Ngày 16 tháng 4 năm 2012, Hải quân Mỹ đã thông báo rằng siêu hạm DDG-1002 đã được đặt tên theo tên của Tổng thống thứ 36 của Mỹ Lyndon B. Johnson. USS Lyndon B. Johnson (DDG-1002) là một tàu khu trục tàng hình hiện đại của Hải quân Hoa Kỳ, được thiết kế như một chién hạm đa năng, tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ tấn công mặt đất. Cùng với USS Zumwalt (DDG-100) và USS Michael A. Monsoor (DDG-1001), dự án chế tạo khu trục hạm DDG-1002 nằm trong chương trình Tàu chiến nổi Tương lai của Hải quân Hoa Kỳ. Trước đây được gọi là DD-21. Dự án này hiện nay được đặt tên là DD(X) để phản ánh chính xác hơn mục đích của chương trình, đó là nhằm sản xuất một họ các tàu nổi có kỹ thuật tiên tiến, thay vì chỉ là một lớp tàu duy nhất. Tàu khu trục thông thường (DD) chủ yếu thực hiện vai trò chống tàu ngầm trong khi tàu khu trục tên lửa điều khiển (DDG) là những hạm tàu nổi đa nhiệm (chống tàu ngầm, phòng không và chống tàu nổi đối phương). Hơn những thiết giáp hạm huyền thoại của Hải quân Hoa Kỳ, DDG-1002 có khả năng mang các loại vũ khí tiên tiến, và sở hữu hệ thống động lực tích hợp hoàn toàn bằng điện. Theo dự kiến, Mỹ sẽ đóng 32 tàu thuộc lớp tàu này tuy nhiên sự sắt giảm ngân sách quốc phòng, nên chỉ có 3 chiếc được đóng. Hải quân dự kiến mỗi tàu có trị giá gần 3,8 tỷ đôla. Nếu tính cả chi phí nghiên cứu và phát triển, thì con số này có thể lên tới 7 tỷ đôla mỗi chiếc. Bối cảnh và ngân sách Năm 2001, Quốc hội quyết đinh cắt giảm ngân sách các chương trình DD-21 (Tàu khu trục thế kỷ 21) xuống một nửa như là một phần của chương trình SC21. Sau đó chương trình được đổi tên là DD (X). Khu trục hạm tàng hình DDG-1000 Ban đầu, Hải quân dự kiến sẽ xây dựng 32 khu trục hạm thuộc lớp này. Sau đó giảm xuống còn 24 chiếc, rồi 7 chiếc, do các chi phí cho công nghệ mới và thử nghiệm quá lớn. Ngày 23 tháng 11 năm 2005, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định xây dựng đồng thời 2 tàu khu trục DDG-1000 (USS Elmo Zumwalt) và DDG-1001 (USS Michael A. Monsoor): 1 tại nhà máy Ingalls của Northrop ở Pascagoula, Mississippi và 1 tại Bath Iron của General Dynamics ở Bath, Maine. Tuy nhiên lúc đó, ngân sách để xây dựng 2 con tàu này chưa được Quốc hội thông qua. Vào cuối tháng 12 năm 2005, Hạ viện và Thượng viện đã đồng ý tiếp tục tài trợ cho chương trình. Tuy nhiên, Hạ viện Mỹ chỉ phân bổ một số tiển đủ để bắt đầu xây dựng trên một tàu khu trục của Hải quân theo kiểu “thử nghiệm công nghệ”. Ngày 31 tháng 7 năm 2008, các quan chức Hải quân Mỹ đã đề xuất lên Quốc hội xây dựng các tàu khu trục lớp Arleigh Burke, và dường như không còn “đoái hoài” đến DDG-1000. Chỉ có hai tàu khu trục loại này được phê duyệt là sẽ xây dựng. Giải thích cho điều này, Hải quân cho biết rằng các mối đe dọa trên thế giới đã thay đổi vì thế yêu cầu đặt ra là phải xây dựng thêm ít nhất 8 khu trục hạm Burkes, chứ không phải là DDG-1000. DDG-1000 được đóng tại nhà máy Ingalls của Northrop Nhiều nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã bày tỏ hoài nghi về khả năng chống lại các mối đe dọa trên thế giới của Hải quân, sau khi chi tiêu chi 10 tỷ trong khoảng thời gian 13 năm vào chương trình tàu nổi được gọi là DD-21, sau đó là DD (X) và cuối cùng là DDG-1000. Tuy nhiên, chi phí này không bao gồm chi phí cho hai tàu DDG-1000 và DDG-1001. Tư lệnh Hải quân Mỹ Gary Roughead đã khẳng định sự cần thiết phải xây dựng các tàu khu trục DDG-1000 như một hệ thống phòng thủ tên lửa để chống lại các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo hay các tên lửa chống tàu của các nhóm vũ trang như Hezbollah. Ngày 19 tháng 8 năm 2008, thư ký Hải quân Mỹ Donald Winter báo cáo rằng chiếc khu trục hạm tàng hình tương lai thứ 3 mang số hiệu DDG-1002 sẽ được xây dựng tại công xưởng Bath Iron của General Dynamics. Vào ngày 6 tháng 4 năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã thông qua ngân sách quốc phòng năm 2010 trong đó có việc xây dựng tối đa 3 tàu DDG-1000. General Dynamics là công ty đã nhận được hợp đồng đóng chiếc tàu thứ 3 theo quyết định của Lầu Năm Góc. Dự kiến, tàu khu trục DDG-1000 đầu tiên sẽ có chi phí 3,5 tỷ đôla, chiếc thứ hai khoảng 2,5 tỷ đôla, và chiếc thứ 3 thậm chí còn ít hơn. Xây dựng Cuối năm 2005, chương trình bước vào giai đoạn thiết kế chi tiết và giai đoạn tích hợp, trong đó Raytheon là công ty có nhiệm vụ tích hợp hệ thống. Cả Northrop Grumman và General Dynamics đều đảm nhiệm phần thiết kế cơ khí và hệ thống điện tử cho con tàu. BAE Systems của Anh nhận được hợp đồng thiết kế hệ thống vũ khí tiên tiến và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK57. Khu trục hạm DDG-1001 được đóng tại công xưởng Bath Iron của General Dynamics Hầu như tất cả các nhà thầu quốc phòng lớn (bao gồm Lockheed Martin, Northrop Grumman Sperry Marine, L-3 Communications) và một số nhà thầu nhỏ khác của Mỹ đều tham gia ở một mức độ nhất định trong dự án được xem là lớn nhất của Hải quân Mỹ. Trước đó, việc phát triển và thử nghiệm 11 mô hình Phát triển Kỹ thuật (EDM) bao gồm hệ thống vũ khí nâng cao, hệ thống phòng – chữa cháy tự động, Radar băng tần kép (X – L), hồng ngoại, tích hợp hệ thống điện tử, tích hợp hệ thống chiến đấu dưới nước, hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, hệ thống máy tính, cấu trúc Tumblehome… đã diễn ra. Ngày 14 tháng 2 năm 2008, Iron Bath đã nhận được hợp đồng xây dựng chiếc USS Zumwalt đầu tiên DDG-1000, và Northrop Grumman đóng chiếc thứ hai USS Michael Monsoor (DDG 1001), với chi phí 1,4 tỷ đôla mỗi chiếc. Mốc thời gian xây dựng các tàu khu trục Zumwalt từ tháng 7 năm 2008: Tháng 10 năm 2008: bắt đầu xây dựng DDG-1000 tại Iron Bath. Tháng 9 năm 2009: bắt đầu xây dựng DDG-1001 tại Ingalls. Tháng 4 năm 2012: bắt đầu xây dựng DDG-1002 tại Iron Bath. Tháng 4 năm 2013: bàn giao DDG-1000 cho Hải quân. Tháng 5 năm 2014: bàn giao DDG-1001. Tên và số hiệu Trong tháng 4 năm 2006, Hải quân công bố kế hoạch đặt tên cho con tàu đầu tiên của lớp Zumwalt theo tên của Cựu Tư lệnh Hải quân Mỹ Zumwalt với số hiệu DDG-1000. DDG-1002 chính thức được mang tên USS Lyndon B. Johnson từ ngày 16 tháng 4 năm 2012 Chiếc thứ hai mang số hiệu DDG-1001 sẽ được đặt tên theo tên của cố sĩ quan hải quân Michael A. Monsoor, người đã nhận được Huân chương Danh dự trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu (GWOT) mà Hải quân công bố vào ngày 29 tháng 10 năm 2008. Mới đây, ngày 16 tháng 4 năm 2012, Hải quân đã thông báo rằng chiếc khu trục hạm tàng hình thứ 3 mang số hiệu DDG-1002 sẽ được đặt theo tên cựu sĩ quan hải quân – Tổng thống đời thứ 36 của Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson. Thiết kế Mặc dù có kích thước lớn hơn 40% so với một chiếc khu trục hạm lớp Arleigh Burke nhưng độ bộc lộ radar của DDG-1002 chỉ như một chiếc thuyền đánh cá và độ ồn chỉ tương đương với những chiếc tàu ngầm lớp Los Angeles. Cấu trúc thân kiểu tumblehome hạn chế đến mức thấp nhất sự phản xạ sóng radar và vật liệu composite giúp cho con tàu khả năng chịu lực và tàng hình tốt hơn. Thiết kế thân tàu kiểu Tumblehome Siêu khu trục hạm DDG-1002 có thiết kế mạnh mẽ, và rất ấn tượng. Nhìn bên ngoài, siêu hạm trông giống như một “tuyệt tác nghệ thuật” trên đại dương. Cả con tàu là một khối thống nhất đầy chắc chắn và hầu như các trang thiết bị trên tàu chẳng hạn như hệ thống tên lửa, súng, pháo kể cả radar, hệ thống kiểm soát hỏa lực, kiểm soát bay đều được “ẩn” ở bên trong. Thiết kế thân tàu kiểu Tumblehome Thân tàu USS Lyndon B. Johnson được thiết kế theo kiểu thân tumblehome. Kiểu thân này được đề xuất lần đầu tiên trong thiết kế tàu chiến hiện đại bởi nhà máy đóng tàu Forges et Chantiers de la Mediterranee của Pháp ở La Seyne, Toulon. Các kiến trúc sư Hải quân Pháp tin rằng thiết kế tumblehome, mà ở đó thân tàu bị vát dần lên trên và tất nhiên cả phía dưới, mũi tàu thấp và xuôi về phía sau sẽ giúp cho tàu tăng cường khả năng đi biển qua những kênh hẹp đồng thời tăng khả năng tàng hình và tránh cho tàu bị lắc lư mạnh khi gặp phải nhưng con sóng lớn đánh vào mũi tàu. Hệ thống vũ khí tiên tiến (AGS) DDG-1002 được trang bị hệ thống pháo phạm cải tiến AGS 155 mm có tính năng ưu việt. Hệ thống này bao gồm pháo cỡ nòng 155 mm trang bị đạn pháo tầm xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile) nặng 11 kg có độ chính xác đến 50 mét. Pháo hạm có tầm bắn 83 hải lý (154 km) và cơ số đạn lên tới 750 viên. Hệ thống nạp đạn tự động được làm mát bằng nước, cho phép nâng tốc độ bắn lên tới 10 phát/phút. Hỏa lực kết hợp từ một cặp pháo hạm trên tàu khu trục USS Lyndon B. Johnson tương đương hỏa lực tổng cộng của 18 khẩu súng trường thông thường M198. Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS - Vertical Launch System) Khu trục hạm USS Lyndon B. Johnson được trang bị một loại tổ hợp có thể phóng nhiều loại đầu đạn khác nhau mang tên thiết bị ống phóng thẳng đứng (VLS - Vertical launcher system). VLS được trang bị cho các tàu hải quân, được đặt phía trong thân tàu, không chỉ cho phép phóng nhiều loại tên lửa khác nhau trên cùng một bệ phóng, mà còn bảo quản tốt hơn tên lửa trong môi trường biển, do vũ khí được cất giữ trong các khoang chứa kín. Các tính năng của VLS cũng giúp tiết diện phản xạ của chiếm hạm giảm đáng kể và “tàng hình” tốt hơn trước các thiết bị quan sát bằng radar cũng như các thiết bị quang ảnh của của đối phương. Khác với các VLS trên khu trục hạm hiện đại của Nga dùng phương thức phóng nguội, các VLS trên các khu trục hạm DDG-1000 sử dụng phương thức khởi động phóng nóng. Theo đó, tên lửa khởi động động cơ trực tiếp trong ống phóng, rồi được bắn ra khỏi bệ phóng. Phương thức này yêu cầu VLS phải có kết cấu chắc chắn và chịu được nhiệt độ cao. Ưu điểm của phương thức này là VLS có kết cấu nhỏ, nhẹ và dễ chế tạo. Tàu khu trục DDG-1002 còn được trang bị một máy bay trực thăng chứa trong khoang, cất hạ cánh trên sàn bay ở phần thân sau của tàu. Khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo Trước và sau khí chiếc khu trục hạm đầu tiên DDG-1000 được chế tạo, nhiều người đã bày tỏ sự hoài nghi về khả năng đánh chặn tên lửa của siêu chiến hạm tàng hình hiện đại này. Trong tháng 1 năm 2005, John Young, người phụ trách chương trình nghiên cứu phát triển, và thu mua của Hải quân Hoa Kỳ cho biết rằng DD (X) cần phải có hệ thống phòng không tiên tiến cùng với radar mới và khả năng sử dựng đồng thời các loại tên lửa hiện đại SM-1, SM-2, và SM-6. Ngày 31 tháng 7 năm 2008, Phó Đô đốc Barry McCullough và Allison Stiller tuyên bố rằng DDG-1000 không thể thực hiện phòng không khu vực, cụ thể, là nó không thể sử dụng tốt các tên lửa Standard Missile-2 (SM-2), SM-3 hoặc SM-6 và không có khả năng chống tên lửa đạn đạo. Dan Smith, giám đốc bộ phận Hệ thống phòng thủ tích hợp của Raytheon đã phản đối tuyên bố trên và cho rằng các hệ thống radar và hệ thống vũ khí về cơ bản giống như các tàu chiến khác có khả năng mang và phóng tên lửa SM-2. “Tôi không hiểu tại sao tại sao Hải quân lại khẳng định rằng Zumwalt không có khả năng tích hợp SM-2" - Dan Smith nói. Ngày 22 tháng 2 năm 2009, James Ace Lyons, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nói rằng công nghệ của DDG-1000 là cần thiết cho tương lai để tăng cường khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo". Trong năm 2010, Ủy banNghiên cứu Quốc hội Mỹ báo cáo rằng các khu trục hạm DDG-1000 có thể sẽ không được sử dụng trong hệ thống phòng thủ bờ biển BMD vì nó không sử dụng hệ thống Aegis tiêu chuẩn đã được phát triển cho BMD. Khả năng mang tên lửa Ban đầu, DD21 được thiết kế có lượng giãn nước 16.000 tấn với khoảng 117 đến 128 ô phóng tên lửa thẳng đứng. Tuy nhiên, cuối cùng, DDG-1000 được thiết kế nhỏ hơn so với các DD21, chỉ có 80 ô phóng (cell). Tàu được trang bị 20 module phóng tên lửa MK-57, một module phóng đa năng, với thiết kế dạng module điện tử tích hợp cung cấp khả năng phóng nhiều loại tên lửa khác nhau mà không cần đòi hỏi sửa đổi về phần mềm điều khiển phóng. Ngoài ra, các tàu khu trục lớp Zumwalt có khả năng mang nhiều tên lửa Tomahawk, tên lửa đối không RIM-162 hơn các khu trục hạm hiện có như Ticonderoga hay Arleigh Burke. Radar băng tần kép Do thiết kế thân tàu kiểu Tumblehome nên hầu hết các bộ phận của tàu không được bộc lộ ra bên ngoài kể cả hệ thống radar. Khác với các khu trục hạm và các tàu chiến thông thường, ở DDG-1002 ta không thấy những cột anten radar hoành tráng nhưng cũng hết sức rườm rà. Ở DDG-1002, toàn bộ hệ thống điện tử của tàu khu trục DDG-1002 được thiết kế với công nghệ hệ thống điện tử tích hợp IPS (Integrated Power System), với khả năng tự động hóa rất cao. AMDR là một radar tầm xa đa năng có khả năng phát hiện, theo dõi và phân biệt các mục tiêu bay như tên lửa đạn đạo. Do có khả năng làm việc đồng thời trong cả hai 2 băng tần X và S cho nên AMDR có hiệu suất làm việc cao hơn, xác suất mất mục tiêu thấp hơn, phạm vi hoạt động lớn hơn, độ chính xác vì thế mà cũng cao hơn các radar băng tần đơn SPY-3 hà SPY-4. Đối với hệ thống phòng không, việc nâng cao độ nhạy máy thu và tăng cường khả năng chống nhiễu của radar là vô cùng cần thiết. Nó đảm bảo cho toàn hệ thống có thể phát hiện chính xác mục tiêu, thực hiện bám sát và tiêu diệt mục tiêu trong môi trường nhiễu tự nhiên và nhiễu nhân tạo. Radar băng tần kép AMDR trang bị trên khu trục hạm DDG-1002 đáp ứng tốt các yêu cầu trên. AMDR có các bộ xử lý tín hiệu riêng biệt cho từng băng tần làm việc cùng với hệ thống chống nhiễu hiện đại, màn hiện sóng cảm ứng tiên tiến và đăc biệt là khả năng tự động hóa ở mức độ rất cao. AMDR được xem là sự nhảy vọt trong công nghệ chế tạo hệ thống radar cho các khu trục hạm hiện đại. Hệ thống radar băng tần kép AMDR được tích hợp radar băng tần X - tìm kiếm các xác định các mục tiêu tầm xa từ giới hạn đường chân trời, cung cấp thông tin về mục tiêu, chiếu xạ mục tiêu và radar băng tần S - theo dõi, phân loại tên lửa đạn đạo và tên lửa thông thường thông qua việc đánh giá quỹ đạo bay. Ngoài ra, AMDR còn được tích hợp hệ thống giám sát các mục tiêu bay thấp và cực thấp, xác định các mối đe dọa từ đất liền, trên biển và hệ thống phối hợp giũa hai hai băng tần X - S. Sonar Tàu khu trục DDG-1002 được trang bị sonar băng tần kép được điều khiển bởi một hệ thống máy tính tự động hóa cao. Hệ thống sonar này được đánh giá là vượt trội so với sonar kéo theo trên tàu DDG-51. Tự động hóa và Mạng máy tính Tự động hóa sẽ giúp giảm số lượng thành viên thủy thủ đoàn do đó sẽ làm giảm bớt chi phí cho con tàu. Đạn dược, thực phẩm, và các đồ dùng khác, tất cả đều được đặt trong các thùng chứa có thể lấy ra từ kho bởi một hệ thống xử lý vận chuyển hàng hóa tự động. Khu trục hạm DDG-1002 được trang bị các máy tính bảng đơn PPC7D hiện đại chạy trên nền LynuxWorks 'LynxOS RTOS. Thông số kỹ thuật của siêu hạm tàng hình USS Lyndon B. Johnson (DDG-1002): Lượng giãn nước: 14.564 tấn Dài: 180 m. Rộng: 24,6 m. Lượng giãn nước trung bình: 4 m. Động cơ đẩy: 2 động cơ tuốc bin khí Rolls-Royce Marine Trent-30 công suất 105.000 mã lực. Tốc độ: 30 hải lý. Thủy thủ đoàn: 140 người. Radar: Radar đa năng băng tần kép AMDR Vũ khí: 20 × MK 57 VLS: 80 cell. Tên lửa đối không RIM-162: 4 cell Tên lửa chiến thuật Tomahawk: 1 cell Tên lửa chống tàu ngầm (ASROC): 1 cell 2 × 155 mm AGS 2 × Mk 110 57 mm CIGS Máy bay: 1máy bay trực thăng SH-60 LAMPS hoặc 1 máy bay trực thăng MH-60R, 3 UAV Fire Scout MQ-8. Dự án tàu khu trục tương lai DDG-1002 thể hiện một lối thiết kế và quan điểm tác chiến hải quân hoàn toàn mới của Hải quân Mỹ. Siêu khu trục hạm DDG-1002 cùng với USS Zumwalt (DDG-100) và USS Michael A. Monsoor (DDG-1001) được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa hiện tại và cả tương lai. Siêu hạm tàng hình DDG-1002 được dự định sẽ thay thế cho tàu khu trục lớp Arleigh Burke hiện có và hình thành nhóm tác chiến tương lai của Hải quân Mỹ. Mặc dù chi phí đắt đỏ, lại mới được nghiên cứu chế tạo nhưng DDG-1002 quả thực là một “siêu phẩm”, một siêu chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ. |
Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012
>> Tìm hiểu chiến hạm tàng hình USS Johnson của Hải quân Mỹ
Nhãn:
DDG-1002,
Hải quân Mỹ,
Tàu tàng hình,
Tàu USS Johnson
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét