Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu khu trục DDG-1000 Zumwal

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu khu trục DDG-1000 Zumwal. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu khu trục DDG-1000 Zumwal. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

>> DDG 1000 USS Zumwalt - Tàu chiến 7 tỉ đô la của Hải quân Mỹ

Con tàu tối tân này sẽ là một thách thức lớn với Trung Quốc nếu Trung Quốc muốn cản đường Mỹ can thiệp vào cuộc tranh chấp trên Biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Con tàu hiệu DDG 1000 USS Zumwalt này có giá 7 tỉ đô la Mỹ.


Con tàu hiệu DDG 1000 USS Zumwalt có giá 7 tỉ đô la Mỹ này sẽ tập trung vào các cuộc tấn công trên cạn và phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ tàng hình, tàng âm của nó để di chuyển nhanh vào bờ trước khi bắn phá ồ ạt vào đất liền.

Ngoài những vũ khí truyền thống, con tàu này được trang bị thêm loại vũ khí mới mà Hải quân Mỹ từng dự định tung ra có tên gọi “railgun” (có thể tạm dịch là “súng đường ray” – PV).

Đây là một loại pháo điện từ, phóng ra rất nhiều đạn ở tốc độ cao mà không phải sử dụng thuốc phóng. Thay vì đó sẽ có một dòng điện chạy qua vỏ pháo, tương tác với lực từ trường trong những đường ray và nện mạnh vào vỏ pháo từ phía nòng pháo.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
DDG 1000 USS Zumwalt

Hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công vũ khí này vào tháng 2 năm nay nhưng nó chưa được đưa vào sử dụng.

Ban đầu chiếc Zumwalt được dự đoán trị giá khoảng 3.8 tỉ đô la Mỹ, tuy nhiên do sử dụng nhiều công nghệ nên giá thành của nó đã đội lên gần gấp đôi. Cộng với chi phí nghiên cứu và phát triển mỗi chiếc Zumwalt có giá lên tới 7 tỉ đô la Mỹ.

Tuy nhiên Hải quân Mỹ chỉ dự định sản xuất ba chiếc tàu loại này.

Một nhà phân tích quốc phòng tên Jay Korman cho rằng do sử dụng quá nhiều công nghệ nên giá thành của chiếc tàu này mới ngất ngưởng như vậy và ông cho rằng chi phí như vậy là quá đắt.

Xưởng lắp ráp con tàu này là Bath Iron Works ở Maine (Mỹ) đã phải mua một xưởng mới với giá 40 triệu đô la Mỹ để có thể lắp ráp con tàu khổng lồ này.

Nhưng dù kích cỡ lớn như vậy con tàu này cũng chỉ cần nửa đoàn thợ lắp ráp một con tàu truyền thống do trên tàu có hệ thống máy ráp tự động hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Xưởng lắp ráp con tàu này là Bath Iron Works ở Maine (Mỹ).

Đây có thể coi là một động thái đáng chú ý của Bộ Quốc phòng Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương và thách thức lời đe dọa từ phía Trung Quốc rằng chỉ cần sử dụng một vài con thuyền chứa đầy thuốc nổ là có thể khiến chiếc tàu Zumwalt này chìm xuống đáy Biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com

Chiếc tàu Zumwalt này quả là một thách thức lớn với lời đe dọa từ phía Trung Quốc rằng chỉ cần sử dụng một vài con thuyền chứa đầy thuốc nổ là có thể khiến nó chìm xuống đáy Biển Đông.

Tuy nhiên hiện tại Trung Quốc cũng đang nghiên cứu củng cố năng lực hàng không mẫu hạm và phát triển các hệ thống tên lửa và tàu ngầm có thể cản đường tiếp cận của Mỹ tới những làn biển quan trọng.

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

>> Lộ rõ tham vọng



Tàu DDG-1000 được thiết kế nhằm chống lại những mối đe dọa hiện hữu và có thể xuất hiện trong tương lai, có khả năng theo dõi, tìm kiếm và khả năng tác chiến nhanh chóng .

Thế kỷ XXI chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng hải quân trong chiến lược chung hướng ra đại dương của các nước. Để đảm nhận vai trò nòng cốt, tàu chiến hải quân các nước chủ yếu sẽ đi theo xu hướng tàng hình hóa, chế áp vũ khí chống hạm và radar hiện đại. Đó cũng chính là dòng chủ lưu của công nghệ nghiên cứu – chế tạo tàu chiến năm 2012.

Kỳ 1: Lộ rõ tham vọng

Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới tập trung phát triển công nghệ tàng hình cho máy bay và tàu chiến nhằm “bịt mắt” radar, từ đó bất ngờ tấn công, tập kích đối phương. Với chương trình chế tạo tàu chiến lớp Zumwalt hiện nay, tham vọng của Mỹ ngày càng bộc lộ rõ: duy trì sức mạnh tối đa trên biển.

Siêu phẩm của công nghệ…

DDG-1000 là tổng hòa ứng dụng rất nhiều tiến bộ trong công nghệ. Đầu tiên phải kể đến là công nghệ tàng hình. Để có thể tồn tại khi chiến đấu ở gần bờ, DDG-1000 phải dựa nhiều vào khả năng nhận biết những hiểm họa xung quanh và trực diện, trong khi vẫn đảm bảo khó bị phát hiện. Công nghệ tàng hình được ứng dụng trên tàu một cách triệt để (cả về thiết kế tàng hình và vật liệu tàng hình). Thiết kế hình dáng vát của thân tàu giúp giảm tiết diện phản xạ của radar tốt hơn so với những tàu có thiết kế thân nhiều góc nhọn (hard-angles).

Phòng điều khiển điện tử phải đảm bảo yêu cầu là 1 tấm chắn điện từ hữu hiệu, giúp giảm các tín hiệu radar và hồng ngoại. Để đáp ứng được yêu cầu này, vật liệu composit được dùng cho thiết kế phần thượng tầng của tàu. Tín hiệu radar và hồng ngoại được giảm thiểu một cách tối đa. Trên tàu còn được lắp đặt hệ thống triệt khí thải để giảm bớt tín hiệu hồng ngoại từ bộ phận thoát khí.


http://nghiadx.blogspot.com
Hình họa tàu khu trục tương lai DDG-1000.


Tàu sử dụng hệ thống truyền động bằng điện cùng một bộ tích hợp năng lượng hoạt động nhờ những motor đồng bộ hóa từ trường đặt cố định trong thân tàu. Thiết kế động cơ đặc biệt này giúp tàu hạn chế bớt được tiếng ồn của động cơ, giảm khả năng bị phát hiện bởi tàu ngầm đối phương cũng như tránh được các thiết bị thu tiếng động. Hệ thống vũ khí có thể gấp lại, giấu gọn trong thân tàu cũng là một phương pháp tăng khả năng tàng hình của tàu.

Ngoài thiết kế tàng hình vốn đang là xu thế của tàu chiến hiện nay, tàu DDG-1000 còn có nhiều điểm nổi bật khác. Dự kiến tàu DDG-1000 sẽ sở hữu 1 nguồn điện lên tới 78 megawat thay vì 7,5 megawat như trên tàu DDG-51 hiện nay.

Với chức năng của một tàu chiến “siêu hạng”, DDG-1000 sử dụng hệ thống radar X-Band SPY-3 của hãng Raytheon cho phép truy tìm và bám sát mục tiêu trên cạn và trên không cũng như hỗ trợ khả năng tấn công cho tàu, tăng cường khả năng tự vệ. Công nghệ radar sử dụng mạng lưới ăng-ten có độ nhạy cao giúp tàu có thể chống lại tên lửa vì nó có thể theo dấu và định hướng cho hơn 10 tên lửa cùng lúc.

Để tăng khả năng sống sót, ngoài hệ thống pháo tự động, trên tàu hiện có gắn bệ phóng tên lửa thẳng đứng-một trong những ưu thế của tàu. Những tàu khu trục lớp Zumwalt sẽ được bố trí khoảng 80 ngăn chứa tên lửa trên 20 bệ phóng đặt dọc theo cạnh tàu, giúp giảm khả năng bị tấn công trực diện bởi các tên lửa hiện đại nhất. Ống phóng của bệ phóng Mk57 sẽ to hơn của Mk 41, cho phép chúng phóng ra những tên lửa lớn hơn.

http://nghiadx.blogspot.com
Siêu pháo hạm AGM 155mm trên DDG-1000.


Bệ phóng này sẽ là nơi phóng đi các tên lửa hành trình đối đất Tomahawk, tên lửa đối không SM2-MR, tên lửa Evolved Seasparrow cho những mục tiêu trên không và trên biển cũng như hệ thống rocket chống ngầm. Hai hệ thống pháo cự li gần 40mm cho phép tăng khả năng tự phòng thủ của tàu trước mối đe dọa từ trên không và tàu nổi.

Không chỉ chú trọng khả năng chiến đấu trên không, tàu nổi và trên cạn, DDG-1000 còn sở hữu 2 hệ thống pháo hạm AGS155mm của hãng BAE System, hỗ trợ các đơn vị chiến đấu gần bờ, với 304 quả đạn pháo dẫn đường bởi hệ thống định vị toàn cầu, AGS có khả năng phóng xa từ 113 đến 161 km.


Clip minh họa khả năng tác chiến của DDG-1000.
… nhưng còn nhiều tranh cãi

Tuy nhiên, DDG -1000 cũng vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh. Nhiều chi tiết và công nghệ trên tàu hiện vẫn là đề tài tranh cãi của nhiều chuyên gia quân sự. Chẳng hạn như công nghệ tàng hình của tàu, khi hoạt động trong vùng nước nông gần bờ, đối phương có thể sử dụng các thiết bị bay không người lái có gắn thiết bị quang điện để dò ra tàu. Khi khai hỏa, tàu dễ dàng trở thành mục tiêu cho các cảm biến âm thanh.

Thiết kế nổi trội của thân tàu cũng có thể là mối hiểm họa cho tàu bởi khi chạy với tốc độ không phù hợp, tàu có thể bị lập úp. Bên cạnh đó, hệ thống động cơ của tàu cũng đang gây nhiều tranh cãi. Ngoài việc sử dụng hệ thống tích hợp năng lượng sử dụng các motor đồng bộ từ trường đặt trên thân, tàu còn sử dụng các motor cảm ứng cải tiến(AIM) như một giải pháp dự bị.

Tuy nhiên công nghệ AIM đòi hỏi phải có một motor nặng hơn, chiếm chỗ hơn, cần một hệ thống điều khiển riêng biệt nhằm giảm tiếng ồn, trong khi chỉ sản sinh được 1/3 số năng lượng điện cần thiết.

Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà thiết kế đó là hệ thống radar không thích hợp với các tên lửa đạn đạo có nhiệm vụ phòng thủ. Không những thế, DDG-1000 còn không thể sử dụng hệ thống tên lửa SM-2, SM-3, SM-6 chống tên lửa, máy bay và tàu.

Ngoài những vấn đề kĩ thuật, vũ khí, hiện giá cả “trên trời” của mỗi chiếc DDG-1000 (khoảng 5 tỉ đô la) cũng làm cho các nhà cầm quân phải thận trọng khi điều một chiếc tàu đắt giá đến thế vào vùng nước nông đầy rẫy cạm bẫy, trong tầm kiểm soát của đối phương.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

>> Sự hồi sinh của pháo binh



Sự ra đời của đạn pháo có điều khiển đã giải quyết bài toán hóc búa ở tầm bắn trên 40km của pháo binh truyền thống.


Khi chưa có đạn pháo có điều khiển, nhiệm vụ bắn chính xác các mục tiêu trên 40km thực sự là bài toán khó của pháo binh truyền thống. Bên cạnh đó, sự phát triển rầm rộ của công nghệ tên lửa khiến lực lượng này càng bị “lu mờ”.

Ngoài hạn chế về tầm bắn, pháo binh truyền thống sử dụng đạn pháo không có điều khiển khiến có độ tản mát rất cao khi tác xạ, ẩn chứa nguy cơ đối với thường dân và các công trình dân dụng trong tác chiến đô thị.

Dường như, tầm bắn với đạn pháo truyền thống có lẽ đã tới hạn và không thể xa hơn được nữa. Thực tế, các cường quốc quân sự như Nga, Mỹ hầu như không đầu tư phát triển các loại pháo mới. Đã có những ý kiến cho rằng, “ngày tàn” của pháo binh truyền thống đã đến, cũng như những gì đang xảy ra đối với lực lượng tăng - thiết giáp. (>> xem thêm)

Tuy nhiên, pháo binh vẫn là lực lượng chi viện hỏa lực không thể thiếu cho bộ binh trên chiến trường. Điển hình, trên chiến trường Libya, pháo binh vẫn là lực lượng nắm quyền chủ động.

Có trong tay lực lượng pháo binh hạng nặng, lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã làm cho phe nổi dậy khốn đốn nhiều phen. Hơn một tháng sau khi Tripoli thất thủ, NTC vẫn không thể khuất phục được 2 căn cứ còn lại là Sirte và Bani Walid, trong đó, có sự đóng góp rất lớn của pháo binh hạng nặng.

Sự hồi sinh của pháo binh

Nhận thấy vai trò chi viện hỏa lực không thể thiếu trên chiến trường, các nhà khoa học đã kết hợp công nghệ tên lửa có điều khiển vào đạn pháo để phát triển thành các loại đạn pháo có điều khiển, thổi luồng gió mới vào lực lượng pháo binh.

Ngoài việc tăng tăng tầm bắn, đạn pháo có điều khiển giúp tiêu diệt chính xác mục tiêu như căn cứ quân sự, pháo binh của đối phương và nhất là các mục tiêu di chuyển như xe tăng, xe thiết giáp.


http://nghiadx.blogspot.com
Minh họa cơ chế hoạt động của đạn pháo có điều khiển Krasnopol của Nga.


Các cường quốc quân sự như Nga, Mỹ, Italy, Anh được xem là những quốc gia tiên phong trong việc phát triển các loại đạn pháo có điều khiển.

Điển hình như đạn pháo có điều khiển Krasnopol/KM1 152/155mm của Nga, có khả năng "đột nóc diệt tăng" ở cự ly tới 20km với xác suất trúng mục tiêu tới 90%.

Một loại đạn pháo có "quốc tịch Nga" khác là Santimetr, cỡ nòng 152mm, được trang bị đầu tự dẫn laser bán chủ động, có khả năng chống tăng, hay các cứ điểm của đối phương ở cự ly 18km.

Hãng chế tạo pháo nỗi tiếng Oto Melara của Italy đã chế tạo thành công đạn pháo có điều khiển 127mm dùng cho các pháo hạm trên các tàu của hải quân. Đặc biệt, tháng 9/2011, hãng này đã công bố việc mở rộng phát triển đạn pháo điều khiển cở nòng 76mm chuyên dùng trên các tàu chiến.

Trước đây, các nhà chế tạo vũ khí trên thế giới chủ yếu phát triển đạn pháo có điều khiển cho các loại pháo cở nòng lớn. Việc Oto Melara của Italia phát triển thành công đạn pháo có điều khiển cở nòng 76mm mở ra một năng lực tác chiến mới cho pháo binh hải quân.

Đạn pháo điều khiển 76mm mới cho phép tăng tầm bắn lên gấp đôi, từ 20 km với đạn pháo không điều khiển lên đến 40km với đạn pháo có điều khiển.

Hãng BAE Systems của Anh cũng không kém phần khi cho ra đời đạn pháo có điều khiển M982 Excalibur cỡ nòng 155mm, có tầm bắn tối đa 57km, được dẫn hướng bằng GPS, sai số trượt mục tiêu (CEP) chỉ khoảng 20 mét. Loại đạn pháo này được ví von là loại "đạn pháo thông minh".

Đặc biệt gần đây, các nhà chế tạo vũ khí của Mỹ đang phát triển một loại đạn pháo điều khiển tấn công tầm xa mới có tên là LRLAP, đang được phát triển để trang bị cho tàu khu trục DDG-1000.

LRLAP được dẫn hướng kết hợp quán tính và GPS, được xem là cuộc cách mạng đối với pháo binh, có tầm bắn lên đến 154km với sai số trượt mục tiêu (CEP) chỉ 50 mét. Theo kết quả đợt thử nghiệm gần đây nhất trong tháng 9/2011, đạn pháo có điều khiển LRLAP đã bắn trúng mục tiêu giả định ở cự ly tới 90km.


http://nghiadx.blogspot.com
Đạn pháo có điều khiển tầm xa LRLAP sẽ được trang bị trên tàu khu trục DDG-1000 của Mỹ.


Về cấu tạo của đạn pháo có điều khiển bao gồm các thành phần sau, vây ổn định, phần vây này thường được xếp gọn vào thân đạn pháo, nó sẽ bung ra sau khi đạn pháo rời khỏi nòng.

Bộ phận dẫn hướng, thường thì đạn pháo có điều khiển được dẫn hướng kết hợp quán tính và hệ thống định vị toàn cầu GPS. Đầu tự dẫn của đạn pháo có điều khiển thường được trang bị đầu dò hồng ngoại hoặc đầu tự dẫn laser bán chủ động.

Ngòi nổ của đạn là loại tiếp xúc, hoặc vô tuyến tùy công năng sử dụng, cuối cùng là khối thuốc nổi.

Tùy theo nhiệm vụ có thể trang bị đầu đạn phân mảnh để diệt bộ binh hay đầu đạn xuyên giáp để chống tăng hay công trình kiên cố. Đạn pháo có điều khiển cũng sử dụng liều phóng rời như đạn pháo thông thường.

Về nguyên tắc hoạt động, đạn pháo có điều khiển chủ yếu sử dụng tính ổn định về mặt khí động học để làm tăng tầm bắn và độ chính xác khi tác xạ.

Còn về cơ bản đạn pháo có điều khiển giống với đạn tên lửa, chỉ khác là đạn pháo có điều khiển không có động cơ đẩy bên trong thân, trừ đạn pháo LRLAP thực sự là tên lửa được bắn qua nòng.

Triển vọng của đạn pháo có điều khiển

Sự ra đời của đạn pháo có điều khiển làm tăng đáng kể vai trò của pháo binh trong chiến tranh hiện đại. Việc phát triển đạn pháo có điều khiển có chi phí thấp hơn nhiều so với phát triển các loại tên lửa hay rocket bắn loạt trong khi vẫn đạt được tầm bắn tương đương.

Do có điều khiển nên đạn pháo tấn công mục tiêu chính xác hơn, đặc biệt là các mục tiêu di chuyển liên tục hay các mục tiêu bố trí trong các căn cứ, hầm ngầm mà việc sử dụng đạn pháo không có điều khiển rất khó để tấn công.

Hệ thống nạp đạn tự động hoặc bằng tay khá dễ dàng, tốc độ bắn tương đối nhanh mang lại lợi thế duy trì hỏa lực hạng nặng trên chiến trường, tạo tâm lý hoang mang cho đối phương. Chi phí vận hành và bảo trì tương đối thấp.

Bắn chính xác hơn qua đó làm giảm các thương vong hay tổn thất không đáng có cho thường dân hay các công trình dân dụng. Sử dụng đạn pháo có điều khiển có khả năng tập trung hỏa lực vào một khu vực nhất định đã được xác định trước, qua đó tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu. Vì vậy, so với lực lượng tăng - thiết giáp, tương lai pháo binh rõ ràng và có nhiều triển vọng hơn.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

>> Tàu khu trục DDG-1000 chính thức được đặt hàng



Dự án tàu khu trục tương lai DDG-1000 chính thức được chấp nhận đặt hàng chiếc thứ 2 và thứ 3 cho Hải quân Mỹ.

Cuối cùng sau nhiều thời gian tranh cãi về giá trị của dự án tàu khu trục tương lai DDG-1000 Zumwalt, Hải quân Mỹ đã chính thức đặt hàng xây dựng tàu khu trục DDG-1000 thứ 2 và thứ 3 vào ngày 15/9.

Các công việc để xây dựng tàu khu trục DDG-1001 Monsoor Michael và DDG-1002 chưa được đặt tên bắt đầu tiến hành tại nhà máy đóng tàu của Hãng General Dynamics.

Hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD, có thể lên đến 2 tỷ USD cho các tùy chọn trang bị, hợp đồng mới không bao gồm các công việc đang được thực hiện bởi các nhà thầu lớn như Raytheon phụ trách xây dựng các hệ thống chiến đấu và thiết bị điện tử.


http://nghiadx.blogspot.com
Dự án DDG-1000 đã được chấp nhận sau nhiều thời gian tranh cải.


Nhà thầu Huntington-Ingalls Industries phụ trách công việc xây dựng cấu trúc thượng tầng bằng vật liệu composite. Hợp đồng mới khuyến khích các nhà thầu đưa ra mức giá cố định cho các trang thiết bị trên tàu.

Thông cáo báo chí của Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ cho biết: “Phương pháp định giá bằng cổ phiếu có nguy cơ phát sinh chi phí so với mục tiêu đề ra của chính phủ và các đối tác công nghiệp. Chính phủ và các đối tác công nghiệp đã thỏa thuận thiết lập một mức trần cho các chi phí liên quan".

Theo đó, nếu chi phí vượt quá mức trần đã được thỏa thuận, các đối tác công nghiệp sẽ chịu những chi phí phát sinh vượt mức trần nói trên.

Trong một báo cáo công bố ngày 26/7/2011, Hải quân Mỹ và General Dynamics đã đạt được các thỏa thuận sơ bộ liên quan, cả 2 bên cho biết công tác đàm phán diễn ra rất khó khăn. Các bên liên quan hy vọng sẽ đạt được hợp đồng đóng mới tàu DDG-1000 vào năm 2010, tuy nhiên một loạt các yếu tố phức tạp đã làm gián đoạn quá trình đàm phán của 2 bên.

Đứng đầu trong các trở ngại là Nunn–McCurdy (Chương trình cắt giảm chi phí phát sinh trong các chương trình mua sắm vũ khí của Mỹ). Theo quyết định của Hải quân Mỹ, chỉ 3 chiếc DDG-1000 sẽ được đóng thay vì 7 chiếc như dự kiến.

Trong năm 2009, Northrop Grumman đã đạt được một thỏa thuận với General Dynamics thay đổi việc đóng mới tàu DDG-1000 đổi lấy việc đóng mới thêm tàu khu trục DDG-51 lớp Arleigh Burke. Tháng 7/2010, Northrop Grumman công bố ý định rút khỏi dự án khi có thêm sự tham gia của Huntington-Ingalls Industries.

Mặc khác, Quốc hội cũng không đồng ý việc mua sắm tàu khu trục DDG-1000 trong dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2011. Điều đó đã cản trở việc đặt hàng tàu khu trục DDG-1000 trong năm 2010.

Hiện tại, cả Hải quân và General Dynamics đều tỏ ra hài lòng với hợp đồng mới này. Sean Stackley, trợ lý thư ký của Hải quân Mỹ cho biết: “Hợp đồng thể hiện sự cam kết của hải quân để cân bằng chi phí, hợp tác chặt chẽ với các cơ sở công nghiệp để cải thiện khả năng chi trả cho các chương trình đóng tàu. Đây là một ví dụ tuyệt vời về việc đưa ra chi phí hợp lý mà vẫn đáp ứng được các mục tiêu đề ra cho năng lực tác chiến của tàu”

Ông Jeff Geiger, phụ trách phụ trách nhà máy đóng tàu ở Maine cho biết: “Hợp đồng này cho phép chúng tôi duy trì một cơ sở mạnh mẽ của công việc đóng tàu chất lượng cao tại Maine, tiếp tục thể hiện sự đóng góp của chúng tôi trong việc duy trì hạm đội mạnh mẽ của Hải quân Mỹ”

Tàu khu trục tương lai DDG-1000 Zumwalt đầu tiên đã được hoàn thành 50% công việc, dự kiến sẽ được giao hàng cho Hải quân Mỹ vào năm 2014. Các công việc để xây dựng DDG-1001 và DDG-1002 đang được tiến hành và dự kiến giao hàng vào năm 2015 và 2018.

Dự án tàu khu trục tương lai DDG-1000 thể hiện một lối thiết kế và quan điểm tác chiến hải quân hoàn toàn mới của Hải quân Mỹ. Tàu khu trục DDG-1000 được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa hiện tại và cả tương lai.

Tàu khu trục DDG-1000 được dự định sẽ thay thế cho tàu khu trục lớp Arleigh Burke hiện có và hình thành nhóm tác chiến tương lai của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, đã có những tranh cải gay gắt về giá trị sử dụng của con tàu này. Một số ý kiến cho rằng nó quá đắt và không thể chống lại mối đe dọa từ tên lửa chống hạm.

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

>> Dự án quốc phòng Mỹ tăng 135 tỷ USD từ 2008-2011



[BDV news]Ngày 31/3, theo báo cáo của Cơ quan kiểm soát Chính phủ Mỹ (GAO), kinh phí đầu tư cho các dự án quốc phòng của Mỹ từ năm 2008 đến đầu năm 2011 đã tăng thêm 135 tỷ USD.


Mặc dù hồi tháng 2/2011, Lầu Năm Góc đã đưa ra kế hoạch cắt giảm chi tiêu quân sự, nhưng theo thống kê của GAO, từ năm 2008 những dự án quốc phòng của Mỹ đã tăng từ 96 đến 98 dự án. Và tổng kinh phí để thực hiện những chương trình này ước tính lên tới 1,68 nghìn tỷ USD.

Như vậy, chỉ trong vòng 3 năm, ngân sách đầu tư quốc phòng của Mỹ đã tăng thêm 135 tỷ USD, trong đó bội chi 70 tỷ USD là do của việc mua sắm vũ khí.

Chỉ tính riêng năm 2008, Lầu Năm Góc đưa ra dự tính, giá trị thực hiện các hợp đồng quốc phòng là 407 tỷ USD, tuy nhiên đến năm 2010 con số này đã tăng lên mức 428 tỷ USD.

Cũng trong năm 2008, dự kiến tổng ngân sách mua sắm vũ khí mới và trang thiết bị quân sự sẽ ở mức 1,089 nghìn tỷ USD, nhưng đến năm 2010 đánh giá này đã tăng lên mức 1,219 nghìn tỷ USD.

Đặc biệt dự án chiến đấu cơ thế hệ 5, F-35 Lightning II ký kết với công ty Lockheed Martin nằm trong danh sách những dự án quốc phòng đắt nhất của Mỹ trong giai đoạn này.

Ngày từ khi khởi động chương trình F-35 từ năm 2008, quân đội Mỹ ước tính chi phí cho toàn bộ dự án chỉ ở mức 149,7 tỷ USD, nhưng trong năm 2010 con số này đã lên tới 263,7 tỷ USD. Trong khi đó, dự đoán giá một máy bay F-35 đã tăng từ 101,7 triệu USD lên 115,5 triệu USD.

Tiếp theo là chương trình đóng tàu khu trục thuộc dự án DDG 51 Arleigh Burke cũng là một trong những dự án bội chi. Tổng chi phí cho dự án này tăng từ 77,4 tỷ USD lên 94,3 tỷ USD, giá trị của một chiếc tàu khu trục loại này đã tăng từ 1,2 lên 1,3 tỷ USD.



Mô phỏng tàu khu trục DDG-1000 Zumwal.


Chương trình mua chiến đấu cơ F-22 Raptor cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, tổng giá trị của chương trình này chỉ trong vòng 2 năm (2008-2010) đã tăng từ 75,2 lên 77,4 tỷ USD. Trong khi đó, giá mỗi chiếc F-22 trong giai đoạn này đã tăng từ 408,7 lên 411,7 triệu USD.

Khi đề cập đến giá thành mua mỗi sản phẩm quốc phòng, Cơ quan kiểm soát Chính phủ Mỹ không chỉ tính giá trị thực của sản phẩm mà cả tất cả những trang thiết bị và dịch vụ đi kèm bao gồm mua vũ khí, thiết bị bảo dưỡng, dịch vụ kỹ thuật đi kèm và đào tạo nhân viên.

Trong khi đó, Giám đốc chương trình thu mua và tính toán kinh phí của GAO, Michael Sullivan tuyên bố, trong 2 năm trở lại đây xuất hiện xu hướng gia tăng sự phá vỡ Quy chế Nunn-McCurdy (tổng chi phí thực tế của dự án vượt qua chi phí dự kiến 15%).

Từ năm 1997 tới nay đã ghi nhận 74 trường hợp vi phạm quy chế Nunn-McCurdy, trong đó có tới 47 dự án quân sự. Phần lớn các trường hợp vi phạm do Quốc hội Mỹ nghiên cứu xảy ra trong các năm 2001, 2005, 2006 và 2009.


Chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II.


Quy chế Nunn-McCurdy Chính phủ Mỹ ban hành từ năm 1982 và có hiệu lực vào năm 1983. Theo quy chế này, Lầu Năm Góc phải có trách nhiệm giải trình chi tiết cho Quốc hội Mỹ nếu tổng giá trị của dự án quốc phòng tăng lên hoặc giá cuối cùng của mỗi sản phẩm quốc phòng đưa ra tăng quá 15% so với dự kiến ban đầu.

Quy chế Nunn-McCurdy yêu cầu ngừng bất kỳ dự án nào do Lầu Năm Góc và các đơn vị của Lầu Năm Góc tiến hành nếu chi phí chương trình vượt quá 25% so với dự tính ban đầu.

Dự án máy bay chiến đấu F-35 đã vi phạm quy tắc Nunn-McCurdy. Lầu Năm Góc đã dự đoán một sự gia tăng chi phí cho chương trình F-35 tới 51 tỷ USD. Việc chi phí quá cao cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu trình F-35 được coi như là một kịch bản bi quan.

Lầu Năm Góc đã tổ chức một loạt các cuộc tham vấn từ Quốc hội Mỹ nhằm tiếp tục hoàn chương trình F-35. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã thành công trong việc tái thiết dự án chiến đấu cơ F-35 bất chấp kinh phí phát triển dự án tăng quá 25% và chương trình này đứng trên bờ vực đóng cửa. Dự án đã được duy trì vì chứng minh được lợi ích của chương trình là quan trọng đối với an ninh quốc gia.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang