Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Chiến tranh Lybia và bài học sử dụng hệ thống phòng không Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

>> Chiến tranh Lybia và bài học sử dụng hệ thống phòng không Nga

Dù được đánh giá là lực lượng hàng đầu khu vực song lực lượng phòng không Libya dễ dàng bị đánh bại, đâu là nguyên nhân?

>> Khám phá lưới lửa phòng không Syria


http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ bố trí lực lượng phòng không Libya có quá nhiều lỗ hổng để NATO khai thác. Ảnh: Google Earth.

Trước khi nổ ra chiến dịch Bình minh Odyssey, lực lượng phòng không Libya được đánh giá thuộc hàng “có máu mặt” trong khu vực, lực lượng này được xếp vào hàng Top 4 lực lượng phòng không mạnh nhất Trung Đông.

Tuy đa phần trang bị của phòng không Libya đều đã lạc hậu so với tác chiến hiện đại nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra, nên nhớ rằng những hệ thống được cho là đã lạc hậu từng “quật ngã” máy bay tàng hình F-111A của Mỹ ở Kosovo.

Bên cạnh đó, phòng không Libya có ít kinh nghiệm trong đối đầu với không quân phương Tây qua các cuộc xung đột Arab-Israel, cuộc đụng độ với không quân Mỹ năm 1986.

Tuy nhiên, toàn bộ mạng lưới phòng không đồ sộ của Libya không một lần khai hỏa. Sự thất bại của phòng không Libya đã để lại nhiều bài học quan trọng đặc biệt là các quốc gia có sử dụng vũ khí Liên Xô (Nga)

Sơ đồ bố trí phòng không nghèo nàn, thiếu chiều sâu

Sai lầm lớn nhất của Libya là mạng lưới bố trí phòng không của họ không thay đổi kể từ năm 1986 sau cuộc chạm trán ngắn với Không quân Mỹ.

Bên cạnh đó, thiếu các biện pháp ngụy trang hợp lý cũng như sự hỗ trợ chi phối hỏa lực cho nhau. Yếu tố này đã bị NATO khai thác triệt để. Các vệ tinh gián điệp của Mỹ hoàn toàn có thể định vị được các khu vực bố trí lực lượng phòng không Libya, tầm phát sóng của radar, tầm tác chiến của tên lửa.

Một sai lầm khác là các trạm radar cảnh giới bố trí theo kiểu co cụm do đó không thể hỗ trợ cho nhau và tạo ra nhiều lỗ hổng cho đối phương khai thác.

Các tiêm kích của NATO xuất phát từ Địa Trung Hải bay dọc theo lỗ hổng giữa các trạm radar cảnh giới và bất ngờ tung đòn tập kích khiến lực lượng phòng không Libya không kịp trở tay.

Còn theo báo cáo ngày 20/03/2011, Phó Đô đốc Bill Gortney, Tham mưu trưởng chiến dịch Bình Minh Odyssey cho biết: “Chúng tôi đánh giá các cuộc không kích rất hiệu quả. Hôm nay chúng tôi không phát hiện thấy tín hiệu radar từ bất kỳ khu vực bố trí phòng không nào của Libya. Đã có sự giảm đáng kể việc sử dụng các hệ thống radar giám sát trên không, chỉ có vài tín hiệu radar nhỏ lẻ xuất hiện hạn chế xung quanh Tripolo và Sirte”.

Như vậy toàn bộ các trạm radar và các bệ phóng tên lửa đối không cố định của Libya hầu như bị vô hiệu hóa ngay loạt đạn đầu tiên, thất bại là điều không thể tranh khỏi.

Bất lực trước chiến tranh công nghệ cao

Trong chiến tranh hiện đại, vũ khí công nghệ cao là các loại tên lửa chống radar, tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ tàu chiến và máy bay chính là vũ khí đầu tiên mà bên tấn công tung ra nhằm chế áp lực lượng phòng không và cơ sở hạ tầng của đối phương.

Có vẻ như lực lượng phòng không Libya đã không được chuẩn bị cho một kịch bản chiến tranh công nghệ cao.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk đòn đánh phủ đầu lợi hại. Tuy nhiên, điểm yếu của tên lửa hành trình là buộc phải dựa vào GPS để tấn công mục tiêu chính xác nên rất dễ bị lạc mục tiêu trong môi trường gây nhiễu GPS mạnh và các địa hình hiểm trở. Ngoài ra, tên lửa có độ cao hành trình thấp, tốc độ chậm nên có thể bị bắn hạ bằng các loại pháo phòng không tốc độ cao và tên lửa phòng không vác vai.

Khả năng sống sót sau loạt đạn phủ đầu là nhân tố quyết định sự tồn tại của bất kỳ lực lượng phòng không nào.

>> Hệ thống phòng không hỗn hợp của Trung Quốc

Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, ngày đầu tiên của chiến dịch Bình Minh Odyssey Hải quân Mỹ đã phóng đi 110 tên lửa hành trình Tomahawk tấn công 20 mục tiêu khác nhau. Tính trung bình 5,5 tên lửa/mục tiêu một con số không phải quá lớn cho một khu vực bố trí phòng không có bán kính vài chục km.

Bên cạnh đó, không phải tất cả các tên lửa đều đến mục tiêu cùng lúc, có sự ngắt quãng nhất định giữa các đợt tấn công và đây chính là khoảng thời gian quý giá cho phòng không Libya xoay xở. Thế nhưng sức phản kháng của lực lượng phòng không Libya là không đáng kể.

New York Times dẫn lời quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, nhiều khả năng Lầu Năm Góc đã tiến hành một cuộc tấn công mạng quy mô lớn vào Libya trước khi diễn ra đợt tấn công quân sự đầu tiên, điều này góp phần quan trọng cho sự sụp đổ nhanh chóng của mạng lưới phòng không Libya.

Sau này, lực lượng nổi dậy Libya phát hiện ngàn tên lửa đối không còn nằm nguyên trong ống bảo quản và chưa được nạp nhiên liệu. Điều này càng củng cố giả thiết lực lượng phòng không Libya không hề được chuẩn bị cho một cuộc tấn công từ bên ngoài.

Trang bị thiếu đồng bộ và không được bảo trì đúng cách

Hình ảnh từ vệ tinh Mỹ cho thấy Libya có đến 31 khu vực triển khai lực lượng phòng không, tuy nhiên, trong số 31 khu vực triển khai này chỉ có 20 khu vực có khả năng chiến đấu, những khu vực còn lại tất cả các trang thiết bị từ radar, bệ phóng, tên lửa đều xuống cấp một cách nghiêm trọng do không nhận được sự bảo trì cần thiết.

http://nghiadx.blogspot.com

Dù được đánh giá là xương sống của lực lượng phòng không của Libya song S-200 không một lần khai hỏa để chứng minh giá trị của nó trong thực chiến.
Những radar cảnh giới như P-12/18, P-14, P-35/37 có tuổi đời sử dụng trên 20 năm sự xuống cấp là điều không tránh khỏi. Bên cạnh đó một thời gian dài từ năm 1986-2011, các radar cảnh giới không được cập nhật các gói nâng cấp cần thiết.

Radar cảnh giới lạc hậu

Sau cuộc chạm trán với Không quân Mỹ trong chiến dịch ELDORADO CANYON năm 1986, Trung tướng nghỉ hưu Vladimir Yaroshenko được điều đến Libya để tìm hiểu về quá trình hoạt động kém hiệu quả của các hệ thống tên lửa đối không Liên Xô tại đây.

Báo cáo của Tướng Yaroshenko cho biết, hệ thống kiểm soát của các radar của Liên Xô bán cho Libya rất nghèo nàn, độ bao phủ tín hiệu kém. Ngoài ra, Libya đã đánh giá thấp vũ khí và chiến thuật chống radar của Mỹ. Đáng tiếc, những điểm yếu này tồn tại đến tận hôm nay.

Trong bối cảnh chiến tranh công nghệ cao, các radar cảnh giới có trong biên chế Libya chỉ phát hiện được các mục tiêu từ độ cao 200m trở lên, tên lửa S-200 chỉ có thể tấn công các mục tiêu có độ cao từ 300m trở lên. Nhìn vào trang bị lực lượng phòng không Libya không có loại radar nào có khả năng bắt thấp và rất thấp.

Trong khi đó các tên lửa hành trình Tomahawk có độ cao hành trình rất thấp dưới 100m nên các radar cảnh giới không thể phát hiện được từ xa, các máy bay chiến đấu NATO xuất phát từ Địa Trung Hải đều bay thấp dưới tầm radar, khi phát hiện thì đã quá muộn.

Kết luận

Sự sụp đổ nhanh chóng của mạng lưới phòng không Libya bộc lộ nhiều vấn đề quan trọng trong tác chiến hiện đại. Để có thể chống lại một cuộc tập kích đường không quy mô lớn bằng vũ khí công nghệ cao đòi hỏi phải xây dựng một mạng lưới phòng không có chiều sâu, nhiều tầng nhiều lớp hỗ trợ cho nhau.

Sức mạnh của NATO là quá lớn so với khả năng của phòng không Libya song điều đáng quan tâm và đánh giá một cách nghiêm túc là sự sụp đỗ quá nhanh của cả một mạng lưới phòng không đồ sộ chỉ trong thời gian ngắn.

Đồng ý là phòng không Libya rất khó để cầm cự trước một cuộc tấn công hội đồng từ những nền quân sự hàng đầu thế giới nhưng điều đáng nói là họ đã thua một cách quá nhanh, không muốn nói là bạc nhược.

(Nguồn :: BDV)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang