Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Singapore

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Singapore. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Singapore. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

>> Singapore: Đại gia vũ khí Đông Nam Á

Ít ai ngờ một đảo quốc với diện tích khiêm tốn như Singapore lại đang để nhiều dấu ấn trong ngành chế tạo vũ khí thế giới.

>> Quân đội Singapore: hiện đại và thách thức


http://nghiadx.blogspot.com
Từ trái qua, hàng trên: tàu đổ bộ Endurance, pháo tự hành SSPH Primus. Hàng dưới: xe bọc thép Bionix và Bronco - Ảnh: T.L

Tháng trước, kênh Channel News Asia đưa tin Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Singapore ST Engineering vừa tăng lợi nhuận 9,7% trong quý 2/2012, đạt 143 triệu SGD (gần 120 triệu USD).

Kết quả trên không có gì bất ngờ khi ST Engineering bắt đầu hiện diện trong danh sách 100 nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới từ năm 2010, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế (SIPRI).

Singapore trở thành nhà cung cấp vũ khí cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ: Bangladesh, Bỉ, Brazil, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Kuwait, Oman, Philippines, Sri Lanka, Thụy Điển, Đài Loan, Thái Lan, UAE.

Tàu đổ bộ “khủng”

Đầu năm nay, Công ty ST Marine thuộc Tập đoàn ST Engineering chính thức bàn giao tàu mẹ đổ bộ HTMS Ang Thong, theo hợp đồng trị giá 134 triệu USD, cho hải quân hoàng gia Thái Lan.

Đây là chiến hạm thuộc lớp Endurance hoàn toàn do Singapore tự thiết kế và chế tạo. Hiện tại, hải quân Singapore đang có 4 tàu đổ bộ lớp Endurance là: RSS Endurance, RSS Resolution, RSS Persistence, RSS Endeavour.

Theo chuyên trang công nghệ hải quân Naval Technology, loại tàu đổ bộ này có độ choán nước 6.500 tấn, tầm hoạt động 5.000 hải lý (khoảng 9.000 km), được trang bị tên lửa đối không Mistral, pháo 76 li cùng nhiều loại súng khác.

Về khả năng hỗ trợ đổ bộ tấn công, tàu lớp Endurance có thể mang theo 4 tàu đổ bộ nhỏ, 18 xe tăng, 20 xe thiết giáp và xe vận tải cùng 500 binh sĩ.

Ngoài ra, tàu Endurance còn được thiết kế thêm bãi đáp cho 2 trực thăng cỡ trung, tương thích với những loại trực thăng quân sự phổ biến như Super Puma, CH-47 Chinook, Eurocopter AS532 Cougar.

>> Tìm hiểu ngành công nghiệp vũ khí Singapore

Vì thế, giới chuyên gia hải quân quốc tế đánh giá rất cao khả năng kết hợp tác chiến toàn diện của tàu Endurance.

Những năm gần đây, ST Marine ngày càng hoàn thiện khả năng đóng mới tàu chiến. Mới đây, công ty này đã đủ sức tự đóng 5 chiếc tàu khu trục hiện đại lớp Formidable sau khi tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài

Đa dạng xe thiết giáp

Nếu ST Marine tập trung phát triển kỹ thuật hải quân thì ST Kinetics, cũng thuộc ST Engineering, cung cấp rất nhiều loại khí tài dùng tác chiến trên bộ. Công ty này cung cấp đủ các loại từ súng tự động cá nhân cỡ nòng 9 li đến súng phóng lựu cỡ nòng 40 li hay súng máy cỡ nòng 12,7 li.

ST Kinetics còn chế tạo và đã xuất khẩu các loại pháo như HF-2000 cỡ nòng 155 li đạt tầm bắn lên đến 45 km, pháo SLWH Pegasus 155 li tầm bắn 30 km…

Đặc biệt, ST Kinetics còn cung cấp cả pháo tự hành SSPH Primus 155 li, tầm bắn 30 km và có tầm hoạt động lên đến 350 km. Loại pháo này được cho là hiện đại không hề thua kém các khí tài tương đương do Mỹ chế tạo. Hiện nay, Indonesia là một trong số các khách hàng mua bản quyền sản xuất và nhập khẩu những loại pháo trên của Singapore.

Ngoài ra, ST Kinetics còn đang nổi lên như một nhà cung cấp hàng đầu các loại xe bọc thép, xe tấn công hạng nhẹ. Uy tín của những loại xe bọc thép, do công ty này sản xuất càng tăng lên, sau khi được quân đội Anh chọn mua để tác chiến tại Afghanistan.

Hồi tháng 12.2008, quân đội Anh chi ra hàng trăm triệu USD để mua 115 chiếc xe bọc thép Bronco của ST Kinetics, theo tạp chí quốc phòng Jane’s. Với tốc độ tối đa lên đến 60 km/giờ, loại xe bọc thép Bronco có thể chở đến 5 tấn trang thiết bị cùng binh sĩ hoặc các lực lượng hậu cần, cứu hộ.

Tương tự, ST Kinetics còn cung cấp loại xe bọc thép Terrex 8 bánh, động cơ 400 mã lực và có thể chở theo 12 binh sĩ với tốc độ di chuyển gần 120 km/giờ. Công ty này cũng đang ghi dấu ấn bằng dòng xe bọc thép Bionix có tốc độ lên đến 70 km/giờ, chở 10 binh sĩ và được trang bị các loại pháo 25 li, 30 li cùng súng máy.

Cùng với ST Marine và ST Kinetics, Tập đoàn ST Engineering còn có 2 công ty khác là ST Aerospace và ST Electronics.

Trong đó, ST Aerospace đang là nhà cung cấp dịch vụ bảo trì máy bay dân sự lẫn quân sự nổi tiếng thế giới. ST Electronics thì chuyên sản xuất các thiết bị điện tử ứng dụng trong nhiều loại khí tài khác nhau. Vì thế, giới chuyên gia nhận định ST Engineering đang hướng đến việc trở thành một đại gia đa ngành trong lĩnh vực quốc phòng.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

>> Quân đội Singapore: hiện đại và thách thức

Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, Singapore đang chứng tỏ vị thế không hề kém cạnh trong sân chơi quốc phòng khu vực với nhiều thương vụ lớn gần đây. 



http://nghiadx.blogspot.com
Mức chi quốc phòng trên đầu người của Singapore chỉ kém Israel, đối tác chiến lược số 1 của đảo quốc này.

Ryo Hinata-Yamaguchi, nhà phân tích anh ninh đến từ Nhật Bản đã có bài viết bình luận về Quân đội Singapore, đăng tải trên The Diplomat.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Hiện đại hóa

Đầu tháng 4/2012, đảo quốc sư tử này đã chính thức khởi động hệ thống chỉ huy, điều khiển, truyền tin, máy tính và tình báo tích hợp (hệ thống C4I), đặt dấu mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa quân đội mang tên “Dự án Lực lượng Vũ trang Singapore thế hệ 3”.

Với bước tiến này, Singapore tiếp tục khẳng định lực lượng vũ trang nước mình là tiên tiến và công nghệ cao nhất trong số các nước ở khu vực Đông Nam Á.

Ngân sách quốc phòng của Singapore năm 2011 là 9,6 tỷ USD, chiếm khoảng 26% ngân sách chính phủ và bằng 5% GDP.

Nhiều nhà phân tích tính toán, với số dân chỉ khoảng 5 triệu người, quốc gia này chi trả ngân sách quốc phòng trên mỗi đầu người hơn bất kỳ quốc gia nào, ngoại trừ Israel.

Quốc phòng luôn là ưu tiên hàng đầu kể từ khi Singapore giành độc lập vào năm 1965. Khi đó, Thủ tướng Lý Quang Diệu, người khai sinh ra đất nước đã viết trong cuốn sách của mình với tựa đề “Những sự thật khó khăn” rằng: “Không có nền quốc phòng mạnh mẽ thì sẽ không có Singapore, thay vào đó, Singapore chỉ trở thanh một vệ tinh bị hăm dọa bởi những người hàng xóm”.

Singapore có quan hệ quốc phòng gần gũi với Israel. Nó giải thích vì sao những công ty quốc phòng Israel là lựa chọn trong các thương vụ quốc phòng chủ yếu của nước này, ví dụ như những máy bay tiếp dầu trên không và các máy bay chống tàu ngầm cánh cố định.

Bên cạnh dự án C4I, Bộ Quốc Phòng nước này còn tiến hành nhiều thương vụ mua bán khác, đặc biệt là tăng cường khả năng đổ bộ và đột kích chính xác.

Các hợp đồng mua bán với các đối tác nước ngoài là sự cải tiến toàn diện cho mọi lực lượng: lục quân, hải quân và không quân. Một số cái tên nổi bật như tàu đổ bộ có sân đỗ trực thăng (LPDS), các tàu khu trục tàng hình lớp Formidable, chiến đấu cơ đa nhiệm F-15SG và F-16D; Phương tiện chiến đấu bộ binh Bionix II và máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW) Gulfstream 550.

Hồi cuối năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Eng Hen còn tuyên bố, Singapore đang có tính khả năng mua cả chiến đấu cơ F-35.

Trở ngại

Dù có cấu trúc lực lượng khá ấn tượng, vẫn còn 2 vấn đề lớn đối với lực lượng vũ trang của Singapore ở mức chiến lược và chiến thuật.

Thứ nhất, các kế hoạch quốc phòng của nước này thường dựa nhiều trên kịch bản thay vì các mối đe dọa thực tế. Trong khi đó, nước này có có những mối quan hệ bất ổn với hai láng giềng là Malaysia và Indonesia.

Hơn nữa, những quan tâm an ninh của đảo quốc này quá rộng. Ví dụ, Singapore gửi lực lượng tham gia vào Lực lượng Đặc nhiệm Kết hợp 115 nhằm chống cướp biển trên Vịnh Aden.

Nhược điểm của việc tham gia vào quá nhiều vai là, quân đội sẽ phải xem xét quá nhiều kịch bản (trong khi nhiều kịch bản có thể dần trở thành một giả thuyết nguy cơ thay vì xung đột thật sự). Khi đó, năng lực của Singapore bị kéo dãn quá mức.


http://nghiadx.blogspot.com
Tham gia vào nhiều nhiệm vụ, lực lượng của Singapore sẽ bị kéo dãn về năng lực cũng như trọng tâm an ninh.


Trở ngại thứ hai, do thiếu chiều sâu chiến lược, lực lượng vũ trang nước này luôn phải duy trì ở mức độ sẵn sàng cho hoạt động rất cao.

Lợi ích của việc này là tính kỷ luật cho quân đội, sẵn sàng ứng phó trong tình thế nguy cấp chỉ với thời gian ngắn.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, nước này có khả năng đầy đủ để ngăn chặn một mối đe dọa không? Nếu không, Singapore có đủ sức chịu đựng để duy trì lực lượng của mình trong tình trạng dự phòng kéo dài như thế nào.

Trong cả hai trở ngại này, Singapore không có một lựa chọn giải quyết vẹn đôi đường, xuất phát từ những đặc điểm địa chính trị tự nhiên.

Giải pháp

Do đó, trước mắt Singapore cần thoát khỏi sự loay hoay tìm kiếm, phát triển những năng lực mà tập trung sử dụng "năng lực quân sự” sẵn có.

Nếu không có sự cân bằng thích hợp, những kế hoạch quốc phòng của nước này sẽ trượt vào bẫy “kế hoạch dựa trên công nghệ” - điều chỉ đem lại những gánh nặng kinh tế và tăng nguy cơ tạo ra những bất ổn chiến lược về sau.

Điều này không có nghĩa Singapore cần một cuộc cải tổ trên quy mô rộng tất cả kế hoạch quốc phòng. Thay vào đó, nước này nên tập trung và việc tinh chỉnh và cân bằng những đổi mới công nghệ trong lực lượng vũ trang với những yêu cầu chiến lược, thay vì chỉ quá chú trọng vào công nghệ.

Ví dụ, khi hệ thống C4I đưa vào hoạt động, lực lượng vũ trang nên hoàn chỉnh các quy trình và phương thức làm sao để 3 nhánh quân sự có thể huy động theo một cách thống nhất, gắn kết và hiệu quả.

http://nghiadx.blogspot.com
Singapore nên phát triển theo chiều sâu, kết hợp các lực lượng vũ trang thay vì chỉ dựa quá nhiều vào công nghệ tiên tiến.

Thêm vào đó, đảo quốc này nên khuyến khích và cổ vũ cho một nền văn hóa quân sự, yếu tố mà theo đó mọi nhánh của lực lượng vũ trang đều có thể hòa hợp.

Tiếp cận với cách quản lý khả năng quân sự, nước này có thể cho phép lực lượng vũ trang của mình duy trì mức độ sẵn sàng hoạt động cao.

Điều quan trọng nhất, những khía cạnh hoạt động và chiến thuật quân sự phải cùng tiến thay vì chỉ hướng tới khía cạnh công nghệ.

Đảm bảo thế cân bằng này là chìa khóa cho Singapore giành được lợi thế trong vấn đề an ninh khu vực.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

>> Tìm hiểu ngành công nghiệp vũ khí Singapore


Singapore đang tìm kiếm một vị trí trong ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu bằng cách khai thác các kỹ thuật quân sự tiên tiến với nguồn vốn đầu tư lớn,

Singapore, quốc gia được biết đến với hình ảnh một đất nước trong của ngành công nghiệp xuất khẩu điện tử, đang tìm kiếm một vị trí trong ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu bằng cách khai thác các kỹ thuật quân sự tiên tiến với một nguồn vốn đầu tư lớn.



http://nghiadx.blogspot.com
Xe thiết giáp công binh do Singapore sản xuất


Từ xe bọc thép được sử dụng bởi quân đội Anh tại Afghanistan tới đạn dược và vũ khí, Singapore đang cố gắng để mở rộng thị trường nước ngoài đối với các vũ khí “cây nhà lá vườn” và các hệ thống quốc phòng.

Việc xuất khẩu vũ khí của Singapore được chú ý trong thời gian gần đây khi Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã cấm sáu công ty sản xuất vũ khí vì bị cáo buộc tham gia trong một vụ việc hối lộ năm 2009 - trong số đó có một công ty của Singapore.

ST Kinetics, một thành viên lớn của tập đoàn công nghiệp ST Engineering, nhanh chóng bác bỏ những lời cáo buộc nhưng cũng đề cập đến tham vọng phát triển của các công ty Singapore trong thị trường vũ khí thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe bọc thép Broncos của Singapore


Tờ Straits Times của Singapore cho biết, ST Kinetics đã tham gia đấu thầu cho hợp đồng cung cấp bích kích pháo cho Ấn Độ trước khi sự việc này bị cáo buộc hối lộ.

Tập đoàn ST Engineering với doanh thu 5,99 tỷ đôla SG (tương đương 4,72 tỷ USD) trong năm 2011, là công ty Đông Nam Á duy nhất nằm trong tốp 100 các tập đoàn sản xuất quốc phòng thế giới, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, phát hành tháng trước.

Là Tập đoàn thuộc sở hữu của nhà nước, ST Engineering thống trị ngành công nghiệp quốc phòng tại Singapore và là một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về đạn 40 ly cũng như các vũ khí cầm tay như súng phóng lựu tự động.

Hãng này đã tham gia trưng bày tại Triển lãm Hàng không Singapore giữa tháng trước . Các sản phẩm trưng bày là một chiếc Bronco phiên bản mới, xe tải bọc thép đã được quân đội Anh sử dụng tại Afghanistan.

http://nghiadx.blogspot.com
“Tất cả vũ khí, trang thiết bị của chúng tôi đã được chứng minh trong các cuộc chiến. Nếu bạn cần một thứ gì đó đặc biệt, chúng tôi cũng có thay đổi để cung cấp cho bạn với một mức giá phù hợp hơn các công ty khác, "Patrick Choy, phó chủ tịch tiếp thị quốc tế của Tập đoàn ST Engineering, nói với AFP tại triển lãm.

115 chiếc Broncos của Quân đội Anh - lần đầu tiên được triển khai tại Afghanistan trong năm 2010 và được đặt tên là Warthogs - là niềm tự hào của ST Engineering. Đây là lần đầu tiên quân đội phương Tây trang bị các xe bọc thép do một công ty châu Á sản xuất.

Hiện tại Anh có khoảng 9.500 quân tại Afghanistan, số lượng quân đội nước ngoài lớn thứ hai tại đây sau Mỹ, hoạt động trong những địa hình khó khăn nhất của tỉnh Helmand.

Jon Grevatt, một chuyên gia của công ty cố vấn quốc phòng toàn cầu IHS Jane cho biết rằng "quân đội Anh đã thay đổi rất nhiều cho phù hợp với yêu cầu của mình tại Afghanistan ".

http://nghiadx.blogspot.com
Singapore đang đẩy mạnh nền công nghiệp quốc phòng


Ngoài Anh, ST Engineering xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự sang các nước khác, nhưng từ chối tiết lộ chi tiết.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Singapore đã bán các sản phẩm quốc phòng cho Indonesia, Chad,Nigeria, Philippines, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Brazil từ năm 2000.

Chỉ riêng năm 2010, nước này đã thu về 2,2 tỉ SGD (hơn 36.000 tỉ đồng) từ hoạt động xuất khẩu vũ khí.

Mặc dù có một danh sách khách hàng đa dạng nhưng ST Engineering vẫn phụ thuộc nhiều vào lực lượng quân đội Singapore (SAF), Grevatt cho biết thêm.

Singapore có ngân sách quốc phòng lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhờ vào ngân sách được tạo ra bởi sự tăng trưởng kinh tế. Singapore đã chi 12,28 tỷ SGD (tương đương 9,68 tỷ USD) cho quốc phòng vào năm 2012, chiếm 24,4% trong tổng ngân sách phân bổ của chính phủ.

http://nghiadx.blogspot.com


Bị bao quanh bởi các nước láng giềng lớn, cho đến nay, Singapore đã theo đuổi một chiến lược quốc phòng mạnh mẽ kể từ khi tách ra khỏi Malaysia vào năm 1965, và ban đầu đã nhận được sự giúp đỡ của Israel.

Tất cả thanh niên Singapore đủ 18 tuổi sẽ phải thực hiện hai năm nghĩa vụ quân sự, dự kiến bổ sung trên 20.000 nhân cho lực lượng vũ trang chính quy.

“ST là một tập đoàn cung cấp hầu hết các sản phẩm quốc phòng phục vụ nhu cầu của SAF. Lĩnh vực quốc phòng đóng góp khoảng 60% doanh thu của ST Engineering, với các danh mục đầu tư tiềm năng và đa dạng.” Grevatt cho biết thêm.

Ngoài kinh doanh quốc phòng, công ty có hoạt động trong kinh doanh bất động sản, hàng không vũ trụ, công nghiệp hàng hải, với hơn 100 công ty con ở 23 quốc gia trên toàn thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com


Lĩnh vực hàng không vũ trụ của ST cung cấp các dịch vụ bảo trì, sửa chữa và đại tu máy bay trên thế giới.

"Các nhà sản xuất quốc phòng ngày nay được đa dạng hóa và đưa các “ngón tay” của mình giành lấy những “miếng bánh béo bở” để tồn tại," Grevatt nói thêm.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

>> MRLS HIMARS - Hệ thống pháo phản lực của Singapore



Ngày 6/9/2011, Bộ Quốc Phòng Singapone đã tổ chức lễ tiếp nhận hệ thống pháo phản lực bắn loạt HIMARS cuối cùng.

Buổi lễ tiếp nhận được tổ chức khá long trọng với sự tham gia của rất đông các quan chức cấp cao quân đội Singapone cùng các khách mời và các phóng viên. Lễ tiếp nhận được tổ chức tại căn cứ quân sự Khatib.

Các quan chức quân đội Singapone tuyên bố, khẩu đội pháo phản lực bắn loạt HIMARS đã sẳn sàng đưa vào sử dụng.

http://nghiadx.blogspot.com
MRLS HIMARS khai hỏa.


Theo trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga cho biết, đây là đợt giao hàng cuối cùng trong hợp đồng mua bán 18 xe phóng cùng rất nhiều đạn tên lửa cùng với các hệ thống liên quan trị giá 330 triệu USD được ký kết vào tháng 9/2007 giữa Bộ Quốc Phòng Singapone và Lockheed Martin (Mỹ).

Buổi tiếp nhận cuối cùng này cũng là cột mốc đánh dấu việc xây dựng hoàn thành tiểu đoàn pháo phản lực bắn loạt số 23, đây là đơn vị pháo phản lực bắn loạt đầu tiên của Singapone tích hợp đầy đủ khả năng điều khiển bằng tín hiệu GPS.

http://nghiadx.blogspot.com


M142 HIMARS là một biến thể nhẹ hơn của hệ thống pháo phản lực bắn loạt MRLS M270.

Hệ thống này có tính năng hoạt động tương tự như hệ thống MLRS M270, tuy nhiên hệ thống được trang bị chỉ 6 tên lửa thay vì 12 như bản gốc.

Hệ thống M142 HIMARS sử dụng đạn tên lửa có điều khiển đường kính 240mm, tầm bắn tối đa có điều khiển dao động từ 60-100km.

Biến thể HIMARS xuất khẩu cho Singapone sử dụng đạn tên lửa có đường kính 227mm, tầm bắn tối đa có dẫn hướng là 70km.

Ngoài ra, hệ thống M142 HIMARS còn có khả năng phóng các tên lửa chiến thuật chiến trường MGM-140A ATACMS, với tầm bắn khoảng 128km.

Tuy nhiên, biến thể MRLS HIMARS xuất khẩu cho Singapone không được tích hợp khả năng này.

MRLS M142 HIMARS được bố trí trên xe phóng cơ động FMTV 6x6 bánh hơi, xe phóng được trang bị động cơ diesel dung tích xi lanh 6,6 lít công suất 290 mã lực. Tầm hoạt động khoảng 480km, tốc độ tối đa khoảng 85km/giờ.

Hệ thống HIMARS có ưu điểm là dễ dàng được vận chuyển đến chiến trường bằng máy bay vận tải như C-130.

Hệ thống được điều khiển bởi 3 người, thời gian triển khai sẳn sàng chiến đấu chỉ trong 5 phút. Thời gian phóng toàn bộ 6 tên lửa trong vòng khoảng 25 giây, thời gian thu hồi sau khi phóng chỉ khoảng 5 phút.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang