Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tai nạn tàu ngầm nguyên tử

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tai nạn tàu ngầm nguyên tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tai nạn tàu ngầm nguyên tử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

>> Ngư lôi Mỹ và 10 tỷ USD 'đánh chìm' tàu ngầm Kursk?


Nguyên nhân thực sự của vụ chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk đã được che dấu bằng một thỏa thuận ngoại giao bí mật giữa Mỹ và Nga, gồm việc xóa khoản nợ 10 tỷ USD.
Sau thảm kịch, một ủy ban đã được lập ra nhằm điều tra về vụ việc. Ủy ban này sau đó đã đặt ra tất cả các giả thiết có thể. Mãi 5 ngày sau, những người có trách nhiệm công bố trước công chúng về kết luận của ủy ban điều tra thảm họa.

Theo đó, nguyên nhân khiến tàu Kursk gặp nạn làm toàn bộ 118 thủy thủ đoàn thiệt mạng ở biển Barents là do vụ nổ bất ngờ trong khoang chứa ngư lôi của tàu. Kursk bị hư hại nặng và chìm xuống đáy biển làm cho khả năng giải cứu thuyền viên gần như là không thể.

Tuy nhiên Maurice Stradling – cựu quan chức Bộ Quốc phòng Anh, một chuyên gia về ngư lôi và là nhân vật chủ chốt trong cuộc điều tra sơ bộ về nguyên nhân tai nạn tàu Kursk nhiều năm trước, ủng hộ giả thuyết cho rằng tàu ngầm Kursk bị đánh chìm bởi một ngư lôi từ tàu ngầm Mỹ. Thậm chí ông còn chỉ đích danh loại ngư lôi người Mỹ dùng để đánh chìm tàu ngầm Kursk.

“Có bằng chứng cho thấy tàu ngầm nguyên tử Kursk bị trúng một quả ngư lôi MK-48 của Mỹ”, - Stradling tuyên bố như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ “Người quan sát Nga”, ngày 28/12/2011.


http://nghiadx.blogspot.com
Vị trí tàu ngầm nguyên tử Kursk trúng ngư lôi MK-48

Cần lưu ý rằng, Maurice Stradling đã nhiều năm liền theo đuổi công việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân thực sự của vụ chìm tàu Kursk.

Năm 2001, ông là cố vấn chính của BBC trong bộ phim tài liệu “Điều gì đã làm chìm tàu Kursk?”, lúc này ông đưa ra quan điểm cho rằng rằng Kursk có thể bị chìm do sự cố của ngư lôi đã lỗi thời của Nga.

Mới đây ông tham gia cố vấn cho các nhà làm phim Pháp thực hiện bộ phim tài liệu có tiêu đề “Kursk – Tàu ngầm trong vùng nước hiểm”. Bộ phim này đã thu hút một lượng khán giả kỷ lục - hơn 4 triệu người xem - trên truyền hình Pháp.

Trao đổi với “Người quan sát Nga”, ông tin rằng bộ phim này sẽ làm thay đổi quan điểm của cộng đồng thế giới về kết luận nguyên nhân làm tàu Kursk bị chìm.

Trong phim tài liệu của người Pháp, Stradling đã giải thích về sự thay đổi quan điểm của mình. Ông nói: "Vào thời điểm đó, năm 2001, giả thuyết mà BBC đưa ra là có thể chấp nhận được, do thực tế là lúc đó chúng tôi chỉ có được một số thông tin hạn chế. Nhưng giờ đây thì khác, chúng tôi có nhiều tư liệu thuyết phục hơn và có cái nhìn toàn diện hơn về sự việc".

Cơ sở chính cho sự khẳng định của Stradling đó là lỗ hổng được phát hiện ở phía bên phải của tàu Kursk và bằng chứng cho thấy có sự hiện diện của tàu ngầm Mỹ trong cùng một khu vực vào thời điểm tàu Kursk bị chìm.

“Các hình ảnh trong bộ phim tư liệu của Pháp cho thấy Kursk được đưa lên khỏi mặt nước với một lỗ tròn tương đối nhẵn ở phía bên phải của con tàu. Và các cạnh của lỗ thủng này rõ ràng uốn cong vào trong tàu, phù hợp với thực tế của một cuộc tấn công từ bên ngoài tàu ngầm.

Lỗ hổng này chính là bằng chứng rõ ràng nhất của cuộc tấn công bằng ngư lôi MK-48, loại ngư lôi này có khả năng xuyên qua vỏ thép của tàu ngầm thông qua một cơ chế đặc biệt nằm ở phần mũi quả ngư lôi có thể đốt cháy và làm tan chảy đồng” – chuyên gia về ngư lôi Stradling giải thích.

Theo bộ phim tài liệu này, cuộc tấn công xảy ra trong bối cảnh khi hai tàu ngầm Mỹ Toledo và Memphis đang bí mật theo dõi tàu Kursk. Sau đó Toledo bất ngờ va chạm với Kursk, tàu ngầm Nga đã ngay lập tức khởi động hệ thống phóng ngư lôi của mình, dẫn đến hành động tấn công bằng ngư lôi của tàu ngầm Memphis vào Kursk trong tích tắc. Sau sự việc Memphis đã hộ tống Toledo rời khỏi hiện trường.

Sau đó, nguyên nhân thực sự của vụ chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk, theo các nhà làm phim, đã được che dấu bằng một thỏa thuận ngoại giao bí mật giữa Mỹ và Nga. Thỏa thuận bao gồm việc hủy bỏ khoản nợ của Nga với số tiền 10 tỷ USD.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

>> Những bí mật tàu ngầm nguyên tử Kursk (kỳ 1)



Ngày 12/8/2000, chiếc tàu ngầm nguyên tử Kursk của Liên Bang Nga bị đắm dưới biển Baren, 118 thủy thủ bị thiệt mạng. Đây là sự kiện gây chấn động nước Nga và thế giới.


Tưởng nhớ những người thủy thủ trên tàu ngầm Kurks đã hy sinh cách đây hơn 10 năm, Đất Việt xin trích giới thiệu một phần nội dung cuốn sách Những bí mật tàu ngầm nguyên tử Kursk do Nhà xuất bản Thông tấn phát hành.

Dưới đây là nội dung liên quan đã chọn lọc:

Ngày 22/8/2000, Tổng thống Nga V. Putin đã ra sắc lệnh tuyên bố ngày 23/8 là ngày Quốc tang của Nga để tưởng nhớ 118 sĩ quan và thủy thủ đã hi sinh trên tàu ngầm nguyên tử Kursk bị nạn ở biển Baren.

Tổng thống Nga cũng đề nghị Chính phủ phối hợp với các cơ quan chính quyền, áp dụng những biện pháp cần thiết để giúp gia đình các nạn nhân tàu Kursk. Tổng thống Putin bày tỏ nỗi tiếc thương vô hạn và chia buồn với gia đình, người thân các thủy thủ bị nạn.

Trong thư gửi gia đình các nạn nhân, Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc, Đô đốc V. Popov, tuyên bố đội thủy thủ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình tới phút cuối cùng, họ đã trung thành phục vụ Tổ quốc.

Ông nói: “Chúng ta đã mất đi đội thủy thủ tàu ngầm xuất sắc nhất của Hạm đội Phương Bắc. Tai nạn này là nỗi đau và là tổn thất vô cùng to lớn đối với gia đình, người thân các nạn nhân, đối với Hạm đội và đối với riêng bản thân tôi – với tư cách là một Tư lệnh”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm nguyên tử Kursk sau khi được trục vớt


Những dự cảm chẳng lành?

Bất cứ một sự kiện nào xảy ra trên thế giới, nhất là những sự kiện bi thảm, thường kèm theo những điểm báo trước không rõ ràng. Thật đáng tiếc, mọi người chỉ hiểu ra những ý nghĩa thầm kín đó sau khi tai họa xảy ra. Trước khi tàu ngầm nguyên tử Kursk bị đắm, cũng diễn ra nhiều điềm báo và linh cảm.

Tàu Kursk được đóng vào giữa những năm 1990, khi những con tàu hiện đại nhất được sử dụng phương pháp hàn hơi. Khi đó, rất nhiều người coi con tàu này là con tàu may mắn và họ ghen tị với những ai được phục vụ trên đó.

Chính tàu Kursk là con tàu đầu tiên được trình làng ở Địa Trung Hải và tung hoành sau nhiều năm Hạm đội Liên Xô vắng mặt ở đây, nó đã gây những lo lắng thực sự cho Hạm đội 6 của Mỹ.

Lẽ ra mùa thu năm 2000, con tàu phải quay lại đây một lần nữa trong đoàn tàu chiến hùng mạnh và đặt một dấu ấn chiến thắng trong lịch sử Hạm đội Nga ở thế kỉ 20. Nhưng đáng tiếc thay, điều đó đã không xảy ra.

Băng video quay được thời điểm làm lễ hạ thủy cho con tàu. Theo truyền thống, một “người mẹ hạ thủy” con tàu được thủy thủ đoàn lựa chọn đập vỡ một chai sâm panh vào con tàu mới đóng, không hiểu tại sao người ta lại để chính người chỉ huy cao nhất con tàu thực hiện việc này.

Tại sao sự việc lại xảy ra như vậy? Bây giờ thật khó mà nói ra được. Phải chăng kể từ thời điểm đó bắt đầu hàng loạt những sự kiện dẫn đến thảm kịch ngày 12/8/2000?

Người ta cũng chợt nhớ ra rằng, tại căn cứ chính của thủy thủ đoàn tàu Kursk, ở một chỗ dễ nhìn thấy nhất có dựng một cái bện “Những tọa độ đau thương”, tưởng nhớ tàu ngầm nguyên tử Komsomoles đã bị đắm trước đây. Trong phòng rửa mặt của doanh trại có treo một tấm gương rất lớn.

Trước khi tàu ra khơi mấy ngày, tấm gương này bị rạn vỡ, lúc đó nhiều người nhìn thấy và chợt nghĩ đến những điều không tốt lành. Sư đoàn nơi tàu Kursk phục vụ có một tấm bùa hộ mệnh – chú chó biệt danh Bring. Mỗi khi có một con tàu ra khơi hay trở về, chú chó lại ra bến cảng tiễn hoặc đón.

Tàu Kursk là con tàu đầu tiên chú chó không ra tiễn. Chính xác là mấy ngày trước khi tàu Kursk ra đi lần cuối, chú chó này bị đàn chó hoang cắn xé tan xác. Những người thủy thủ đào hố chon chú chó bên bờ biển rồi ra khơi…

Tàu Kursk đã nhiều lần ra khơi, và chuyến ra đi cuối cùng của con tàu vào tháng 8 lại là chuyến đi buồn tẻ nhất. Không hiểu tại sao lúc đó một làn sóng những linh cảm không may bao trùm lên các thủy thủ và gia đình họ. Nhiều người trong số họ đã nhìn thấy giấc mộng tiên tri, quanh họ diễn ra những sự việc không thể giải thích nổi.

Chị Natasa, vợ Đại úy quá cố Rachin nhớ lại: Khi chồng chị ra đến cửa, bất chợt quay lại, im lặng nhìn chị hồi lâu.

- Sao anh lại nhìn em im lặng thế?

- A! chỉ để ghi nhớ em thôi – Anh trả lời chị như vậy.

Hôm đó, lần đầu tiên trong đời anh mang theo những bức ảnh của con gái, anh nói để chúng sẽ luôn luôn bên anh.

Trong gia đình Thượng úy Rednicov, người đầu tiên linh cảm thấy tai họa là cô con gái Dasa, tuy cách xa nơi xảy ra thảm họa hàng nghìn km. Ngày 12/8, dường như đúng lúc bố hi sinh, một cơn động kinh vô cùng khủng khiếp xảy ra với cháu, và những người trong nhà không hiểu tại sao như vậy.

Chuẩn úy Kadaderov khi sửa soạn đồ dùng đi công tác, chìa vết sẹo trên bắp chân và nói với vợ: - Em có thể luôn nhận ra anh nhờ có vết sẹo này đấy. Câu nói của chồng không bình thường đến mức vợ anh nhớ nó suốt đời.

Chuẩn úy Belaev, đầu bếp của tàu, theo vợ anh hồi tưởng lại, ngày hôm trước khi tàu Kursk rời bến, không hiểu tại sao lại nói với vợ: - Giá như em biết anh chẳng muốn chết ở dưới biển tí nào cả. Lúc đó người vợ chẳng để ý gì đến câu nói của chồng, nhưng mấy hôm sau chị mới linh cảm thấy ý nghĩa đáng sợ của câu nói đó.



http://nghiadx.blogspot.com
Mẩu thư cuối cùng của Thượng úy Dmitri Kolexnicov


Thượng úy Dmitri Kolexnicov chính là người ở khoang số 9 kịp viết lại một mẩu thư để chúng ta biết rõ tiến trình tai họa xảy ra. Trước lúc ra đi, chuyến đi cuối cùng, không hiểu sao anh lại để ở nhà chiếc thánh giá anh luôn đeo bên mình.

Đại tá Vladimir Bariansev, Tham mưu trưởng Sư đoàn là tác giả của lời chuốc rượu lạ lùng ở Hạm đội Phương Bắc. Không hiểu vì sao trong lời chuốc rượu này, anh lại tiên đoán trước được cái chết của mình. Bốn câu thơ như sau:

Nếu trong tương lai có xảy ra một chuyện
Khắp các khoang tàu bão lốc cứ tràn lan
Làm thủy thủ đoàn phải nghỉ yên vĩnh viễn
Tôi xin nâng cốc này chúc họ mãi bình yên

Tại sao anh lại không viết về đám cháy, về tình trạng ngập nước, mà lại chính về việc “các khoang tàu bão lốc cứ tràn lan”? Bởi vì một tiếng nổ với sức mạnh khủng khiếp đã xé toang các bức vách ngăn các khoang, cơn bão lửa bừng bừng trong khoang thiêu cháy tất cả những cơ thể sống. Đây là sự trùng lặp hay linh cảm?

Chuẩn úy Kornilov được mẹ mình cứu sống. Trước khi tàu Kursk gặp nạn một thời gian, bà bị tai nạn ô tô, ở tình trạng rất nặng, người ta đã đưa bà đi cấp cứu. Kornilov được nghỉ phép, thế là người mẹ lại ban cho đứa con một cuộc đời. Hôm nay, có lẽ bà là người cảm thấy may mắn nhất trên thế gian, bởi bà đã đánh đổi đau đớn, khổ ải của mình lấy cuộc đời thứ hai của con trai. Biết bao bà mẹ của con tàu Kursk mong muốn được thay thế vào vị trí của bà.

Người cuối cùng được ban tặng cuộc đời vào phút chót là Chuẩn úy hóa học Nessen. Ngoài chuyên môn chính, anh còn là nhân viên tài chính ngoài biên chế. Khi tàu Kursk đã sẵn sàng rời bến, chỉ huy tàu – Đại tá Ghennadi Liachin – ra lệnh anh phải lên bờ để nhận số tiền lương ở phòng Tài vụ để khi tàu Kursk trở về căn cứ, anh sẽ phát lương cho các thủy thủ. Chuẩn úy Nessen sau này phải phát lương cho các bà vợ góa…

Thiếu tá Mura Baigarin, được đi học ở Học viện từ tháng 6. Anh chỉ trở về Vidaevo làm thủ tục giấy tờ và sắp xếp việc gia đình. Nhưng người ta lại yêu cầu anh ra khơi giúp đỡ một sĩ quan trẻ của đơn vị chiến đấu, anh chỉ phải đi có 3 ngày!

Trung tá Vasili Isaenko, trợ lí cơ trưởng của Sư đoàn, nói chung không phải ra biển đợt này. Anh phải viết một báo cáo tổng kết. Trên bờ, người ta cứ luôn quấy rầy anh bằng những câu hỏi, thế là anh quyết định đi theo tàu để không ai quấy rầy anh nữa, anh có thể kết thúc công việc này trên bàn giấy con tàu. Mang theo chiếc máy vi tính, anh xuống tàu Kursk trước lúc tàu rời bến.

Thân phụ của Thượng úy Boris Geletin là Đại tá Vladimir Geletin, sĩ quan tham mưu của Hạm đội Phương Bắc, là người lập kế hoạch theo dõi và chỉ đạo quá tình tập trận. Liệu ông có hình dung được rằng, ở khu vực tập trận ông vẽ trên bản đồ chỉ vài ngày sau, người ta tìm thấy "thằng Boris" (con trai ông) đã chết?

Cả trong thiên nhiên cũng có nhiều điều không bình thường xảy ra. Ví dụ như vào ngày thân nhân của những thủy thủ hi sinh đi trên chiếc tàu quân y Xvia ra biển đến nơi tàu đắm để viếng hoa, bỗng nhiên nước trong vịnh ngả sang màu xanh lam lấp lánh một cách khác thường, mà đến những người già ở địa phương này cũng chưa bao giờ nhìn thấy.

Vào ngày người ta trưng bày ở Vidiaevo những vật chứng cho các bà vợ, bà mẹ thủy thủ đã hi sinh xem, bầu trời nơi đây bỗng ngả sang màu vàng trong vài phút, thậm chí xuất hiện cả cầu vồng đôi. Đây là một điều không bình thường làm cho mọi người đứng ngây ra, ngắm nhìn trời hồi lâu, dường như cố thu nhận được một sự an ủi cho nỗi khổ đau của họ.

http://nghiadx.blogspot.com
Thân nhân của những thủy thủ hi sinh đến nơi tàu gặp nạn để tiễn biệt họ


Và cuối cùng, một hiện tượng cũng khó tin được. Vào ngày con tàu được làm nổi lên mặt nước, nó được móc nối vào chiếc xà lan “Giant-4” kéo về trên con đường thật sự cuối cùng, bỗng một đàn cá heo thật đông xuất hiện bao quanh đoàn hành quân.

Chúng tiễn con tàu Kursk đến tận vịnh Konski, rồi quay ngược lại, biến mất dưới khoảng sâu của đại dương.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

>> Bí mật vụ tai nạn tàu ngầm thảm khốc ở Trung Quốc



70 người đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn tàu ngầm điện diesel hết sức bí ẩn của Trung Quốc vào tháng 5/2003, cách nay hơn 8 năm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm số 361 được kéo về cảng Ngọc Lâm sau khi xảy ra tai nạn, vùng nước bắn lên phía sau tàu vẫn chưa được giải thích. Ảnh: Afcea


Vụ tai nạn tưởng chừng đã chìm vào quên lãng do thông tin về vụ tại nạn thảm khốc này được bảo mật rất chặt chẽ. Thân nhân của những người thiệt mạng củng chỉ biết là người nhà của họ bị hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

Tuy nhiên gần đây, một sỹ quan Hải quân Trung Quốc đã bất ngờ tiết lộ về cuốn nhật ký hàng hải trên tàu ngầm trước khi xảy ra tai nạn. Điều này đã hé lộ một phần nguyên nhân của vụ tai nạn đầy bí ẩn này.

Chiếc tàu ngầm gặp nạn thuộc lớp Minh (Type-035), là tàu ngầm điện diesel do Trung Quốc chế tạo, được giới thiệu là sự kết hợp hoàn hảo giữa tàu ngầm lớp Romeo của Liên Xô và tàu ngầm loại U của Đức Quốc Xã.

Chiếc tàu ngầm gặp tai nạn mang số hiệu 361 thuộc Hạm đội Nam Hải, đây là chiếc tàu ngầm thứ 13 trong tổng số 20 chiếc đã được đóng. Được đưa vào biên chế của Hạm đội Nam Hải vào năm 1995, được xem là một trong những tàu ngầm tối tân nhất thời đó của hạm đội này.


Bí ẩn chưa có câu trả lời thỏa đáng

Trong khi đang tham gia một cuộc tập trận hải quân gần vịnh Bột Hải. Tàu ngầm số 361 bỗng dưng mất liên lạc với sở chỉ huy vào ngày 16/4/2003. Hầu như không ai biết điều gì đã xảy ra với con tàu này.

Gần 10 ngày sau khi gặp nạn con tàu mới được tìm thấy. Ngày 25/4/2003, trong khi đang đánh cá, các ngư dân Trung Quốc đã phát hiện thấy kính tiềm vọng của tàu ngầm 361 ló lên mặt nước.

http://nghiadx.blogspot.com



Hải quân Trung Quốc lập tức có mặt và phát hiện tàu ngầm 361 đang trong tình trạng chìm lơ lửng, con tàu đã trôi tự do một quảng khá xa từ vị trí gặp nạn.

Tàu ngầm số 361 được kéo về cảng Ngọc Lâm thuộc đảo Hải Nam, điều kỳ lạ là mặc dù xảy tai nạn chết người nhưng bên trong và bên ngoài tàu ngầm số 361 hầu như không có bất kỳ vết trầy xước nào.

1001 giả thuyết về tai nạn

Ngay sau khi tại nạn về tàu ngầm điện diesel 361 được công bố, rất nhiều chuyên gia quân sự trong và ngoài nước đã cố gắng tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra với tàu ngầm này.

Michael McGinty, một chuyên gia về Hải quân Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu quốc phòng Hoàng gia London nhận định: “Vụ tai nạn có thể đã xảy ra khi tàu đang nổi trên mặt nước, nếu tai nạn xảy ra khi tàu ngầm đang lặn xuống, Trung Quốc khó lòng mà trục vớt được con tàu này. Điều này lại mâu thuẩn với công bố chính thức là tàu ngầm gặp nạn khi đang trong tình trạng ngập nước”.

Một giả thuyết khác là khi đang lặn xuống động cơ diesel của tàu đang hoạt động thay vì chuyển sang động cơ điện. Điều này dẫn đến hiện tượng động cơ diesel hút hết không khí bên trong tàu gây ngạt thở cho thủy thủ đoàn.

Nhưng giả thuyết này không mấy thuyết phục. Trong thiết kế tàu ngầm ban đầu của Nga, luôn có một bộ cảm biến để cắt nguồn cung dầu cho động cơ diesel nếu áp suất khí quyển bên trong tàu giảm xuống dưới mức cho phép. Trừ phi bộ cảm biến này không được cài đặt trên tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất hoặc nó hoạt động không hiệu quả.

Một giả thuyết khác là nước biển đã rò rỉ vào bên trong tàu và thấm vào khu vực pin năng lượng dẫn đến hiện tượng phát tán khí clo gây ngộ độc cho thủy thủ đoàn. Tuy nhiên, khí clo không giết người ngay lập tức và nó có mùi rất đặc trưng và dễ nhận biết.

Cũng có thể trong quá trình đóng van ngập nước để bắt đầu lặn xuống, nếu nước biển bị hút vào ống thông khí nó sẽ gây ra tình trạng giảm áp lực tạm thời bên trong tàu. Nhưng sự giảm áp lực này rất dễ nhận biết qua các hiện tượng như nhức đầu, ù tai. Với một thủy thủ đoàn họ hoàn toàn có thể nhận ra hiện tượng bất thường này và kích hoạt hệ thống cấp cứu thở khẩn cấp EBS, hoặc ngắt động cơ diesel bằng tay nếu bộ cảm biến tự động không hoạt động. Đây luôn là bài học đầu tiên trong các khóa huấn luyện.

Những câu hỏi không lời giải đáp

Một điều khá lạ lùng và không thể giải thích là tại sao không một ai trong thủy thủ đoàn thoát được ra ngoài, mặc dù bản thân tàu ngầm được thiết kế rất nhiều khoang thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp. Trong suốt quá trình gặp nạn, tàu ngầm này không phát đi bất kỳ một tín hiệu cấp cứu nào ra bên ngoài. Vậy các thiết bị điện tử trên tàu đã làm việc ra sao?

Tại sao toàn bộ thủy thủ đoàn đều bất lực trong khi đó bản thân họ được tuyển chọn và đào tạo rất bài bản trước khi được phép vận hành tàu ngầm. Trừ khi một sự cố nào đó quá lớn đã xảy ra và giết chết toàn bộ thủy thủ đoàn ngay lập tức khiến họ không kịp trở tay.

Điều khá lạ lùng nữa, bản thân tàu ngầm này được thiết kế với thủy thủ đoàn tối đa là 55 người với 9 sỹ quan và 46 thủy thủ. Tuy nhiên, trong lúc gặp nạn, trên tàu có tới 70 người, người ta đang tự hỏi, 15 cán bộ bổ sung lên tàu ngầm này để làm gì. Chẳng lẽ các sỹ quan chỉ huy tàu ngầm bỏ qua những quy định cơ bản về an toàn vận hành tàu ngầm? Đối với tàu ngầm, sử dụng quá tải là điều không thể chấp nhận được và cực kỳ nguy hiểm. Có một số ý kiến cho rằng, 15 cán bộ bổ sung trên tàu ngầm là các chuyên gia đang thử nghiệm động cơ đẩy không khí động lập AIP trang bị cho tàu ngầm này thì gặp tai nạn.

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, hàng loạt quan chức cấp cao của Hải quân Trung Quốc đã bị cách chức trong đó có Tư lệnh hải quân Trung Quốc Đô đốc Thạch Vân Sinh (Shi Yunsheng), Chính ủy Dương Hoài Thanh (Yang Huaiqing), Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc Đinh Nhất Bình (Ding Yiping), Chính ủy Hạm đội Biển Bắc Trần Tiên Phong (Chen Xianfeng). Cùng với một số quan chức cấp cao tại Hạm đội Nam Hải.

Vụ cách chức quy mô lớn nhất trong lịch sử Hải quân Trung Quốc có thể thấy rằng, đây là một tai nạn xảy ra mang tính chất hệ thống. Từ sự yếu kém trong vận hành và xử lý tình huống của thủy thủ đoàn cho đến sự quản lý lỏng lẽo thiếu tinh thần trách nhiệm của các quan chức chỉ huy của Hải quân Trung Quốc(!?)

Vụ tai nạn thảm khốc, thủy thủ đoàn 70 người không ai thoát được ra ngoài đặt ra những câu hỏi trong công nghệ chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc đặc biệt là các phương tiện và công nghệ hỗ trợ cấp cứu khẩn cấp trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc trúng phải vũ khí của đối phương trong thực chiến.

Đến nay, nguyên nhân chính của vụ tai nạn bí ẩn này vẫn không được công bố, nhưng rõ ràng sỹ quan chỉ huy đã bỏ qua quy định cơ bản về an toàn vận hành tàu ngầm. Cũng có thể vụ tai nạn này chứa đựng những bí mật động trời trong công nghệ chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

>> Vụ tai nạn đầu tiên của tàu ngầm nguyên tử



Trong hơn 50 năm trở lại đây có rất nhiều vụ tại nạn tàu ngầm và tai nạn tàu ngầm Thresher Shark là vụ tai nạn đầu tiên trong lịch sử tàu ngầm hạt nhân thế giới.

Tàu ngầm hạt nhân Thresher Shark PH57 của Mỹ được khởi đóng vào ngày 28/5/1958, tàu được hạ thủy ngày 9/7/1960 , đến ngày 3/8/1961 Tàu ngầm hạt nhân Thresher Shark chính thức được đưa vào phục vụ.

Thresher Shark có chiều dài 84,89m, chiều rộng 9,65m, độ giãn nước khi chạy trên mặt nước là 3.526 tấn, khi lặn dưới nước là 4.310 tấn.

Vào thời điểm đó, các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường của Mỹ chỉ hoạt động ở độ sâu khoảng 210m, tuy nhiên đối với tàu ngầm Thresher Shark có thể lặn ở độ sâu 396 m.

Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng tác chiến cũng như tránh sự phát hiện và tấn công của các thiết bị chống ngầm.

Tháng 7/1962, Thresher Shark được đưa đến xưởng đóng tàu Potsmao để tiến hành bảo dưỡng sau một thời gian phục vụ. Sau khi bảo dưỡng nó được tiến hành chạy thử với đoàn thủy thủ 129 người. Trong lần chạy thử này, bên cạnh Thresher Shark còn có tàu cứu hộ tàu ngầm The Lark do thiếu tá hải quân Hecker chỉ huy.

Trên tàu The Lark có các thiết bị cứu hộ chuyên dụng, trong đó có cả thiết bị lặn cứu sinh cỡ lớn dùng để cứu tàu ngầm ở độ sâu 259m. Ngày 10/4/1963, Thresher Shark được tiến hành chạy thử tại vùng biển cách Cape Cod 200 hải lý về phía Đông bang Massachusetts, Mỹ.


Một loạt tàu ngầm nguyên tử như USS Flasher SS-249, USS Gato…của Hải quân Mỹ được kiểm tra và nâng cấp ngay sau sự cố tàu ngầm Thresher Shark. (Ảnh: Tàu ngầm USS Flasher SS-249).


Tốc độ gió khi đó là 3,5 m/giây, mặt biển tương đôi bình lặng. Lúc 6h30, sau khi kết nối thông tin liên lạc bằng hệ thống AN/UQC với tàu cứu hộ The Lark, tàu ngầm Thresher Shark bắt đầu thử nghiệm lặn sâu.

Khi cách độ sâu thử nghiệm 91m, tình trạng liên lạc qua hệ thống AN/UQC giữa 2 tàu vẫn rất tốt. Tuy nhiên khi đang tiếp cận gần độ sâu định thử nghiệm, Thresher Shark bắt đầu xảy ra sự cố nhỏ và các tín hiệu thông tin liên lạc lúc này cũng không còn rõ.

Đến 9h17 cùng ngày, một tín hiệu lạ được truyền lên tàu ngầm cứu hộ, nhưng do âm thanh bị biến dạng nên tàu The Lark không thể phân biệt được. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại những âm thanh cuối cùng, Thuyền trưởng tàu cứu hộ Hecker đã phát hiện ra một tiếng nổ, ông cho rằng đó là âm thanh của tàu tàu ngầm Thresher Shark .

Vị Thuyền trưởng dày kinh nghiệm trong cuộc chiến chống tàu ngầm ở Đại Tây Dương trong Chiến tranh thế giới thứ 2 khẳng định, âm thanh ông nhận thấy giống tiếng nổ dưới nước của vỏ tầu do chịu áp lực lớn.

Sau tiếng nổ, liên lạc bị gián đoạn, tàu The Lark bắt đầu tìm kiếm. Đến 10h58, sau khi sử dụng mọi biện pháp tìm kiếm mà không có kết quả, Thuyền trưởng tàu cứu hộ Hecker mới báo cáo về Bộ tư lệnh hạm đội tàu ngầm hạt nhân ở bang Connecticut, Mỹ.

Nhận được thông tin, Bộ tư lệnh ngay lập tức hạ lệnh cho lực lượng tàu tìm kiếm cứu hộ tàu ngầm vào cuộc. Ngày 27/6/1963, khi đang tìm kiếm ở độ sâu 2.560m, các tàu cứu hộ đã thu thập được một số lượng lớn những mảnh vụn. Trong những thứ thu thập được có một đôi giày màu vàng được xem là giày sử dụng trong khoang lò phản ứng của tàu ngầm, trên đôi giày có in mã số SSN5.

Điều này chứng tỏ tất cả những mảnh vụn này chính là những gì còn lại của tàu ngầm Thresher Shark. Như vậy,tàu ngầm nguyên tử Thresher Shark phục vụ chưa đầy 2 năm đã vĩnh viễn nằm dưới biển ở độ sâu 2.560m cùng với 129 thủy thủ. Đây được xem là vụ tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trong lịch sử.

Bị hủy hoại vì chính khả năng lặn sâu?

Sau quá trình điểu tra về nguyên nhân của vụ tai nạn tàu ngầm Thresher Shark. Tháng 6/1963, người đứng đầu Hải quân Mỹ đã công bố kết luận điều tra về sự kiện tàu ngầm Thresher Shark, kết luận cho biết, phòng máy đột nhiên bị một lượng nước lớn chảy vào và đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến vụ đắm tàu ngầm Thresher Shark.

Hải quân Mỹ tin rằng, nguyên nhân có thể là do bộ phận nào đó trong hệ thống dẫn nước của Thresher Shark bị vỡ, hơn nữa lại xảy ra ở khoang máy. Nước biển chảy vào khoang máy dẫn đến mạng thông tin bị tê liệt, đồng thời khiến tàu mất khả năng hoạt động và chìm hẳn.

Sau sự cố trên, Quân đội Mỹ bắt đấu tiến hành một loạt các biện pháp kiểm tra kỹ toàn bộ những tàu ngầm đang phục vụ. Tất cả các bộ phận chịu áp được thiết kế theo mẫu cũ đều được tăng hệ số an toàn, giảm độ sâu và áp lực thử nghiệm, đồng thời hạn chế độ sâu hoạt động của các tàu ngầm.

Điều đó đã hạn chế rõ rệt tính năng của loại tàu ngầm này. Để cố gắng duy trì kỷ lục lặn xuống độ sâu 396m, Quân đội Mỹ quyết định thực hiện chương trình đặc biệt nhằm nâng cấp các tàu ngầm như USS Flasher SS-249, USS Gato.

Tháng 3/1964, Mỹ đã xây dựng một trung tâm kế hoạch an ninh tàu ngầm tại căn cứ tàu ngầm với nhiệm vụ là đội chiếu và kiểm nghiệm toàn bộ các thiết bị và cường độ kết cầu từ sơ đồ thiết kế cho đến hoàn chỉnh của tất cả các tàu ngầm đang phục vụ, đang đóng hay còn trong thiết kế của Mỹ; tiến hành nghiên cứu và sửa đổi biên chế và bố trí thủy thủ trên tàu.

Đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn các bộ phận chính của tàu ngầm như vũ khí hạt nhân, thiết bị động lực hạt nhân… khi phát hiện vấn đề có thể trình ý kiến kên chỉ huy tác chiến Hải quân hay Bộ tư lệnh hạm đội tàu ngầm Quân đội Mỹ.

Vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân Thresher Shark là vụ tai nạn đầu tiên trong lịch sử tàu ngầm thế giới. Trong nửa thế kỷ trở lại đây, có rất nhiều vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân khác đã xảy ra như:

- Năm 1968, tàu ngầm hạt nhân Scorpio của Mỹ đã gặp nạn ở Đại Tây Dương khi đang trên đường đến quẩn đảo Canari, làm 99 thủy thủ và nhân viên thiệt mạng.

- Tháng 4/1989, tàu ngầm hạt nhân Komsomolets cấp M của Nga phát nổ và chìm tại vùng biển Baren ở độ sâu 170m, toàn bộ 42 thủy thủ trên tàu thiệt mạng. Tàu Komsomolets có chiều dài 107m, rộng gần 8m, có trọng tải 4.000 tấn, được trang bị ngư lôi. Tàu thuộc thế hệ tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Nga, được chế tạo từ năm 1962. Theo kế hoạch đã được Bộ Quốc phòng Nga phê duyệt, tàu được kéo đến một nhà máy sửa chữa tàu biển để tiến hành tháo gỡ lò phản ứng hạt nhân. Tàu được kéo đi sửa chữa trong điều kiện bão biển dữ dội, khiến con tàu bị đắm. Ngay sau khi tàu gặp nạn, lực lượng cứu trợ Hạm đội biển Bắc với các tàu ngầm và máy bay đã nhanh chóng triển khai các hoạt động cứu trợ tìm kiếm.

- Tháng 3/1994, tàu ngầm hạt nhân Emerald của Pháp đã bị nổ phòng máy phát điện khi đang tuần hành tại Địa Trung Hải, khiến 10 người thiệt mạng.

- Tháng 8/2000, tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga đã bị chìm khi đang tham gia diễn tập cùng Hạn đội Phương Bắc tại vùng biển Ba-ren, làm 118 thủy thủ thiệt mạng.

- Tháng 3/2001, tàu ngầm hạt nhân Greenville của Mỹ đã va chạm vào một tàu thực tập của học viện thủy sản Nhật Bản khi đang nổi lên mặt nước, làm 9 người trên tàu thực thập sinh của Nhật Bản thiệt mạng.

- Tháng 11/2008, tàu ngầm hạt nhân K-152 của Nga khi đang chạy thử nghiệm tại vùng biển Thái Bình Dương, do thao tác sai đã dẫn đến hệ thống chữa cháy bị rò rỉ, khiến 20 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương.

- Ngày 16/2/2011 vừa qua, tàu ngầm hạt nhân HMS Vanguard của Anh và tàu ngầm hạt nhân Le Triomphant của Pháp đã va chạm vào nhau khi dang tuần tra tại Đại Tây Dương. Cả hai tàu đều bị hư hỏng nhưng may mắn không gây thiệt hại về người.

Theo Thiếu tướng Hải quân Stephen Saunders cho biết, có 3 nguyên nhân có thể do lỗi thủ tục khi không theo “thoả ước vùng nước của NATO”, 2 tàu không phát hiện nhau do thiết bị chống dò tìm quá hiện đại, hoặc đơn giản là rủi ro vì dù 2 tàu thấy nhau trong cùng vùng nước vẫn có nguy cơ đâm nhau khi ở cùng độ sâu.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang