Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

>> 4 loại vũ khí Trung Quốc làm Mỹ, Nhật “sợ hãi”

Thời báo Hoàn Cầu liệt kê 4 loại vũ khí thế hệ mới của Trung Quốc mà họ cho rằng làm Mỹ, Nhật “sợ hãi”.

>> Sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc
>> Tên lửa DH-10 của Trung Quốc vô dụng ở Đông Nam Á

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc nói rằng, năm 2012 Trung Quốc đã đặt dấu chấm hết cho hình ảnh sức mạnh quân sự kém cỏi và bắt đầu làm mới mình thông qua các cuộc tuần tra lãnh hải, quốc tế, diễn tập quân sự rầm rộ và giới thiệu một loạt các loại vũ khí tinh vi.

Rõ ràng, Trung Quốc đang cố gắng làm cho Mỹ - Nhật hiểu rằng Trung Quốc đã trở nên giàu có và mạnh mẽ, và rằng sẽ không có một kết thúc dễ dàng nếu bất kỳ nước nào có một cuộc chiến với Trung Quốc.

Thời báo Hoàn Cầu đã liệt kê ra 4 loại vũ khí mà họ cho rằng làm Mỹ - Nhật “sợ hãi”:

Tên lửa Hồng Kỳ 9

Hồng Kỳ 9 (hay gọi là HQ-9) là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Viện Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc nghiên cứu sản xuất dựa trên công nghệ tên lửa Patriot (Mỹ) và S-300 (Nga).

Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 được cho là có khả năng tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo).

Biên chế một lữ đoàn tên lửa HQ-9 thường gồm 6 khẩu đội, mỗi khẩu đội gồm: xe điều khiển TWS-312, đài radar điều khiển hỏa lực HT-233, đài radar trinh sát Type 305B/YLC-2V, 8 xe mang ống phóng tên lửa (mỗi xe 4 đạn, tổng cộng 32 đạn/khẩu đội) cùng các thành phần xe nạp đạn, xe cung cấp điện 200kw…

Trong đó, đài radar điều khiển hỏa lực mạng pha HT-233 được cho là thiết kế giống với radar 30N6E (tổ hợp S-300 của Nga). Tuy nhiên, kích thước của HT-233 được cho là nặng nề, to lớn hơn so với nguyên gốc, tuổi thọ ngắn, mức tiêu thụ điện năng lớn. Cũng có nguồn tin cho rằng, HT-233 giống với đài radar điều khiển MQM-53 của tên lửa Patriot hơn là S-300.

HT-233 có khả năng phát hiện mục tiêu ở tầm 120km, theo dõi ở cự ly 90km. HT-233 có thể theo dõi đồng thời 100 mục tiêu và điều khiển 6 tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 phóng đạn tên lửa.

Ngoài các thành phần radar HT-233 và Type 305B, khẩu đội HQ-9 có thể được mở rộng với việc kết hợp thêm đài radar nhìn vòng bắt thấp Type 102 và radar quét mạng pha điện tử chủ động Type 305A giúp tăng khả năng chống tên lửa đạn đạo cho HQ-9 và phát hiện máy bay tàng hình.

Về phần đạn tên lửa, hệ thống HQ-9 sử dụng đạn tên lửa tương tự đạn tên lửa S-300. Đạn tên lửa có 2 tầng động cơ đẩy (tầng 1 có đường kính 700mm, tầng 2 560mm) với trọng lượng phóng 2 tấn, dài 6,8m. Tên lửa trang bị đầu đạn thuốc nổ phân mảnh 180kg, tốc độ hành trình Mach 4,2, tầm bắn 200km (chống máy bay) và 30km (chống tên lửa đạn đạo).

Theo báo Hoàn Cầu, HQ-9 còn được trang bị một loại đạn tên lửa chống máy bay có tầm bắn xa tới 350km và tên lửa chuyên đánh mục tiêu bay thấp có thể phá hủy mục tiêu ở độ cao… 5m.

Mặc dù các tờ báo Trung Quốc tự đánh giá rằng HQ-9 vượt trội hơn hệ thống S-300 và đã ngang tầm với hệ thống tên lửa S-400 mới nhất của Nga. Nhưng xét các mặt thông số kỹ thuật thì HQ-9 mới chỉ tạm gọi là tương đương S-300.

Thậm chí, các chuyên gia Nga còn khẳng định, HQ-9 chưa thể so sánh với S-300 đời đầu chứ chưa nói tới thế hệ S-300PMU-1, S-300PMU-2.

Tên lửa đạn đạo Đông Phong 41

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 41 (gọi tắt là DF-41, định danh phương Tây là CSS-X-10) do Viện phương tiện phóng Trung Quốc phát triển để thay thế cho loại tên lửa Đông Phong 5 (DF-5).

DF-41 được cho là một sản phẩm “sao chép” công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-12 (SS-27) của Nga. DF-41 dài khoảng 21m, đường kính thân 2,25m và trọng lượng phóng 80 tấn.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe mang ống phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41

DF-41 có tải trọng 2,5 tấn mang phần chiến đấu kiểu MIRV chứa 10 đầu đạn hạt nhân cỡ 20-90-150 kiloton. Tầm bắn của tên lửa đạt 12.000km tới 15.000km, đủ khả năng bao quát mọi mục tiêu trên đất Mỹ. Hệ thống điều khiển tên lửa sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn đầu và hệ định vị toàn cầu giai đoạn cuối, bán kính lệch mục tiêu 100-500m.

Theo một số nguồn tin, ngày 24/7/2012, Trung Quốc đã lần đầu bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41.

Tên lửa đạn đạo Cự Lãng 2

Trên mặt đất Trung Quốc có tên lửa đạn đạo DF-41 có khả năng vươn tới Mỹ, thì ở mặt biển Trung Quốc sở hữu tên lửa phóng từ tàu ngầm Cự Lãng 2 (gọi tắt là JL-2, định danh phương Tây CSS-NX-5) đủ khả năng đe dọa Mỹ.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2 được thiết kế từ những năm 1970-1980, cuộc phóng thử đầu tiên thực hiện năm 2002.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2.

JL-2 dài 13m, đường kính thân 2,25m, trọng lượng phóng 42 tấn, tải trọng 2,8 tấn. Phần chiến đấu kiểu MIRV có khả năng chứa 3-8 đầu đạn hạt nhân loại 20-90-150 kiloton.

Tên lửa đạt tầm bắn tối đa 7.200km, dùng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp hệ định vị toàn cầu Bắc Đẩu cho phép đạt độ chính xác cao (bán kính lệch mục tiêu 150-300m).

Theo một số nguồn tin, ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu tên lửa được trang bị hệ thống phòng vệ để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương. Hiện nay, tên lửa JL-2 được trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser

Vũ khí laser là vũ khí hủy diệt không khói, không âm thanh và không mùi thuốc súng như các loại vũ khí thông thường khác.

Vũ khí laser dùng tia bức xạ điện từ tập trung năng lượng cao (gấp vài trăm triệu lần, thậm chí vài tỷ lần so với ánh nắng mặt trời) để tạo ra các tia laser khác nhau. Tuy không có đạn như vũ khí thông thường song chúng có khả năng phát ra các chùm tia laser năng lượng cao với tốc độ 300.000km/s làm nóng chảy kim loại, bốc hơi.

Loại vũ khí này được sử dụng chủ yếu để tiêu diệt máy bay, tên lửa đối phương, làm biến dạng, vô hiệu hóa và phá hủy nhanh chóng các mục tiêu bằng kim loại.

Với các tính năng vượt trội của loại vũ khí hủy diệt này nên trong nhiều năm trở lại đây một loạt quốc gia mà đi đầu là Mỹ đang chú trọng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng laser vào kỹ thuật quân sự. Và Trung Quốc không nằm ngoài ngoại lệ đó.

Trung Quốc rất quan tâm tới phát triển vũ khí laser.

Trung Quốc cũng rất quan tâm tới việc nghiên cứu và phát triển vũ khí laser như một phương tiện tấn công và phòng thủ hiện đại, hiệu quả cao.

Theo nhận định của giới chuyên gia quốc tế, rất có thể Trung Quốc đã sở hữu vũ khí laser có khả năng tiêu diệt tên lửa đối phương ở tầm thấp dựa trên công nghệ kỹ thuật của Nga.

Theo báo Hoàn Cầu thì nếu Trung Quốc thành công trong phát triển vũ khí laser họ có thể tấn công mục tiêu tên lửa ở cự ly tới 30.000km.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

>> Tên lửa DH-10 của Trung Quốc vô dụng ở Đông Nam Á

Cơ chế dẫn đường của tên lửa hành trình đối đất DH-10 kém chính xác và không hiệu quả với địa hình khu vực Đông Nam Á.

>> Sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc


Cuộc hành trình săn lùng công nghệ tên lửa LACM

Chương trình phát triển tên lửa hành trình tấn công mặt đất (LACM) được Trung Quốc khởi xướng từ năm 1990.

Đến năm 1991, trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, 80% tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk của Mỹ đã đánh trúng mục tiêu với CEP (sai số vòng tròn bán kính) chỉ 3m. Thành tích này thúc đẩy Trung Quốc lao vào cuộc tìm kiếm công nghệ tên lửa hành trình bằng mọi giá.

Quá khó khăn để tiếp cận công nghệ của phương Tây, đích hướng cho cuộc săn lùng công nghệ này không ở đâu khác ngoài Nga.

Các báo cáo không chính thức cho biết, sự phát triển của tên lửa hành trình DH-10 có sự giúp đỡ kỹ thuật từ phía Nga và Ukraine. Bên cạnh đó, việc săn lùng các tên lửa Tomahawk bị lạc đường và không phát nổ cũng được ráo riết thực hiện.

Báo cáo của Viện 2049, một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về châu Á có trụ sở tại bang Virginia, Mỹ cho biết: Trong chiến dịch tấn công tiêu diệt Bin Laden ở Afghanistan (1998), Mỹ đã phóng đi 75 tên lửa Tomahawk và một số trong chúng đã rơi xuống mà không phát nổ. Trung Quốc đã không mấy khó khăn để có được những tên lửa “xịt” này để nghiên cứu các công nghệ liên quan.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đã có được tên lửa hành trình tấn công mặt đất DH-10 sau nhiều cuộc "săn lùng" bằng mọi giá Ảnh: Ausairpower

Báo cáo của Global Security cho biết, trong năm 1993, Trung Quốc xây dựng một trung tâm phát triển công nghệ tên lửa hành trình đối đất ở một khu vực lân cận Thượng Hải. Đến năm 1995, một số chuyên gia tên lửa từ Nga đã được tuyển dụng vào làm việc cho trung tâm này.

Báo cáo cũng cho biết, bằng cách nào đó Trung Quốc đã có được một tập tài liệu kỹ thuật liên quan đến một hệ thống tên lửa hành trình của Nga.

Một báo cáo chưa được xác nhận cho biết, trong giai đoạn 1999-2001, Ukraine xuất khẩu khoảng 18 tên lửa hành trình đối đất tầm xa Kh-55 có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân cho Trung Quốc và Iran. Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng Trung Quốc có được thiết kế của tên lửa Kh-65SE (biến thể xuất khẩu tầm ngắn của Kh-55).

Kết quả của những nỗ lực trên, sau một thời gian dài miệt mài tìm kiếm, nghiên cứu, sao chép, chế tạo, Trung Quốc đã có "đứa con lai Nga-Mỹ” là DH-10.

Tuy nhiên, tương tự như sự phát triển của các hệ thống vũ khí khác của Trung Quốc, sự phát triển, tên gọi chính thức của chương trình tên lửa LACM Trung Quốc khá mơ hồ và không rõ ràng.

Sự phát triển của chương trình này đôi khi cũng nhầm lẫn với chương trình phát triển tên lửa hành trình đối đất HN-1.

Những thông số không kiểm chứng

Tên lửa hành trình đối đất DH-10 được cho là đã triển khai hoạt động trong giai đoạn 2004-2005 cùng với việc thành lập lữ đoàn tên lửa hành trình thuộc "lực lượng nhị pháo" (cách gọi lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc) có trụ sở tại Kiến Thủy, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Báo cáo của Global Security cho biết, đến hết năm 2008, Trung Quốc đã triển khai 200-500 tên lửa hành trình đối đất DH-10.

Một biến thể khác của DH-10 là CJ-10 đã được triển khai trên máy bay ném bom chiến lược H-6M.

http://nghiadx.blogspot.com
Khả năng của những loại vũ khí "con lai" kiểu này gần như không thể kiểm chứng từ một bên thứ 3. Ảnh: Sinodefence

Tầm bắn chính xác của DH-10 cũng là con số không được kiểm chứng, ít nhất là đến thời điểm hiện tại.

Tầm bắn của tên lửa DH-10 được dự đoán từ 1.500-4.000km, tuy nhiên, nếu dựa vào kích thước, trọng lượng tên lửa thì tầm bắn của DH-10 khoảng từ 1.500-1.800km là hợp lý. Độ chính xác (tính bằng chỉ số CEP) của DH-10 được dự đoán ở mức 10m.

Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ trong tháng 3/2009 cho biết, một biến thể khác của DH-10 là CH-10 sao chép hoàn toàn từ tên lửa hành trình Kh-55 đã được phát triển. Có khoảng 250 tên lửa cùng với 20-30 bệ phóng đã được triển khai, tầm bắn của biến thể này được cho là từ 1.500-2.000km.

Trong tháng 7/2012, một số bức ảnh đăng tải trên các diễn đàn quân sự Trung Quốc cho thấy, có vẻ tên lửa DH-10 được triển khai hoạt động trên tàu khu trục Type-052C.

>> Khu trục hạm Type 052C của Hải quân Trung Quốc

Vô dụng trong khu vực Đông Nam Á

Một trong những yêu cầu quan trọng đối với tên lửa hành trình đối đất là cơ chế dẫn đường. Đây là nhân tố quyết định của bất kỳ loại vũ khí có điều khiển nào. Đối với Trung Quốc, phát triển cơ chế dẫn đường cho DH-10 là một thách thức lớn.

Để có thể tấn công chính xác các mục tiêu cách xa hàng ngàn kilomet, tên lửa đòi hỏi phải có hệ thống dẫn đường rất tinh vi và kết hợp nhiều cách dẫn đường khác nhau nhằm tăng độ chính xác.

Tên lửa DH-10 được cho là sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp giữa dẫn đường quán tính (INS), dẫn đường men theo địa hình TERCOM và GPS.

Tuy nhiên, để tên lửa có thể hoạt động với hệ thống dẫn đường men theo địa hình TERCOM thì bản đồ khu vực mục tiêu cần được lập sẵn và đưa vào bộ nhớ của tên lửa. Khi đó, radar đo độ cao của tên lửa sẽ ghi nhận các thông số về khu vực đang bay và chuyển vào một bộ nhớ nhỏ trong tên lửa để thực hiện các phép tính.

Các thông số có được sẽ được tổ chức thành một dải các phép đo tương tự như một bản đồ, bản đồ tạm này sẽ được so sánh với bản đồ đã được lưu trữ từ trước để xác đinh vị trí và hướng, những thông tin này sẽ được sử dụng để điều chỉnh đường bay của tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com
Sử dụng DH-10 tại ĐNA là không phù hợp và nguy cơ rất lớn đối với thường dân Ảnh:Ausairpower

Trong khi đó, Trung Quốc rất khó để lập được bản đồ địa hình đối với khu vực có địa lý phức tạp như Đông Nam Á. Trung Quốc không thể sử dụng máy bay do thám xâm nhập sâu vào bên trong không phận các quốc gia có chủ quyền để lập bản đồ mặt đất.

Hơn nữa, theo các báo cáo không chính thức, hệ thống dẫn đường chủ đạo cho tên lửa DH-10 là GPS. Tuy nhiên, việc sử dụng tín hiệu GPS dân sự để dẫn đường cho một tên lửa quân sự chắc chắn không phải là lựa chọn khả thi, vì tín hiệu GPS dân sự rất dễ bị gây nhiễu. Nếu tên lửa DH-10 dựa vào hệ thống dẫn đường này thì khả năng đe dọa của nó là không đáng kể.

Tên lửa DH-10 có thể dựa vào hệ thống dẫn đường quán tính để tìm đến mục tiêu, song đối với giải pháp này, chỉ số CEP sẽ rất lớn.

Một khả năng được đề cập đến, trong trường hợp Mỹ cắt tín hiệu GPS tại khu vực tác chiến, tên lửa DH-10 có thể dựa vào hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga để tấn công mục tiêu. Song hiện nay, tín hiệu dận sự của hệ thống GLONASS chưa được phủ sóng toàn cầu, nên mức độ tin cậy của biện pháp này không khả quan hơn so với sử dụng tín hiệu GPS dân sự.

Một phương pháp khác là sử dụng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu do Trung Quốc phát triển. Tuy nhiên, thời điểm hệ thống này đi vào hoạt động vẫn chưa được xác định, mức độ chính xác của hệ thống định vị vệ tinh này vẫn là một câu hỏi chưa thể giải đáp.

Cần nhớ lại rằng, tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk trở nên kém hiệu quả khi hoạt động tại những khu vực có địa hình hiểm trở.

75 tên lửa đã được Mỹ phóng đi trong năm 1998 nhưng không tiêu diệt được bin Laden. Một lượng lớn các tên lửa trượt mục tiêu, rơi vào các khu vực dân sự gây ra cái chết cho hàng trăm thường dân.

Vì vậy, tên lửa DH-10 hay các loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất khác của Trung Quốc mang lại cho quốc gia này khả năng răn đe quân sự đáng kể... trên lý thuyết.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

>> Lộ diện vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc

Một trong những loại vũ khí chiến lược của Trung Quốc cho đến năm 2040 là tên lửa DF-31 và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2.

>> Tàu ngầm Trung Quốc tập trung gần Vịnh Bắc Bộ
>> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới
>> Vệ tinh Mỹ bị đe đọa bởi tên lửa hạt nhân TQ



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Trung Quốc DF-31.


Hướng phát triển cũng như tốc độ phát triển các loại tên lửa chiến lược của Trung Quốc trong thế kỉ 21 luôn là một chủ đề hào hứng và hóc búa đối với các chuyên gia quân sự thế giới. Trung Quốc đã vận dụng rất nhiều những tiêu chuẩn để bảo đảm bí mật quân sự và Liên Xô trước đây đã gặp phải một vấn đề nan giải trong việc đánh giá khả năng quân sự và xu hướng phát triển lực lượng vũ trang cũng như vũ khí của Trung Quốc.

DF-31 là một trong những thành tựu nổi bật trong kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Công cuộc nghiên cứu loại tên lửa này bắt đầu từ giữa những năm 80, với mục đích thay đổi tên lửa thế hệ đầu của TQ là DF-4. Quá trình nghiên cứu được đặt trong 4 bức tường của Học viện hàng không vũ trụ số 4 và Viện Khoa học - cải tiến thuộc Quân đoàn pháo binh số 2. Ngay từ đầu, các nhà khoa học Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ phải tạo ra được bệ phóng di dộng cho loại tên lửa này, giống như Nga đã làm với tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà khoa học Trung Quốc là phải tạo ra nhiên liệu hỗn hợp rắn cho tên lửa. Đây cũng là lý do lần phóng thử đầu tiên của loại tên lửa này hồi đầu những năm 1990 bị trì hoãn nhiều lần.

Cho đến tận giữa những năm 1990, những thành tựu bước đầu trong quá trình nghiên cứu mới được ghi nhận (năm 1995, Trung Quốc lần đầu tiên đã tiến hành lần phóng thử trên bãi phóng, tuy nhiên kết quả không được công bố).

Đến 2/8/1999, hãng thông tấn Xinhua mới công bố cho toàn thế giới kết quả thử nghiệm thành công của loại tên lửa đạn đạo liên lục địa này. Lần phóng thử này được thực hiện tại bãi phóng của tỉnh Thượng Hải. Tháng 1/2001, cuộc thử nghiệm lần thứ 3 đã được tiến hành.

Tháng 1/10/1999, trong lễ mít tinh kỉ niệm 50 năm ngày thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, họ đã “khoe” loại tên lửa mới này. Trên quảng trường Thiên An Môn, 3 chiếc xe HY473 cùng với container phóng có chứa tên lửa mới diễu qua lễ đài. Mọi người tin rằng đây chính là bệ phóng di động dạng sơ khởi. So với bệ phóng của tên lửa Topol thì những chiễc xe này chưa thể gọi là một hệ thống chiến đấu hoàn thiện được.

Một vài năm trước đây, giới tình báo quân sự phương Tây đã thấy những chiếc xe 6 trục, có khả năng vượt chướng ngại vật, MAZ-547B của Belarus có mặt tại Trung Quốc. Đây là bệ phóng di dộng cho tên lửa tầm trung Pioner. Theo Hiệp ước về loại trừ tên lửa tầm gần và trung đã được kí giữa Nga và Mỹ, tên lửa tầm trung, với tư cách là một loại vũ khí chiến lược đã bị loại trừ từ năm 1990.

Người ta cho rằng có khoảng 6 chiếc xe MAZ-547B được đưa đến Trung Quốc và thậm chí, Trung Quốc đã chuẩn bị để sản xuất hàng loạt loại xe này. Tuy nhiên, không có bất cứ một thông tin đáng tin cậy nào được đưa ra. Cũng đã từng có thông tin rằng Trung Quốc đã làm hẳn đường ray cho tên lửa DF-31, nhưng cũng như nhiều thông tin khác, tin này nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.

DF-31 là một trong những bí mật quân sự lớn nhất của Trung Quốc. Người ta cho rằng đây là loại tên lửa 3 tầng, dùng nhiên liệu rắn, dài 13m, có đường kính 2,25m, có trọng lượng khoảng 42 tấn. Nó được lắp một hệ thống dẫn đường quán tính bên trong. Độ chính xác khi bắn là vào tầm từ 100m đến 1 km, nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng con số này vào khoảng 300m.

Tên lửa có thể mang được đầu đạn hạt nhân nặng 1 tấn hoặc 3 đầu đạn có hệ thống dẫn đường riêng biệt, với trọng lượng từ 20 đến 150 kg. Về trọng lượng vật mang theo, tên lửa này gần giống Topol và Topol-M. Thời gian khai triển DF-31 mất khoảng từ 15 đến 30 phút. Có vẻ như, cũng giống như Topol, DF-31 sử dụng kiểu khởi động lạnh ( tên lửa sẽ được phóng ở độ cao 30m bằng áp lực do máy phát điện hơi nước tạo ra).

Theo báo chí, Trung Quốc đang phát triển biến thể cải tiến cho DF-31, là DF-41, với mục tiêu nâng cao tầm xa của tên lửa: từ 8.000 lên 12.000 km.

Ngoài ra, họ cũng đang tìm cách hoàn thiện bệ phóng di động cho loại tên lửa này. Nếu thành công, Trung Quốc có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ lãnh thổ Mỹ. Đây cũng là một vũ khí quan trọng trợ lực cho Trung Quốc trong cuộc chiến dành ngôi vị bá chủ thế giới.

Dựa trên công nghệ của DF-31, Trung Quốc đã tiến hành chế tạo biến thể hải quân cho loại tên lửa này, có tên JL-2. Tên lửa JL-2 sẽ được trang bị cho tàu ngầm hạt nhận mang tên lửa đạn đạo Type 094. Chương trình này có tên “Tường thành Trung Quốc trên biển”. Mục tiêu của dự án này là tạo ra từ 4 đến 7 tàu ngầm có mang tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nếu sở hữu những loại tàu này thì Mỹ hoàn toàn nằm trong tầm ngắm của tên lửa Trung Quốc, mà không phải đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và Nhật Bản.

Hiện nay, lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc chỉ mới có một loại tàu là Xia. Trong quá trình nghiên cứu và sản xuất loại tàu này, Trung Quốc đã gặp vô vàn khó khăn cả về công nghệ và kỹ thuật. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến họ không thể sản xuất được hàng loạt tàu ngầm hạt nhân cùng loại.

Tàu ngầm Xia mang tên lửa đạn đạo JL-1 với tầm bắn vào khoảng 1700 km, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có trọng lượng 1-2.000kg. Tuy nhiên loại tàu này đã khá lỗi thời. Theo thông tin mà tình báo hải quân có được thì tàu này chưa hề thực hiện một cuộc tuần tra đúng nghĩa nào cả.



http://nghiadx.blogspot.com
Một cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo JL-1

Có vẻ như Trung Quốc đã đúng khi không cố gắng chế tạo tàu ngầm và tên lửa thế hệ cũ. Thay vào đó, họ đặt hi vọng vào thế hệ tàu ngầm Type 094 và tên lửa mới JL-2. Những tàu này sẽ có khả năng mang 16 tên lửa JL-2 với tầm bắn khoảng từ 7.500-8.000 km. Có thể chúng sẽ được trang bị 3 đầu đạn hạt nhân có hệ thống dẫn đường riêng biệt. Tất nhiên để làm được điều này thì Trung Quốc cần cải tiến rất nhiều về công nghệ và kỹ thuật.

Vậy, tại sao Trung Quốc lại đi theo con đường của Nga, khi lấy tên lửa với bệ phóng di động làm hình mẫu để phát triển hệ thống vũ khí chiến lược trên biển?

Báo chí phương Tây đã dành rất nhiều giấy mưc để bàn về vấn đề Trung Quốc lại chậm mở rộng kho vũ khí chiến lược của mình đến thế? Điều này được thể hiện ở số lượng những lần thử DF-31. Người ta biết rằng, Trung Quốc hiện có khoảng 20 tên lửa liên lục địa DF-5. Số lượng đạn hạt nhân không được cất giấu cùng với tên lửa. Bằng cách này, họ muốn chứng minh cho Mỹ thấy mình là những người yêu chuộng hoà bình và hoàn toàn không hề có ý định tranh giành ngôi vị với Mỹ.

Trung Quốc luôn tìm cách phủ nhận những thông tin trong bản báo cáo của Cơ quan tình báo Mỹ CIA về việc mở rộng và hiện đại hoá kho vũ khí chiến lược của mình. Để làm gì?

Có lẽ, họ đang trông chờ vào sự thành công của quá trình nghiên cứu chế tạo DF-31/DF-41 và JL-2. Họ đang làm việc này một cách hết sức cẩn trọng. Trong quyết định áp dụng vũ lực với Đài Loan, Trung Quốc cũng rất ít khi triển khai hệ thống vũ khí chiến lược của mình (nếu như tính đến khả năng kinh tế của Trung Quốc, thì việc này là không quá khó khăn để thực hiện).

(Nguồn :: Báo Đất Việt)

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

>> Trung Quốc nằm trong tầm ngắm của tên lửa Đài Loan

Lần đầu tiên Đài Loan đã bố trí hàng loạt tên lửa Hùng Phong 2 E do chính hòn đảo này sản xuất có tầm bắn lên đến 500 km có khả năng tấn công vào các cơ sở quân sự của Trung Quốc dọc bờ biển phía Đông Nam.

>> Tàu sân bay Trung Quốc có thể bị đánh chìm bởi tàu ngầm Đài Loan
>> 1200 quả tên lửa Trung Quốc đặt Đài Loan trong tầm ngắm


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hùng Phong 2 E của Đài Loan


Theo đó, sau rất nhiều năm bị tên lửa Trung Quốc đe dọa lần đầu tiên Đài Loan đã trang bị hỏa tiễn trả đũa.

Theo tờ Nhật báo Tự do hàng loạt tên lửa hành trình Hùng Phong 2 E đã chính thức đưa vào bệ phóng. Việc này nằm trong kế hoạch bí mật mang tên Diều Hâu trị giá 30 tỉ đô la Đài Loan tương đương 1 tỉ đô la Mỹ.

Theo AFP, các chuyên gia quân sự nhận định nếu xung đột xảy ra, Đài Loan nằm trong tầm tấn công của ít nhất 1.600 tên lửa Trung Quốc.

Với Hùng Phong 2 E, Đài Loan có thể phản công phá hủy các căn cứ quân sự, sân bay, hải cảng của Giải phóng quân Trung Quốc nhất là khu vực duyên hải Đông Nam của Trung Quốc đại lục.

Theo một nguồn tin quân sự Đài Loan cho biết, hiện nay nước này đang bố trí khoảng 100 tên lửa Hùng Phong 2 E ở khu vực này.

Đây là lần đầu tiên Đài Loan thể hiện rõ lập trường hướng tên lửa hàng trình số 1 của mình vào lãnh thổ Trung Quốc, mặc dù ông Mã Anh Cửu, lãnh đạo Đài Loan đang có lập trường hòa dịu với Bắc Kinh.

Tuy báo chí Đài Loan và chuyên gia quốc phòng bình luận rộng rãi về tin này, nhưng Bộ Quốc phòng Đài Loan giữ im lặng.



http://nghiadx.blogspot.com
Theo một nguồn tin quân sự Đài Loan cho biết hiện nay nước này đang bố trí khoảng 100 tên lửa Hùng Phong 2 E hướng về phía Đông Nam Trung Quốc

Cách đây ít lâu tờ China Post cho biết: máy bay chiến đấu tấn công và tên lửa đất-đối-không được triển khai tại một căn cứ không quân mới ở tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc với bán kính hoạt động bao phủ cả Đài Loan và các đảo tranh chấp ở Biển Đông.

Vũ khí đang được triển khai bao gồm các loại máy bay chiến đấu J-10, Sukhoi Su-30, máy bay tấn công không người lái, và tên lửa S-300.

Tuy nhiên, các quan chức tình báo Đài Loan không quá quan tâm, nói rằng dự án có thể nhằm để để tăng cường sẵn sàng chiến đấu của Trung Quốc chống lại các nước có tranh chấp chủ quyền biển với Trung Quốc có thể bùng phát trong vùng Biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ Không quân mới của Trung Quốc mang tên Thủy Môn ở tỉnh Phúc Kiến cách Đài Bắc 246km, đảo Điếu Ngư 380km và mỏ dầu biển Đông Hải 200km

Sân bay mới của Trung Quốc chỉ cách Đài Bắc 246 km về phía đông nam; quần đảo Điếu Ngư (gọi là quần đảo Senkaku ở Nhật Bản) 380 km về phía đông của nó, và các giếng dầu Chunxiao ở nước ngoài, 200 km về phía đông bắc của nó. Tuy nhiên, nó cũng nằm trong phạm vi radar của Đài Loan.

Máy bay cất cánh từ đường băng có thể tiếp cận bầu trời của Đài Bắc trong ít hơn 10 phút.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

>> Bước tiến trong công nghệ tên lửa chiến thuật Trung Quốc

Tên lửa chiến thuật M20 được dẫn đường bởi máy bay không người lái, có thể thay đổi quỹ đạo bay, độ chính xác bắn trúng 30-50 km.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 của Trung Quốc, dùng cho xuất khẩu.


Tờ “Kanwa Defense Review” Canada đưa tin, gần đây Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Hàng không Trường Chinh Trung Quốc đã 2 lần trưng bày tên lửa chiến dịch chiến thuật tầm ngắn M20 tại triển lãm quốc tế, Công ty Bảo Lợi cũng đang bán giúp hệ thống tên lửa này, nó được thiết kế bởi Viện 9, Tập đoàn Kỹ thuật Hàng không Trung Quốc, viện nghiên cứu này cũng đã thiết kế tên lửa chiến dịch chiến thuật tầm ngắn như DF-15.

>> Tìm hiểu sức mạnh của tên lửa Iskander
>> Tìm hiểu gia đình tên lửa đạn đạo Ấn Độ

Trong nhiều cuộc triển lãm, M20 là “tên lửa chiến dịch chiến thuật”, chứ không phảilà “tên lửa đạn đạo” hay “đạn đạo đất đối đất”.

Sự thay đổi của tên gọi tức là có sự thay đổi của công nghệ. Trong triển lãm IDEX 2011 tại Abu Dhabi, Thủ đô Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, đã cho khách hàng xem về đạn đạo (hay: đường bay) của M20, nhìn vào màn hình thấy có ít nhất một chiếc xe mẫu đã sản xuất, có nghĩa là M20 thực sự là hệ thống tên lửa có thể xuất khẩu bất cứ lúc nào.

Tên lửa M20 bước vào trạng thái bay ngang ở đoạn giữa, sau đó tiếp tục lên cao, độ cao bay lớn nhất là 50 km, đoạn cuối tên lửa bay giảm độ cao và quay trở về bầu khí quyển.

Điều này có nghĩa là tên lửa thay đổi đường đạn theo phương thức 2 lần lên cao, hoàn toàn không phải là trạng thái bay đường vòng cung đơn nhất, trong khi đó “tên lửa đạn đạo” truyền thống dùng để chỉ vật thể có trạng thái bay vòng cung.

M20 đã có đường bay đoạn giữa linh hoạt hơn và có khả năng thay đổi quỹ đạo nhất định, đã gây khó khăn cho việc đánh chặn đoạn giữa. Ngoài ra, góc tấn công sau khi quay trở về bầu khí quyển ở đoạn cuối đạt tới 90 độ, hầu như chạm đất theo góc thẳng đứng, nếu đúng là như vậy cũng đã tạo ra khó khăn tương đối lớn cho việc đánh chặn đoạn cuối, đồng thời có nghĩa là tốc độ bay tương đối cao. Phương thức tấn công thẳng đứng này cũng có lợi lớn cho việc tấn công mục tiêu dưới lòng đất.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 Trung Quốc.

M20 áp dụng phương thức phóng nghiêng, góc phóng ngang là 45-65 độ, góc phương vị là +-30 độ, 4 binh sĩ làm nhiệm vụ phóng, thời gian chuẩn bị phóng là 12 phút.

Đã áp dụng phương thức phóng 2 nòng phổ biến hiện nay, một tiểu đoàn phóng có 6 xe phóng, 6 xe nhồi, 1 xe chỉ huy, 36 tên lửa. Như vậy cơ bản có thể thấy được phương thức triển khai tên lửa chiến dịch chiến thuật phiên bản xuất khẩu do Trung Quốc phát triển, đó là 1 xe phóng có thể sử dụng lại 2 lần.

Do M20 áp dụng dẫn đường INS+GPS ở đoạn giữa, vì vậy tấn công có độ chính xác tương đối cao, trong tầm phóng 280 km, độ chính xác dẫn đường đơn INS là 100 m, độ chính xác dùng cả INS+GPS là 50 m, trên màn hình ti vi thì nó được cho là có độ chính xác bắn trúng tới 30 m.

M20 hiện sử dụng GPS dân dụng, trong hình hiển thị tại IDEX 2011, M20 nhận được sự dẫn đường của 3 vệ tinh, một khi mạng vệ tinh định vị Bắc Đẩu (30 chiếc vệ tinh) được xây dựng xong, độ chính xác định vị Bắc Đẩu phiên bản quân sự sẽ cao hơn, tức là độ chính xác tấn công của M20 cũng sẽ cao hơn.

Thiết kế ngoại hình của đầu đạn tương tự như Iskander của Nga, là “mũi dùi” đôi, ưu điểm của kiểu thiết kế này là có thể căn cứ vào nhu cầu, cung cấp không gian hiệu quả để tăng cường dẫn đường đoạn cuối, một khi có thêm dẫn đường đoạn cuối thì độ chính xác chắc chắn cao hơn.

Hệ thống dẫn đường đoạn cuối của Iskander áp dụng quang học, độ chính xác cuối cùng đạt 30 m, hầu như tiến sát độ chính xác của tên lửa hành trình. M20 có chiều dài 7.815 mm, đường kính 750 mm, trọng lượng bay là 4.010 kg.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Iskander của Nga.

Chuyên gia tên lửa đất đối đất Trung Quốc cho rằng, muốn tăng thêm hệ thống dẫn đường đoạn cuối cho đầu đạn của M20 tương đối đơn giản, kỹ thuật có sẵn, chỉ cần xem xét có cần thiết và có muốn chi phí hay không.

Bởi vì, dựa vào dẫn đường đoạn giữa GPS, độ chính xác đã đạt 50 m, đối với vũ khí loại này như vậy là được. Điều này cho thấy, hệ thống dẫn đường đoạn cuối của tên lửa đất đối đất mà Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc trang bị đã không còn tồn tại vấn đề kỹ thuật/công nghệ.

Tầm phóng của M20 là 100-280 km, vậy làm thế nào để phát hiện mục tiêu tấn công? Trên sơ đồ hiển thị, sử dụng máy bay không người lái làm chỉ thị mục tiêu, sau đó nạp dữ liệu về trung tâm chỉ huy, tên lửa lập tức được phóng đi.

Điều này có thể chính là một nguyên nhân Không quân Trung Quốc triển khai máy bay không người lái ở Mai Châu.

M20 có đặc điểm tác chiến hệ thống như thế nào? Hệ thống tác chiến tổng thể này bao gồm hệ thống tên lửa đa nòng A200 áp dụng công nghệ dẫn đường GPS, tầm phóng 200 km; và tên lửa đa nòng A100 dẫn đường đơn giản, tầm phóng 100 km.

Ngoài ra còn có tên lửa đa nòng WS15 40, tầm phóng 20-45 km, cỡ nòng 122 mm. Được biết, tầm phóng này lớn hơn nhiều BM21 của Nga, vì vậy có triển vọng xuất khẩu thay cho BM21.

Trọng lượng phóng của tên lửa đa nòng A100, A200 lần lượt là 710-727, 726 kg, đường kính đều là 301 mm, trọng lượng đầu đạn không được công khai. Vì vậy, “đối kháng hệ thống” về tầm phóng được M20 và A100, A200 thực hiện.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 Trung Quốc.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

>> Sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc

Quân đội Trung Quốc có rất nhiều loại tên lửa phức hợp bên cạnh “cỗ máy giết người” DF-21D.



http://nghiadx.blogspot.com

Trợ lý biên tập Harry Kazianis của The Diplomat đã có cuộc phỏng vấn ông Roger Cliff, nhà khoa học chính trị cao cấp của Tập đoàn RAND, về vấn đề phát triển hệ thống tên lửa của Trung Quốc, nguồn gốc cũng như khả năng sử dụng nếu xảy ra xung đột.

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Harry Kazianis - Có rất nhiều bài báo viết về các tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) của Trung Quốc như DF-21D. Tuy nhiên công nghệ tên lửa hành trình có khả năng nhắm đến các mục tiêu có giá trị của Trung Quốc lại không được chú ý. Một ví dụ là tên lửa hành trình DH-10, có tầm bắn khá rộng. Ông có cho rằng loại tên lửa đó là mối đe dọa lớn hơn đối với các “hàng xóm” của Trung Quốc và của các lực lượng Mỹ nếu xung đột xảy ra? Liệu các cơ sở của Mỹ và các đồng minh có một chiến lược phòng vệ nào hay không?

>> "Đòn sát thủ" của Mĩ đối phó với DF-21D của Trung Quốc

Roger Cliff - Rất khó để nói hệ thống nào là mối đe dọa lớn hơn vì không thể xem xét một cách độc lập. Cả hai chỉ có hiệu quả như một phần của hệ thống.

DF-21D trước hết là một mối đe dọa đối với sức mạnh vận chuyển không quân Mỹ, nhưng nó chỉ đạt được hiệu quả cao nhất khi kết với các cuộc tấn công cùng tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay chiến đấu.

DH-10 mặt khác, là mối đe dọa đối với sức mạnh không quân trên đất liền cũng như các mục tiêu hỗn hợp khác như các cơ sở liên lạc và hậu cần nhưng chỉ có hiệu quả khi kết hợp với các tên lửa đạn đạo và chiến đấu cơ.

Ví dụ, khi tấn công một căn cứ không quân, các tên lửa đạn đạo có thể sử dụng để phá hủy đường băng và các máy bay không được bảo vệ, nhưng để tiêu diệt máy bay được đặt trong các khu nhà bê tông hay các mục tiêu khác (như sở chỉ huy, các cơ sở thông tin liên lạc...) lại yêu cầu một loại vũ khí chính xác hơn với khả năng hướng thẳng vào mục tiêu, như vũ khí điều khiển chính xác bắn từ máy bay chiến đấu hay một tên lửa hành trình.

Tên lửa hành trình tấn công trên đất liền có lợi thế: có tầm bắn xa hơn, an toàn và rẻ hơn so với một máy bay có người lái khi phóng vào khu vực phòng không nguy hiểm.

Tất nhiên, cả DF-21D và tên lửa hành trình tấn công mặt đất đều phụ thuộc vào các cảm biến để tìm, nhận dạng và điều chỉnh địa điểm của mục tiêu; các hệ thống liên lạc để kết nối dữ liệu từ các cảm biến khác nhau và đưa ra một lệnh chỉ huy tấn công; và thêm hệ thống liên lạc để truyền lệnh và đưa dữ liệu vào khẩu đội.

Các cơ sở được trang bị cẩn mật có thể là một chiến lược phòng vệ. Cơ sở như vậy có thể gồm hệ thống phòng thủ chủ động như tên lửa đất đối không và phòng thủ thụ động như các nhà kho vững chắc.

Không may, một vài năm trước Bộ Quốc phòng Mỹ đã hủy chương trình SLAMRAAM, được thiết kế đặc biệt để cung cấp hệ thống phòng thủ tầm ngắn chống tên lửa hành trình. Hiện tại họ bàn về kế hoạch mua MEADS, một hệ thống phòng vệ tên lửa và phòng không di động, liên doanh với Đức và Italy.

Việc xây các căn cứ kiên cố đủ mạnh để chống lại một cuộc tấn công của tên lửa hành trình, là hoàn toàn có thể dù sự đầu tư này là khá đắt đỏ.

Vấn đề là, không phải căn cứ nào ở châu Á-Thái Bình Dương cũng được như vậy. Ví dụ, căn cứ Không quân Kadena, có tổng cộng 15 nhà chứa, đủ chỗ cho 30 chiến đấu cơ. Trong khi đó căn cứ Futenma, cũng ở Okinawa, lại không có nhà chứa máy bay. Ở MCAS Iwakuni, căn cứ Không quân Yokota hay Andersen cũng như vậy.

Trung Quốc được đánh giá cao về năng lực tên lửa hành trình và đạn đạo?

- Với sự tiến bộ của Trung Quốc trong cả lĩnh vực tên lửa hành trình và đạn đạo, dường như nước này có lợi thế tận dụng các loại tên lửa trên để răn đe nếu xung đột bắt đầu với Đài Loan, Mỹ hay một nước láng giềng.

Liệu có thể cho rằng Trung Quốc đã chuyển sang chiến lược tấn công làm trọng vì có lợi thế về vũ khí tên lửa hành trình và đạn đạo?

Liệu các Mỹ có lựa chọn nào để chống lại các vụ tấn công kết hợp cả tên lửa hành trình và đạn đạo?

Có phải Trung Quốc đã phát triển các chiến lược và học thuyết hành động để quyết định khi nào sử dụng loại tên lửa nào?

- Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc chuyển sang thế tấn công làm trọng nếu chỉ đơn giản dựa vào sự phát triển của tên lửa hành trình và đạn đạo.

Quay trở lại những năm 1960 và 1970, họ có một học thuyết là “chiến tranh nhân dân”, tập trung vào phòng vệ, nhưng đến đầu những năm 1980, học thuyết của họ đã thay đổi thành “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện hiện đại”, sau đó những năm 1990 lại biến thành “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện công nghệ cao” và giờ đây là “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện thông tin hóa”.

Tất cả các học thuyết trên, dù đều giả định rằng Trung Quốc là nạn nhân bị các nước khác tấn công, đều nhấn mạnh vào khả năng tấn công sớm.

Do năng lực quân sự của Trung Quốc được cải thiện, các lãnh đạo quân sự nước này tự tin hơn vào khả năng có thể tiến hành các hoạt động tấn công. Tuy nhiên, kết quả này là dựa trên sự phát triển trên diện rộng, chứ không chỉ dựa vào tên lửa đạn đạo và hành trình.

Mỹ có nhiều lựa chọn để phòng vệ chống lại các cuộc tấn công phối hợp trên diện rộng của tên lửa đạn đạo và hành trình.

Ví dụ, trong trường hợp các căn cứ không quân bị tấn công, giải pháp có thể là đặt căn cứ ở cách xa Trung Quốc, hoạt động từ nhiều sân bay đa dạng thay vì chỉ một hai hai địa điểm; xây dựng các nhà chứa máy bay vững chắc, có một đường băng dã chiến, có thể sửa chữa được và triển khai các hệ thống phòng vệ tên lửa gần sân bay.

Trong trường hợp tấn công bằng tàu sân bay và tàu chiến mặt nước, các giải pháp gồm gây nhiễu âm, tapk vật cản (khói, các mảnh kim loại) để ngăn chặn tên lửa không nhắm vào tàu; và sử dụng tên lửa phòng không.

Trong các trường hợp khác, không biện pháp đơn lẻ nào là đủ. Một hệ thống phòng vệ hiệu quả yêu cầu sự kết hợp của hầu hết các biện pháp mà tôi đã đề cập ở trên (cả các biện pháp chưa được đề cập đến).

Trung Quốc đã phát triển một học thuyết hành động chi tiết để quyết định khi nào phóng tên lửa.

Học thuyết của họ được phân loại để chúng ta không thể đánh giá một cách trực tiếp, nhưng chúng ta có thể kiểm tra các tài liệu liên quan để kết luận rằng học thuyết của họ có vẻ hợp lý. Tất nhiên, trong bất kỳ một cuộc xung đột nào, tên lửa được sử dụng khi nào và như thế nào còn phụ thuộc vào cá nhân người chỉ huy.

- Công nghệ nước ngoài đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của tên lửa hành trình Trung Quốc?

Nhiều nhà bình luận và viện sĩ đã nói đến vấn đề trung Quốc áp dụng công nghệ Nga. Trong lĩnh vực công nghệ tên lửa hành trình, liệu Trung Quốc có thể sản xuất loại vũ khí của riêng mình và đạt được cải tiến về công nghệ hay không?

- Rất khó để đánh giá chính xác vai trò của công nghệ nước ngoài đối với sự phát triển của tên lửa hành trình. Tôi đã đọc về sự giúp đỡ của Nga, nhưng các chi tiết cụ thể không được tiết lộ.

Các công nghệ chủ yếu cho tên lửa hành trình gồm động cơ phản lực nhỏ và hệ thống dẫn đường. Động cơ phản lực lớn là một vấn đề đối với Trung Quốc nhưng họ đã rất thành thạo trong việc chế tạo loại động cơ nhỏ.

Rõ ràng, các khả năng xa hơn, như tầm bắn lớn hơn, cũng có thể đạt được DH-10/CJ-10 có tầm bắn 1.500-2.000 km chứng tỏ Trung Quốc không quá tệ.

Vấn đề dẫn đường đã được đơn giản hóa bằng sự xuất hiện của hệ thống định vị (Trung Quốc mới hoàn thiện hệ thống Bắc Đẩu). Ngoài ra, tên lửa hành trình định vị bằng các hình ảnh có sự liên lạc với các bản đồ số.

Dù trong trường hợp nào, Trung Quốc có rất nhiều kỹ sư thông minh, có thể tiếp cận công nghệ thương mại tiên tiến và có nguồn quỹ để đầu tư phát triển sản xuất trong nước. Nếu người Nga không còn gì để dạy Trung Quốc hay không sẵn sàng làm việc đó, thì tôi chắc rằng Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển công nghệ tên lửa hành trình của mình, dẫu có chậm hơn.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

>> Tên lửa đạn đạo của TQ được chào bán ở Đông Nam Á


Tại triển lãm DSA 2012, công ty quốc phòng Trung Quốc đã đưa tới nhiều thiết kế vũ khí công nghệ cao, trong đó có cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn.



Tại triển lãm DSA 2012, công ty quốc phòng Trung Quốc đã đưa tới nhiều thiết kế vũ khí công nghệ cao, trong đó có cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

Tại triển lãm Dịch vụ Quốc phòng châu Á (DSA 2012) tổ chức từ 16-19/4/2012 tại Kuala Lumpur (Malaysia), nhiều công ty quốc phòng Trung Quốc tham dự và giới thiệu nhiều công nghệ vũ khí mới nhất của nước này.

Rầm rộ nhất là Tập đoàn Xuất nhập khẩu máy móc chính xác cao Trung Quốc (CPMIEC) đã đưa tới giới thiệu tại DSA nhiều hệ thống tên lửa, radar, UAV mới.

Về hệ thống tên lửa, CPMIEC đã táo bạo“chào hàng” hệ thống tên lửa đạn đạo đối đất tầm ngắn BP-12A – biến thể của tên lửa B611.




http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình xe mang ống phóng tên lửa đạn đạo BP-12A mà Trung Quốc thường đưa tới các triển lãm.


Theo thông tin từ công ty, BP-12A có khả năng mang đầu đạn nặng 480kg, tầm bắn 80-280km. BP-12A hoàn toàn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, không bị hạn chế bởi Hiệp ước MTCR (cấm xuất khẩu các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn 300km, đầu đạn 500kg).

Tên lửa BP-12 sử dụng để tấn công các mục tiêu quan trọng như căn cứ tên lửa, pháo binh, trung tâm liên lạc, căn cứ tập trung đông quân, cơ sở hậu cần…

Trong hành trình bay, đầu đạn và thân tên lửa BP-12 không tách rời nhau. Mỗi xe phóng hệ thống BP-12A chứa 2 quả tên lửa trong container.

Ngoài BP-12A, CPMIEC còn tiếp thị hai hệ thống tên lửa phòng không tầm trung KS-1A và hệ thống phòng không tầm xa FD-2000.

Trong đó, hệ thống KS-1A có thể tiêu diệt máy bay trong cự ly 7-50km và tên lửa hành trình từ 7-30km.

Một khẩu đội tiêu chuẩn KS-1A gồm: xe radar mạng pha bị động SJ-231, 4 xe bệ phóng (8 đạn tên lửa trên xe và 16 đạn dự trữ), xe tiếp đạn, xe phục vụ hậu cần khác.

Mỗi xe bệ giá phóng mang được 2 đạn tên lửa, có 2 biến thể xe được dùng. Một loại, 2 tên lửa treo trên hai ray phóng nghiêng. Khi bắn, động cơ tên lửa phải được khởi động trước khi ray phóng tách đạn. Biến thể còn lại, tên lửa được bảo quản trong các container.

Còn hệ thống phòng không tầm xa FD-2000, thực chất là biến thể xuất khẩu từ hệ thống HQ-9.

Theo quảng cáo, “FD-2000 có thể tấn công đồng thời nhiều mục tiêu và hoạt động trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh”.

FD-2000 cung cấp khả năng phòng không bảo vệ cơ sở chính trị, quân sự, kinh tế quan trọng. Nó có thể kết hợp với hệ thống phòng không khác tạo thành hệ thống phòng không đa lớp bảo vệ khu vực.

Tên lửa hệ thống có thể tiêu diệt tên lửa hành trình ở cự ly 7-24km, tên lửa không đối đất (7-50km), máy bay (7-125km), bom có điều khiển và tên lửa đạn đạn chiến thuật (7-25km).

Ngoài các hệ thống tên lửa, CPMIEC còn giới thiệu hệ thống trinh sát cơ không người lái SH-1, sử dụng để trinh sát khu vực, giám sát chiến trường. UAV SH-1 có tầm bay 180km, tốc độ 90-150km/h, trần bay 5.000m.

Trên SH-1 có thể trang bị một trong hai hệ thống điện tử tùy theo từng nhiệm vụ: hệ thống quan trắc kỹ thuật số CCD hoặc camera kỹ thuật số đa quang phổ.

Một sản phẩm gây nhiều sự chú ý khác là radar đo tham số sóng duy trì HK-CL có thể đặt trên xe bánh lốp hoặc trên tàu chiến. Loại radar này cho phép đo vận tốc, quỹ đạo của đạn pháo, rocket, tên lửa, đạn gây nhiễu, UAV…

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

>> Trung Quốc chỉ có 50 đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ


“Trung Quốc hiện có chưa đến 50 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ, nhưng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025”.





http://nghiadx.blogspot.com

Quả bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc nổ thành công vào 15h ngày 16/10/1964.

Ngày 12/4, trang mạng “Quỹ Jamestown” Mỹ có bài viết cho rằng, hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của Trung Quốc hoàn toàn không chạy theo ưu thế về số lượng, mà là chủ yếu thông qua khả năng sống sót và độ tin cậy của vũ khí hạt nhân để tăng cường khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời cũng sẽ tăng số lượng vũ khí hạt nhân một cách thích hợp.

Bài viết cho rằng, Trung Quốc tăng cường khả năng trả đũa hạt nhân hoàn toàn không có gì là ngạc nhiên. Từ lâu, lực lượng hạt nhân của Trung quốc tương đối yếu, khả năng chống lại các mối đe dọa cũng không mạnh, trong khi đó mãi đến những năm gần đây Trung Quốc mới bắt đầu theo đuổi hiện đại hóa lực lượng hạt nhân.

Năm 2006, Trung Quốc công bố Sách trắng quốc phòng cho biết, chiến lược hạt nhân của Trung Quốc là “xây dựng một lực lượng hạt nhân tinh nhuệ, hiệu quả đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia”.

Nhưng, chính quyền Trung Quốc hoàn toàn không tiến hành công bố về số lượng vũ khí hạt nhân cần thiết để thực hiện mục tiêu này.

Một số chuyên gia Mỹ dự đoán, Trung Quốc hiện có vài trăm đầu đạt hạt nhân, nhưng kết luận của họ chỉ là đã xem xét số lượng vũ khí hạt nhân có thể cần cho răn đe hạt nhân tương lai của Trung Quốc, hoàn toàn không có chứng cứ tin cậy.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc.


Quan điểm của các nhà chiến lược Trung Quốc sẽ giúp chúng ta có nhận thức rõ hơn về vấn đề này. Họ mạnh mẽ khuyến nghị Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, đồng thời mở rộng quy mô vũ khí hạt nhân.

Nhưng, họ đồng thời không tán thành chế tạo hàng nghìn đầu đạn hạt nhân, chạy theo quan điểm thực hiện cân bằng hạt nhân Mỹ-Nga.

Nội bộ Trung Quốc cho rằng, cần xây dựng khả năng tấn công hạt nhân như sau, đó là: đối mặt với khả năng do thám, tình báo, tấn công chính xác và phòng thủ tên lửa mạnh của đối phương, cần có đầy đủ sức mạnh để tiến hành tấn công hạt nhân lần hai đáng tin cậy.

Các nhà chiến lược Trung Quốc cho rằng, xây dựng lực lượng hạt nhân có quy mô quá lớn sẽ làm giảm ưu thế của lực lượng hạt nhân, cũng sẽ làm trầm trọng thêm sự bất ổn chiến lược.

Chẳng hạn, chuyên gia vấn đề hạt nhân nổi tiếng của Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Diêu Vân Trúc cho rằng, Trung Quốc cần kiên trì chính sách phát triển vũ khí hạt nhân trước đây, tức là hiệu quả răn đe hoàn toàn không tỷ lệ thuận với số lượng vũ khí hạt nhân, lực lượng hạt nhân quy mô nhỏ có khả năng sống sót và độ tin cậy tương đối cao cũng có thể tạo được khả năng răn đe hạt nhân có hiệu quả.

Rất nhiều nhà quan sát cho rằng, trong 10-15 năm tới, Trung Quốc sẽ triển khai nhiều vũ khí hạt nhân tiên tiến hơn. Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ đã đồng ý với quan điểm này trong “Đánh giá mối đe dọa thế giới thường niên” đệ trình Quốc hội.

Năm 2011, Cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ cho rằng: “Trung Quốc hiện chỉ có chưa đến 50 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể tấn công tới lãnh thổ Mỹ, nhưng con số này đến năm 2025 có thể sẽ tăng gấp đôi”,

http://nghiadx.blogspot.com


Bài viết cho rằng, có 3 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết sách liên quan đến phát triển lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Trước hết, nhìn một cách tổng thể, cảm nhận của Trung Quốc về môi trường an ninh bên ngoài và mối quan hệ của họ với các nước lớn là một phương diện quan trọng.

Thứ hai, nhìn vào góc độ tác chiến, sự răn đe hạt nhân tiềm tàng và răn đe thông thường của lực lượng hạt nhân phóng giếng, phóng cơ động trên đường bộ và phóng từ tàu ngầm cũng là một nhân tố quan trọng.

Cuối cùng, Trung Quốc sẽ còn cân nhắc sự phát triển của hệ thống phòng thủ tên lửa trong tương lai, bởi vì nó có thể sẽ gây tổn hại cho khả năng đáp trả hạt nhân răn đe đối phương của Trung Quốc.

Các học giả Trung Quốc cho rằng, phòng thủ tên lửa là nhân tố quan trọng nhất quyết định nhu cầu của Trung Quốc trong tương lai. Chẳng hạn, Diêu Vân Trúc từng cho rằng, Mỹ triển khai phòng thủ tên lửa là “nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển lực lượng hạt nhân của Trung Quốc”.

Ngoài ra, bà cho rằng, cần nỗ lực duy trì khả năng răn đe hạt nhân tin cậy trong tình hình đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng hạt nhân của họ, đến khi họ cho rằng quy mô lực lượng hạt nhân đủ để ứng phó với mọi tình huống.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm, Hải quân Trung Quốc.



Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

>> Vệ tinh Mỹ bị đe đọa bởi tên lửa hạt nhân TQ


Quân đội Trung Quốc đang di chuyển hàng chục tên lửa hành trình trang bị các đầu đạn hạt nhân và biến chúng thành những "kẻ hủy diệt” vệ tinh Mỹ.



Theo tờ China, Quân đội nước này đang di chuyển hàng chục tên lửa hành trình trang bị các đầu đạn hạt nhân và biến chúng thành những "kẻ hủy diệt vệ tinh" được. Động thái này nhằm gây sức ép lên kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, Nhật Bản và Asutralia.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết Hoa Kỳ đang tìm cách thiết lập một hệ thống phòng thủ tương tự như hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu thông qua hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước khác ở châu Á.

Thông báo này ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông trên thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc sẽ đáp trả hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á?

Tờ báo cũng cho biết, Iran và Bắc Triều Tiên hiện không sở hữu tên lửa đạn đạo tầm xa khi đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á của Mỹ.

Vì vậy Trung Quốc rõ ràng là đối tượng lớn nhất của hệ thống phòng thủ này. Tờ báo dẫn nguồn từ tờ Reuters và các bài viết phân tích mạng lưới chiến lược toàn cầu của Mỹ cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ vấp phải một sự phản kháng mạnh mẽ của Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc và Nga không có nhiều khác biệt về khả năng của các tên lửa hiện có, nhưng hiệu suất của một số vũ khí công nghệ cao và thậm chí đạt đến cấp độ ngang bằng với Mỹ.

Vì vậy, một khi Mỹ "ở" châu Á và hệ thống phòng thủ tên lửa phải cảnh giác cao độ với Trung Quốc. Trung Quốc có các tên lửa chống vệ tinh ASAT và đó sẽ là "cơn ác mộng" của Mỹ.

Các phương tiện truyền thông đối ngoại của Mỹ đã cảnh báo rằng một khi bế tắc, quân đội Trung Quốc có thể sẽ sử dụng tên lửa hạt nhân để phá hủy các vệ tinh quân sự của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân: Kẻ hủy diệt vệ tinh Mỹ

Lá chắn tên lửa “tiếp cận” Trung Quốc

Tờ Reuters hôm 27 tháng 3 đưa tin, theo một báo cáo công bố gần đây cho biết một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ nói với báo chí rằng, Mỹ đang tìm cách xây dựng ở châu Á và Trung Đông một hệ thống phòng thủ tên lửa, tương tự như hệ thống của NATO ở châu Âu.

Gou Xuan-nhà bình luận quân sự đặc biệt nói rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Á có thể "tiến sát" tới Trung Quốc.

Điều này làm cho giới chức Trung Quốc cảm thấy khó chịu và "không thể chấp nhận được". Bà cho rằng các hệ thống tên lửa thông thường và các lực lượng tên lửa chiến lược sẽ trưc tiếp liên quan tới an ninh quốc gia của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hạt nhân chiến lược Trung Quốc

Hiện tại, "Tam giác" Mỹ-Nhật-Australia đang thúc đẩy quá trình xây dựng một lá chắn tên lửa ở châu Á. Các nhà phân tích tin rằng thông qua thời gian xây dựng các cở sở phòng thủ tên lửa, Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc sẽ có các điều liện và sức mạnh liên quan tới các mạng lưới chống tên lửa.

Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ phản đối kế hoạch này của Mỹ, như Nga đã từng phản đối hệ thống lá chắn tên lửa ở châu Âu. Và có thể, Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để cảnh báo Mỹ và các Đồng minh.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

>> Tên lửa chống tàu sân bay DF-21 có thực sự đáng sợ ?


Theo khẳng định của các nhà phân tích quân sự, trong thời gian rất gần, Trung Quốc có thể bắt đầu triển khai tên lửa đường đạn chống hạm DF-21, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển. Thực hư chuyện đó thế nào?




http://nghiadx.blogspot.com

>> 'Nhị pháo' Trung Quốc
>> Đông Phong thổi bạt “ngôi” bá chủ?

Người ta cho rằng, việc sử dụng các tên lửa đường đạn này sẽ cho phép các tàu sân bay mặc dù các cụm tàu sân bay tiến công sở hữu các phương tiện phòng không và phòng thủ tên lửa khác nhau.

Điều đó sẽ giúp Trung Quốc tăng cường đáng kể ảnh hưởng của hạm đội của họ đối với chiến trường biển giáp với bờ biển Trung Quốc, đe dọa nghiêm trọng (ít ra là ở chiển trường này) đối với Hải quân Mỹ mà sức mạnh vốn dựa vào trước hết “các sân bay nổi”.

Các vấn đề còn tồn tại

Lịch sử sử dụng tên lửa chống tàu đối phương bắt đầu không phải trong thế kỷ trước mà sớm hơn nhiều. Và ở đây, người Nga thể hiện là những người sáng tạo đi đầu. Năm 1834-1838, nhà quân sự và sáng chế Nga K. A. Shilder đã nghiên cứu khả năng sử dụng tên lửa chiến đấu trong hạm đội và đề nghị phóng tên lửa từ tàu ngầm. Việc đóng một tàu ngầm kim loại do Shilder thiết kế dạng đinh tán đã được bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 5.1834 ở Peterburg, tại Nhà máy đúc Aleksandrovsky. Tàu này chính là để tấn công bằng các tên lửa sử dụng thuốc súng vào tàu địch đang bỏ neo, cũng như các đoàn tàu địch đang đi qua các eo biển.

Những nghiên cứu và thử nghiệm đầu tiên với tên lửa đường đạn có điều khiển có thể sử dụng vào nhiệm vụ chống hạm đã được tiến hành ở Liên Xô trong thập niên 1960-1970, cũng với nguyên nhân mà vì thế Trung Quốc đang làm. Nhưng lúc đó, tên lửa R-27K của Liên Xô mới chỉ được khai thác thử nghiệm và không được nhận vào trang bị.

Tuy nhiên, thời thế thay đổi, nhưng các vấn đề vẫn còn đó. Đồng thời, theo các chuyên gia nước ngoài, công nghệ hiện đại cho phép chế tạo đầu đạn của tên lửa đường đạn với hệ tự dẫn radar hay hồng ngoại để bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu lớn di động dạng như tàu sân bay hay tàu chiến có lượng giãn nước lớn khác.

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới?

Dựa trên thông tin của tình báo Mỹ và phỏng đoán của các nhà phân tích Lầu Năm góc, báo chí đưa tin, Trung Quốc có thể đang phát triển một vũ khí chống hạm hoàn toàn mới.

Theo Viện Hải quân Mỹ (The United States Naval Institute, một tổ chức phi chính phủ), thông tin về vũ khí này đã được đăng tải trên một ấn phẩm chuyên ngành của Trung Quốc mà các chuyên gia Mỹ coi là nguồn tin khá tin cậy. Sau đó, bản dịch và mô tả chi tiết hơn về hệ thống tên lửa này xuất hiện trên cổng thông tin điện tử hải quân Information Dissemination.

Tính năng cơ bản của các loại tên lửa đường đạn chống hạm của Liên Xô và Trung Quốc :
http://nghiadx.blogspot.com http://nghiadx.blogspot.com http://nghiadx.blogspot.com http://nghiadx.blogspot.com


Đó là các tên lửa đường đạn dùng để tiêu diệt tàu nổi, trước hết là tàu sân bay. Vũ khí mới có cái tên ước lệ là Ship Ballistic Missile (ASBM). Người ta phỏng đoán, Trung Quốc đang phát triển ASBM dựa trên tên lửa tầm trung DF-21 (Dong Feng 21, CSS-5) tầm bắn gần 1.500 km.

Hệ thống tên lửa đường đạn với tên lửa chiến lược DF-21 bắt đầu được nhận vào trang bị của quân đội Trung Quốc từ năm 1991.

Hiện nay, tên lửa cơ động, hai tầng, cỡ nhỏ DF-21A đang thay thế DF-3 tại các căn cứ tên lửa Tianshui, Tonghua, Lianxiwang, nơi triển khai gần 50 tên lửa này. Từ đó, chúng có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm ở miền bắc Ấn Độ, nằm trên lãnh thổ các nước Trung Á, cũng như Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Trên cơ sở DF-21, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo tên lửa tầm trung mới DF-21X có tầm bắn 3.000 km, mà hệ thống điều khiển của nó được cho là có sử dụng công nghệ GPS để nâng cao độ chính xác. Trung Quốc sẽ mất gần 10 năm để phát triển tên lửa này, đương lượng nổ của đầu đạn trên tên lửa sẽ là 90 kT.

ASBM được trang bị hệ dẫn phức tạp với đầu tự dẫn radar và lọc mục tiêu giai đoạn cuối giống như hệ thống điều khiển trên tên lửa đường đạn Pershing II của Mỹ. Tuy nhiên, các tên lửa này đã bị loại khỏi trang bị quân đội Mỹ và tiêu hủy theo Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung và tầm ngắn vào cuối thập kỷ 1980.

Trong khi, hệ thống tự dẫn của Pershing II dùng để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố trên mặt đất với độ chính xác đến 30 m và việc dẫn tên lửa được tiến hành bằng cách so sánh với các bức ảnh radar địa hình chuẩn. Độ chính xác đó buộc đối phương phải suy tính về khả năng bảo vệ của các sở chỉ huy của mình.

Trong hệ tự dẫn radar phỏng đoán của ASBM của Trung Quốc, các mục tiêu chính được chọn để tiêu diệt là các mục tiêu di động trên biển như tàu chiến cỡ lớn và tàu sân bay. Nhiệm vụ này không kém phần khó khăn so với nhiệm vụ đặt ra cho tên lửa Pershing II.

Bởi vậy, chắc chắn hệ tự dẫn của các tên lửa dựa trên DF-21 sẽ giống hơn với đầu tự dẫn (máy ngắm radar) của các tên lửa hành trình chống hạm, hơn nữa, một số loại tên lửa hành trình chống hạm lại có tốc độ siêu âm cao có thể sánh với tốc độ bay của đầu đạn tên lửa đường đạn tầm trung. Các tên lửa đường đạn phóng từ máy bay AGM-69 SRAM (Mỹ) và Kh-15 (Nga) là các ví dụ điển hình của tên lửa tầm trung không đối diện với hệ dẫn quán tính. Biến thể chống hạm Kh-15S được trang bị đầu tự dẫn radar giai đoạn cuối.

Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của loại vũ khí như ASBM có thể tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ Hoa lục từ hướng biển. Bằng cách loại trừ nguy cơ xuất hiện các binh đoàn tàu nổi của đối phương ở ngay biên giới Trung Quốc, ASBM có khả làm thay đổi triệt để tính chất tác chiến ở các vùng biển gần, cũng như triển vọng phát triển và các chương trình đóng tàu sân bay hiện có.

Không có phương án thay thế?

Nhận định trên đang gây tranh cãi bởi vì các nghiên cứu khoa học nhằm tìm kiếm các phương tiện tác chiến tin cậy chống các cụm tàu sân bay tiến công của Mỹ được tiến hành ở Liên Xô đã không dẫn đến những kết quả căn bản. Và xem ra đến nay vẫn chưa tìm ra phương án thay thế cho khái niệm chỉ rõ đối thủ chủ yếu tàu sân bay chính là tàu sân bay.

Hải quân Liên Xô trước đây đã rất chú ý giải quyết vấn đề này và nhiệm vụ chống tàu sân bay đã là nhiệm vụ quan trọng thứ hai sau nhiệm vụ chiến lược là tấn công hạt nhân vào các mục tiêu trên bờ và tiêu diệt các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn của đối phương tiềm tàng.

Theo nhiều chuyên gia, đối với các lực lượng Hải quân Liên Xô hoạt động trên đại dương thế giới và trên bầu trời đại dương, nhiệm vụ tác chiến chống tàu sân bay Mỹ là nhiệm vụ số 1. Nhằm mục đích đó, ngoài các tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình, các tàu tuần dương tên lửa và máy bay hải quân mang tên lửa, Liên Xô huy động cả Không quân tầm xa (không quân chiến lược).

http://nghiadx.blogspot.com
ASBM là vũ khí chủ lực trong chiến lược tác chiến phi đối xứng chống Hải quân Mỹ


Theo thông tin báo chí, ASBM có thể bay xa gần 1.800-2.000 km. Tên lửa vượt qua quãng đường này trong 12 phút. Vào giữa năm 2011, báo China Daily (Trung Quốc) đã đăng một tin ngắn dựa trên bình luận của tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức. Tin này viết rằng, tầm bắn của tên lửa đường đạn chống hạm dựa trên “các công nghệ cách mạng” DF-21D là 2.700 km.

Điều đó sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát các khu vực có khả năng xảy ra đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington do những bất đồng về số phận tương lai của Đài Loan.

Theo phỏng đoán của các nhà phân tích, nhờ khả năng năng lượng và kích thước của một tên lửa hai tầng, 15 tấn, tên lửa sẽ có thể mang đầu đạn thông thường nặng gần 500 kg uy lực đủ mạnh để gây tổn hại nghiêm trọng cho các tàu nổi cỡ lớn, kể cả tàu sân bay. Các chuyên gia đơn lẻ phỏng đoán rằng, ASBM có khả năng đánh chìm thậm chí tàu sân bay lớn nhất của Mỹ từ quả đạn đầu. Biến thể tiêu chuẩn của DF-21 được trang bị một đầu đạn hạt nhân 300 kT.

Cũng có phỏng đoán cho rằng, tên lửa đường đạn chống hạm của Trung Quốc sẽ được dẫn tới mục tiêu bằng các vệ tinh, các hệ thống radar hay nhận thông tin về mục tiêu từ các máy bay không người lái.

Tuy nhiên, Trung Quốc hiện chưa có hệ thống vệ tinh định vị có khả năng hoạt động đầy đủ của riêng mình. Hệ thống vệ tinh định vị BeiDou-2 đến ngày 2.12.2011 chỉ có 6 trong 30 vệ tinh định vị mà nó cần, còn BeiDou-1 chỉ gồm 3 vệ tinh định vị.

Dĩ nhiên là Trung Quốc đừng mong sử dụng hệ thống GPS của Mỹ một khi xung đột với Mỹ (còn nước nào ngoài Mỹ có hạm đội tàu sân bay mà để tiêu diệt nó phải cần đến loại vũ khí mạnh như vậy). Trong khi đó, Trung Quốc có thể tận dụng hệ thống định vị VLONASS của Nga mà gần đây đang được tăng cường đáng kể và đang được xúc tiến ra thị trường thế giới, hay hệ thống Beidou của họ.

Hiện nay, được biết, Trung Quốc đang phát triển một trạm radar ngoài đường chân trời, có thể phát hiện tàu lớn dạng tàu sân bay ở cự ly đến 3.000 km và sử dụng các thông tin này để dẫn tên lửa. Các radar tương tự đã được Mỹ và Liên Xô sử dụng để phát hiện các máy bay ném bom hạng nặng và các vụ phóng tên lửa đường đạn xuyên lục đại. Hiện nay, các kiểu radar ngoài đường chân trời có trong trang bị của Nga, Mỹ, Trung Quốc và Australia. Các radar ngoài đường chân trời đời sau này được thiết kế làm nhiệm vụ kiểm soát tình hình trên mặt biển.

Ở đây có thể nhắc đến radar mặt sóng ngoài đường chân trời triển khai trên bờ biển Podsolnukh-E dải sóng ngắn, dùng để sử dụng trong các hệ thống bờ biển kiểm soát tình hình mặt nước và trên không trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của quốc gia ven biển. Radar này do công ty NPK NIIDAR của Nga chế tạo.

Các đài radar mới do Trung Quốc sản xuất có lẽ có thể được sử dụng để tác chiến chống tàu sân bay Mỹ cùng với các tên lửa chống hạm DF-21.

Có lẽ tên lửa đường đạn chống hạm ASBM có độ bộc lộ thấp (công nghệ tàng hình) đối với radar và có khả năng cơ động cao, khiến đối phương khó có thể dự đoán quỹ đạo bay của nó. Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, Trung Quốc có thể đã tiến hành thử nghiệm ASBM vào năm 2005-2006.

Điều vẫn còn chưa hoàn toàn rõ là biến thể chống hạm của DF-21, nếu quả thực nó tồn tại, chứ không phải là một “tin vịt” nữa, tiến bộ đến mức nào về khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển. Cũng chưa rõ là các nhà khoa học và công trình sư Trung Quốc đã chế tạo được đầu tự dẫn cỡ nhỏ có những tính năng độc đáo cho đầu đạn của ASBM và hệ thống điều khiển đầu đạn cơ động theo lệnh của đầu tự dẫn này hay chưa.

Ngay vào đầu thập kỷ 1980, để tiêu diệt các binh đoàn tàu sân bay và tàu đổ bộ lớn của kẻ thù tiềm tàng trên các tuyến tiếp cận bờ biển phần châu Âu của Liên Xô và các nước khối Hiệp ước Varsava, trên cơ sở tên lửa đường đạn tầm trung 15Zh45 của hệ thống tên lửa cơ động Pioner và các hệ thống chỉ thị mục tiêu của Hải quân Liên Xô hệ thống trinh sát vũ trụ và chỉ thị mục tiêu trên biển (MKRTs ) Legenda và hệ thống radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu trên biển MRSTs-1 Uspekh, Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva (MIT) đã nghiên cứu phát triển hệ thống trinh sát-tiến công bờ biển (RUS). Dự án này đã bị đình chỉ vào giữa những năm 1980 do chi phí nghiên cứu chế tạo lớn và do việc đàm phán thủ tiêu tên lửa tầm trung. Về mặt chủng loại, ASBM của Trung Quốc tương tự dự án phát triển tên lửa này của Liên Xô.

Điều gì sẽ xảy ra với các tên lửa đường đạn chống hạm thì thời gian sẽ cho ta thấy…

* Nguyên gốc: Thực hư tên lửa đường đạn chống tàu sân bay
(Nguồn: Aleksandr Karpenko // VPK, N.9(426), 7.3.12.)

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

>> Lực lượng hạt nhân Trung Quốc phát triển chậm


Trung Quốc hiện là nước duy nhất trong số các cường quốc hạt nhân tăng cường đầu đạn hạt nhân, nhưng lực lượng hạt nhân của họ phát triển còn chậm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5 có tầm phóng 12.000 km của Trung Quốc.


Tân Hoa Xã cho hay, các chuyên gia Mỹ đánh giá, tiến trình hiện đại hóa hạt nhân của Trung Quốc chậm hơn nhiều so với dự kiến, “không códấu hiệu nào cho thấy, Trung Quốc đang dốc sức mở rộng mức độ chạy đua với Mỹ, Nga về lực lượng hạt nhân”.

Trước đây một thời gian, những lời đồn về việc Chính phủ Mỹ có kế hoạch cắt giảm quy mô lớn vũ khí hạt nhân đã gây ra phản ứng gay gắt từ các nhân vật phe bảo thủ trong nước, họ chỉ trích Obama “hành sự lỗ mãng”,

có người thậm chí nói, cắt giảm quân sự quy mô lớn mù quáng sẽ làm cho số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ thấp hơn Trung Quốc. Đối với vấn đề này, một số chuyên gia vấn đề hạt nhân quốc tế đã tiến hành phản bác từ góc độ chuyên nghiệp.

Thượng tuần tháng 3, tờ “Công báo nhà khoa học năng lượng nguyên tử” (BAS) lại công bố bản báo cáo đánh giá thường niên “Lực lượng hạt nhân Trung Quốc năm 2011”,

đã tiến hành tóm tắt thông thường về tiến trình hiện đại hóa đối với lực lượng hạt nhân Trung Quốc – bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.

Báo cáo này cùng với báo cáo “Đánh giá các mối đe dọa thường niên” do Cục Tình báo Quốc phòng (DIA) của Lầu Năm Góc đồng thời xác nhận như vậy, được cho là đã phản ánh hiện trạng lực lượng hạt nhân của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo DF-31


Các chuyên gia hạt nhân cho rằng, lực lượng hạt nhân của Trung Quốc thực sự đang được hiện đại hóa, điều này có sự thống nhất với các nước hạt nhân khác, hoàn toàn không đáng ngạc nhiên. Điều thực sự đáng chú ý là, tiến trình hiện đại hóa hạt nhân của Trung Quốc chậm hơn nhiều so với dự đoán trước đây, “không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy, Trung Quốc đang dốc sức cho mở rộng mức độ chạy đua với Mỹ, Nga về lực lượng hạt nhân”.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tốc độ tăng chậm

Bản báo cáo này do Hans Kristensen của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ và Robert Norris, nhà nghiên cứu cao cấp của Công ty Nghiên cứu phát triển Khoa học quốc gia hợp tác xây dựng, lời mở đầu đã viết:

“Đến nay, trong số 5 nước lớn hạt nhân, Trung Quốc là nước duy nhất vẫn tiếp tục tăng số lượng đầu đạn hạt nhân”, đồng thời dẫn báo cáo của Cục Tình báo Quốc phòng cho rằng: “Đến năm 2025, số lượng đầu đạn hạt nhân có thể đe dọa Mỹ của Trung Quốc có thể tăng hơn gấp đôi ban đầu”. Chỉ riêng đoạn này, nội dung chính của báo cáo này hầu như có chút “giật gân”, nhưng tình hình thực tế là, lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc, đặc biệt là sự phát triển của tên lửa đạn đạo tầm xa, đã chậm hơn nhiều so với dự kiến trước đây.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A


Ngay từ năm 2001, Cục Tình báo Trung ương Mỹ tuyên bố, đến năm 2015, số lượng đầu đạn hạt nhân dùng cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) “bố trí nhằm vào Mỹ” của Trung Quốc sẽ tăng lên đến 75 – 100 quả, trong đó bao gồm 55 – 80 quả tên lửa DF-31A có tầm phóng tới 12.000 km.

Còn theo phân tích của các cơ quan tình báo Mỹ, lúc đó, Trung Quốc chỉ có 20 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5A mang theo đầu đạn hạt nhân có thể tấn công lãnh thổ Mỹ. Theo báo chí nước ngoài, tên lửa DF-31A bắt đầu được triển khai vào năm 2007, các nhà phân tích tin rằng, trong vài năm nữa, Trung Quốc sẽ triển khai quy mô lớn loại tên lửa kiểu mới này. Nhưng 5 năm qua, BAS cho rằng,
 tên lửa DF-31A được Trung Quốc triển khai đến nay còn chưa đến 30 quả, tên lửa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ (bao gồm tên lửa DF-5A kiểu cũ) phải đến giữa thập niên 20 của thế kỷ này mới tăng lên đến 100 quả, điều này chậm hơn 10 năm so với thời gian dự kiến trước đây của Cục Tình báo Trung ương.

Lực lượng hạt nhân trên biển vẫn không thể chiến đấu thực tế

Còn về lực lượng hạt nhân trên biển của Trung Quốc, DIA chỉ ra, sự phát triển của tên lửa đạn đạo phóng ngầm Trung Quốc (SLBM) cũng chậm hơn so với dự đoán trước đây.

Báo cáo cho biết, Trung Quốc đang nỗ lực nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-2 trang bị cho tàu ngầm hạt nhân tên lửa lớp Tấn (Type 094), đã có 2 tàu ngầm hạt nhân loại này được bàn giao sử dụng, có thể còn có 2 chiếc ở trong giai đoạn chế tạo.

JL-2 được coi là phiên bản hải quân của DF-31, các nhà quan sát rất tập trung chú ý đến các động thái của nó.

DIA cho biết, mặc dù Hải quân Trung Quốc đã sở hữu tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, nhưng gặp phải “khó khăn chồng chất” trên phương diện nghiên cứu phát triển JL-2 và hệ thống đồng bộ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phóng ngầm JL-2


“Báo cáo sức mạnh quân sự của Trung Quốc” được Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên Quốc hội năm 2006 từng dự đoán, JL-2 sẽ có khả năng tác chiến ban đầu từ năm 2007-2010, nhưng “Báo cáo” năm 2011 lại chuyển giọng cho rằng, tên lửa này khi nào chính thức đi vào hoạt động vẫn còn chưa xác định.

Năm 2011, trên mạng Internet từng phổ biến thông tin về việc Trung Quốc đã tiến hành phóng thử JL-2, nhưng chưa được xác nhận từ chính quyền Trung Quốc.

Hiện nay, DIA phán đoán: JL-2 có thể có khả năng tác chiến ban đầu vào năm 2014, chậm nhiều so với dự đoán trước đây 6 năm.

BAS kết luận: Sau khi chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 092 (nước ngoài gọi là lớp Hạ) được bàn giao sử dụng 30 năm, chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn đầu tiên hạ thủy 10 năm, Trung Quốc vẫn chưa có một lực lượng hạt nhân trên biển có khả năng chiến đấu thực tế.

Trong blog cá nhân, Hans Christensen đánh giá, điều này hoàn toàn không có nghĩa là Trung Quốc không muốn có lực lượng hạt nhân trên biển, hoàn toàn là do trong nghiên cứu phát triển vũ khí chiến lược cao cấp tàu lớp Tấn như JL-2 có độ khó thực sự quá lớn.

Tên lửa đạn đạo phóng ngầm Bulava của Nga cũng gặp phải những vấn đề tương tự, các phân tích trước đây phổ biến đánh giá tình hình quá lạc quan.

Quy mô tên lửa hành trình cơ bản không thay đổi

Ngược lại, báo cáo của BAS chỉ có một đoạn về nội dung liên quan đến tên lửa hành trình của Trung Quốc. Báo cáo viết, Trung Quốc trang bị một loạt tên lửa hành trình, bao gồm tên lửa hành trình tấn công đối đất Đông Hải-10 (DH-10 hay CJ-10, tức Trường Kiếm-10) có tầm phóng 1.500 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa CJ-10, hay còn gọi là DH-10


Năm 2009, cơ quan tình báo Hải quân Mỹ từng coi DH-10 là “vũ khí thông thường hoặc hạt nhân”, ám chỉ nó có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, nhưng gần đây Lầu Năm Góc gọi nó là loại “vũ khí tấn công chính xác thông thường”.

Theo số liệu từ “Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc” năm 2011, Trung Quốc sở hữu 200-500 quả tên lửa DH-10, con số này tương đương với báo cáo năm 2010, ở mức độ nhất định cho thấy, Trung Quốc có lẽ hoàn toàn chưa tăng cường triển khai quy mô lớn tên lửa hành trình tầm xa như lo ngại của phương Tây.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

>> Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm


Cả Mỹ và Đài Loan đều xác nhận, Hải quân Trung Quốc đã phóng thử 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN) Type-094.

Tờ Washington Times dẫn một báo cáo trực tuyến của Quốc hội Mỹ hôm 4/1 cho biết, đầu năm 2012, Trung Quốc có thể đã triển khai vụ phóng thử nghiệm bí mật của tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2, một trong ba loại tên lửa chiến lược tầm xa mới của Trung Quốc.

Richard Fisher, một chuyên gia phân tích quân sự của quân đội Mỹ cho biết, trong những ngày đầu năm mới 2012, Trung Quốc đã phóng thử 6 tên lửa JL-2 từ dưới nước, trong vùng cảng quân sự phía Bắc của cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, nơi Trung Quốc đang bố trí ít nhất 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Hạm đội Bắc Hải, đặt tại căn cứ hải quân Tiểu Bình Đảo.



http://nghiadx.blogspot.com
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 8/10 cũng đã chính thức xác nhận Trung Quốc đã bắn thử tên lửa JL-2 nhân dịp năm mới.

Ông Fisher cho biết, "Quân đội Trung Quốc gần như muốn chứng minh điều này. Nếu các cuộc thử nghiệm SLBM mới thành công, Tàu ngầm nguyên tử chiến lược (SSBN) Type-094 sẵn sàng thực hiện tuần tra chiến đấu với tên lửa mới".

"Chúng tôi đang giám sát các vụ phóng tên lửa tiếp theo của PLAN", ông này cho biết thêm.

http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 của Hải quân Trung Quốc tại một quân cảng. SSBN Type-094 có thể mang 12 SLBM JL-2.


Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại úy John Kirby nói rằng: "Chúng tôi đã theo dõi chương trình JL-2 trong nhiều năm. Trung Quốc đã gặp phải những vấn đề kỹ thuật khiến họ phải liên tục trì hoãn việc ra mắt tên lửa mới".

Chuyên gia quân sự Mỹ Roger Cliff, một người cũng chuyên nghiên cứu sức mạnh quân sự Quân đội Trung Quốc gần đây đã viết bài đăng trên tờ Defense News rằng, có thể, Trung Quốc sẽ thực hiện một đợt "thử nghiệm quân sự lớn”. Trong số đó bao gồm cả việc phóng tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D.

Nếu thông tin trên là chính xác, các cuộc thử nghiệm DF-21D có tầm quan trọng tương tự như việc Trung Quốc bắn rơi thành công một vệ tinh khí tượng hồi năm 2007 và hay cho J-20 cất cánh vào đầu năm 2011.

Việc mở rộng thử nghiệm vũ khí mới của Trung Quốc có thể để gây sức ép với người dân Đài Loan trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội sắp tới tại hòn đảo này.

ICBM DF-31, nguyên mẫu của JL-2.

http://nghiadx.blogspot.com
DF-31

Tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2 được Viện Công nghiệp và Khoa học Hàng Không Trung Quốc thiết kế. Tên lửa này được phát triển dựa vào tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn Đông Phong 31 (DF-31).

JL-2 là một trong ba loại tên lửa chiến lược tầm xa của Trung Quốc, nó có tầm bắn tối đa khoảng 8.000 km và có thể mang một đầu đạn hạt nhân với công suất khác nhau, từ 25 - 1.000 kiloton, sức phá hủy của nó gấp khoảng 80 quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

>> Khu vực triển khai DF-21C bị lộ



Báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về quân sự Trung Quốc được là bản tổng hợp tin tức từ truyền thông Ấn Độ.

Trong đó có thông tin nói rằng Trung Quốc đã triển khai tên lửa hạt nhân tới khu vực giáp ranh với biên giới Ấn Độ.

Những thông tin mới này đã được chứng thực bằng những hình ảnh vệ tinh do thám cho thấy rõ cả loại tên lửa hạt nhân mà quân đội Trung Quốc đã triển khai.

Theo những tấm ảnh chụp từ vệ tinh, các chuyên gia có thể khẳng định chắc chắn những tổ hợp phóng tên lửa hạt nhân DF-21C đã được di chuyển đến khu vực lãnh thổ phía Tây của Trung Quốc.

Các nhà phân tích hình ảnh chỉ ra, các tổ hợp phóng di động tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C được triển khai đến khu vực trung tâm của lãnh thổ Trung Quốc, cách Delingha vài trăm kilomet về phía Tây.

Trên một trong những bức ảnh được vệ tinh GeoEye-1 chụp ngày 14/6/2010, có thể nhìn thấy rõ 2 tổ hợp phóng tên lửa nằm ở vị trí cách Delingha chỉ 230 km về phía Tây.

Các tổ hợp này nằm bên sườn dốc ở khu vực sa mạc, dọc theo quốc lộ G215 của Trung Quốc. Các tổ hợp phóng, doanh trại, trạm bảo dưỡng kỹ thuật và dịch vụ được ngụy trang khéo léo, rất khó phân biệt với màu nâu bạc của sa mạc.

Những hình ảnh vệ tinh cho thấy rõ phẫn mũi tên lửa có hình nón đặc trưng, phần còn lại có thể được phủ bạt.


http://nghiadx.blogspot.com
Vị trí triển khai DF-21C


Đây là lần đầu tiên DF-21C bị phát hiện tại khu vực triển khai.

Năm 2007 trên hình ảnh vệ tinh thương mại có thể quan sát được các dấu hiệu trực quan đầu tiên về quá trình chuyển đổi từ DF-4 sang DF-21 ở khu vực Delingha.

Lần thứ hai là năm 2008, vệ tinh có thể quan sát được một hệ thống rộng lớn các bãi phóng tên lửa, kéo dài về phía tây Delingha, dọc theo quốc lộ G215.

Có tất cả năm khu vực phóng trong vòng bán kính năm dặm với 2 khu vực bố trí tên lửa, ngoài ra còn có hàng chục bãi phóng khác dọc theo quốc lộ G215.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

>> Trung Quốc đã có khả năng đánh chặn X-47B



Hiện nay, công nghệ do thám vũ khí bay tàng hình và công nghệ đánh chặn tên lửa tàng hình của Trung Quốc đã có bước phát triển quan trọng.

Tờ “Văn Hối” Hồng Kông cho biết, quân đội Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở biển Hoàng Hải, vũ khí cảnh báo sớm trên không của Hải quân Trung Quốc đã dẫn đường cho máy bay chiến đấu đánh chặn thành công tên lửa tàng hình. Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc tiết lộ tập trận đánh chặn như vậy.

Chuyên gia vấn đề quốc tế nổi tiếng, Phó Tổng thư ký Hội Nghiên cứu Khoa học Quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Lạc Viện cho biết, điều này đã phản ánh khả năng phòng thủ tên lửa của Trung Quốc đã được cải thiện rất lớn, đã có khả năng nắm bắt, nhận biết và tấn công nhất định đối với các mục tiêu tác chiến tàng hình như máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư (có tính năng tàng hình).

Lần đầu tiên thử nghiệm thành công cho thấy, Trung Quốc còn có ưu thế phát triển đi sau nhất định.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa HQ-9 của quân đội Trung Quốc


Vậy tên lửa tàng hình là gì? Đối với vấn đề này, Lạc Viện cho biết, tên lửa hàng hình chủ yếu là tàng hình radar, tàng hình hồng ngoại, tàng hình tiếng ồn và tàng hình tần số nhìn.

Lạc Viện cho rằng, tên lửa tàng hình sở dĩ có khả năng trên, cốt lõi là đã giảm tiết diện tán xạ của radar, thường áp dụng các phương pháp sau:

Một là, ở lớp ngoài quét thêm lớp sơn có thể hấp thu hoặc phân tán sóng radar.

Hai là, kỹ thuật ngoại hình và bố cục khí động học độc đáo của vũ khí trang bị tàng hình.

Ba là, loại vũ khí trang bị tàng hình này có thể đã áp dụng vật liệu composit mới, chứ không phải là vật liệu kim loại bình thường.

Tất cả những điều này đều có thể làm giảm hoặc tránh né sự theo dõi phát hiện của radar.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục 054 của Trung Quốc đã áp dụng rất nhiều công nghệ tàng hình


Thử nghiệm lần đầu thành công do có ưu thế phát triển đi sau

Lạc Viện cho biết, cuộc tập trận đánh chặn lần này thành công cho thấy, hiện nay Trung Quốc đã có công nghệ chế tạo tên lửa tàng hình và có khả năng tấn công tên lửa tàng hình, phản ánh hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc đã có khả năng đánh chặn và đáp trả nhất định đối với tên lửa tiên tiến.

Ông cho rằng, khi đã có khả năng đáp trả tên lửa tàng hình, thì đối với những mục tiêu tác chiến tàng hình tương đối lớn, tốc độ bay tương đối chậm như máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa của Trung Quốc đã tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của quân đội Mỹ


Nhưng chuyên gia quân sự này cũng nhắc nhở, mặc dù Trung Quốc lần đầu tiên tiết lộ đã thành công, gián tiếp phản ánh thời gian thí nghiệm đã rút ngắn so với Mỹ, nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là Trung Quốc hiện đã hoàn toàn đạt được trình độ của Mỹ vốn phải trải qua nhiều năm tháng.

Do đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc tiết lộ loại cuộc tập trận như vậy, cho nên rất có thể công nghệ này của Trung Quốc vẫn còn nằm trong giai đoạn đầu, còn đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

Vũ khí lợi hại ngăn chặn đối thủ trong tác chiến

Ngoài ra, ngày 22/11, dân mạng Trung Quốc cũng có bài viết cho rằng, máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ khiến rất nhiều nước bị tấn công trong tình trạng bị động, cơ bản không có khả năng đánh trả, hơn nữa trong các cuộc chiến tranh ở nước ngoài do Mỹ tiến hành trước đây, ngoài máy bay chiến đấu F117 bị bắn rơi trong chiến tranh Kosovo, còn các máy bay chiến đấu tàng hình hầu như không có ghi chép nào cho thấy bị tấn công.

Lần này, quân đội Trung Quốc tập trận thành công, một mặt phản ánh công nghệ do thám đối với vũ khí bay tàng hình của Trung Quốc đã tương đối hoàn thiện và tiên tiến (có thể phát hiện vũ khí bay tàng hình nhỏ hơn), mặt khác cho thấy công nghệ đánh chặn đối với tên lửa tàng hình của quân đội Trung Quốc đã có đột phá quan trọng. Việc đánh chặn thành công cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực chiến lược của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn ứng dụng cho chiến đấu thực tế.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tàng hình không người lái X-47B của Hải quân Mỹ


Bài viết cho rằng, gần đây Mỹ đưa ra khái niệm tác chiến tích hợp không-hải quân, nhân vật chính là máy bay không người lái X-47B. X-47B không chỉ là loại “máy bay phản lực không người lái, không có cánh đuôi”, hoàn toàn do máy tính điều khiển đầu tiên trong lịch sử loài người, mà còn là chiếc máy bay ném bom tàng hình đầu tiên có thể cất cánh từ trên tàu sân bay và tự đáp xuống.

Cuộc tập trận đánh chặn lần này thành công của quân đội Bắc Kinh cho thấy, quân đội Trung Quốc đã có “bài” để đối phó với X-47B, là sự đáp trả mạnh mẽ của tích hợp hải-không quân Trung Quốc đối với tích hợp không-hải quân của Mỹ.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang