"Dẫn trước và độc quyền về công nghệ là một nguyên nhân quan trọng để quân Mỹ có thể tung hoành ngang dọc trên thế giới". >> Bốn chiến đấu cơ chủ lực của KQND Việt Nam Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc cho rằng, về máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, rất nhiều người cảm thấy bàn về vấn đề này còn quá sớm. Bởi vì, hiện nay việc nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ năm trên toàn cầu còn phổ biến ở trạng thái khắc phục khó khăn về công nghệ. Ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu do hãng Boeing, Mỹ công bố. Chẳng hạn, máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ đang ở giai đoạn nghiên cứu phát triển quan trọng nhất trước khi sản xuất hàng loạt, cần giải quyết một số vấn đề công nghệ cuối cùng để bảo đảm nhanh chóng đưa vào sản xuất và có thể kiểm soát giá thành có hiệu quả. Ngoài ra, T-50 của Nga còn ở giai đoạn bay thử máy bay nghiệm chứng công nghệ. Còn một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, việc nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ năm về cơ bản vẫn còn nằm trên giấy. >> Tiêm kích thế hệ 5 của Hàn Quốc giống J-20 ? Như vậy, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện nay vẫn chưa từ nghiên cứu phát triển đi vào trạng thái sản xuất, trang bị toàn diện. Mặc dù việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu vẫn nằm trong giai đoạn thảo luận khái niệm, nhưng thời gian máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu thực sự đi vào nghiên cứu phát triển các kiểu cỡ đã không còn quá lâu. Nhìn vào chu kỳ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến, trong 20 năm tới, chúng ta sẽ nhìn thấy máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu bay trên bầu trời. Cho nên, đối với những nước có tham vọng giành quyền kiểm soát trên không trong tương lai, hành động hiện nay đã chứng minh một câu nói thịnh hành là: không thể thua trên vạch xuất phát.Có lẽ câu nói này luôn đúng trong mọi lĩnh vực cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới, chứ không chỉ đơn thuần là lĩnh vực chế tạo và sử dụng vũ khí quốc phòng. Ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Boeing Mỹ Năm 2011, nhà máy của hãng Boeing đã công bố một ý tưởng máy bay chiến đấu “thế hệ thứ sáu” với mục tiêu rõ ràng, đưa ra phản ứng với cuộc tranh chấp máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay sau năm 2025. Đây là máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi, 2 động cơ, không có đuôi buông, dòng chữ “F/A-XX” trên hình ảnh về máy bay này là mã số chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới của Hải quân Mỹ. Tháng 5/2012, hãng Boeing đã trưng bày một mô hình máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo với tỷ lệ 1:16. Theo quan chức của hãng Boeing, chương trình mua sắm máy bay chiến đấu kiểu mới của Hải quân và Không quân Mỹ đã bắt đầu, Hải quân đã đổi tên kế hoạch F/A-XX thành kế hoạch “Ưu thế trên không thế hệ tiếp theo” (NGAD), điều này có nghĩa là chương trình này đã bước vào giai đoạn luận chức phân tích. Đồng thời, Không quân cũng bày tỏ quan điểm tìm kiếm người thay thế F-22. >> Các tiêu chuẩn của tiêm kích thế hệ 6 Tại sao Không quân và Hải quân Mỹ muốn có được máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo? Dẫn trước và độc quyền về công nghệ là một nguyên nhân quan trọng để quân Mỹ có thể tung hoành ngang dọc trên thế giới. Không chỉ về công nghệ hàng không, tất cả các lĩnh vực quân sự khác như tàu chiến, binh khí/vũ khí, hàng không vũ trụ, mạng, công nghệ hạt nhân…, quân Mỹ đều tìm cách nới rộng khoảng cách với đối thủ, lấy ưu thế dẫn trước đối thủ 1-2 thế hệ để củng cố vị thế bá chủ của mình. Giành lấy quyền kiểm soát trên không có ý nghĩa mang tính quyết định đối với sự thành bại của chiến tranh, quan điểm này đã được các nước trên thế giới thừa nhận. Các nước có công nghệ hàng không tự phát triển chắc chắn sẽ coi máy bay chiến đấu tiên tiến là quan trọng hàng đầu của công nghiệp hàng không trong nước. Hãng Boeing Mỹ công bố ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu Thời gian trước, Nhật Bản đã đưa ra khái niệm nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ sáu “i3”. Hầu như đồng thời, theo tờ “Thời báo Tài chính” Đức, một cơ quan nghiên cứu Ấn Độ đề nghị nghiên cứu phát triển một loại máy bay chiến đấu kiểu mới có tốc độ và độ cao lớn, tốc độ tối đa có thể đạt 5 lần tốc độ âm thanh, độ cao có thể đạt 100 km, tức là tiếp cận bên ngoài bầu khí quyển. Như vậy, máy bay chiến đấu tiên tiến này của Ấn Độ trên thực tế là một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu. Đồng thời, bài báo cho rằng, khi tiếp tục nhìn vào máy bay chiến đấu không người lái X-47, X-37B đã bay thử của Mỹ và máy bay Neuron từng tham gia triển lãm hàng không của Pháp - một loạt thông tin này nhắc nhở Trung Quốc rằng: Rất nhiều nước đã sớm sẵn sàng cho nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu. Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ sáu do Nhật Bản nghiên cứu chế tạo sẽ áp dụng công nghệ buồng lái tiên tiến và “bắn đám mây”. Ý tưởng này tương tự “toán đám mây”, sử dụng hệ thống liên kết dữ liệu tiên tiến, sử dụng tốp máy bay như “đám mây”, thông qua các phương thức như chia sẻ thông tin, tạo thành một nhóm phát động tấn công có hiệu quả nhất. Chẳng hạn, khi biên đội nhiều máy bay chiến đấu tiếp cận đối phương, nếu máy bay A chưa thể phát hiện máy bay địch ở gần đó, trong khi máy bay B thì lại phát hiện được, thì máy bay B có thể thông báo tình hình cho máy bay A, hơn nữa radar trên mặt đất và tàu chiến trên biển cũng có thể truyền số liệu vào hệ thống này. Điều này có thể làm cho phạm vi tấn công của máy bay chiến đấu được mở rộng rất lớn, đồng thời tăng thêm cơ hội “đánh đòn phủ đầu”, giảm tiêu hao đạn dược. Nhật công bố ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu "i3" Máy bay tàng hình thế hệ thứ sáu Nhật Bản áp dụng công nghệ buồng lái tiên tiến và "bắn đám mây" Mặc dù F-22 có ưu thế về khả năng tàng hình, hành trình siêu âm, siêu cơ động và thông tin, nhưng những các nước lớn về hàng không khác cũng không phải không thể đạt được. Máy bay chiến đấu tiên tiến của một số nước từng bước xuất hiện, làm cho người Mỹ cảm thấy đứng ngồi không yên. Không thể nới khoảng cách thế hệ về công nghệ với các nước khác làm cho người Mỹ cảm thấy ít nhiều không chắc chắn khi sử dụng F-22 đối với những nước có sở hữu máy bay chiến đấu tiên tiến. Thứ đi theo công nghệ cao là giá cả cao. Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, lúc ban đầu bắt đầu vạch ra chương trình máy bay tàng hình, Mỹ từng có kế hoạch mua hơn 2.400 chiếc, nhưng tình hình hiện nay là F-22 mới sản xuất được 187 chiếc, B-2 cũng mới chỉ sản xuất được 21 chiếc. Ngoài ra còn có máy bay F-117 đã bị từ bỏ và máy bay F-35 vẫn chưa đi vào hoạt động. Đó là những máy bay chiến đấu có thể tàng hình của Mỹ và Mỹ mới chỉ có thể sở hữu hơn 200 chiếc. Giá cả đã trở thành gánh nặng không thể đỡ nổi của máy bay chiến đấu công nghệ cao. Một máy bay F-22 có giá gần 200 triệu USD, giá một chiếc máy bay B-2 lên tới 2,2 tỷ USD! Như vậy, khi quân Mỹ mua sắm máy bay chiến đấu công nghệ cao, câu nói “nhà địa chủ cũng không có lương thực dư” đã không còn là câu nói đùa nữa. Hải quân Mỹ muốn có một loại máy bay chiến đấu mới thay thế cho F/A-18E/F vào năm 2031 Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Lockheed Martin, Mỹ Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Boeing, Mỹ Khái niệm máy bay thế hệ thứ sáu của hãng Boeing, Mỹ Khái niệm máy bay thế hệ thứ sáu của hãng Lockheed Martin (trên) và của hãng Boeing (dưới) Mỹ (Nguồn :: Báo Giáo Dục VN) |
Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012
>> Cuộc đua chế tạo tiêm kích thế hệ 6
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét