Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tiêm kích thế hệ 5

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích thế hệ 5. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích thế hệ 5. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

>> Cuộc đua chế tạo tiêm kích thế hệ 6

"Dẫn trước và độc quyền về công nghệ là một nguyên nhân quan trọng để quân Mỹ có thể tung hoành ngang dọc trên thế giới".

>> Bốn chiến đấu cơ chủ lực của KQND Việt Nam


Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc cho rằng, về máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, rất nhiều người cảm thấy bàn về vấn đề này còn quá sớm. Bởi vì, hiện nay việc nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ năm trên toàn cầu còn phổ biến ở trạng thái khắc phục khó khăn về công nghệ.


http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu do hãng Boeing, Mỹ công bố.

Chẳng hạn, máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ đang ở giai đoạn nghiên cứu phát triển quan trọng nhất trước khi sản xuất hàng loạt, cần giải quyết một số vấn đề công nghệ cuối cùng để bảo đảm nhanh chóng đưa vào sản xuất và có thể kiểm soát giá thành có hiệu quả.

Ngoài ra, T-50 của Nga còn ở giai đoạn bay thử máy bay nghiệm chứng công nghệ. Còn một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, việc nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ năm về cơ bản vẫn còn nằm trên giấy.

>> Tiêm kích thế hệ 5 của Hàn Quốc giống J-20 ?

Như vậy, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện nay vẫn chưa từ nghiên cứu phát triển đi vào trạng thái sản xuất, trang bị toàn diện.

Mặc dù việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu vẫn nằm trong giai đoạn thảo luận khái niệm, nhưng thời gian máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu thực sự đi vào nghiên cứu phát triển các kiểu cỡ đã không còn quá lâu.

Nhìn vào chu kỳ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến, trong 20 năm tới, chúng ta sẽ nhìn thấy máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu bay trên bầu trời.

Cho nên, đối với những nước có tham vọng giành quyền kiểm soát trên không trong tương lai, hành động hiện nay đã chứng minh một câu nói thịnh hành là: không thể thua trên vạch xuất phát.Có lẽ câu nói này luôn đúng trong mọi lĩnh vực cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới, chứ không chỉ đơn thuần là lĩnh vực chế tạo và sử dụng vũ khí quốc phòng.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Boeing Mỹ

Năm 2011, nhà máy của hãng Boeing đã công bố một ý tưởng máy bay chiến đấu “thế hệ thứ sáu” với mục tiêu rõ ràng, đưa ra phản ứng với cuộc tranh chấp máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay sau năm 2025.

Đây là máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi, 2 động cơ, không có đuôi buông, dòng chữ “F/A-XX” trên hình ảnh về máy bay này là mã số chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới của Hải quân Mỹ.

Tháng 5/2012, hãng Boeing đã trưng bày một mô hình máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo với tỷ lệ 1:16. Theo quan chức của hãng Boeing, chương trình mua sắm máy bay chiến đấu kiểu mới của Hải quân và Không quân Mỹ đã bắt đầu, Hải quân đã đổi tên kế hoạch F/A-XX thành kế hoạch “Ưu thế trên không thế hệ tiếp theo” (NGAD), điều này có nghĩa là chương trình này đã bước vào giai đoạn luận chức phân tích. Đồng thời, Không quân cũng bày tỏ quan điểm tìm kiếm người thay thế F-22.

>> Các tiêu chuẩn của tiêm kích thế hệ 6

Tại sao Không quân và Hải quân Mỹ muốn có được máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo? Dẫn trước và độc quyền về công nghệ là một nguyên nhân quan trọng để quân Mỹ có thể tung hoành ngang dọc trên thế giới.

Không chỉ về công nghệ hàng không, tất cả các lĩnh vực quân sự khác như tàu chiến, binh khí/vũ khí, hàng không vũ trụ, mạng, công nghệ hạt nhân…, quân Mỹ đều tìm cách nới rộng khoảng cách với đối thủ, lấy ưu thế dẫn trước đối thủ 1-2 thế hệ để củng cố vị thế bá chủ của mình.

Giành lấy quyền kiểm soát trên không có ý nghĩa mang tính quyết định đối với sự thành bại của chiến tranh, quan điểm này đã được các nước trên thế giới thừa nhận.

Các nước có công nghệ hàng không tự phát triển chắc chắn sẽ coi máy bay chiến đấu tiên tiến là quan trọng hàng đầu của công nghiệp hàng không trong nước.

http://nghiadx.blogspot.com
Hãng Boeing Mỹ công bố ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu

Thời gian trước, Nhật Bản đã đưa ra khái niệm nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ sáu “i3”. Hầu như đồng thời, theo tờ “Thời báo Tài chính” Đức, một cơ quan nghiên cứu Ấn Độ đề nghị nghiên cứu phát triển một loại máy bay chiến đấu kiểu mới có tốc độ và độ cao lớn, tốc độ tối đa có thể đạt 5 lần tốc độ âm thanh, độ cao có thể đạt 100 km, tức là tiếp cận bên ngoài bầu khí quyển.

Như vậy, máy bay chiến đấu tiên tiến này của Ấn Độ trên thực tế là một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Đồng thời, bài báo cho rằng, khi tiếp tục nhìn vào máy bay chiến đấu không người lái X-47, X-37B đã bay thử của Mỹ và máy bay Neuron từng tham gia triển lãm hàng không của Pháp - một loạt thông tin này nhắc nhở Trung Quốc rằng: Rất nhiều nước đã sớm sẵn sàng cho nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ sáu do Nhật Bản nghiên cứu chế tạo sẽ áp dụng công nghệ buồng lái tiên tiến và “bắn đám mây”.

Ý tưởng này tương tự “toán đám mây”, sử dụng hệ thống liên kết dữ liệu tiên tiến, sử dụng tốp máy bay như “đám mây”, thông qua các phương thức như chia sẻ thông tin, tạo thành một nhóm phát động tấn công có hiệu quả nhất.

Chẳng hạn, khi biên đội nhiều máy bay chiến đấu tiếp cận đối phương, nếu máy bay A chưa thể phát hiện máy bay địch ở gần đó, trong khi máy bay B thì lại phát hiện được, thì máy bay B có thể thông báo tình hình cho máy bay A, hơn nữa radar trên mặt đất và tàu chiến trên biển cũng có thể truyền số liệu vào hệ thống này.

Điều này có thể làm cho phạm vi tấn công của máy bay chiến đấu được mở rộng rất lớn, đồng thời tăng thêm cơ hội “đánh đòn phủ đầu”, giảm tiêu hao đạn dược.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhật công bố ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu "i3"

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tàng hình thế hệ thứ sáu Nhật Bản áp dụng công nghệ buồng lái tiên tiến và "bắn đám mây"

Mặc dù F-22 có ưu thế về khả năng tàng hình, hành trình siêu âm, siêu cơ động và thông tin, nhưng những các nước lớn về hàng không khác cũng không phải không thể đạt được.

Máy bay chiến đấu tiên tiến của một số nước từng bước xuất hiện, làm cho người Mỹ cảm thấy đứng ngồi không yên. Không thể nới khoảng cách thế hệ về công nghệ với các nước khác làm cho người Mỹ cảm thấy ít nhiều không chắc chắn khi sử dụng F-22 đối với những nước có sở hữu máy bay chiến đấu tiên tiến.

Thứ đi theo công nghệ cao là giá cả cao. Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, lúc ban đầu bắt đầu vạch ra chương trình máy bay tàng hình, Mỹ từng có kế hoạch mua hơn 2.400 chiếc, nhưng tình hình hiện nay là F-22 mới sản xuất được 187 chiếc, B-2 cũng mới chỉ sản xuất được 21 chiếc.

Ngoài ra còn có máy bay F-117 đã bị từ bỏ và máy bay F-35 vẫn chưa đi vào hoạt động. Đó là những máy bay chiến đấu có thể tàng hình của Mỹ và Mỹ mới chỉ có thể sở hữu hơn 200 chiếc.

Giá cả đã trở thành gánh nặng không thể đỡ nổi của máy bay chiến đấu công nghệ cao. Một máy bay F-22 có giá gần 200 triệu USD, giá một chiếc máy bay B-2 lên tới 2,2 tỷ USD!

Như vậy, khi quân Mỹ mua sắm máy bay chiến đấu công nghệ cao, câu nói “nhà địa chủ cũng không có lương thực dư” đã không còn là câu nói đùa nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ muốn có một loại máy bay chiến đấu mới thay thế cho F/A-18E/F vào năm 2031

http://nghiadx.blogspot.com
Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Lockheed Martin, Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Boeing, Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Khái niệm máy bay thế hệ thứ sáu của hãng Boeing, Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Khái niệm máy bay thế hệ thứ sáu của hãng Lockheed Martin (trên) và của hãng Boeing (dưới) Mỹ

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

>> Tiêm kích thế hệ 5 của Hàn Quốc giống J-20 ?

Theo tuyên truyền của tờ Phương Đông (dẫn lời báo Hàn Quốc?-PV) máy bay J-20 Trung Quốc phù hợp với môi trường công nghệ của châu Á hiện nay, tính cơ động là chính, tính tàng hình là phụ.

>> Kỷ nguyên mới : Kỉ nguyên của tiêm kích thế hệ 6
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 2)



http://nghiadx.blogspot.com
Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 của Hàn Quốc.


Theo truyên truyền của tờ Phương Đông ngày 11/6, trang mạng quân sự Hàn Quốc “Diễn đàn Không quân Shilla” có bài viết phân tích về tính năng và triển vọng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 mới được Hàn Quốc công bố.

Bài viết cho rằng, đối với Hàn Quốc, chương trình KFX200 (kiểu máy bay thông thường hạng nhẹ) cơ bản phù hợp với nhu cầu của Hàn Quốc. Tham khảo kinh nghiệm chương trình máy bay chiến đấu Shin shin Nhật Bản, xuất phát từ độ hoàn thiện của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và sự bảo hộ công nghệ, trong ngắn hạn Mỹ sẽ không bán cho đồng minh công nghệ lõi máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Trong khi đó báo Trung Quốc tự tin khi nói rằng, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Trung Quốc phù hợp hơn với môi trường sử dụng của châu Á (?-PV). Trên cơ sở đó, Hàn Quốc cần tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, dựa trên công nghệ hiện có, thông qua nâng cấp tích hợp có hiệu quả, phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm có tính cơ động là chính, bỏ qua một phần tính năng tàng hình.

Theo bài báo, thứ nhất, máy bay chiến đấu tàng hình thông thường hạng nhẹ phù hợp với nhu cầu trang bị của Hàn Quốc. Hàn Quốc là một nước châu Á coi trọng phát triển trang bị không quân không thua gì bất cứ nước nào trong khu vực.

Năm 2010, Hàn Quốc đã sở hữu lô máy bay chiến đấu ném bom F-15K đầu tiên do Mỹ chế tạo. Sau khi có được khả năng tấn công không đối đất tầm xa mạnh nhất khu vực Đông Bắc Á, gần đây Hàn Quốc lại đưa ra chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 được nâng cấp hệ thống.




http://nghiadx.blogspot.com
KFX200 Hàn Quốc.

Điều khác biệt so với Nhật Bản là, chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Hàn Quốc ngay từ khi bắt đầu đã dựa vào phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ, chỉ nghiên cứu có hạn về máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hạng nặng, dự trữ công nghệ phục vụ cho nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Nhìn vào góc độ công nghệ, sự lựa chọn này của Hàn Quốc là đúng đắn.

Nhìn vào quá trình Nhật Bản nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu Shin shin, cho dù là đồng minh tin cậy của Mỹ, không những không giành được công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tiên tiến, hoàn thiện của Mỹ, hơn nữa do Mỹ muốn loại bỏ đối thủ cạnh tranh vũ khí trang bị, trong quá trình nghiên cứu phát triển, Nhật Bản thậm chí còn chịu sức ép nghiêm trọng từ Mỹ.

Theo đó, nhìn vào khả năng công nghệ hàng không có hạn, Hàn Quốc xác định máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là máy bay hạng nhẹ, trên cơ sở đó, một mặt có thể bảo đảm hoàn thành chương trình khi ít nhận được sự hỗ trợ công nghệ từ bên ngoài, mặt khác cũng có thể phối hợp khả năng chiến đấu với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hiện có tính năng còn tốt, bảo đảm tận dụng có hiệu quả nhất nguồn lực quốc phòng.

Trước đó, Hàn Quốc phải giải đáp một câu hỏi gai góc nhất, đó là trong tình hình không thể chỉ dựa vào sức mạnh công nghệ trong nước để hoàn thành nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, trong các phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện có trên thế giới, loại nào có thể để Hàn Quốc tham khảo nhiều hơn? Báo Phương Đông nói rằng: Câu trả lời là Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình máy bay chiến đấu KFX của Hàn Quốc.

Thứ hai, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc phù hợp với môi trường sử dụng của châu Á (?-PV), so sánh tính năng công nghệ đơn thuần, có thích hợp với môi trường sử dụng hay không mới là tiêu chuẩn cơ bản nhất đánh giá một loại trang bị có thành công hay không.

Đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, trong các chương trình nghiên cứu phát triển hiện có, J-20 của Trung Quốc chắc chắn là máy bay chiến đấu thích hợp với môi trường sử dụng của thế kỷ châu Á.

Điều cần chỉ ra là, môi trường sử dụng ở đây nghiêng hơn về “môi trường công nghệ” truyền thống, chứ không phải “môi trường tác chiến”. Mọi người đều biết, riêng về môi trường tác chiến của máy bay chiến đấu, châu Á và các khu vực khác của thế giới hoàn toàn không có sự khác biệt rõ rệt. Nhưng môi trường công nghệ lại hoàn toàn khác.

Cùng với việc Trung Quốc phát triển thành công máy bay chiến đấu J-20, Đông Bắc Á trở thành khu vực thứ ba thế giới có chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, sau Bắc Mỹ, Đông Âu.

Nhưng, điều cần chỉ ra là, môi trường công nghệ của khu vực Đông Bắc Á về tổng thể lạc hậu so với Bắc Mỹ và Đông Âu. Vì vậy, ở khu vực này, trong bất cứ cuộc xung đột nào, máy bay chiến đấu quá tiên tiến đều khó được cả bên tấn công và bên phòng thủ ứng dụng có hiệu quả.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc.

Thành tựu của J-20 ở chỗ, tính năng công nghệ và quá trình phát triển của nó hoàn toàn được tiến hành khi thao khảo môi trường sử dụng khách quan của Đông Bắc Á. J-20 mặc dù về tổng thể giữ được đặc điểm công nghệ nhất định của F-22, nhưng đã tái điều chỉnh tiêu chuẩn “5S” do Mỹ xác lập và đã tiến hành chọn lựa thích hợp, từ đó đồng thời đã bảo đảm được tính khả thi và tính tiên tiến của máy bay chiến đấu J-20.

Đối với Hàn Quốc, điều quý nhất từ kinh nghiệm của Trung Quốc là, cần làm rõ khách quan giá trị thực của máy bay chiến đấu trong tương lai gần, không chạy theo mù quáng, nghiên cứu phát triển được máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm phù hợp với nước mình và môi trường sử dụng của châu Á.

Xét tới điều đó, tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm lấy tính cơ động làm chính, tính tàng hình làm phụ là phù hợp nhất với con đường phát triển của Hàn Quốc.

Thứ ba, Hàn Quốc có thể học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm lấy tính cơ động làm chính, lấy tính tàng hình làm phụ.(Hiện máy bay J-20 của Trung Quốc mới đang ở giai đoạn thử nghiệm, động cơ chính của loại phản lực này nhiều khả năng vẫn là động cơ do Nga chế tạo - PV)

Nhìn vào ý tưởng máy bay chiến đấu KFX200 được Hàn Quốc công bố hiện nay, nó rất giống máy bay chiến đấu J-20 thu nhỏ, tiêu chí nổi bật nhất chính là trên ống hút gió có lắp một cặp cánh vịt.

http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 của Hàn Quốc.

Mọi người đều biết, cánh con vịt cải thiện đáng kể tính cơ động cho máy bay chiến đấu, nguồn gốc nghiên cứu phát triển nó có thể tìm hiểu các loại máy bay của Đức Quốc xã cuối thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Nhưng, dựa vào quan điểm của Mỹ, cánh vịt tác động tiêu cực rất lớn đến tính năng tàng hình, sẽ trở thành nguồn phản xạ rất lớn dễ bị radar phát hiện.

Nhưng, vấn đề ở chỗ, F-22 và F-35 của Mỹ đều không áp dụng cánh con vịt, tính năng tàng hình của chúng không chỉ chưa thể đạt tiêu chuẩn, mà việc theo đuổi quá mức tính năng tàng hình đã có ảnh hưởng đến tính năng tổng thể của máy bay chiến đấu.

Xét theo đó, Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng cánh vịt trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thực chất là xác lập cho J-20 tiêu chuẩn công nghệ lấy tính cơ động làm chủ, tính tàng hình là phụ.

Trong khi đó, chương trình KFX200 của Hàn Quốc rõ ràng đã tham khảo tư tưởng thiết kế của Trung Quốc. Nhưng lúc này Hàn Quốc phải chú ý một chi tiết công nghệ then chốt, đó là mặc dù trong nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc và Mỹ, tồn tại quan điểm khác nhau về tính năng tàng hình, nhưng đều cho rằng máy bay chiến đấu cần đồng thời có khả năng tuần tra siêu âm và siêu cơ động.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ.

Trong khi đó, việc bố trí cánh vịt mặc dù giúp cải thiện tính năng cơ động của máy bay chiến đấu, nhưng nếu muốn bảo đảm khả năng tuần tra siêu âm, thì phải có động lực (của động cơ) lớn hơn, mà điều này đối với Trung Quốc và Hàn Quốc (hai nước có trình độ động cơ đều hạn chế), chắc chắn là một thách thức to lớn.

Vì vậy, trong tình hình chưa thể được đảm bảo đầy đủ động cơ như Trung Quốc, Hàn Quốc cần thận trọng tham khảo kinh nghiệm phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc bay thử.
(Nguồn:: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

>> Đến lượt J-20 của Trung Quốc bị mổ xẻ


"Đến bây giờ, vẫn còn quá sớm để nói rằng Trung Quốc có khả năng chế tạo một chiếc máy bay phản lực thế hệ 5 từ đầu đến cuối".

Trong khi Bắc Kinh tự hào khi thấy hình ảnh của chiếc chiến đấu cơ tàng hình J-20 thế hệ 5 tự sản xuất rò rỉ trên mạng thì các nguồn tin ở Nga cho biết Trung Quốc vẫn tiếp tục mua động cơ phản lực quân sự và các phụ tùng thay thế của Nga. Điều đó cho thấy, quốc gia này có thể đang phải đối mặt với sự bế tắc về công nghệ.

"Đến bây giờ, vẫn còn quá sớm để nói rằng Trung Quốc có khả năng chế tạo một chiếc máy bay phản lực thế hệ 5 từ đầu đến cuối" - tờ RT dẫn lời Vasily Kashin, một nhà nghiên cứu từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ của Nga, cho biết.

J-20 - chiến đấu cơ thế hệ 5 của Trung Quốc



http://nghiadx.blogspot.com
J-20 do Trung Quốc tự sản xuất
J-20 (Mighty Dragon) thế hệ 5 của Trung Quốc là chương trình phát triển máy bay chiến đấu đòi hỏi phải có những bước tiến thực sự lớn.

Trong năm 2009, tướng He Weirong - Phó Tư lệnh lực lượng Không quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho rằng J-20 sẽ được biên chế vào lực lượng Không quân nước này trong khoảng từ năm 2017-2019.

J-20 đã thực hiện hơn 60 chuyến bay thử nghiệm gồm cả các màn nhào lộn trên không. Được chế tạo bởi Tổng công ty máy bay Thành Đô, đây là chiến đấu cơ hạng nặng đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất mà không cho thấy có sự sao chép công nghệ của nước ngoài. Nó trông không giống F-22 của Mỹ hay T-50 PAK-FA của Nga.

Mặc dù có ngoại hình khá đặc biệt, nhưng kỹ thuật chế tạo loại chiến đấu cơ này vẫn là một đề tài gây tranh cãi bấy lâu nay. Hiện J-20 đang sử dụng 2 động cơ phản lực AL-31F từ những chiếc Su-27 của Nga được đem vào Trung Quốc từ những năm 1980.

Trung Quốc đã cố gắng tự chế tạo động cơ cho J-20 thế hệ 2 nhưng việc bắt chước chế tạo động cơ AL-31F của họ đã không đem lại thành công như mong đợi vì chúng không đảm bảo được độ bền. Ngoài ra, một vấn đề nữa là AL-31F lại là động cơ thế hệ cũ.

http://nghiadx.blogspot.com
J-20


Mặc dù rằng Trung Quốc cố gắng bán những phiên bản máy bay bắt chước của Nga trên thị trường vũ khí quốc tế với mức giá vô cùng rẻ (giá một chiếc J-11 do Trung Quốc sản xuất chỉ có 10 triệu USD, trong khi một chiếc Su-27 của Nga cũng đã trên 30 triệu USD), nhưng quốc gia này vẫn tiếp tục mua động cơ của Nga với số lượng vượt xa sự cần thiết của việc bảo trì thường xuyên số máy bay mua từ Nga mà họ đang sử dụng.

Theo các nhà phân tích, nguyên do khiến Trung Quốc phụ thuộc vào động cơ của Nga vì quốc gia này vẫn chưa thể tự sản xuất được và ngoài Nga, không có một cường quốc vũ khí nào đồng ý bán cho Bắc Kinh bất kể thứ gì như thế.

http://nghiadx.blogspot.com
Tại sao Trung Quốc cần máy bay chiến đấu 4++ của Nga?


Tuần trước, Moscow và Bắc Kinh đồng loạt tuyên bố về việc Trung Quốc đang tìm kiếm hợp đồng mua 48 chiếc tiêm kích đa chức năng Su-35 tổng trị giá 4 tỷ USD của Nga mà giới phân tích cho rằng nguyên do chính đằng sau thương vụ mua bán lớn này chính là các động cơ.

S-35 của Nga mang động cơ mà Trung Quốc đang cần để khởi động chiếc J-20 5G Su-35 sở hữu động cơ AL-41F1C cho phép nó để đạt được tốc độ siêu thanh mà không cần có động cơ đốt sau, một tính năng cơ bản của những chiến máy bay phản lực thế hệ 5 (5G).

AL-41F1C là phiên bản tiên tiến của AL-41F1 (117C) từng được sử dụng trong quá trình thử nghiệm chiến đấu cơ thế hệ 5 của Nga

T-50 PAK-FA. Và AL-41F1C chính là thứ Trung Quốc đang cần và thèm muốn để khởi động chiếc J-20 5G của mình.

Trong năm 2010, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tới thăm Trung Quốc, Bắc Kinh đề nghị mua động cơ 117C, nhưng bị từ chối. Khi đó, Nga chỉ đồng ý bán máy bay lắp ráp và ngoài ra nhấn mạnh về việc ký kết một thỏa thuận chống bắt chước đặc biệt nhằm ngăn chặn Trung Quốc sao chép mẫu và các bộ phận của nó như đã từng xảy ra trước đây.

Yêu cầu đó của Moscow đã thành một trở ngại trong các cuộc đàm phán. Sau khi tin tức về thỏa thuận trên xuất hiện, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vội vàng lên tiếng phủ nhận.

http://nghiadx.blogspot.com
J-20 Trung Quốc trong chuyến bay thử nghiệm


"Trên thực tế, bất kỳ cuộc đàm phán nào với Trung Quốc đều luôn luôn diễn ra theo phương thức là: họ cố gắng mua rất nhiều (vũ khí) để xem xét và nhân rộng hết mức có thể. Đương nhiên, Nga nhận thức được các rủi ro như vậy và từ chối bán vũ khí với số lượng nhỏ " và Moscow biết rõ, Trung Quốc vẫn chưa thể tự thành lập được dây chuyền sản xuất các động cơ - ông Vasily Kashin, giải thích về động thái khôn ngoan của Trung Quốc để có được công nghệ của nước khác.

Con rồng Trung Quốc với động cơ của Nga

Theo dự đoán của ông Kashin, Bắc Kinh cuối cùng cũng có thể đạt được thỏa thuận mua động cơ của Nga để phục vụ cho chương trình chế tạo J-20 thế hệ mới của mình cũng như 4 loại máy bay khác mà quốc gia này sản xuất trên công nghệ "bắt chước" của Nga.

"Mua Su-35 để tháo dỡ lấy các bộ phận lắp ghép cho J-20 sẽ là một kế hoạch vô cùng tốn kém của người Trung Quốc " - ông Kashin nói.

"J-20 là một dự án kỹ thuật nguy hiểm vì nó không thể đảm bảo được rằng Trung Quốc sẽ đủ khả năng biên chế chúng vào lực lượng quốc phòng trong năm 2017 do một số dự án vũ khí đặc, bao gồm cả việc phát triển vũ khí đặc biệt và một ăng-tencủa nó vẫn chưa thể hoàn thành" - ông Kashin cho biết.

J-20 có khả năng phải bay bằng động cơ của Nga trong nhiều năm trước khi Trung Quốc có thể tự chế tạo một động cơ đáng tin cậy của riêng mình" - ông Kashin nhận định.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang