hình quá lạc quan.

Quy mô tên lửa hành trình cơ bản không thay đổi

Ngược lại, báo cáo của BAS chỉ có một đoạn về nội dung liên quan đến tên lửa hành trình của Trung Quốc. Báo cáo viết, Trung Quốc trang bị một loạt tên lửa hành trình, bao gồm tên lửa hành trình tấn công đối đất Đông Hải-10 (DH-10 hay CJ-10, tức Trường Kiếm-10) có tầm phóng 1.500 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa CJ-10, hay còn gọi là DH-10


Năm 2009, cơ quan tình báo Hải quân Mỹ từng coi DH-10 là “vũ khí thông thường hoặc hạt nhân”, ám chỉ nó có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, nhưng gần đây Lầu Năm Góc gọi nó là loại “vũ khí tấn công chính xác thông thường”.

Theo số liệu từ “Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc” năm 2011, Trung Quốc sở hữu 200-500 quả tên lửa DH-10, con số này tương đương với báo cáo năm 2010, ở mức độ nhất định cho thấy, Trung Quốc có lẽ hoàn toàn chưa tăng cường triển khai quy mô lớn tên lửa hành trình tầm xa như lo ngại của phương Tây.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

>> "Iran đã sở hữu 6 tên lửa đạn đạo DF-31 của Trung Quốc"



CNN cho hay, các chuyên gia tên lửa của Triều Tiên đang có mặt ở Iran để kích hoạt 6 tên lửa hạt nhân DF-31 do Trung Quốc cung cấp.

Theo CNN, đây có thể là kết quả của hợp đồng bí mật mua tên lửa tầm xa DF-31A trị giá 11 tỷ USD đã được Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ký với Trung Quốc.

Theo nguồn tin, sau nhiều năm tăng cường phát triển và sản xuất tên lửa đạn đạo nhưng Iran vẫn chưa đạt được thành công và một hợp đồng mua các tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31 đã được Iran và Trung Quốc bí mật ký kết với giá trị hợp đồng lên tới 11 tỷ USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Theo điều khoản của hợp đồng, Trung Quốc sẽ thiết kế tên lửa và đào tạo chuyên gia cho Iran để vận hành các tên lửa hạt nhân DF-31A.


Tuy nhiên, Iran vẫn đang gặp phải rất nhiều khó khăn, cùng với mâu thuẫn với cộng đồng thế giới xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi, Trung Quốc tuyên bố không có khả năng tiếp tục hỗ trợ quốc gia Hồi giáo này, bởi các chuyên gia Trung Quốc bị ràng buộc hạn chế ngoại giao quân sự với Tehran và họ ra thêm điều kiện sẽ tiếp tục làm việc nếu Iran trả thêm cho Trung Quốc vài tỷ USD.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa DF-31


Hợp đồng ban đầu bao gồm Trung Quốc sẽ cung cấp cho Iran 11 quả tên lửa đạn đạo tầm xa DF-31A với tầm bắn lên tới 7.000 km. Tuy nhiên, Iran mới chỉ nhận được 6 quả tên lửa thì hợp đồng bị gián đoạn do Trung Quốc đưa ra lý do sức ép quốc tế và ngừng hỗ trợ Iran.


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com
Iran đã sở hữu 6 tên lửa đạn đạo DF-31 của Trung Quốc


Được biết, tên lửa DF-31A là một biến thể của tên lửa đạn đạo Liên Xô (Nga), được phát triển từ những năm 1960 và đã liên tục gặp phải các vấn đề kỹ thuật.

Ở Trung Quốc, đã xảy ra ít nhất 6 vụ nổ tên lửa loại này. Chính vì vậy mà Iran gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc vận hành các tên lửa này.

Tháng 2/2011, một đoàn chuyên gia của Trung Quốc và Triều Tiên đã tới Iran trong vai khách du lịch, và họ đã cung cấp cho Iran các thiết bị phần cứng cần thiết cũng như công nghệ lắp ráp và đào tạo với trị giá 7 tỷ USD.

Hiện tại chưa có thông tin nào từ phía Trung Quốc về thông tin mà CNN đăng tải.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang