Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Chiến sự Lybia

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến sự Lybia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến sự Lybia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

>> Chiến tranh Lybia và bài học sử dụng hệ thống phòng không Nga

Dù được đánh giá là lực lượng hàng đầu khu vực song lực lượng phòng không Libya dễ dàng bị đánh bại, đâu là nguyên nhân?

>> Khám phá lưới lửa phòng không Syria


http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ bố trí lực lượng phòng không Libya có quá nhiều lỗ hổng để NATO khai thác. Ảnh: Google Earth.

Trước khi nổ ra chiến dịch Bình minh Odyssey, lực lượng phòng không Libya được đánh giá thuộc hàng “có máu mặt” trong khu vực, lực lượng này được xếp vào hàng Top 4 lực lượng phòng không mạnh nhất Trung Đông.

Tuy đa phần trang bị của phòng không Libya đều đã lạc hậu so với tác chiến hiện đại nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra, nên nhớ rằng những hệ thống được cho là đã lạc hậu từng “quật ngã” máy bay tàng hình F-111A của Mỹ ở Kosovo.

Bên cạnh đó, phòng không Libya có ít kinh nghiệm trong đối đầu với không quân phương Tây qua các cuộc xung đột Arab-Israel, cuộc đụng độ với không quân Mỹ năm 1986.

Tuy nhiên, toàn bộ mạng lưới phòng không đồ sộ của Libya không một lần khai hỏa. Sự thất bại của phòng không Libya đã để lại nhiều bài học quan trọng đặc biệt là các quốc gia có sử dụng vũ khí Liên Xô (Nga)

Sơ đồ bố trí phòng không nghèo nàn, thiếu chiều sâu

Sai lầm lớn nhất của Libya là mạng lưới bố trí phòng không của họ không thay đổi kể từ năm 1986 sau cuộc chạm trán ngắn với Không quân Mỹ.

Bên cạnh đó, thiếu các biện pháp ngụy trang hợp lý cũng như sự hỗ trợ chi phối hỏa lực cho nhau. Yếu tố này đã bị NATO khai thác triệt để. Các vệ tinh gián điệp của Mỹ hoàn toàn có thể định vị được các khu vực bố trí lực lượng phòng không Libya, tầm phát sóng của radar, tầm tác chiến của tên lửa.

Một sai lầm khác là các trạm radar cảnh giới bố trí theo kiểu co cụm do đó không thể hỗ trợ cho nhau và tạo ra nhiều lỗ hổng cho đối phương khai thác.

Các tiêm kích của NATO xuất phát từ Địa Trung Hải bay dọc theo lỗ hổng giữa các trạm radar cảnh giới và bất ngờ tung đòn tập kích khiến lực lượng phòng không Libya không kịp trở tay.

Còn theo báo cáo ngày 20/03/2011, Phó Đô đốc Bill Gortney, Tham mưu trưởng chiến dịch Bình Minh Odyssey cho biết: “Chúng tôi đánh giá các cuộc không kích rất hiệu quả. Hôm nay chúng tôi không phát hiện thấy tín hiệu radar từ bất kỳ khu vực bố trí phòng không nào của Libya. Đã có sự giảm đáng kể việc sử dụng các hệ thống radar giám sát trên không, chỉ có vài tín hiệu radar nhỏ lẻ xuất hiện hạn chế xung quanh Tripolo và Sirte”.

Như vậy toàn bộ các trạm radar và các bệ phóng tên lửa đối không cố định của Libya hầu như bị vô hiệu hóa ngay loạt đạn đầu tiên, thất bại là điều không thể tranh khỏi.

Bất lực trước chiến tranh công nghệ cao

Trong chiến tranh hiện đại, vũ khí công nghệ cao là các loại tên lửa chống radar, tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ tàu chiến và máy bay chính là vũ khí đầu tiên mà bên tấn công tung ra nhằm chế áp lực lượng phòng không và cơ sở hạ tầng của đối phương.

Có vẻ như lực lượng phòng không Libya đã không được chuẩn bị cho một kịch bản chiến tranh công nghệ cao.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk đòn đánh phủ đầu lợi hại. Tuy nhiên, điểm yếu của tên lửa hành trình là buộc phải dựa vào GPS để tấn công mục tiêu chính xác nên rất dễ bị lạc mục tiêu trong môi trường gây nhiễu GPS mạnh và các địa hình hiểm trở. Ngoài ra, tên lửa có độ cao hành trình thấp, tốc độ chậm nên có thể bị bắn hạ bằng các loại pháo phòng không tốc độ cao và tên lửa phòng không vác vai.

Khả năng sống sót sau loạt đạn phủ đầu là nhân tố quyết định sự tồn tại của bất kỳ lực lượng phòng không nào.

>> Hệ thống phòng không hỗn hợp của Trung Quốc

Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, ngày đầu tiên của chiến dịch Bình Minh Odyssey Hải quân Mỹ đã phóng đi 110 tên lửa hành trình Tomahawk tấn công 20 mục tiêu khác nhau. Tính trung bình 5,5 tên lửa/mục tiêu một con số không phải quá lớn cho một khu vực bố trí phòng không có bán kính vài chục km.

Bên cạnh đó, không phải tất cả các tên lửa đều đến mục tiêu cùng lúc, có sự ngắt quãng nhất định giữa các đợt tấn công và đây chính là khoảng thời gian quý giá cho phòng không Libya xoay xở. Thế nhưng sức phản kháng của lực lượng phòng không Libya là không đáng kể.

New York Times dẫn lời quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, nhiều khả năng Lầu Năm Góc đã tiến hành một cuộc tấn công mạng quy mô lớn vào Libya trước khi diễn ra đợt tấn công quân sự đầu tiên, điều này góp phần quan trọng cho sự sụp đổ nhanh chóng của mạng lưới phòng không Libya.

Sau này, lực lượng nổi dậy Libya phát hiện ngàn tên lửa đối không còn nằm nguyên trong ống bảo quản và chưa được nạp nhiên liệu. Điều này càng củng cố giả thiết lực lượng phòng không Libya không hề được chuẩn bị cho một cuộc tấn công từ bên ngoài.

Trang bị thiếu đồng bộ và không được bảo trì đúng cách

Hình ảnh từ vệ tinh Mỹ cho thấy Libya có đến 31 khu vực triển khai lực lượng phòng không, tuy nhiên, trong số 31 khu vực triển khai này chỉ có 20 khu vực có khả năng chiến đấu, những khu vực còn lại tất cả các trang thiết bị từ radar, bệ phóng, tên lửa đều xuống cấp một cách nghiêm trọng do không nhận được sự bảo trì cần thiết.

http://nghiadx.blogspot.com

Dù được đánh giá là xương sống của lực lượng phòng không của Libya song S-200 không một lần khai hỏa để chứng minh giá trị của nó trong thực chiến.
Những radar cảnh giới như P-12/18, P-14, P-35/37 có tuổi đời sử dụng trên 20 năm sự xuống cấp là điều không tránh khỏi. Bên cạnh đó một thời gian dài từ năm 1986-2011, các radar cảnh giới không được cập nhật các gói nâng cấp cần thiết.

Radar cảnh giới lạc hậu

Sau cuộc chạm trán với Không quân Mỹ trong chiến dịch ELDORADO CANYON năm 1986, Trung tướng nghỉ hưu Vladimir Yaroshenko được điều đến Libya để tìm hiểu về quá trình hoạt động kém hiệu quả của các hệ thống tên lửa đối không Liên Xô tại đây.

Báo cáo của Tướng Yaroshenko cho biết, hệ thống kiểm soát của các radar của Liên Xô bán cho Libya rất nghèo nàn, độ bao phủ tín hiệu kém. Ngoài ra, Libya đã đánh giá thấp vũ khí và chiến thuật chống radar của Mỹ. Đáng tiếc, những điểm yếu này tồn tại đến tận hôm nay.

Trong bối cảnh chiến tranh công nghệ cao, các radar cảnh giới có trong biên chế Libya chỉ phát hiện được các mục tiêu từ độ cao 200m trở lên, tên lửa S-200 chỉ có thể tấn công các mục tiêu có độ cao từ 300m trở lên. Nhìn vào trang bị lực lượng phòng không Libya không có loại radar nào có khả năng bắt thấp và rất thấp.

Trong khi đó các tên lửa hành trình Tomahawk có độ cao hành trình rất thấp dưới 100m nên các radar cảnh giới không thể phát hiện được từ xa, các máy bay chiến đấu NATO xuất phát từ Địa Trung Hải đều bay thấp dưới tầm radar, khi phát hiện thì đã quá muộn.

Kết luận

Sự sụp đổ nhanh chóng của mạng lưới phòng không Libya bộc lộ nhiều vấn đề quan trọng trong tác chiến hiện đại. Để có thể chống lại một cuộc tập kích đường không quy mô lớn bằng vũ khí công nghệ cao đòi hỏi phải xây dựng một mạng lưới phòng không có chiều sâu, nhiều tầng nhiều lớp hỗ trợ cho nhau.

Sức mạnh của NATO là quá lớn so với khả năng của phòng không Libya song điều đáng quan tâm và đánh giá một cách nghiêm túc là sự sụp đỗ quá nhanh của cả một mạng lưới phòng không đồ sộ chỉ trong thời gian ngắn.

Đồng ý là phòng không Libya rất khó để cầm cự trước một cuộc tấn công hội đồng từ những nền quân sự hàng đầu thế giới nhưng điều đáng nói là họ đã thua một cách quá nhanh, không muốn nói là bạc nhược.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

>> 'Thành công ở Libya chỉ là mộng tưởng'



Ngoại trưởng Nga cho biết tuyên bố về sự thành công ở Libya của NATO chỉ là mộng tưởng.


Đầu tuần này, Tổng thư ký NATO Andres Fogh Rasmussen miêu tả chiến dịch Unified Protector như là một thành công vĩ đại. “Ở Libya chúng tôi và đồng minh đã có một thành công xuất sắc. Chúng tôi đã cứu sống nhiều người Libya và giúp họ tự nắm giữ được vận mệnh của mình”, ông Rasmussen cho biết.

Tuy nhiên, ngoại trưởng Nga đã dội 1 gáo nước lạnh vào NATO khi tuyên bố: ”Chúng tôi bác bỏ giấc mơ của NATO khi liên minh này cho rằng sự can thiệp quân sự vào Libya cứu sống vô số thường dân vô tội. Tất cả những điều đấy chỉ là mơ tưởng”.

http://nghiadx.blogspot.com
Theo ngoại trưởng Nga, sự can thiệp của NATO ở Libya khiến cho số lượng thường dân thương vong tăng lên.



Lời tuyên bố của ông Lavrov được đưa ra trong một cuộc họp báo ở Moscow sao cuộc hội đàm với người đồng cấp Djiboutian.

Ông Lavrov chỉ ra rằng nghị quyết của Liêp Hợp Quốc ở Libya kêu gọi bảo vệ thường dân tuy nhiên kết quả lại “hơi khác biệt”.

Hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông Lavrov cho hay: “Thành viên của cộng động quôc tế, đi đầu là những đồng minh phương Tây đã lựa chọn hỗ trợ một bên trong cuộc nội chiến ở Libya – có thể đã đại diện cho nguyện vọng chính đáng của người Libya, tuy nhiên lựa chọn này vẫn làm tăng số thương vong thường dân ở nước này”.

NATO bắt đầu chiến dịch Unified Protector vào tháng 3/2011 sau khi Liên Hợp Quốc cho phép sử dụng vũ lực một cách hạn chế để bảo vệ thường dân Libya khỏi những cuộc đụng độ sắp diễn ra giữa lực lượng trung thành với ông Gaddafi và lực lượng nổi dậy.

Chiến dịch này được NATO mở rộng thêm 90 ngày vào tháng 9/2011. Ông Rasmussen cho biết NATO sẽ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ của họ ở Libya

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

>> 'Lực lượng Gaddafi phải hứng chịu tấn công'



Thời hạn cuối cùng mà NTC đưa ra cho lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã hết, liệu một cuộc tấn công quân sự lớn có diễn ra như tuyên bố hay không?


Phóng viên Richard Galpin của BBC cho biết, Hội đồng chuyển tiếp quốc gia NTC đã tiến hành một cuộc họp khẩn cấp ở gần thị trấn Bani Walid. Họ tuyên bố lực lượng trung thành với ông Gaddafi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải hứng chịu một cuộc tấn công quân sự lớn.

NTC đã tập trung lực lượng bên ngoài Sirte quê hương của ông Gaddafi, công tác hậu cần cung cấp đạn dược, nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho bính lính đã được chuẩn bị đầy đủ cho một chiến dịch quân sự dài ngày.


http://nghiadx.blogspot.com
Đạn đã lên nòng chỉ chờ lệnh khai hỏa Ảnh: AFP

Còn phải đổ máu trên mỗi km tiến vào Sirte

Ngày 9/9/2011, ông Gaddafi đã có bài phát biểu qua sóng truyền thanh của Syria, ông bác bỏ các lời đồn đại cho rằng, ông đã trốn sang Niger cùng với đoàn xe hộ tống lớn. Ông tuyên bố sẽ bám trụ tại Libya và quyết chiến đến cùng.

Ngay sau khi bài phát biểu của ông Gaddafi được phát đi, lực lượng ủng hộ ông đã bắn hàng loạt đạn pháo phản lực bắn loạt BM-21 từ thị trấn Bani Walid như là một hành động thể hiện sự cứng rắn của ông.


http://nghiadx.blogspot.com
Sirte đang nắm trong tay nhiều chiếc chìa khóa quan trọng đối với tình hình của Libya.

Dù thời hạn ngày 10/9/2011 đã đến, nhưng việc tiến vào Sirte sẽ là một thách thức không nhỏ đối với NTC. Paul Wood phóng viên của BBC ở gần Sirte bình luận, khi lực lượng nổ dậy tiến càng gần hơn Sirte, thương vong bắt đầu gia tăng một cách nhanh chóng.

NTC vẫn còn một chặng đường dài hơn 72 km từ thị trấn Bani Walid, cửa ngõ phía Đông của Sirte.

Lực lượng nổi dậy đang chiến đấu một cách hết sức khó khăn trên mỗi km và sẽ phải giải quyết được ổ kháng cự ở Bani Walid trước khi nghĩ đến việc tấn công vào Sirte.

NATO hỗ trợ hết mình

Những ngày qua, NATO liên tiếp không kích các mục tiêu bên trong Sirte với cường độ mạnh hơn. Báo cáo của Không quân Hoàng gia Anh cho biết, họ đã phá hủy rất nhiều xe tăng, pháo binh, xe thiết giáp, kho đạn dược bên trong Sirte.

Tại khu vực phía Tây Nam của Waddan, cách Sirte 280km về phía Nam, Không quân Hoàng gia Anh cũng đã tiến hành các cuộc không kích tấn công các căn cứ xe tăng, các phương tiện hỗ trợ pháo binh đang được bố trí tại đây.

Đặc biệt, các tình báo cho biết, có một kho tên lửa đất đối không lớn đang được bố trí ở một căn cứ bí mật nằm sâu bên trong vùng Sabha, gần sa mạc Sahara. Hiện tại, NATO cùng các lực lượng liên quan tiến hành săn lùng kho vũ khí tên lửa đối không nói trên.

Ngoài việc săn lùng và tấn công các phương tiện quân sự của lực lượng trung thành. Hải quân Hoàng gia Anh cũng tiến hành các hoạt động "tâm lý chiến", liên tục bắn pháo sáng vào các khu vực bên trong Sirte. Như một hành động cảnh báo NATO luôn hiển diện cho đến khi nào ông Gaddafi bị lật đổ.

Đối với lực lượng trung thành với ông Gaddafi trong tay họ còn rất nhiều vũ khí hạng nặng và cả vũ khí chiến lược như tên lửa hành trình đối đất Scud. Không ai biết được ông Gaddafi sẽ làm gì khi bị dồn đến đường cùng. (>> chi tiết)

Cùng với đó là trong tay ông Gaddafi có hàng chục ngàn lính đánh thuê chuyên nghiệp và lực lượng trung thành với ông. Cuộc tấn công vào Sirte sẽ là cuộc chiến đẫm máu và ác liệt nhất suốt chiến tranh Libya.

Van nước ngọt của Tripoli

Tuy nhiên, ngoài khó khăn phải đụng độ với sự kháng cự mãnh liệt của lực lượng trung thành. NTC còn phải đối mặt với một khó khăn khác không kém phần quan trọng. Gần như toàn bộ nước ngọt và nhiên liệu cung cấp cho Tripoli bắt nguồn từ Sirte.

Đây được xem là một quân bài chính trị đắc lực mà ông Gaddafi sẽ sử dụng đối với NTC, cũng là quân bài để ông mặc cả với các lãnh đạo bộ tộc bên trong Sirte với đa phần các bộ tộc trung thành với ông Gaddafi.

Sirte cũng là một trong những nơi giàu có bậc nhất về tài nguyên dầu mỏ, mức sống của người dân Sirte thuộc loại cao nhất Libya. Dân cư ở đây là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách kinh tế của ông Gaddafi. Hơn nữa Sirte lại đang nắm trong tay chiếc "van nước ngọt" cung cấp cho Tripoli.

Tripoli sẽ điêu đứng nếu ông Gaddafi cắt nguồn cung nước ngọt và nhiên liệu. Đó là lý do chính mà cuộc tấn công vào Sirte liên tục bì trì hoãn. NTC cũng như NATO muốn tiến hành đàm phán với các lãnh đạo bộ tộc bên trong Sirte nhằm thuyết phục họ buông súng đầu hàng nhằm tránh một cuộc đổ máu lớn.

Tuy nhiên, nhiều ngày đã qua NTC vẫn chưa thành công với việc thuyết phục các lãnh đạo bộ tộc này. Ảnh hưởng của ông Gaddafi đối với họ là quá lớn, hơn nữa họ lại đang nắm một lợi thế trong tay. Đầu hàng lực lượng nổi dậy đồng nghĩa với việc quyền lợi của họ coi như mất trắng, chắc chắn họ không dễ gì từ bỏ điều này.

Hãy chờ xem, NTC sẽ giải quyết bài toán hóc búa này như thế nào?

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

>> Lý giải sự thất bại của phòng không Libya



Chiến tranh Libya đang dần đi đến hồi kết, ông Gaddafi bị bắt hoặc đầu hàng chỉ là vấn đề thời gian, tuy nhiên có một điều băn khoăn mà bấy lâu nay nhiều nhà phân tích vẫn chưa tìm thấy đáp án rõ ràng nhất: Tại sao lực lượng phòng không được đánh giá hàng đầu khu vực của Libya hầu như không hoạt động?

Hàng chục ngàn tên lửa phòng không của Libya đã đi đâu? Chiến thuật SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses) chế áp hệ thống phòng không đối phương của NATO quá tốt, hay ông Gaddafi đã tự thua ngay loạt đạn đầu tiên?

Đôi nét về phòng không Libya

Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS, lực lượng phòng không Libya có hàng chục ngàn tên lửa vác vai SA-7, 60 hệ thống tên lửa phòng không SA-9.

Lực lượng phòng không đặc biệt được trang bị rất nhiều các loại tên lửa đối không SA-2, SA-3, SA-8 đặc biệt là SA-5 Gammon.


http://nghiadx.blogspot.com
Trong tay của ông Gaddafi có nhiều vũ khí có thể làm nên điều bất ngờ lớn, tên lửa S/A-5 là một ví dụ.


Lực lượng radar cảnh giới của Libya có 17 hệ thống radar được bố trí trong 4 khu vực chiến lược được đặt dọc theo bờ biển phía Tây. Radar cảnh giới P-12 Nato định danh là Spoon Rest, là loại radar cảnh giới 2D, tầm phát hiện mục tiêu 200km, độ cao 25km. Một số loại khác, Radar P-18 tầm phát hiện mục tiêu 250km, độ cao 35km, Radar cảnh giới P-14 NATO định danh Tall King, tầm phát hiện mục tiêu lến đến 600km, độ cao 40km. Radar cảnh báo sớm bán di động P-35/37 NATO định dang Bar Lock, tầm phát hiện mục tiêu 350km, độ cao 25km...

Nếu nhìn vào số trang bị này, tuy rất khó để giành chiến thắng trước sức mạnh của NATO, nhưng hoàn toàn có thể làm một điều gì đó. Song số tên lửa phòng không lớn của Libya đã không một lần khai hỏa, NATO bay lượn trên bầu trời Libya như đi vào chốn không người.

Đòn đánh phủ đầu

Ngay trong ngày đầu tiên của chiến dịch Bình minh Odyssey, NATO đã phóng đi hơn 110 tên lửa hành trình Tomahawk. Như vậy có thể thấy rằng, NATO đã tung lực lượng đặc biệt tiến hành xác định các mục tiêu của ông Gaddafi từ trước. Rất có thể, NATO đã đi trước một bước trong chiến tranh tình báo.


http://nghiadx.blogspot.com
Việc không chuẩn bị trước khiến ông Gaddafi thua ngay sau đòn đánh phủ đầu của NATO. Ảnh: Getty Images


Tomahawk là loại tên lửa hành trình được dẫn đường kết hợp quán tính và GPS, tên lửa có khả năng bay kiểu men theo địa hình TERCOM. Tham số về mục tiêu được nạp vào tên lửa trước khi phóng, trong suốt quá trình bay hệ thống GPS sẽ hiệu chỉnh các tham số về mục tiêu.

Tên lửa có khả năng tấn công chính xác rất cao, cùng với đó, lực lượng mặt đất của ông Gaddafi gần như không có khả năng gây nhiễu tín hiệu GPS. Xác suất trúng mục tiêu cũng vì thế mà tăng lên rất nhiều lần.

Sau loạt 110 tên lửa hành trình Tomahawk làm tê liệt phần lớn sự kháng cự của lực lượng phòng không Libya, NATO tiếp tục tung các máy bay có trang bị tên lửa hành trình Stom Shadow tiếp tục săn lùng các mục tiêu còn lại của lực lương phòng không Libya.

Đây là loại tên lửa hành trình được phóng từ máy bay chiến đấu, sử dụng để tấn công các mục tiêu như kho tàng, bến bải, căn cứ quân sự, trung tâm chỉ huy... Stom Shadow có nguyên tắc hoạt động tương tự như Tomahawk, tên lửa cũng được dẫn đường kết hợp quán tính và GPS, khả năng bay men theo địa hình TERCOM.

Tọa độ về mục tiêu được nạp vào tên lửa trước khi phóng, ở giai đoạn cuối của hành trình, tên lửa bay lên cao và kích hoạt máy ảnh hồng ngoại để nhắm mục tiêu.

Tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, đây là loại tên lửa chống bức xạ tốc độ cao, được thiết kế để phá hủy các trạm radar của đối phương. Những tên lửa chống bức xạ thế hệ cũ như AGM-45 Shrike và AGM-78 có một nhược điểm là nếu đối phương ngắt trạm phát sóng radar tên lửa sẽ bị mất phương hướng.

AGM-88 Harm được bổ sung thêm hệ dẫn đường GPS, một khi mất tín hiệu phát xạ tên lửa vẫn có thể tiếp tục bay đến tọa độ mục tiêu đã được xác định trước bằng GPS.

Tại chiến trường Libya chưa có báo cáo về việc sử dụng tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm. Như vậy có thể nhận định lực lượng radar cảnh giới của Libya gần như không hoạt động.

Những lý giải

Sự im lặng của lực lượng phòng không Libya cho thấy, họ không hề được chuẩn bị cho việc chống SEAD.

Khi lực lượng nổi dậy tiến vào Tripoli, họ phát hiện ra hàng ngàn tên lửa phòng không đang được bảo quản trong kho và chưa hề được nạp nhiên liệu. Điều đó dẫn đến một nhận định rằng, lực lương phòng không của ông Gaddafi chưa bao giờ được ra lệnh phải chuẩn bị chiến đấu với máy bay NATO.

Phải chăng, ông Gaddafi đã phạm sai lầm khi “cả tin” vào các chính sách ngoại giao của phương Tây và NATO, cho rằng các quốc gia này sẽ không can thiệp vì đang sa lầy trên nhiều chiến trường khác, để đến nỗi không kịp trở tay? Ông đã quên mất một quy luật cơ bản rằng, sức mạnh quân đội mới chính là chìa khóa cho hòa bình và ổn định?

Đất nước Libya tuy rộng lớn, nhưng phần lớn diện tích là sa mạc, dân cư chỉ sống tập trung tại các khu vực ven biển Địa Trung Hải. Sơ đồ bố trí phòng không của Libya củng chỉ tập trung ở khu vực này. Do đó việc xác định mục tiêu cho các tên lửa của NATO cũng trở nên dễ dàng hơn.

Một số ý kiến khác cho rằng, ông Gaddafi không dám đương đầu với sức mạnh của không quân NATO. Họ nghĩ rằng, chạy trốn sẽ đảm bảo được an toàn hơn là đương đầu với NATO.

Một số khác lại cảm thấy tiếc cho lực lượng phòng không được đánh giá là khá hùng hậu của ông Gaddafi. Nếu họ giám mở máy phát sóng radar, quyết một trận sinh tử với không quân NATO, mọi chuyện có thể đã diễn biến theo chiều hướng khác.

Cũng có một số nhận định cho rằng, có nội gián trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự cấp cao, đã tham mưu cho ông Gaddafi kế sách "im lặng là vàng". Một khi không nhận được chỉ thị từ cấp trên về việc phải hành động, cho dù có hàng ngàn tên lửa phòng không hiện đại trong tay cũng trở nên vô dụng.

Ngoài sức mạnh áp đảo về vũ khí, NATO còn áp đảo luôn trong chiến tranh tình báo, chiến tranh thông tin, ông Gaddafi gần như thua toàn diện. Suy ngẫm từ sự thất bại của ông Gaddafi, thấy rằng câu tục ngữ Latinh cổ xưa “Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh" vẫn mang tính thời sự.

>> Đồng minh 'hờ hững' của Mỹ



Quan hệ đồng minh Mỹ - Pháp vốn bị sứt mẻ sâu sắc sau cuộc chiến Iraq đã chứng kiến những chuyển biến mới mẻ sau cuộc chiến Libya.

Trong cuộc chiến Libya, Mỹ dù vẫn giữ vai trò chủ đạo trong “sứ mệnh” lật đổ chế độ của Gaddafi song đã “buông rèm nhiếp chính”.

Các quan chức quân sự Mỹ thậm chí còn tỏ vẻ miễn cưỡng khi phải tham gia các chiến dịch không kích mở màn nhằm phá hủy hệ thống phòng không của Đại tá Gaddafi để tạo điều kiện cho các hoạt động không kích tiếp theo của NATO.

http://nghiadx.blogspot.com


Lầu Năm góc - cơ quan “diều hâu” của Mỹ luôn tỏ vẻ “coi thường” quân đội của các nước châu Âu thì lần này giữ vị trí khiêm tốn và có thái độ kiềm chế.

Về công khai, Ngũ Giác đài không thể hiện vai trò “đầu tàu” mà tạm lui về phía sau. Trong khi đó, Pháp thể hiện bộ mặt hoàn toàn khác trong vai trò tích cực và mạnh mẽ trong chiến dịch này. Giới quân sự Mỹ dường như bị sự “hăng hái” của Tổng thống Pháp Sarkozy cùng các cố vấn của Nhà trắng “cuốn theo”.

Từ tháng 3/2011, NATO, Pháp thay Mỹ đảm nhận hầu hết hoạt động tiếp nhiên liệu trên không cũng như các hoạt động do thám. Không quân Pháp cũng phối hợp với không quân Anh tiến hành đợt không kích đầu tiên.

Quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ đánh giá hành động của Pháp là hình mẫu cho các đồng minh khác và nhấn mạnh điều này thể hiện sự “nhạy cảm” của các thành viên NATO về vai trò của từng nước trong cuộc chiến.

Tuy vậy, với tư cách là một trong những nước chủ chốt của châu Âu, những động thái vượt ra ngoài tiền lệ can dự truyền thống của Pháp liệu đã làm thay đổi cách nhìn của Lầu Năm góc về nước này?

Trên thực tế, giới quân sự Mỹ có vẻ chưa sẵn sàng để thay đổi cách nhìn về đồng minh này. Thái độ “vừa yêu vừa ghét” còn hiện hữu.

Theo chuyên gia về châu Âu của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington, A. Conley, Lầu Năm góc “hài lòng” với sự đóng góp của Pháp trong chiến dịch này nhưng còn “thất vọng” về hoạt động hậu cần ở giai đoạn đầu của cuộc chiến khi Mỹ không muốn giữ vai trò chủ đạo mà không nước nào đứng ra đảm trách.

Đến nay mức độ đóng góp của Pháp cho cuộc chiến tại Libya chỉ đứng sau Mỹ và Anh. Theo thống kê, trong 5 tháng của cuộc chiến, Pháp đã tiến hành 4.500 vụ xuất kích, chiếm 1/3 tổng số vụ xuất kích của NATO, trong khi đó của Mỹ là 5.300 vụ. Pháp đã cử tàu sân bay Charles gần như trong suốt cuộc chiến tại Libya.

Về chi phí quân sự, vào tháng 6/2011, Pháp ước tính chi phí 2 triệu USD/ngày (hiện tổng số có thể lên tới 300 triệu USD) nhưng đến nay Bộ Quốc phòng Pháp tuyên bố tiếp tục chi cho chiến dịch quân sự này và không giới hạn về tổng chi phí.

Tuy vậy, dù động thái của Pháp lần này được đánh giá cao song phát biểu của nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đây vẫn đáng phải lưu tâm khi ông Robert Gate tỏ ra thất vọng về vai trò mờ nhạt của NATO tại Afghanistan, những khó khăn về hậu cần tại Libya và cảnh báo về quan hệ đồng minh “không tương xứng”, có thể sẽ càng trở nên “ảm đạm” hơn nếu NATO không đóng góp thêm vũ khí, tài chính và nhân lực.

Đáp lại, Tổng thống Pháp Sarkozy cho rằng phát biểu của ông Robert Gate phần nào thể hiện sự cay đắng do phải thôi chức Bộ trưởng Quốc phòng. Trong khi đó, một cựu quan chức của Lầu Năm góc lại lập luận rằng ý kiến của ông Robert Gate đã đề cập đến vấn đề liên minh theo nghĩa rộng chứ không chỉ trong vấn đề Libya, không đơn thuần muốn Pháp chia sẻ trách nhiệm cho dù Pháp tỏ ra “hăng hái” mà muốn tránh cho nước Mỹ lại bị “sa lầy” vào một cuộc chiến trên bộ khác.

Điều này cho thấy còn cần nhiều thời gian để thay đổi hình ảnh cũng như sự “hài lòng” của Lầu Năm góc về Pháp cho dù nước này không chỉ vừa thể hiện vai trò tích cực trong cuộc chiến Libya mà trước đó là chiến dịch tại Afghanistan - chiến dịch mà sự đóng góp của Pháp cũng đã được đánh giá cao với 4.000 quân được triển khai tập trung tại phía Tây Afghanistan, trong đó 74 người đã thiệt mạng trong 8 năm qua.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang