Tờ New York Times hôm 21/6 cho biết CIA chuẩn bị cấp vũ khí cho lực lượng đối lập Syria. >> Không quân Mỹ chuẩn bị tấn công Syria >> Hạ gục Syria - đâu phải chuyện dễ ? Sự thừa nhận vi phạm luật pháp quốc tế này ngay lập tức được biện minh bằng cách so sánh với những gì mà Nga đã cung cấp cho chính quyền Syria. Theo đó, quan hệ mua bán vũ khí giữa Nga và Syria đã bắt đầu từ khi Liên Xô tạo lập đồng minh ở Trung Đông trong cuộc chiến tranh lạnh để tạo thế đối trọng với Mỹ. Khi chế độ của Tổng thống Hafez al-Assad bị quân nổi dậy Hồi giáo đe dọa vào những năm 1980, Liên Xô đã cung cấp vũ khí và các kỹ sư cho Syria để nước này dẹp tan cuộc nổi dậy. Từ năm 1950 đến 1990, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Liên Xô sang Syria đạt 34 tỉ USD. Sau khi Liên Xô sụp đổ, mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa hai nước không vì thế mà bị ảnh hưởng. Dười thời Tổng thống Putin, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga qua Syria thậm chí còn tăng lên. Theo Viện nghiên cứu Hoà bình thế giới tại Stockholm, trong vòng 5 năm từ 2007-2012, Syria đã tăng kim ngạch nhập khẩu lên 5 lần, trong đó 78% là nhập từ Nga. Syria đang sở hữu đạn, đạn súng cối, xe tăng và máy bay tấn công của Nga. Tuy khó có thể xác định được số liệu cụ thể do chưa hề có bản báo cáo chính thức nào được đưa ra, nhưng theo một số chuyên gia quân sự, những đoạn phim trên YouTube cũng có thể cho chúng ta biết được nhiều điều. Dưới đây là một số vũ khí Nga hiện diện ở Syria, được tác giả David Kenner liệt kê trong một bài viết đăng trên Foreign Policy (cần lưu ý là dường như tác giả điểm danh các vũ khí Nga dựa vào các gợi ý từ video clip đăng tải trên Youtube, nên danh sách dưới đây thật không đầy đủ): Trực thăng tấn công Máy bay Mi-25 của Nga. Việc Syria sở hữu trực thăng tấn công Mi-25 không phải là điều đáng ngạc nhiên. Gần đây, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton buộc tội Nga cung cấp trực thăng chiến đấu cho Syria. Đáp lại lời buộc tội đó, Ngoại trưởng Nga Lavrov cho rằng đây là số trực thăng Mi-25 mà Syria đã mua của Nga từ trước, được đưa sang Nga để sửa chữa và hiện giờ trên đường trở về Syria. Những đoạn video gần đây nhất cho thấy quân đội Syria đã triển khai loại trực thăng này đến khu tự trị phía bắc Idlib và Aleppo. Pháo cối Hầu hết các cuộc tấn công bằng đạn pháo của Quân đội Syria đều được thực hiện tại những khu vực thành thị. Đại sứ quán Mỹ ở Damascus đã công bố những bức ảnh cho thấy các đơn vị pháo và tăng của quân đội Syria đang bao vây những khu vực thành thị có nguy cơ xảy ra nổi loạn. Một trong những loại vũ khí được sử dụng một cách có hiệu quả tại những khu vực xung quanh thành phố Homs là loại pháo cối 240mm của Nga. Loại vũ khí này có khả năng bắn đi những quả đạn nặng 126 kg, có chứa chất nổ cực mạnh, đi xa gần 10km. Xe tăng Trong bản báo cáo về “Cán cân quân sự” của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế”, Syria đang sở hữu khoảng 4.950 xe tăng chủ lực, 4.000 xe tăng hạng nhẹ và xe thiết giáp. T-72 là loại tăng chủ yếu trong lực lượng tăng - thiết giáp của Syria. Hiện Moscow tiếp tục giúp Syria hiện đại hoá những chiếc tăng này. Theo hợp đồng mới kí giữa Nga và Syria, đến thời điểm hiện tại, Nga đã nâng cấp được khoảng 800 chiếc T-72, còn 200 chiếc đang được tiếp tục nâng cấp. Một hệ thống phòng không tự hành của Syria. Mìn Vũ khí của Nga đã giúp Syria giữ chân quân nổi dậy, đồng thời ngăn chặn vũ khí và viện trợ từ ngoài vào nước này. Để bảo vệ vùng biên, Syria đã rải mìn dọc theo biên giới cùng Thổ Nhĩ Kỳ, và theo một số nguồn tin, họ còn gài cải vào phần lãnh thổ Lebanon. Mìn mà quân Syria sử dụng là mìn chống bộ binh PMN-2 và mìn chống tăng TMN-46. Vào tháng 3/2012, một chuyên gia về mìn của Quân đội Syria đã tháo được 300 quả mìn PMN-2 tại khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Pháo phản lực và tên lửa Syria đang sở hữu một số lượng lớn hệ thống pháo phóng loạt GRAD của Nga. Hệ thống này có khả năng phóng liền lúc 40 rocket 122mm với tầm xa 32 km. Hiện nay, Syria còn sở hữu một lượng lớn tên lửa tầm xa, có thể phóng ra ngoài biên giới nước này. Theo một bản báo cáo công bố năm 2010, Syria đang sở hữu hệ thống tên lửa Scud của Nga, gồm biến thể Scud-D, có khả năng mang đầu nổ nặng 675 kg, bay xa được 1.440 km. Vũ khí hoá học Theo báo cáo của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA trình lên Thượng viện, Syria có rất nhiều loại vũ khí hoá học và sinh học, từ hơi cay cho đến những loại có ảnh hưởng đến thần kinh như Sarin và có thể là khí gas VX. Các quan chức Israel luôn lo lắng rằng những loại vũ khí hoá học này có thể được Quân đội Syria sử dụng để chống lại họ hoặc có thể bị rơi vào tay của các tổ chức khủng bố. Mỹ và Israel thậm chí đã lên kế hoạch bảo vệ những kho vũ khí hoá học này khi chế độ Assad sụp đổ. Gần đây có tin, Nga đã cử quân sang Syria để bảo vệ căn cứ Tartus. Với những gì đã và đang có với Syria, Nga sẽ không để Mỹ và các nước khác dễ dàng quyết định số phận của Syria. Máy bay chiến đấu Đa phần máy bay chiến đấu trong biên chế quân đội Syria do Nga sản xuất và xuất khẩu. Gần đây nhất, không quân Syria vừa mất một chiếc MiG-21 khi một viên đại tá đào ngũ chiếm dụng và lái nó vượt biên giới và hạ cánh xuống một sân bay quân sự ở Jordan. Viên đại tá trên được phép tị nạn chính trị ở Jordan nhưng số phận chiếc máy bay trị giá nhiều triệu USD đang thu hút rất sự chú ý. Bộ quốc phòng Syria đang đàm phán với chính phủ Jordan để lấy lại chiếc phi cơ nhưng chính phủ quốc gia láng giềng phía Nam Syria chưa đưa ra bất kể quyết định nào về số phận của nó. Ngoài ra, có thông tin khẳng định Syria đang sở hữu loại chiến đấu cơ MiG-29M và đang chờ lô hàng bao gồm chiến đấu cơ MiG-29SMT và nhiều loại tên lửa chiến thuật khác từ Nga. Tuy nhiên, không thể biết chính xác khi nào lô hàng tới nơi và con số chính xác mà quân đội Assad nhận được. |
Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012
>> Điểm mặt vũ khí Nga ở Syria
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét