Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: công nghiệp quốc phòng

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn công nghiệp quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn công nghiệp quốc phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

>> Khám phá ngành công nghiệp QP Thổ Nhĩ Kỳ


Vào cuối tháng 3 năm 2012, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua kế hoạch 5 năm để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp quốc phòng (2012-2016).





http://nghiadx.blogspot.com

Theo kế hoạch này, trong năm nay, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt súng trường Mehmetcik-1, dựa trên loại súng trường Heckler & Koch HK416 của Đức.

Cùng với đó, cho đến năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoàn thành dự án máy bay trực thăng tấn công Atak và năm 2014 là máy bay không người lái ANKA.

Đến cuối năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch sản xuất hàng loạt xe tăng chiến đấu chủ lực Altay của riêng mình. Vào năm 2016 sẽ hoàn thành tàu khu trục đầu tiên.

Như vậy, trong năm 2011, Bộ quốc phòng đã đưa ra trên dưới 280 dự án với tổng chi phí lên tới 27 tỉ đôla để phát triển nghành công nghiệp quốc phòng nước này.

Đây quả là một con số đáng kinh ngạc thể hiện được tham vọng trở thành nước có ngành công nghiệp quốc phòng lớn thứ 10 thế giới trong 5 năm tới của quốc gia nằm trên hai đại lục Âu – Á này.

Theo các chuyên gia, khối lượng xuất khẩu cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016 sẽ đạt khoảng 8 tỷ đôla, trong đó 2 tỉ sẽ được thu từ ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.

Ngoài ra, chính phủ cũng có kế hoạch hỗ trợ các trung tâm thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế.

Một trong những nhiệm vụ chính của Thổ Nhĩ Kỳ, theo kế hoạch phát triển đó là việc xây dựng các trung tâm thử nghiệm như sân bay, đường hầm, trung tâm thử nghiệm hệ thống tên lửa cũng như các trung tâm tích hợp và lắp ráp vệ tinh.

Cuối năm ngoái, các phương tiện truyền thông báo cáo rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu tự sản xuất súng trường cho các lực lượng mặt đất, trên cơ sở của bản hợp đồng được ký kết giữa công ly Kale Kalyb với Tập đoàn công nghiệp chế tạo máy và hóa học Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng chi phí của dự án khoảng 25 triệu Lira (77 nghìn đôla).


http://nghiadx.blogspot.com
Súng trường Mehmetcik-1

Dự án đã được bắt đầu thực hiện vào tháng Giêng năm nay. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn tất trước năm 2015. Theo Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp chế tạo máy và hóa học Thổ Nhĩ Kỳ - ông Unal Onsipahioglu, súng trường mới sẽ hội tụ tất cả những tính năng ưu việt của những loại súng hiện đại bậc nhất thế giới.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tiến hành quảng bá loại súng trường mới này đến các nước Ả-rập thông qua các cuộc đàm phán, thảo luận. Đây là việc làm cần thiết để đưa súng trường mang thương hiệu Thổ đến với thị trường thế giới, đặc biệt là những nước trong khu vực cũng đang có tham vọng hiện đại hóa quân đội của mình.

Theo các chuyên gia chế tạo, súng trường tấn công “made in Turkey” có cỡ nòng 7,62 mm, bắn liên thanh 750 phát/phút và có tầm bắn tối đa 1 km. Súng sẽ có thời hạn sử dụng lâu hơn bất cứ loại súng nào hiện đang được trang bị trong Quân đội nước này.

Có thông tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đang đàm phán về khả năng thành lập liên doanh sản xuất dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Altay. Tuy nhiên, nội dung các điều khoản hai bên đang đàm phán vẫn chưa được công bố.

Cũng cần lưu ý rằng, cùng với việc xem xét hợp tác sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực với Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan hiện cũng đang cân nhắn việc thành lập công ty liên doanh với phía Ukraine để nâng cấp các phương tiện quân sự đã lạc hậu của quốc gia Trung Á này, trong đó có xe tăng T-64 Bulat, BMPT-64 và BTR-4.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng chiến đấu chủ lực Altay

Được biết tới là sản phẩm hợp tác giữa công ty Thổ Nhĩ Kỳ Otokar và Hyundai Rotem (Hàn Quốc), xe tăng chiến đấu chủ lực Altay được phát triển dựa trên cơ sở xe tăng K-2 Black Panther.

Khi được chấp nhận vào trang bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Altay sẽ thay thế hoàn toàn cho các đơn vị xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard, M48 và M60. Dự kiến, lô Altay đầu tiên sẽ được chuyển giao cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016.

Với tổng trọng lượng đạt 60 tấn, xe tăng chiến đấu chủ lực Altay được trang bị pháo chính nòng trơn 120 mm, súng máy 12,7 mm có thiết bị ổn định tầm và hướng. Kết cấu giáp đạn đạo của dòng xe tăng hợp tác này không được tiết lộ, nhưng Altay có thể cơ động tới tốc độ 70 km/h. Giá thành của mỗi xe tăng Altay dự kiến là 5,5 triệu đôla/xe.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn có kệ hoạch tăng cường sức mạnh cho lực lượng hải quân của bằng việc mua sắm tàu sân bay mới. Theo chỉ huy hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ Murat Bilgelya, dự án này mới chỉ được đề xuất và sẽ tiếp tục thảo luận trong Bộ quốc phòng.

Dự kiến chi phí cho chương trình này khoảng 1,5 tỷ đôla. Tàu này có thể được xây dựng trong khoảng 5 năm. Nhưng nếu đưa nó vào phục vụ trong Hải quân, Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đối mặt với vấn đề khó khăn đó là phải mua thêm các máy bay mới, bởi vì quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không có các máy bay có thể cất hạ cánh trên boong tàu.

Chỉ huy Hạm đội cũng cho biết rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã có kế hoạch mua các tàu khu trục nhỏ đa năng, tàu hỗ trợ, tàu ngầm và máy bay trực thăng không người lái. Ngoài ra, Bộ sẽ xem xét khả năng mua máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, cũng như các tàu ngầm quân sự không người lái.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái ANKA

Cần lưu ý rằng, đây không phải là nỗ lực đầu tiên của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ để tăng cường sức mạnh quân sự. Nhớ lại năm 2010, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu sản xuất máy bay không người lái, với việc chế tạo thành công máy bay tự hành lớp MALE đầu tiên (Medium-Altitude Long-Endurance) mang tên ANKA. ANKA – tên gọi của máy bay tự hành tầm xa có trọng lượng 600 kg đã bay trên bầu trời trong 14 phút.

Hơn 180 kỹ sự đã miệt mài theo đuổi dự án chế tạo ANKA từ năm 2005, và ANKA chính thức được công bố vào hè năm 2010.

Trong tháng 4 năm 2011, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua hợp đồng mua 109 máy bay trực thăng T-70 Blackhawk của công ty Hoa Kỳ Sikorsky với tổng trị giá khoảng 3,5 tỷ đô la. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng cũng đã lên kế hoạch mua 600 máy bay trực thăng hiên đại trong thập kỷ tới.

Căn cứ vào điều khoản của hợp đồng, đại diện của phía Thổ Nhĩ Kỳ là công ty TUCAS sẽ tham gia sản xuất một số bộ phận lắp đặt trên trực thăng Blackhawk. Theo thông tin trước đó, nhiều khả năng một số máy bay trực thăng T-70 Blackhawk sẽ được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ theo sự cho phép của Sikorsky.

Trong trường hợp nói trên, chịu trách nhiệm sản xuất trực thăng Blackhawk sẽ là hãng chế tạo hàng không nội địa Turkish Aerospace Industries.

Ngoài ra, cùng tham gia vào quá trình lắp ráp trực thăng T-70 tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể là AgustaWestland, hãng chế tạo hàng không đến từ Italia đang giới thiệu sản phẩm trực thăng quân sự TUHP149 trên cơ sở AW149 cho nước này.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng T-70

T-70 được biết tới như một biến thể của dòng trực thăng đa nhiệm S-70 đang được biên chế cho các lực lượng đặc biệt của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Với tốc độ tối đa khoảng 295 km/giờ, tầm hoạt động của T-70 đạt 2.200 km. T-70 có khả năng vận chuyển theo 11 binh sĩ hoặc hàng hóa nặng 4 tấn. Dòng trực thăng này khi cần cũng có thể trang bị thêm một số loại vũ khí như: tên lửa, rocket, súng máy tùy theo nhiệm vụ chiến đấu.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng chú trọng đến việc phát tiển tên lửa. Trong tháng 5 năm 2011, tại triển lãm IDEF'11 Thổ Nhĩ Kỳ đa trình làng tên lửa Djirit được dẫn hướng bằng laser do chính nước này sản xuất.

Cùng với xu thế hiện đại hóa Quân đội của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, đất nước có đội quân đông thứ hai trong NATO (sau Hoa Kỳ) này đang có những tham vọng to lớn nhằm đưa vị thế đất nước lên một tầm cao mới, đặc biệt là vị thế của ngành công nghiệp quốc phòng.

Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul, không loại trừ khả năng quốc gia có vị trí địa lí chiến lược, nằm trên cả hai đại lục Á-Âu này sẽ bị “cuốn” vào các cuộc xung đột trong khu vực, khi mà căng thẳng giữa Iran và phương Tây về chương trình của nước Cộng hòa hồi giáo đang trở nên trầm trọng.

Chính vì vậy, việc Thổ Nhĩ Kỳ đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, tăng cường tiềm lực quân sự là vô cùng cần thiết, và cũng là điều kiện tất yếu để tồn tại trong tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay.

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

>> CNQP Châu Âu sẽ sụp đổ ?


Nền công nghiệp quốc phòng Châu Âu sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sụp đổ nhanh chóng nếu không có những chính sách cần thiết.

Một nghiên cứu mới đây cho biết, khả năng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của châu Âu sẽ gặp khó khăn, và có thể sẽ không thực hiện được trừ khi những quyết định cấp thêm kinh phí sớm được đưa ra.

Nhóm nghiên cứu của Cơ quan Quốc Phòng Châu Âu (EDA) về hệ thống hàng không tương lai (FAS4 Europe) cho rằng tình hình của các hệ thống này trong tương lai tương đối nghiêm trọng, với khả năng một số ngành công nghiệp và kỹ thuật quan trọng sẽ được đặt trong tình trạng báo động.

Nếu không tăng cường đầu tư và xây dựng một chiến lược phát triển cần thiết thì tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nhóm nghiên cứu còn cho biết thêm rằng "phát triển máy bay chiến đấu tương lai (có người lái và không người lái) và máy bay trực thăng tấn công" mang lại những rủi ro rất cao.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon


"Ngành công nghiệp phòng không của châu Âu vẫn còn tính cạnh tranh, tuy nhiên, vị trí hiện nay có được đều dựa trên những dự án đầu tư trong quá khứ," báo cáo cho biết.

"Để phục hồi lại được sẽ tốn kém rất nhiều về cả thời gian và tiền bạc ". Nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo rằng trong một số trường hợp ngành công nghiệp sẽ không thể đáp ứng các yêu cầu của các quốc gia thành viên trong EDA cho tới năm 2020.

"Để có nhiều thời gian và chi phí cần thiết cho việc phát triển hệ thống hàng không tiên tiến trong tương lai, các quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu phải thống nhất một kế hoạch chung, tuy nhiên trên thực tế lại chưa có một kế hoạch nào như vậy", nhóm nghiên cứu FAS4 Europe cho biết.

Những chương trình thực dụng và ngắn hạn cần phải được thay thế bằng một chiến lược dài hạn để duy trì sức mạnh quân sự.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Saab Gripen

Họ cũng chỉ ra rằng nền công nghiệp quốc phòng Châu Âu đang phải đối mặt với những sức ép rất lớn đến từ Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, và các cường quốc công nghiệp mới nổi như Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một trong những lý do buộc họ phải hành động.

Trong báo cáo, nhóm nghiên cứu FAS4 Europ (bao gồm BAE Systems, Dassault, EADS, Hellenic Aerospage Industry, Saab và Thales) đã đề xuất một chiến lược ba giai đoạn từ năm 2012 tới 2017.

Trong đó, giai đoạn đầu tiên sẽ thực hiện các dự án để "duy trì khả năng công nghiệp, hoàn thiện công nghệ, tăng cường hợp tác, phát triển các mô hình kinh doanh, cũng như đấu thầu cho các dự án chung châu Âu".

Các nước thành viên cần phải cấp thêm nguồn kinh phí để tài trợ cho các dự án, bao gồm dự án phát triển hệ thống hàng không tương lai, báo cáo cho biết.

Mới đây, Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) công bố rằng lần đầu tiên trong lịch sử, chi phí dành cho công nghiệp quốc phòng của các quốc gia châu Á đã vượt qua khu vực châu Âu.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Dassault Rafale

Trong báo cáo của IISS, tổng mức ngân sách quốc phòng của hai khu vực đã nhanh chóng “xích lại gần nhau” từ sau năm 2008. Các quốc gia châu Âu đang phải cắt giảm chi phí quốc phòng vì khủng hoảng kinh tế khu vực:

trong giai đoạn 2008-2010, 16 quốc gia thành viên NATO đã phải cắt giảm đáng kể chi phí quốc phòng hàng năm. Trong năm 2011, các quốc gia NATO thuộc châu Âu chi ra 270 tỉ USD cho quốc phòng, còn các quốc gia châu Á (gồm cả Australia và New Zealand) đạt 262 tỉ USD. Trong khi đó, năm 2010, Mỹ đã chi 693 tỉ USD và Nga là 53 tỉ USD cho quốc phòng.

Ở khu vực châu Á, chi phí quốc phòng của Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 tổng chi phí quốc phòng của khu vực.

Tạp chí quân sự Janes dự báo, tới năm 2015, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ lớn hơn tổng chi phí quốc phòng của 8 quốc gia chủ chốt của NATO (trừ Mỹ) cộng lại, gồm: Anh, Đức, Pháp, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Tây Ban Nha và Ba Lan.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu BAE Harrier

Vào trung tuần tháng 3, Trung Quốc tuyên bố dự toán ngân sách quốc phòng của nước này năm 2012 sẽ tăng 11,2% so với năm 2011, đạt 106,4 tỉ USD. Mức tăng này trong năm 2011 là 12,7%.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

>> Tìm hiểu ngành công nghiệp vũ khí Singapore


Singapore đang tìm kiếm một vị trí trong ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu bằng cách khai thác các kỹ thuật quân sự tiên tiến với nguồn vốn đầu tư lớn,

Singapore, quốc gia được biết đến với hình ảnh một đất nước trong của ngành công nghiệp xuất khẩu điện tử, đang tìm kiếm một vị trí trong ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu bằng cách khai thác các kỹ thuật quân sự tiên tiến với một nguồn vốn đầu tư lớn.



http://nghiadx.blogspot.com
Xe thiết giáp công binh do Singapore sản xuất


Từ xe bọc thép được sử dụng bởi quân đội Anh tại Afghanistan tới đạn dược và vũ khí, Singapore đang cố gắng để mở rộng thị trường nước ngoài đối với các vũ khí “cây nhà lá vườn” và các hệ thống quốc phòng.

Việc xuất khẩu vũ khí của Singapore được chú ý trong thời gian gần đây khi Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã cấm sáu công ty sản xuất vũ khí vì bị cáo buộc tham gia trong một vụ việc hối lộ năm 2009 - trong số đó có một công ty của Singapore.

ST Kinetics, một thành viên lớn của tập đoàn công nghiệp ST Engineering, nhanh chóng bác bỏ những lời cáo buộc nhưng cũng đề cập đến tham vọng phát triển của các công ty Singapore trong thị trường vũ khí thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe bọc thép Broncos của Singapore


Tờ Straits Times của Singapore cho biết, ST Kinetics đã tham gia đấu thầu cho hợp đồng cung cấp bích kích pháo cho Ấn Độ trước khi sự việc này bị cáo buộc hối lộ.

Tập đoàn ST Engineering với doanh thu 5,99 tỷ đôla SG (tương đương 4,72 tỷ USD) trong năm 2011, là công ty Đông Nam Á duy nhất nằm trong tốp 100 các tập đoàn sản xuất quốc phòng thế giới, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, phát hành tháng trước.

Là Tập đoàn thuộc sở hữu của nhà nước, ST Engineering thống trị ngành công nghiệp quốc phòng tại Singapore và là một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về đạn 40 ly cũng như các vũ khí cầm tay như súng phóng lựu tự động.

Hãng này đã tham gia trưng bày tại Triển lãm Hàng không Singapore giữa tháng trước . Các sản phẩm trưng bày là một chiếc Bronco phiên bản mới, xe tải bọc thép đã được quân đội Anh sử dụng tại Afghanistan.

http://nghiadx.blogspot.com
“Tất cả vũ khí, trang thiết bị của chúng tôi đã được chứng minh trong các cuộc chiến. Nếu bạn cần một thứ gì đó đặc biệt, chúng tôi cũng có thay đổi để cung cấp cho bạn với một mức giá phù hợp hơn các công ty khác, "Patrick Choy, phó chủ tịch tiếp thị quốc tế của Tập đoàn ST Engineering, nói với AFP tại triển lãm.

115 chiếc Broncos của Quân đội Anh - lần đầu tiên được triển khai tại Afghanistan trong năm 2010 và được đặt tên là Warthogs - là niềm tự hào của ST Engineering. Đây là lần đầu tiên quân đội phương Tây trang bị các xe bọc thép do một công ty châu Á sản xuất.

Hiện tại Anh có khoảng 9.500 quân tại Afghanistan, số lượng quân đội nước ngoài lớn thứ hai tại đây sau Mỹ, hoạt động trong những địa hình khó khăn nhất của tỉnh Helmand.

Jon Grevatt, một chuyên gia của công ty cố vấn quốc phòng toàn cầu IHS Jane cho biết rằng "quân đội Anh đã thay đổi rất nhiều cho phù hợp với yêu cầu của mình tại Afghanistan ".

http://nghiadx.blogspot.com
Singapore đang đẩy mạnh nền công nghiệp quốc phòng


Ngoài Anh, ST Engineering xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự sang các nước khác, nhưng từ chối tiết lộ chi tiết.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Singapore đã bán các sản phẩm quốc phòng cho Indonesia, Chad,Nigeria, Philippines, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Brazil từ năm 2000.

Chỉ riêng năm 2010, nước này đã thu về 2,2 tỉ SGD (hơn 36.000 tỉ đồng) từ hoạt động xuất khẩu vũ khí.

Mặc dù có một danh sách khách hàng đa dạng nhưng ST Engineering vẫn phụ thuộc nhiều vào lực lượng quân đội Singapore (SAF), Grevatt cho biết thêm.

Singapore có ngân sách quốc phòng lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhờ vào ngân sách được tạo ra bởi sự tăng trưởng kinh tế. Singapore đã chi 12,28 tỷ SGD (tương đương 9,68 tỷ USD) cho quốc phòng vào năm 2012, chiếm 24,4% trong tổng ngân sách phân bổ của chính phủ.

http://nghiadx.blogspot.com


Bị bao quanh bởi các nước láng giềng lớn, cho đến nay, Singapore đã theo đuổi một chiến lược quốc phòng mạnh mẽ kể từ khi tách ra khỏi Malaysia vào năm 1965, và ban đầu đã nhận được sự giúp đỡ của Israel.

Tất cả thanh niên Singapore đủ 18 tuổi sẽ phải thực hiện hai năm nghĩa vụ quân sự, dự kiến bổ sung trên 20.000 nhân cho lực lượng vũ trang chính quy.

“ST là một tập đoàn cung cấp hầu hết các sản phẩm quốc phòng phục vụ nhu cầu của SAF. Lĩnh vực quốc phòng đóng góp khoảng 60% doanh thu của ST Engineering, với các danh mục đầu tư tiềm năng và đa dạng.” Grevatt cho biết thêm.

Ngoài kinh doanh quốc phòng, công ty có hoạt động trong kinh doanh bất động sản, hàng không vũ trụ, công nghiệp hàng hải, với hơn 100 công ty con ở 23 quốc gia trên toàn thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com


Lĩnh vực hàng không vũ trụ của ST cung cấp các dịch vụ bảo trì, sửa chữa và đại tu máy bay trên thế giới.

"Các nhà sản xuất quốc phòng ngày nay được đa dạng hóa và đưa các “ngón tay” của mình giành lấy những “miếng bánh béo bở” để tồn tại," Grevatt nói thêm.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

>> Trung Quốc giới thiệu tiêm kích J-18



Kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc đã công bố sự phát triển của tiêm kích bí ẩn J-18 Red Eagle


Theo đó, tiêm kích cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng J-18 Red Eagle (Phượng hoàng lửa) đã chính thức được phát triển tại Tập đoàn máy bay Thẩm Dương.

Kênh truyền hình CCTV bình luận, sự phát triển của J-18 Red Eagle là có thực và hoàn toàn đáng tin cậy.

Thậm chí kênh truyền hình này còn công bố một bức ảnh đồ họa được cho là mô phỏng hình dáng khí động học của tiêm kích J-18 Red Eagle. Cùng với đó là bảng liệt kê các thông số kỷ thuật của tiêm kích bí ẩn này.

CCTV bình luận thêm, J-18 Red Eagle là một tiêm kích thế hệ 4,5, được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, vượt trội về khả năng không chiến. J-18 Red Eagle được thiết kế với hình dáng khí động học tuyệt vời.



Bức ảnh đồ họa này được CCTV xác nhận là của tiêm kích J-18 Red Eagle.


Dự kiến J-18 Red Eagle sẽ chính thức có mặt trong biên chế vào năm 2015.

Theo nguồn tin, thông số cơ bản của J-18: Dài 22,4 mét, sải cánh 15,2 mét, chiều cao 4,94 mét, trọng lượng rỗng 20,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 47 tấn, tải trọng vũ khí 12,5 tấn. Tốc độ tối đa 3100 km/h, bán kính chiến đấu từ 850-1000 km.

Theo lời giới thiệu, J-18 Red Eagle sẽ được trang bị rất nhiều công nghệ tiên tiến như radar quét mảng pha điện tử hoạt động theo từng giai đoạn, động cơ đẩy vector, máy bay được thiết kế với khả năng tàng hình ưu việt, khả năng hành trình siêu âm.

J-18 Red Eagle được trang bị hệ thống vũ khí tiên tiến và đầy uy lực với các tên lửa không đối không, đối đất tầm xa chính xác, khả năng mang tải trọng vũ khí lớn và đa dạng cho phép tham chiến nhiều mục tiêu cùng lúc.

CCTV còn nhấn mạnh, nếu đem so với những tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ không có nhiều điểm khác biệt. Mẫu thử nghiệm của J-18 Red Eagle đã hoàn thành và trải qua các thử nghiệm thành công. Một dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn thế giới đã sẳn sàng để sản xuất loạt J-18.

Trước đó, theo bài viết đăng trên tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản, J-18 đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại một căn cứ nằm sâu bên trong khu tự trị Nội Mông.

Cất hạ cánh thẳng đứng?

Năm 2005, một nguồn tin công nghiệp quốc phòng Mỹ cho biết, Tổng công ty máy bay Thành Đô đang xem xét phát triển một chương trình máy bay tiêm kích tương tự như F-35B của Mỹ.

Richard Fisher phó chủ tịch Trung tâm chiến lược quốc tế Washington nhận định “Với tham vọng to lớn của PLA đặc biệt là hải quân, hoàn toàn có cơ sở để nhận định rằng, một chương trình máy bay tiêm kích cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng VSTOL đang được phát triển”

Hiện tại, có thể nói rằng, Trung Quốc đang là quốc gia có nhiều dự án phát triển máy bay chiến đấu nhất thế giới. Với 4 chương trình phát triển máy bay lớn cùng lúc, J-20, J-16 phục vụ cho không quân, J-18 và J-15 phục vụ cho hải quân. PLA đang thể hiện một tham vọng cực kỳ to lớn nhằm thu hẹp khoảng cách với Nga, Mỹ và các cường quốc phương Tây khác.

Điều đó làm xuất hiện một câu hỏi lớn, nền công nghiệp hàng không non trẻ của Trung Quốc sẽ xoay xở như thế nào khi có tới 4 chương trình phát triển máy bay lớn như vậy?

Hiện tại, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn động cơ phản lực từ Nga, vậy những tiêm kích mới nói trên sẽ sử dụng loại động cơ nào?

[BDV news]


Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

>> Tên lửa chống tăng mới Karakal



Belarus đã ký hợp đồng đầu tiên bán các hệ thống tên lửa cơ động mới Karakal, Chủ tịch Ủy ban công nghiệp quốc phòng nhà nước Belarus, ông Sergei Gurulev cho hay.



“Hệ thống này do Belarus và Ukraine sản xuất, song nền tảng là Belarus”, - ông Gurulev nói, nhưng không tiết lộ khối lượng bán, giá trị và khách hàng.

Hệ thống Karakal lắp trên ô tô bọc thép nhẹ, gồm 2 khoang tách biệt, một dành cho kíp xe gồm 2 người, 1 cho module chiến đấu.




Hệ thống tên lửa chống tăng Karakal (armyrecognition.com)


Trong thành phần của Karakal gồm có bệ phóng lắp 4 tên lửa chống tăng sẵn sàng phóng. Karakal đã được công ty Beltech của Belarus trưng bày tại triển lãm vũ khí IDEX-2011 diễn ra ở Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vào tháng 2.2011. Hợp đồng xuất khẩu đầu tiên đã được ký chính tại đây.

Tại triển lãm, một đại diện của Beltech cho biết, Karakal được chế tạo dựa trên hệ thống tên lửa chống tăng mang vác Skif.

Khi trang bị đầy đủ, hệ thống có thể mang tới 12 tên lửa chống tăng và một hệ thống nạp đạn tự động.

Tại IDEX-2011, Belarus cũng tìm được khách hàng cho hệ thống tên lửa chống tăng Skif. Dự kiến, hợp đồng bán Skif sẽ được ký vào tháng 9.2011. Khách hàng mùa Skif vẫn chưa được tiết lộ.

Tên lửa chống tăng Skif dẫn bằng tia laser, tự động bám mục tiêu. Hệ thống cũng được trang bị khí tài ảnh nhiệt, cho phép tác chiến ban đêm. Skif có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm từ 100 m đến 5.000 m ban ngày và từ 100 m đến 3.000 m ban đêm. Tên lửa Skif có đường kính 130 mm.

[VietnamDefence news]


Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

>> Việt Nam thử nghiệm kính ngắm MS



MS là kính ngắm quang học đa năng do Việt Nam phát triển giúp nâng cao tốc độ, độ chính xác khi bắn.

Kính ngắm quang học đa năng MS là đề tài khoa học cấp bộ, do Bộ môn Khí tài quang học (Khoa Vũ khí, Học viện Kỹ thuật Quân sự) triển khai thực hiện từ năm 2007. Đề tài đang trong giai đoạn áp dụng thử nghiệm.

Kính ngắm quang học đa năng MS dùng cho súng tiểu liên AK báng gập, nhằm nâng cao tốc độ (nhờ lấy đường ngắm nhanh) và độ chính xác khi bắn, rất thích hợp khi được trang bị cho lực lượng đặc nhiệm, chống khủng bố…

MS là loại kính ngắm có thể sử dụng cả khi bắn găm, bắn gần và bắn các mục tiêu ở cự ly xa, nhờ sử dụng dấu ngắm màu đỏ kết hợp với chỉ thị mục tiêu bằng tia laze.



Cán bộ Bộ môn Khí tài quang học giới thiệu tính năng, tác dụng kính ngắm quang học đa năng MS.


Ngoài AK báng gập, kính ngắm quang học đa năng MS có thể được sử dụng cho súng AR-15 và nhiều loại súng bộ binh khác.

“Trước đây chúng ta vẫn phải nhập ngoại súng Microuzi để có được các tính năng tương tự. Đặc biệt, chúng ta phải nhập ngoại đạn của loại súng này, dẫn đến sự lệ thuộc rất lớn trong quá trình khai thác súng Microuzi”, Đại úy, Thạc sĩ Lê Duy Tuấn, Trưởng Phòng Thí nghiệm, bộ môn Khí tài quang học cho hay.

Qua nhiều lần thử nghiệm, kính quang học đa năng MS được đánh giá có kết cấu chắc chắn, tin cậy, sử dụng đơn giản, thao tác lắp kính nhanh (không quá 10 giây).

Ngoài ra, cường độ sáng của dấu ngắm được tự động điều chỉnh và từ phía mục tiêu không nhìn thấy dấu ngắm; kính ngắm có thể hoạt động cả trong điều kiện ngày và đêm.

Kính ngắm quang học đa năng MS vừa được trưng bày, phục vụ tham quan tại Trung tâm huấn luyện Miếu Môn trong kỳ tập huấn điều lệnh toàn quân năm 2011, được các thành phần tham dự tập huấn đánh giá cao…


[BDV news]


Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

>> Trực thăng Rooivalk 'chào đời' sau 27 năm 'thai nghén'



[BDV news] Sau 27 năm phát triển, chương trình trực thăng tấn công của Nam Phi đã chính thức được ra mắt


Bộ Quốc phòng Nam Phi đã chính thức nhận vào trang bị máy bay trực thăng tấn công mới Rooivalk của Hãng Denel vào ngày 1/4/2011.

Đây là chương trình phát triển vũ khí kéo dài tới 27 năm. Việc ra mắt trực thăng tấn công thế hệ mới này là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng quốc gia này.

Chương trình phát triển máy bay trực thăng vũ trang Rooivalk tiêu tốn một khoản kinh phí khổng lồ lên đến 613.000 tỷ Rand (tương đương với 91 tỷ USD).



Rooivalk được thiết kế khá hiện đại.


Khởi xướng vào năm 1984, chương trình phát triển trực thăng tấn công này luôn bị chỉ trích là quá tốn kém, lãng phí tiền bạc. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của Không quân Nam Phi và các nhà thầu quốc phòng lại có một cái nhìn hoàn toàn khác. Với họ, sự kiện bàn giao trực thăng tấn công mới ngày 1/4/2011 là một cột mốc đáng nhớ, một ngày đáng tự hào với công nghiệp quốc phòng Nam Phi, dấu hiệu báo trước của một nền công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ.

Antonie Visser giám đốc chương trình mua sắm trang thiết bị của Bộ Quốc phòng Nam Phi tuyên bố một cách hồ hởi: “Sự thành công của chương trình chứng minh rằng, Nam Phi đủ khả năng thiết kế, sản xuất các loại vũ khí có tính cạnh tranh toàn cầu. Từ đó, xây dựng hình ảnh của Nam Phi”.

Rooivalk hay còn gọi là Denel AH-2A là trực thăng tấn công tiên tiến thế hệ mới được sản xuất bởi Tập đoàn Denel của Nam Phi. Máy bay được thiết kế với hai chỗ ngồi với phi công phía trước chịu trách nhiệm điều khiển máy bay, trong khi phi công ngồi phía sau chịu trách nhiệm vận hành vũ khí.


Deenel AH-2A với các loại vũ khí có trong trang bị.


Rooivalk sử dụng hệ thống điện tử được sản xuất bởi Tập đoàn Thales của Pháp, mũ bảo hiểm tích hợp TopOwl, kết hợp với màn hình hiển thị HUD cung cấp các thông tin cho chuyến bay.

TopOwl kết hợp với một hệ thống đo lường tích hợp sử dụng để điều khiển và bắn pháo, hoặc kết hợp với hệ thống chỉ thị và nhắm mục tiêu ảnh nhiệt FLIR để điều khiển các tên lửa không đối không, hoặc tên lửa chống tăng.

Hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp HEWSPS, giúp phi hành đoàn đối phó hiệu quả với các mối nguy hiểm. Rooivalk có một hệ thống quan sát và thu nhận mục tiêu TDATS gắn trước mũi.

Máy bay còn được trang bị bộ cảm biến quang truyền hình cấp thấp, hệ thống chuyển tiếp hình ảnh, hệ thống chỉ thị và nhắm mục tiêu ảnh nhiệt FLIR, máy đo xa laser kiêm chỉ thị mục tiêu bằng laser cho tên lửa chống tăng.


Buồng lái của chiếc Rooivalk


Rooivalk có cấu trúc chống va chạm và khả năng bị phát hiện bằng radara thấp, độ bộc lộ hồng ngoại và âm thanh tương đối thấp. Ống xã của Rotor chính được hướng lên trên nhằm giảm tiếng ồn và bức xạ hồng ngoại khi hoạt động.

Rooivalk được vũ trang một pháo nòng kép 20mm, tốc độ bắn 740 viên/phút, 4 điểm treo ở hai bên cánh có khả năng mang các tên lửa chống tăng dẫn bằng laser bán chủ động Mokopa tầm bắn 8,5km, hoặc tên lửa không đối không tầm ngắn Mistral, rocket không điều kiển 70mm.

Thông số cơ bản: Dài 18,73m, đường kính cánh quạt chính 15,58m, chiều cao 5,19m, trọng lượng rỗng 5.730kg, trọng lượng cất cánh tối đa 8.750kg. Tốc độ tối đa 309km/h, tốc độ hành trình 278km/h, tầm hoạt động 740km, tối đa 1.335km với thùng nhiên liệu gắn ngoài, trần bay 6.100 mét.


Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

>> Trung Quốc đem quân đến Libya để thị uy phương Tây



Khoảng 600 năm sau khi Đô đốc Trịnh Hòa đưa hạm đội tàu của nhà Minh tới châu Phi, những chiếc tàu chiến của Trung Quốc một lần nữa xuất hiện ở lục địa Đen, với nhiệm vụ hỗ trợ sơ tán người dân khỏi Libya.

Trong những năm qua, hải quân Trung Quốc ít khi “vươn ra biển lớn”, trừ lần cử tàu tham gia các nỗ lực chống cướp biển ở Somali hồi năm 2008. Tuy nhiên, không ít chuyên gia quan tâm tới thông tin Bắc Kinh cử các tàu khu trục đi hộ tống những chiếc tàu sang Libya sơ tán người dân nước này.



Không quân Trung Quốc cũng điều 4 máy bay vận tải quân sự IL-76 lên đường thực hiện nhiệm vụ. Ảnh minh họa.

Diễn tập quân sự ngay ở Libya?
Không chỉ với mục đích di tản người dân, những chiếc tàu chiến và máy bay chiến đấu của Trung Quốc sang Libya còn có mục đích thị uy. Một số chuyên gia nhận định rằng xét từ cách sử dụng lực lượng cứu viện, không loại trừ khả năng lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tiến hành “luyện binh”.

Ông Erikson, chuyên gia vấn đề Trung Quốc thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, cho rằng hành động tích cực để bảo vệ và di tản kiều dân là một phần thể hiện thực lực, sự tồn tại và ảnh hưởng của Trung Quốc trên phạm vi toàn thế giới đang tiếp tục tăng lên. Từ đây, khả năng hoạt động ở các vùng biển xa của Trung Quốc sẽ càng nổi bật hơn nữa.

Khẳng định sức mạnh quân sự
Theo yêu cầu của chính phủ Trung Quốc, không chỉ tàu hộ tống Từ Châu, bốn chiếc máy bay vận tải quân sự IL-76 của Trung Quốc cũng cất cánh từ Urumqi, qua Pakistan, Oman, Saudi Arabia, Sudan tới Libya. Việc liên tiếp thực hiện các chặng bay xa lạ ở nhiều nước kiểm nghiệm năng lực vận tải tầm xa của không quân Trung Quốc. Những chuyến bay này cho thấy không quân Trung Quốc hiện đủ khả năng bảo vệ lợi ích quốc gia ở nước ngoài.

Giới phân tích quân sự cho rằng việc lập cầu hàng không sơ tán như trên ngay cả trong phạm vi hạn chế cũng làm tăng uy tín của không quân Trung Quốc và “tạo cơ hội cho công tác huấn luyện và rút kinh nghiệm thực tế trong việc thực hiện các hoạt động tầm xa của không quân”.

Như vậy là cùng với thông tin phát triển mẫu máy bay tàng hình J-20 và đang gấp rút hoàn thành ba chiếc tàu sân bay, quân đội Trung Quốc đang ngày càng thể hiện ý chí chính trị và khả năng quân sự để tự bảo vệ họ bằng vũ lực nếu cần.

(bee news)

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

>> Nga thử chiến đấu cơ tàng hình T-50



Chiếc chiến đấu cơ T-50 thứ hai của Nga bay trên trời 44 phút trong cuộc thử hôm qua.



Máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga. Ảnh: RIA Novosti.


Chiếc T-50 do hãng Sukhoi chế tạo tại một nhà máy ở Komosomolsk-on-Amur ở Viễn Đông của Nga. Chiếc T-50 thứ nhất thực hiện chuyến bay thử đầu tiên hồi tháng giêng và đã tiến hành 40 cuộc thử.

"Chiếc thứ hai thuộc thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5 thực hiện hành trình đầu tiên hôm nay. Phi cơ bay trên trời 44 phút. Cuộc thử diễn ra thành công, đáp ứng tất cả các yêu cầu", RIA Novosti dẫn thông báo của hãng Sukhoi cho biết hôm qua.

Nga bắt tay vào chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của họ kể từ năm 1990. Nó được phát triển để đối trọng với chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 duy nhất hiện có trên thế giới, và chiếc F-35 Lightning II.

Dù các chi tiết liên quan tới T-50 được bảo mật, một số dữ liệu rò rỉ cho thấy máy bay này được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất trong ngành sản xuất chiến đấu cơ, bao gồm khả năng tàng hình cao, tốc độ siêu thanh cùng hệ thống kiểm soát tối tân. Quan chức Nga ca ngợi máy bay này là "phi cơ quân sự độc nhất". Không quân Nga được cho là sẽ mua 60 chiếc T-50 sau năm 2015.

Trung Quốc gần đây cũng thử máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của họ song các chuyên gia Nga cho rằng chiếc J-20 thiếu một số tính năng của chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Chỉ có máy bay F-22 Raptor và F-35 Lightning của Mỹ được cho là có thể sánh với chiếc T-50. Tuy nhiên, cả hai máy bay của Mỹ đều bị chỉ trích là giá thành quá đắt. Tính tổng cộng chi phí nghiên cứu và chế tạo, F-22 sẽ có giá hơn 300 triệu USD.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin năm ngoái khẳng định Nga chi 1 tỷ USD phát triển loại máy bay mới và sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD để sản xuất nó.

Ngay cả những người còn hoài nghi cũng cho rằng việc thử T-50 thành công cho thấy Nga đang dần lấy lại vị thế là một cường quốc dẫn đầu về quân sự.


( vnexpress news)

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

>> Xe tăng Trung Quốc sẽ đảo lộn thị trường vũ khí



VT-1A của Trung Quốc được Viện KHKT nước này nghiên cứu chế tạo phù hợp với mục đích yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

VT-1A nặng 49 tấn, có thiết bị nạp đạn tự động, chở được 3 người, vũ khí chính là pháo nòng trơn cỡ 125mm. Ngoài ra, trên tháp pháo còn lắp đặt một súng máy cỡ 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm.

Về động cơ, xe tăng VT-1A sử dụng một động cơ diesel công suất 1.200 mã lực, có tốc độ di chuyển 70km/h, hành trình tối đa là 450km. VT-1A có thể nhận dạng các chướng ngại vật, từ đó tự động điều chỉnh di chuyển với tốc độ cao nhất, có trục xoay 180 độ và chuyển hướng độc đáo.

Mức độ phòng thủ của VT-1A khá cao. Xe được trang bị lớp vỏ và một số thiết bị điện tử tiên tiến của loại xe Type-99.



Trung Quốc cho rằng VT-1A sẽ làm 'đảo lộn trật tự' thị trường vũ khí thế giới.

Phía Trung Quốc tuyên bố: Những chiếc xe tăng này đã trải qua cuộc “cải cách” lớn, có tính năng gần bằng xe tăng chủ lực chiến đấu T-80UM2 của quân đội Nga.

Lời giới thiệu của Trung Quốc về VT-1A có đoạn: "VT-1A là xe tăng xuất khẩu chính của Trung Quốc. Hệ thống tấn công và phòng thủ tiên tiến, thân xe được bọc thép chiến đấu mọi điều kiện, hệ thống tự động chữa cháy. Trung Quốc dự báo rằng loại tăng này sẽ làm thị trường vũ khí thế giới bị “đảo lộn trật tự”.

Một trong những đặc điểm của VT-1A được Trung Quốc quảng bá là khả năng "chuyển hướng trung tâm". Theo đó, trong điều kiện tác chiến thành thị, khả năng chuyển hướng trung tâm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch phương hướng tấn công tại các đường phố nhỏ hẹp, từ đó dễ dàng triển khai các khả năng tấn công của loại tăng này. Đặc biệt, xe tăng sẽ trở nên ít rủi ro hơn khi di chuyển qua cầu.

Trung Quốc tự tin với ngành công nghiệp quốc phòng
Sau khi thông tin về loại tăng trên xuất hiện tràn lan trên các trang mạng Trung Quốc, cư dân mạng nước này đã có dịp "nở mày, nở mặt". Nhiều bình luận quanh sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

Dưới đây là một số nội dung chính:

1. Trung Quốc luôn thận trọng và có trách nhiệm trong việc xuất khẩu các loại vũ khí. Buôn bán vũ khí là công cụ kiếm lời trong chính sách quốc phòng của các quốc gia. Nước nào có kỹ thuật cao, khả năng ứng dụng vũ khí vào điều kiện thực tế lớn thì nước đó sẽ xuất khẩu được nhiều vũ khí. Việc buôn bán vũ khí mang lại một siêu lợi nhuận có thể giải quyết nhiều vấn đề về tài chính.

Nhận thức rõ điều này Trung Quốc luôn học hỏi các kỹ thuật tiên tiến của phương tây rồi kết hợp với sự sáng tạo của mình để tạo ra những vũ khí hiện đại. Chính phủ Trung Quốc luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về vũ khí của Liên Hiệp Quốc và cũng là một nước không bị Liên Hiệp Quốc ban hành lệnh cấm xuất khẩu vũ khí với bất kì quốc gia nào trong khu vực cũng như trên thế giới.

2. Trung Quốc được coi là một trong những nước có kĩ thuật tiên tiến về mặt vũ khí. Trong những năm gần đây, nền quốc phòng Trung Quốc không ngừng đạt được những thành tựu mới, trình độ trang bị vũ khí đạt được một bước đột phá lớn.

Máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc có tính năng tương tự như Su-27 của Nga, các tàu khu trục và tàu ngầm lớp nguyên của Trung Quốc đã gần tiếp cận được trình độ chế tạo của Nga.

Đặc biệt, trong lễ duyệt binh nhân dịp kỉ niệm 60 năm Quốc khánh, Trung Quốc đã trưng bày rất nhiều loại vũ khí hiện đại trong đó có những loại tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến.Gần đây, máy bay chiến đấu JF-17 của Trung Quốc được đánh giá rất cao trên thị trường vũ khí quốc tế.

3. Chính trị Trung Quốc ổn định, vũ khí của Trung Quốc tương đối rẻ, chính sách phát triển hợp lí, công nghệ kỹ thuật không ngừng được nâng cao. Hiện nay, các loại vũ khí của Trung Quốc đang dần lấn lướt vũ khí của Mỹ trên thị trường vũ khí quốc tế và dần trở thành sự lựa chọn số một của một số quốc gia trên thế giới.

Từ những năm 1990, Trung Quốc đã cung cấp cho Thái Lan 6 tàu hộ vệ lớp 053. Sau một thời gian sử dụng, phía Thái lan đánh giá các tàu cùng cấp của Đức chỉ bằng ¼ tàu của Trung Quốc.

Arab trước đây luôn mua vũ khí từ Mỹ, nhưng hiện nay Trung Quốc cũng đã nhận được đơn đặt hàng về xe tăng VT-1A từ nước này. Không chỉ vậy, Uzbekistan, Kazakhstan và Turkmenistan cũng tuyên bố nhập khẩu loại tăng này của Trung Quốc.

Trên đây là những ý kiến tự nhận xét của cư dân mạng Trung Quốc. Tuy nhiên, niềm tự hào trên vấp phải một thực tế không dễ chấp nhận.

Trong đó, Trung Quốc không thể phủ nhận một số tai tiếng của ngành công nghiệp quốc phòng như việc sao chép Su-27 bất hợp pháp, công nghệ hàng không quân sự vẫn chưa tạo ra động cơ máy bay tin cậy, tuổi thọ cao... Còn máy bay JF-17 hợp tác sản xuất với Pakistan mới chỉ được nước ngoài "quan tâm, tìm hiểu"

Đặc biệt, ngành công nghiệp vũ trụ Trung Quốc đang mắc "nghi án" đã đưa người lên mặt trăng trong... bể bơi.

Dù nhiều chuyên gia Trung Quốc thể hiện niềm tự hào về sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng nhưng Bắc Kinh vẫn đang vất vả trong cuộc trường chinh gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí mà phương Tây áp đặt từ năm 1989.

Tuy Trung Quốc không bị cấm xuất khẩu vũ khí nhưng nước này thường bị chỉ trích vì việc "quản lý vũ khí kém", khiến vũ khí Trung Quốc thường rơi vào tay các lực lượng đối lập, khủng bố ở nhiều điểm nóng trên thế giới.

Về loại xe tăng VT-1A được giới thiệu ở trên, các chuyên gia ngoài Trung Quốc nhận xét rằng, cả VT-1A lẫn Type-99 chỉ là mẫu cải tiến tổng hợp của xe tăng T-72.
(bdv)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang