Sự cố máy bay F-4 (biến thể trinh sát RF-4E) của Thổ Nhĩ Kỳ bị Syria bắn hạ đang là tâm điểm của cộng đồng quốc tế với nhiều ý kiến trái chiều. >> Syria bắn rơi F-4 Thổ Nhĩ Kỳ Hệ thống phòng không bắn hạ RF-4E của Thổ Nhĩ Kỳ đặt ở Latakia, địa điểm nằm trong ô hình vuông màu đỏ. Quyền tự vệ chính đáng của Syria Việc tìm thấy xác chiếc tiêm kích trinh sát RF-4E trong lãnh hải Syria càng củng cố giả thiết máy bay Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm phạm không phận nước này. Lãnh hải được quy định là khu vực 12 hải lý tính từ đường cơ sở của một quốc gia, đổi ra hệ đo lường quốc tế khoảng cách sẽ là hơn 22km. Về lý thuyết, chiếc RF-4E, với vận tốc tối đa là Mach 2,23 (khoảng 2.159km/h) sẽ chẳng cần đến một phút để ra khỏi khu vực này. Như vậy, dù RF-4E không xâm phạm thì máy bay này cũng đã bay rất sát với không phận Syria. Điều này, hoàn toàn không cần thiết với mục đích “luyện tập” của chuyến bay được báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải. (Cũng cần nhớ lại rằng, trong bối cảnh chưa kịp thống nhất về phát ngôn, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc cho biết, máy bay bị Syria bắn hạ thực hiện nhiệm vụ trinh sát và thử nghiệm radar. Không rõ, radar mà ông Arinc nhắc tới là của nước nào?) Bên cạnh đó, RF-4E bị hệ thống phòng không Syria đặt tại Latakia bắn hạ, khu vực bố trí phòng không này cách biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 40km. Với khoảng cách đó, dù Syria sử dụng hệ thống phòng không nào có trong biên chế của quân đội nước này thì chắc chắn một điều, phi công lái RF-4E đã nhởn nhơ bay trong không phận Syria một thời gian đủ dài để có thể ý thức về hành động của mình. Hiện có nhiều nguồn tin không thống nhất về hệ thống phòng không đã bắn hạ RF-4E. Theo MSNBC tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, sát thủ hạ gục RF-4E là “ba ngón tay tử thần” SA-6 (tầm bắn 20-24km), còn theo nguồn tin quân sự Debka, tác giả vụ bắn rơi máy bay là hệ thống pháo – tên lửa phòng không tối tân Pantsir (tầm bắn 20km). Ngoài ra, cũng có nguồn tin cho biết, hệ thống phòng không làm nên chiến công của Quân đội Syria là hệ thống SA-11 (tầm bắn 30km). Như vậy, tầm bắn và sự bố trí của hệ thống phòng không Syria cho phép máy bay Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm bầu trời ít nhất 10-20km. Rõ ràng, các con số và dữ kiện nghiêng về quyền tự vệ chính đáng của Syria. >> Đánh thắng Syria, NATO cần 2.000 máy bay, 60 vạn quân F-4 chỉ là con tốt thí? Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cáo buộc Syria bắn hạ chiếc chiếc RF-4E mà không hề đưa ra cảnh báo. Ông này nói rằng, khi đó, hai phi công của Thổ Nhĩ Kỳ đang luyện tập và đã vô tình bay vào không phận của Syria. Trước đó, kênh thông tin NTV (Thổ Nhĩ Kỳ) còn bình luận: “Ngay cả khi nó (chiếc RF-4E) bay vào không phận Syria, nước này nên gửi một cảnh báo để máy bay quay lại”. Bên cạnh đó, các đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ trong khối NATO cũng đồng loạt lên án Syria. Trong ngày mai (26/5), khối này sẽ tiến hành một cuộc họp để “thống nhất quan điểm” đối với quốc gia cứng đầu trong khu vực này. Đối chiếu với Điều 4 trong hiệp ước của NATO, Thổ Nhĩ Kỹ hoàn toàn có tư cách đưa vụ việc trên ra chương trình nghị sự của khối. Tiếp theo, NATO có thể dựa vào Điều 5 để đánh giá: Syria đã có hành động tấn công cả khối. (Điều 5 Hiệp ước NATO: Bất kỳ cuộc tấn công nào vào một nước thành viên được đánh giá là tấn công cả liên minh). Ráp nối những sự kiện và điều khoản này lại có thể thấy, một chiến đấu cơ thế hệ ba của những 1960 bị bắn rơi trong một tình huống gây tranh cãi đang tạo cơ hội cho NATO mở toang cánh cửa can thiệp quân sự vào Syria. Đây là điều mà khối này chật vật tìm kiếm suốt thời gian qua mà không được, do bị Nga và Trung Quốc án ngữ ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đổi một chiến đấu cơ lạc hậu và già nua lấy một cơ hội mười mươi quả là cái giá khá hời. Diễn biến tuy mới so với những gì bế tắc suốt thời gian qua, nhưng không hề sáng tạo so với cách thức mở màn các cuộc chiến tranh xâm lược trong lịch sử thế giới, theo đó, các quốc gia bị xâm lược luôn là những kẻ “kẻ khiêu khích” đầu tiên. Một mũi tên trúng nhiều đích? Trong sự kiện này, câu hỏi đặt ra là tại sao phía Syria lại “quyết đoán” đến vậy trong việc bắn hạ máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ? Chắc chắn, Syria không thể không nhận thức được sự nguy hiểm của hành động “vuốt râu hùm” này. Cách đây chưa lâu, mở màn cuộc chiến ở Libya, các máy bay Pháp đã thực hiện các phi vụ trinh sát trên bầu trời Tripoli dễ như đi chợ. Vì vậy, một đòn đánh vỗ mặt là cần thiết giúp những kẻ mưu toan can thiệp tỉnh táo và cân nhắc hơn chăng? Thêm vào đó, đây không phải lần đầu Thổ Nhĩ Kỳ đem Điều 5 Hiệp ước NATO ra dọa Syria. Hồi tháng 3/2012, Ankara đã lên tiếng cảnh báo Damascus về việc tiễu trừ các phần tử nổi dậy ở biên giới hai nước. Khi đó, việc vượt biên truy kích của Quân đội Chính phủ Syria từng được đặt vấn đề là hành động “tấn công thành viên khối NATO”. Cũng cần nhớ lại, khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria là nơi diễn ra các hoạt động phân phát vũ khí của phương Tây cho phe nổi dậy. Sự nhúng tay của Thổ Nhĩ Kỳ vào các hành động chống phá chính quyền Syria là rất rõ ràng. Điều này có thể làm Syria nóng mặt từ lâu, và sự xâm phạm không phận của các chiến đấu cơ F-4 Thổ Nhĩ Kỳ là dịp để Damascus “nhắc nhở” Ankara về thái độ đúng mức trong quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, trên tất cả, với việc bắn rơi máy bay xâm phạm không phận, chính quyền Syria đã thể hiện thái độ cương quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Về đối nội, hành động này sẽ gây được thanh thế hơn cả, nhất là trong bối cảnh chính quyền nước này đối phó vất vả với các lực lượng nổi dậy. Dẫu sao, “người ta lớn, bởi vì anh quỳ xuống”. ( Nguồn :: Báo Đất Việt ) |
Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012
>> Syria lỡ ‘vuốt râu hùm’?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét