Sự căng thẳng trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài hằng chục năm nay. Trong trường hợp xảy ra tình huống xung đột trên quần đảo Trường Sa, không quân cả hai phía sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thử tìm hiểu xem bên nào sẽ chiếm ưu thế trong cuộc đọ sức này. >> Biển Đông – 'Tử địa' của các cường quốc hải quân Gần đây phía Trung Quốc liên tục có những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế. Trong trường hợp xảy ra tình huống xung đột trên quần đảo Trường Sa, không quân cả hai phía sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việc chi viện, chế áp mạnh mẽ và tức thời của lực lượng không quân có thể đảo ngược cục diện chiến sự. Nhận thức được điều này, cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều ra sức tăng cường lực lượng Không quân Hải quân. Tuy nhiên, quan điểm và tư duy về chiến thuật của mỗi nước là khác nhau. Việt Nam thua về số lượng nhưng ưu thế hơn về tác chiến biển Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng Su-27/30 của Việt Nam chỉ tập trung sức mạnh vào một số nhiệm vụ chứ không đa dạng như nguyên bản. Theo các đánh giá các chuyên gia quốc tế, trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào. Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2. Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Xét ở tiêu chí số lượng, Không quân Trung Quốc đang có sự áp đảo, tuy nhiên, ông Andrei Chang nhận định lợi thế không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Các hợp đồng mua sắm tiêm kích dòng Su-27/30 giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nga có khá nhiều điểm khác nhau, đầu tiên là phương thức thanh toán, sau đó là một số khác biệt trong thiết kế. Trong khi Trung Quốc gần như phải thanh toán 100% cho các hợp đồng mua máy bay bằng USD, các hợp đồng với Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại. Theo đó, hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam trị giá 110 triệu USD, trong đó 70% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng hình thức trao đổi hàng hóa, Việt Nam chỉ phải trả 30% giá trị bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất, 4 chiếc Su-30MK2V được chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt mang tên lửa chống hạm. Không quân Việt Nam tuần tra Trường Sa Không quân Trung Quốc Có thể thấy, Việt Nam đã hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng hậu của đối phương. Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn. Ngoài ra, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu. Đến năm 2008, Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V vào năm 2008, năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam trong năm 2012. Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc đều có khả năng mang tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình không đối đất Kh-29TE tầm bắn 30km. Về vũ khí không đối không, cả hai bên đều được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối không tầm trung R-27. Trong khi Trung Quốc phải nhập khẩu tên lửa R-27T/R từ Ukraine thì Việt Nam lại được nhập khẩu các tên lửa này trực tiếp từ Nga. Loại tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77 không được Nga bán cho cả hai bên. Như vậy ta có thể tạm kết luận, lợi thế về số lượng đang nằm trong tay Trung Quốc nhưng lợi thế về sự đa dạng trong lựa chọn vũ khí hiện đại lại thuộc về Việt Nam. Chỉ tập trung sức mạnh vào nhiệm vụ không đối không hoặc không đối hải có vẻ lỗi thời với xu hướng đa nhiệm của thế giới nhưng xét trên đường lối quân sự và những đối thủ tiềm tàng của Việt Nam thì đây là một lối đi hết sức đúng đắn, cho phép một số lượng máy bay khiêm tốn có thể bẽ gãy các đợt tấn công bằng đường không hay đường biển của đối phương. Lợi thế về địa lý thuộc về Việt Nam Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 - 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công Su- 22 của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu Su- 30MK2V và Su- 27SK với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Máy bay Su-30MK2 của Việt Nam có thể mang đầy đủ vũ khí và tác chiến liên tục ở Trường Sa 45 phút. Với bờ biển dài và khoảng cách tới Trường Sa chỉ 400-600 km là lợi thế rất lớn cho không quân Việt Nam Sân bay trên đảo Trường Sa (Việt Nam) Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa tuy nhiên hiện nay các loại máy bay tiêm kích Su-27SK, SU-30MK2, SU-30MK2V có thể cất hạ cánh được tại đường băng này. Mà điều này cũng không cần thiết bởi nếu để máy bay trên Trường Sa sẽ dễ bị phía Trung Quốc tìm cách vô hiệu hóa sân bay này. Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 – 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 – 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu J- 10 và J- 8D và cả Su- 30MKK và Su- 27SK của Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%. Theo tạp chí “Sức mạnh không gian Trung quốc”, tính về tổng số, PLA (Quân đội Trung Quốc) chỉ vận hành 14 máy bay tiếp dầu H-6U, mỗi chiếc chỉ mang được khoảng 17.000 kg nhiên liệu nạp (trong khi đó, chỉ riêng lực lượng Không quân Mỹ đã sở hữu hơn 500 máy bay tiếp dầu, mỗi chiếc mang được khoảng 100.000 kg nhiên liệu). Vì thế, trong khi về lý thuyết, PLA có thể tự hào với hơn 1.500 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế, chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho 50-60 chiếc ở cùng thời điểm, giả định toàn bộ máy bay tiếp dầu H-6 hoạt động hoàn hảo. Tạp chí đặt giả thiết trong trường hợp xảy ra cuộc chiến trên không về Đài Loan, cách xa phần lớn những căn cứ của Trung Quốc hàng trăm km, chỉ có 50 máy bay chiến đấu có thể dành thời gian chiến đấu hơn vài phút trên chiến trường. Chưa kể tác chiến ở Trường Sa còn phức tạp và khó khăn hơn nhiều ở Đài Loan. Sân bay Trung Quốc xây dựng trái phép tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bị phía Việt Nam chế áp. Ngoài ra, còn một yếu tố cần lưu ý, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam và các căn cứ xuất kích của Không quân Trung Quốc ra Trường Sa đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu Su- 30MK2V của Không quân Việt Nam. Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay Su- 27SK và J- 10A của Trung Quốc, trước và sau khi tham chiến, trên đường bay đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu MiG- 21 của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG- 21 của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc nhất là khi những máy bay này trờ về đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu. Yếu tố chính nghĩa và con người thuộc về Việt Nam Nổ ra chiến sự ở Trường Sa nói chung và biển Đông nới riêng là điều không ai muốn. Về phía Việt Nam chúng ta đã có đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với Haong Sa, Trường Sa đã được công bố. Về phía quốc tế, chắc chắn không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở biển Đông, bởi đây là con đường huyết mạch của thế giới. Việc đảm bảo an ninh hàng hải là lợi ích của nhiều quốc gia trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… Hình ảnh Trung Quốc vốn đã gây ra nhiều sự e ngại cho thế giới về “hình ảnh một đất nước hòa bình” như tuyên bố của Trung Quốc. Trong lịch sử, Trung Quốc xung đột vũ trang với Nga, Ấn Độ, Việt Nam, gần đây là tranh chấp với Nhật Bản và một loạt các nước ASEAN về vấn đề biển đảo. Do đó, dư luận thế giới sẽ lên án Trung Quốc ủng hộ Việt Nam. Không quân Việt Nam huấn luyện bay đêm trên biển Tuy nhiên, lịch sử quân sự Việt Nam đã cho thấy yếu tố con người là quyết định. Ngoài việc huấn luyện về nhận thức chính trị cho nhiệm vụ của lực lượng Không quân còn cần thiết nâng cao trình độ tác chiến trên biển của Không quân Việt Nam. Chúng ta đã có kinh nghiệm khi đối đầu với không quân Mỹ, có lực lượng đông và hiện đại hơn ta nhiều lần. Những năm vừa qua, Không quân Việt Nam liên tục huấn luyện tác chiến cả ngày và đêm trên biển. Thời gian không chờ đợi Không quân Việt Nam. Một khi có sự hiện diện tàu sân bay của đối phương trên biển Đông thì lợi thế về địa lý của ta không còn nhiều. Nhưng bù lại chúng ta đã và phải có một lực lượng Không quân thiện chiến trên biển sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo đất nước. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Căng thẳng biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Căng thẳng biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013
>> So găng Không quân Việt Nam và Không quân Trung Quốc trên Trường Sa
Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012
>> Báo Trung Quốc : "Mỹ hãy cư xử công bằng trên biển Đông"
"Tàu chiến Hải quân Trung Quốc đang hạn chế tự do hàng hải ở biển Đông, gây cản trở cho hoạt động thu thập tin tức tình báo của Mỹ". >> Căng thẳng Biển Đông 'làm nóng' thế giới >> TQ sẽ bị hủy diệt nếu tấn công tàu sân bay Mỹ bằng tên lửa Tờ “Hoàn Cầu” dẫn các nguồn tin cho biết, mặc dù Mỹ nhiều lần tuyên bố duy trì sự trung lập trong vấn đề biển Đông, nhưng vào tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ lại công khai ra tuyên bố chỉ trích Trung Quốc làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng ở biển Đông. Biên đội tàu chiến của một Chi đội tàu đổ bộ, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc. Báo Trung Quốc dẫn nguồn tin (chưa xác định) từ Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie Mỹ tuyên truyền cho rằng: “Mỹ chỉ phê phán Trung Quốc, không quan tâm đến việc Việt Nam và Philippines khai thác dầu mỏ ở biển Đông là nguyên nhân làm tăng thái độ bất mãn của Trung Quốc và làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng ở biển Đông”. Theo báo Trung Quốc, Quỹ Carnegie vừa có bài viết cho rằng, tranh cãi xung quanh vấn đề biển Đông giữa Trung Quốc, các nước láng giềng Đông Á và Mỹ ngày càng kịch liệt. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ thậm chí đã ra tuyên bố cảnh cáo Trung Quốc đơn phương thiết lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” tại khu vực tranh chấp biển Đông, đã làm cho truyền thông Trung Quốc phản ứng kịch liệt và tiếp tục làm gia tăng thái độ bất mãn của người dân Trung Quốc. Theo bài viết, nhiệm vụ làm dịu tình hình căng thẳng và giải quyết tranh chấp lãnh thổ sẽ ngày càng trở nên khó khăn. Nhưng mặc dù trong vài năm tới chưa thể hoàn toàn giải quyết tranh chấp, tình hình căng thẳng ở biển Đông sẽ không mất kiểm soát. Tuy nhiên, bài viết cho rằng, Chính phủ Mỹ hoàn toàn không có ý định để cho tình hình phát triển theo hướng xấu đi. Mỹ không hứng thú trong việc can dự tranh chấp biển Đông, nhưng “kiên trì bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông và giải quyết hòa bình tranh chấp theo luật pháp quốc tế”. Tàu chiến của một Chi đội tàu đổ bộ, Hạm đội Nam Hải diễn tập hiệp đồng trên biển. Bài viết còn vô cớ, xuyên tạc rằng: “Philippines, Việt Nam rất muốn Mỹ can thiệp tranh chấp biển Đông, giúp đỡ vô điều kiện cho họ đối đầu với Trung Quốc”. Bài viết còn lên tiếng doạ dẫm: Vì vậy, Mỹ cần thận trọng xem xét trước khi hành động. Chính sách châu Á của Mỹ, mục đích tuy là muốn ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng đồng thời lại muốn bảo đảm lợi ích của Mỹ ở châu Á, cho nên Mỹ phải nhận rõ môi trường hiện thực không ngừng thay đổi. Bài viết cho rằng, trong quá trình Mỹ thuyết phục Trung Quốc chấp nhận “nguyên tắc và luật pháp quốc tế”, quan hệ Trung-Mỹ chắc chắn sẽ đối mặt với không ít thách thức. Trước khi công khai phê phán Trung Quốc vài tuần, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hội kiến với Tổng thống Philippines Aquino tại Nhà Trắng. Khi đó, Aquino cho biết, Philippines muốn Mỹ có sự chi viện nhiều hơn cho nước này trong vấn đề biển Đông. Đối với vấn đề này, Obama cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện “Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines”, nhưng hoàn toàn sẽ không can thiệp vấn đề biển Đông. Ông còn nói, Mỹ sẽ hỗ trợ các bên liên quan tiến hành đối thoại, giải quyết hòa bình tranh chấp. Nhưng, báo Trung Quốc cho rằng, hiện nay, Mỹ chỉ nhằm vào Trung Quốc mà chỉ trích, nên các nhà quan sát Trung Quốc nhận thấy lập trường của Mỹ là đối lập với Trung Quốc. Báo Trung Quốc coi đây là thái độ “thiên vị”, thậm chí nghi ngờ Mỹ muốn sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp biển Đông. Báo Trung Quốc nhấn mạnh một vấn đề đáng chú ý, đó là: “Mỹ hoàn toàn không có lợi ích trực tiếp gì ở biển Đông, hoàn toàn không liên quan gì tới tranh chấp chủ quyền, hơn nữa lợi ích của người dân và doanh nghiệp Mỹ cũng không bị đe dọa”. Biên đội hỗn hợp Hạm đội Nam Hải tiến hành cơ động tầm xa và huấn luyện tác chiến. Tuy nhiên, “tự do hàng hải” ở biển Đông rất quan trọng đối với Mỹ, trong khi đó tàu chiến của Hải quân Trung Quốc lại hạn chế tự do hàng hải trên phạm vi hầu hết biển Đông, do đó, công việc thu thập tình báo của Mỹ bị hạn chế. Trong khi đó, lãnh đạo hai nước này cũng luôn tích cực ngăn chặn quan hệ Trung-Mỹ xảy ra xung đột vì vấn đề tự do hàng hải ở biển Đông. Cuối cùng, bài viết chỉ ra, xét tới sự trỗi dậy của Trung Quốc và ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra từ sự phản ứng của các nước láng giềng, việc giải quyết hòa bình vấn đề biển Đông thực sự rất quan trọng đối với Mỹ. Ngoài ra, việc tiếp tục thúc đẩy áp dụng luật pháp quốc tế cũng có lợi cho Mỹ, bởi vì điều này sẽ giúp làm giảm chi phí duy trì sự ổn định và quản lý của Mỹ. Báo Trung Quốc tuyên truyền với luận điệu hết sức lực cười, đòi hỏi "công bằng" cho rằng: "trong tình hình đó, Mỹ tuyệt đối có thể dùng nguyên tắc nhất quán, sử dụng phương pháp công bằng nhất cho các nước tranh chấp để giải quyết vấn đề. Muốn đạt được mục tiêu này, Chính phủ Mỹ phải duy trì lập trường không thiên vị, không nên tiếp tục phạm sai lầm như việc ra tuyên bố về biển Đông của Bộ Ngoại giao Mỹ"!. Biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải diễn tập vượt biển đổ bộ. Tàu cần vụ và tàu ngầm của Hạm đội Nam Hải diễn tập hiệp đồng. Tàu Hải Khẩu tập trận. (Nguồn :: Báo Giáo Dục VN) |
Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012
>>Khả năng xảy ra chiến tranh ở biển Đông thấp hơn biên giới Trung-Ấn?
Báo Ấn Độ cho rằng, khả năng xảy ra chiến tranh ở biển Đông thấp hơn ở biên giới Trung-Ấn, vì Mỹ và phương Tây sẽ can thiệp. Biển đánh dấu của Lục quân Ấn Độ: "Chúng ta sớm muộn sẽ tiến đến Lhasa và Bắc Kinh (Trung Quốc)" Ngày 10/7, trang mạng “Thời báo Ấn Độ” cho biết, gần đây Lục quân Ấn Độ đã đưa ra kế hoạch 5 năm lần thứ 12, kinh phí cần có lên tới 10.000 tỷ rupee, kế hoạch này đã đề ra một loạt biện pháp nhằm vào Trung Quốc và Pakistan, khiến cho nó tương tự một kế hoạch chống lại Trung Quốc và Pakistan. Còn trang mạng “Ấn Độ ngày nay” thì cho rằng, càng thổi phồng, khả năng hai người khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra chiến tranh càng cao hơn so với xung đột biển Đông. Xây dựng kế hoạch đáp trả Trung Quốc và Pakistan Với tít bài “Lục quân tìm nguồn tài chính khổng lồ đáp trả lại Trung Quốc và Pakistan”, trang mạng “Thời báo Ấn Độ” cho biết, kế hoạch 5 năm lần thứ 20 của Lục quân Ấn Độ (2012-2017) đã phác thảo ra một kế hoạch đầy tham vọng “cải thiện sức chiến đấu nhằm vào Trung Quốc và Pakistan”. Căn cứ vào kế hoạch này, Ấn Độ sẽ nâng cấp các công trình quân sự ở biên giới phía bắc, bảo đảm chắc chắn cho khả năng chiến đấu ban đêm thế hệ thứ ba (vũ khí trang bị) và trang bị máy bay trực thăng tấn công. Máy bay LCH có trọng lượng cất cánh tối đa 5,8 tấn, do hãng HAL sản xuất, phát triển trên nền tảng máy bay trực thăng hạng nhẹ tiên tiến Dhruv. Công ty Turbomeca của Pháp hỗ trợ cho HAL khai thác động cơ Shakti của LCH. Trong hình là chiếc máy bay trực thăng tấn công hạng nhẹ LCH TD-2 thứ hai. Bài báo cho rằng, kế hoạch này còn đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề còn tồn tại trong kế hoạch “5 năm lần thứ 11”, chẳng hạn khắc phục vấn đề thiếu thốn vũ khí trang bị và đạn dược, vấn đề này đã từng gây khó cho sự phát triển của đội quân hơn 1,13 triệu người của Ấn Độ. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11, Lục quân Ấn Độ từng vạch ra một kế hoạch to lớn, nhằm khắc phục những điểm yếu trên các phương diện như pháo binh, lực lượng hàng không của lục quân, phòng không, chiến đấu ban đêm, tên lửa chống tăng, xe tăng chuyên dụng và đạn dược. Tất cả những vấn đề này chắc chắn phải bỏ ra nguồn kinh phí rất lớn. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12, Lục quân Ấn Độ có nhu cầu cần hơn 10.000 tỷ rupee (khoảng 180 tỷ USD). Nhưng, trên thực tế, Bộ Tài chính Ấn Độ hầu như chỉ có thể thông qua 60% số tiền này. Đối chiếu sẽ thấy, ngân sách của Lục quân Ấn Độ trong năm tài khóa này cơ bản là 965,64 tỷ rupee, trong đó số tiền dành để mua sắm vũ khí mới chiếm khoảng 24%. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony đồng ý cố gắng nâng chi tiêu quân sự lên 1.930 tỷ rupee, với bối cảnh là “tình hình trên bộ mới” và “quan hệ quân sự Trung Quốc-Pakistan được tăng cường”. Ấn Độ muốn bao vây Trung Quốc? Mặc dù kế hoạch này được cho là nhằm vào Trung Quốc và Pakistan, nhưng báo chí Ấn Độ lại chỉ đề cập tới các biện pháp nhằm vào Trung Quốc. Một chương trình quan trọng trong kế hoạch 5 năm lần thứ 20 là xây dựng quân đoàn tấn công miền núi mới và 2 sư đoàn đặc nhiệm ở khu vực vùng cao, kinh phí cần hơn 600 tỷ rupee. Xe tăng Arjun do Ấn Độ tự chế tạo. Xe tăng T-71 của Ấn Độ đã triển khai ở biên giới Trung-Ấn. Theo bài báo, đến năm 2020-2021, việc xây dựng hạ tầng cơ sở ở biên giới phía bắc hướng vào Trung Quốc sẽ hoàn thành, cần có số tiền khác là 261,55 tỷ rupee. Việc xây dựng hạ tầng cơ sở đang được Bộ Tư lệnh Miền Đông Ấn Độ tiến hành cần khoảng 92,43 tỷ rupee, có kế hoạch hoàn thành vào năm 2016-2017. Lục quân Ấn Độ còn có kế hoạch chi hơn 400 tỷ rupee để xây dựng khả năng chiến đấu ban đêm cho lực lượng cơ giới, gồm trang bị hoặc nâng cấp thiết bị nhìn đêm cho hơn 3.000 xe tăng, 1.900 chiến xa bộ binh và rất nhiều lực lượng bộ binh. Trong khi đó, kế hoạch lâu dài xây dựng lực lượng hàng không của Lục quân Ấn Độ gồm: 13 tập đoàn quân đều được trang bị một phi đội (trung đội) máy bay trực thăng tấn công/vũ trang, 1 phi đội máy bay trực thăng trinh sát/quan sát và 1 phi đội máy bay trực thăng chi viện chiến trường chiến thuật. Ngoài ra, 4 bộ tư lệnh vùng hoặc bộ tư lệnh tác chiến ít nhất được 5 máy bay cánh cố định dùng để vận chuyển binh lính và trang bị. Đối với một loạt biện pháp này của Quân đội Ấn Độ, tờ “Thời báo Hồng Kông” ngày 12/7 đã dẫn lời của Daniel Thorp, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế, Đại học Brunel, London, phân tích cho rằng, trong chính giới Ấn Độ và lĩnh vực phân tích chiến lược, “Thuyết mối đe dọa Trung Quốc” không ngừng lan tràn trong 10 năm qua. Không ít người Ấn Độ lo ngại, Trung Quốc cuối cùng sẽ giới hạn sức ảnh hưởng của Ấn Độ ở cấp độ tiểu lục địa. Vì vậy, New Delhi luôn tăng cường hiện đại hóa trang bị trên nhiều lĩnh vực hải, lục, không quân, đồng thời tăng cường hợp tác với các nước Đông Á và Đông Nam Á, chống lại sự bành trướng và hung hãn của Trung Quốc. Máy bay trực thăng tấn công Mi-35 của Lực lượng hàng không - Lục quân Ấn Độ. Máy bay trực thăng hạng nhẹ tiên tiến ALH của Lục quân Ấn Độ. Trong hợp tác đối ngoại, năm 2010, Ấn Độ và Mông Cổ đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng, thiết lập ở Mông Cổ radar theo dõi hoạt động thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc. Để đối phó với việc Trung Quốc ủng hộ lâu dài cho Pakistan, Ấn Độ đã tăng cường quan hệ ngoại giao với Afghanistan và Tajikistan, hy vọng có được vai trò ảnh hưởng ở khu vực Nam Á để kiềm chế Trung Quốc. Tờ “Thời báo châu Á” dẫn quan điểm của Thorp cho rằng, bước tiếp theo Ấn Độ phải tăng cường hợp tác với Đông Nam Á. Cùng với sự phát triển của tình hình biển Đông, đối thoại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á chắc chắn sẽ càng thuận lợi hơn. Ngoài ra, quan hệ Nhật Bản-Ấn Độ được cho là có sự thay đổi mới trong thập niên thứ hai của thế kỷ này, nhưng tất cả những điều này đều là để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc - Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền. Bầu không khí chiến tranh Trung-Ấn cao hơn biển Đông Ngoài việc Lục quân có kế hoạch chi hơn 100 tỷ USD “chống lại Trung Quốc và Pakistan”, trang mạng “Ấn Độ ngày nay” cũng có bài viết nhan đề “Trước thềm tròn 50 năm xung đột Trung-Ấn năm 1962, nguy cơ xung đột Trung-Ấn tăng lên”. Bài viết cho rằng, “người láng giềng này (Trung Quốc) hiện nay có thể mong muốn một cuộc chiến tranh thực sự”. Bài báo cho rằng, nguy cơ Ấn Độ xảy ra xung đột quy mô nhỏ, tiến tới đẩy hai người khổng lồ châu Á này tới bờ vực chiến tranh đã đến rất gần, “điều thần bí hơn là, lời cảnh báo về mây đen chiến tranh lại được đưa ra đúng vào đêm trước tròn 50 năm xảy ra xung đột Trung-Ấn tháng 10/1962”. Theo bài báo, tuần trước, một tài liệu bí mật của cơ quan tình báo Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ gây ra bất ổn hoặc xung đột quy mô nhỏ ở khu vực xung quanh tuyến kiểm soát. “Trung Quốc đang tính toán đến hành động này nhằm chuyển sự chú ý của các bên đối với vấn đề trong nước”. Tên lửa hành trình siêu âm Brahmos phiên bản Lục quân do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển. Cơ quan tình báo này cho rằng, hành động dọc theo tuyến kiểm soát của Trung Quốc tăng lên rất nhiều, lần đầu tiên Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu ở sân bay Gonggar (Cống Ca) ở khu tự trị Tây Tạng trong cả mùa đông, Trung Quốc còn kích hoạt radar tìm kiếm và theo dõi kiểu mới của Quân khu Lan Châu và ở chỗ giáp giới với Ấn Độ nhằm theo dõi hoạt động của Ấn Độ. Ngoài ra, tháng 6/2012, Quân đội Trung Quốc đã tiến hành diễn tập quy mô lớn nhằm vào Ấn Độ tại khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải. Ấn Độ cho rằng, mặc dù ở biển Đông, Trung Quốc và rất nhiều nước có tranh chấp, nhưng Trung Quốc không có nhiều khả năng gây chiến tranh ở biển Đông, bởi vì điều này sẽ khiến cho Mỹ và các nước phương Tây khác can thiệp. Trong khi đó, khả năng xảy ra một cuộc xung đột nhỏ ở biên giới Trung-Ấn lại rất lớn. (Nguồn :: Báo Giáo Dục VN) |
Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011
>> "Trò chơi đố chữ" trên Biển Đông
Tuyên bố Hành xử ở Biển Đông, các bên đang chơi "trò đố chữ", các nước trong khu vực gia tăng sức mạnh quân sự bảo vệ chủ quyền...
Philippines tăng cường sức mạnh quân sự bảo vệ chủ quyền trên biển Đông Theo thông tin từ các báo, ngày hôm qua (23/8), Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tuyên bố sẽ tăng cường sức mạnh quân sự nhằm bảo vệ chủ quyền của Manila trên biển Đông. Ông Aquino tuyên bố tàu chiến lớp Hamilton, Gregorio del Pilar biểu trưng cho khả năng của Philippines mục tiêu canh phòng, bảo vệ và nếu cần thiết sẽ chiến đấu vì lợi ích quốc gia. Tổng thống Aquino luôn cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông Philippines gần đây liên tiếp lên tiếng về việc Trung Quốc trở nên cứng rắn hơn trong những tuyên bố chủ quyền trên biển. Trung Quốc từng có nhiều hành động gây hấn với ngư dân Philippines và Việt Nam ở biển Đông. Khi căng thẳng leo thang, Philippines kêu gọi đồng minh lâu năm Mỹ giúp đỡ tăng cường quân sự bởi ông Aquino cho hay, Philippines không thể tự kiềm chế Trung Quốc. Mỹ hứa giúp Philippines nâng cấp quân đội nhưng không tiết lộ cụ thể lộ trình hỗ trợ quân sự. Trong khi đó, giới truyền thông Trung Quốc trong tháng này cảnh báo Philppines có thể phải “trả giá đắt” nếu tiếp tục tăng cường quân sự trên biển Đông. Tuy nhiên, quân hệ song phương giữa hai bên vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Đáng chú ý, Tổng thống Philippines đưa ra tuyên bố trên chỉ ít ngày trước chuyến thăm Trung Quốc, nước có nhiều hành động gây hấn nhằm độc chiếm biển Đông trong thời gian gần đây. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Aquino sẽ diễn ra từ ngày 30/8-3/9. Dự kiến, vấn đề biển Đông sẽ là trọng tâm chương trình nghị sự của chuyến thăm này. Petronas Malaysia đẩy mạnh khai thác khí đốt tại Biển Đông Tập đoàn năng lượng quốc doanh Petronas của Malaysia ngày 23/8 cho biết sẽ tham gia một dự án trị giá 15 tỉ ringgit (5 tỉ USD) để khai thác các mỏ khí đốt nằm ở khu vực ngoài khơi phía Đông của nước này. Thông tin được đăng tải trên Petrotimes. Trong một tuyên bố, Petronas nêu rõ với sự tham gia của các đối tác khác, dự án “Bể Bắc Malay” sẽ khai thác khí đốt từ 9 mỏ nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của Malaysia. Tập đoàn này cũng sẽ lắp đặt một đường ống dẫn dài 200 km nhằm vận chuyển khí đốt từ các mỏ trên tới Kerteh, thuộc bang Terengganu. Trong tuyên bố trên, Petronas không công bố tên các đối tác cùng tham gia dự án này. Nhiều động thái tăng cường vũ trang trong khu vực Theo thông tin đăng tải trên Thanh niên: Giữa lúc có nhiều quan ngại về sự phát triển quân sự của Trung Quốc, một số nước và vùng lãnh thổ đồng loạt tuyên bố tăng cường vũ trang. Từ tàu chiến… Ngày 23.8, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố sẽ tăng cường phòng vệ khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Phát biểu này được đưa ra trong buổi lễ đón tàu chiến lớn nhất từ trước đến nay của nước này tại vịnh Manila, theo AFP. Ông Aquino nói tàu BRP Gregorio del Pilar sẽ được dùng để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Manila cũng như các hoạt động dầu khí của nước này ở biển Đông. Trước đó, Philippines cáo buộc hải quân Trung Quốc đe dọa ngư dân ở biển Đông, quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí cũng như cắm cột mốc ở một số đảo mà Manila tuyên bố chủ quyền, theo AFP. Ngoài ra, tờ Sunday Times ngày 22.8 dẫn lời một số quan chức giấu tên loan tin Mỹ cũng đang có kế hoạch triển khai các siêu tốc hạm tàng hình lớp Independence đến những khu vực tranh chấp trên biển Đông. Các lãnh đạo Philippines lên tàu Grogorio del Pilar ngày 23.8 - Ảnh: AFP Bên cạnh đó, Ấn Độ, vốn đang lo ngại Trung Quốc phát triển hải quân xuống vùng Ấn Độ Dương, vừa tăng cường thêm tàu chiến cho Hạm đội phía đông. Tàu hộ vệ tàng hình INS Satpura. Theo báo The New Indian Express, hải quân Ấn Độ ngày 20.8 đưa vào biên chế tàu chiến tàng hình INS Satpura. Tàu này được trang bị nhiều hệ thống vũ khí, gồm có tên lửa đối không Barak, tên lửa hành trình Klub do Nga sản xuất, vũ khí chống tàu ngầm và 2 trực thăng. ...đến tên lửa, máy bay Nhằm đối phó sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc, trong thời gian qua, Đài Loan cũng liên tục thông báo phát triển vũ khí mới. Ngày 22.8, nghị sĩ Lâm Hữu Phương cho hay đảo này dành ngân sách hơn 1 triệu USD nhằm phát triển một loại tên lửa tầm xa có thể đánh trả các căn cứ quân sự dọc bờ biển đông nam của đại lục. “Như vậy Đài Loan không cần phải đưa máy bay chiến đấu đến gần mục tiêu ở đại lục và tránh được nhiều thiệt hại”, AFP dẫn lời ông Lâm đánh giá. Trước đó, nghị sĩ này cũng cho hay Đài Loan đang nghiên cứu phát triển phiên bản mới của tên lửa siêu thanh Hùng Phong III, được cho là có khả năng tiêu diệt tàu sân bay. Tên lửa siêu thanh Hùng Phong III Nhật Bản cũng không ngồi yên trước những diễn biến phức tạp trong khu vực. Mới đây, Kyodo News đăng tấm ảnh chụp cảnh lắp ráp máy bay chiến đấu F-35 trong một nhà máy của hãng Lockheed Martin tại Fort Worth (Texas, Mỹ). Nhật xúc tiến mua máy bay chiến đấu F35 Hãng tin này dẫn lời một nhân vật cấp cao của Lockheed Martin cho biết giá bán một chiếc F-35 dành cho Nhật Bản vào khoảng 65 triệu USD. Một số nguồn tin khác cho biết Tokyo có thể nhận hàng vào năm 2016. Trò đố chữ ở Biển Đông “Trung Quốc tiếp tục trì hoãn những nỗ lực đa phương để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Các chính khách không tiếc lời ca ngợi và coi đó là bước đột phá ngoại giao, giới phân tích thì nhanh chóng khẳng định sự lạc quan. Nhưng trên thực tế, thoả thuận ký kết tháng trước giữa Trung Quốc và ASEAN xung quanh mối quan hệ Biển Đông lại chẳng thay đổi điều gì”. Nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore Barry Wain, từng là biên tập của nhật báo Phố Wall châu Á bình luận về vấn đề biển Đông, Vietnamnet trích dịch. Ngoại trưởng Mỹ và người đồng cấp Trung Quốc. Ảnh: Wall Street Journal Gặp gỡ tại Bali, hai bên đã nhất trí về tám hướng dẫn thực thi Tuyên bố Hành xử của các bên ở Biển Đông thông qua năm 2002. Trong bản tuyên bố, họ cam kết giải quyết những bất đồng một cách hòa bình, nỗ lực tự kiềm chế, và không làm gì để "phức tạp hóa hay leo thang tranh chấp". Thỏa thuận Bali có thể chỉ vì ASEAN đã từ bỏ khẳng định rằng, hướng dẫn phải được bàn thảo giữa 10 nước thành viên ở tư cách một nhóm trước khi thảo luận với Trung Quốc. Điều này về cơ bản là sự nhượng bộ vô nghĩa. Các thành viên ASEAN dù thế nào cũng tự thảo luận với nhau, thực tế là họ có bổn phận như vậy, và Trung Quốc biết điều đó. Toàn bộ thỏa thuận như một trò đố chữ làm xói mòn bất cứ tuyên bố nào cho rằng, nó là dấu hiệu của tiến triển thực sự. ASEAN và Trung Quốc giờ đây đã trở lại gần nơi họ bắt đầu khi ký kết tuyên bố, mà bản thân tuyên bố ấy không mang lại sự thỏa mãn cho một bộ quy tắc hành xử thực sự. Bắc Kinh và các nước Đông Nam Á đã lãng phí 9 năm với một kết quả không có thực tế. Họ đã lao vào một trò chơi tuyên truyền chính trị - ngoại giao hơn là nỗ lực nghiêm túc để quản lý các khả năng xung đột tại Biển Đông. Bước đi tạm thời Ông Barry Wain tiếp tục phân tích, việc thúc đẩy tuyên bố chỉ là bước tạm thời đánh dấu sự tin tưởng chính trị ở mức cao hơn giữa họ và góp phần vào hòa bình, ổn định ở Biển Đông - nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và bốn nước Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc tự đưa ra tuyên bố chủ quyền lớn nhất, hầu như bao trùm toàn bộ vùng biển. Trung Quốc tự đưa ra tuyên bố chủ quyền lớn nhất, hầu như bao trùm toàn bộ vùng biển. Trong khi đó, Đông Nam Á lại đang tận hưởng những lợi ích từ việc Trung Quốc gia tăng thương mại và đầu tư thông qua một thỏa thuận tự do thương mại ký kết năm 2002. Tuyên bố đã minh chứng là không có hiệu quả. Mặc dù không một bên tuyên bố chủ quyền nào vi phạm các điều khoản xâm chiếm đảo đá hoặc đảo san hô không có người ở, nhưng một số bên lại áp dụng những cách thức khác để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình, và gây hấn nhất chính là Trung Quốc - với bản đồ 9 đoạn khẳng định chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông. Sau ít năm tương đối yên bình, căng thẳng trong khu vực lại gia tăng nguy hiểm trở lại. Trong khi đó, sứ mệnh của Nhóm làm việc chung ASEAN - Trung Quốc trong việc thực thi tuyên bố lại bị đình trệ xung quanh phản ứng của Bắc Kinh về việc ASEAN thảo luận riêng rẽ trước khi gặp gỡ với Trung Quốc. Trung Quốc khăng khăng rằng, tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết song phương giữa các bên tuyên bố chủ quyền, chứ không theo con đường đa phương. Và quan chức ASEAN thì không hề nghi ngờ về việc Trung Quốc sử dụng vấn đề này để biện minh cho việc không thực thi tuyên bố. Vào tháng 7, khi Diễn đàn Khu vực ASEAN tới gần, tất cả các bên quyết định "chiến thuật xác định lại quan điểm và làm dịu căng thẳng khi thời gian tới gần". Và ít nhất Trung Quốc đã phải thừa nhận, dù rất khôn khéo. Họ cho phép "hồ sơ tóm tắt" cuộc gặp giữa các quan chức Trung Quốc và ASEAN bao gồm cả ghi chú rằng, ASEAN có ý định tiếp tục tham vấn giữa các thành viên. Tránh can thiệp từ Mỹ Theo ông Barry Wain, khi những hướng dẫn thực hiện tuyên bố hầu như không có tác dụng trong việc kiềm chế cách hành xử ngày một gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông thì sự kiềm chế đích thực với Trung Quốc là việc hiện diện của Hải quân Mỹ và cần phải có một mối quan hệ Mỹ - Trung ổn định. Sự kiềm chế đích thực với Trung Quốc là việc hiện diện của Hải quân Mỹ Mỹ đã can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ ít nhất một lần. Năm ngoái, tại Diễn đàn khu vực ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố, Mỹ có "lợi ích quốc gia" trong tự do hàng hải ở Biển Đông. Nói về thỏa thuận năm 2002, bà nói: "Chúng tôi khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận về một bộ quy tắc ứng xử". Bắc Kinh hầu như chắc chắn nhất trí các hướng dẫn vì họ muốn trấn an ASEAN sau khi các tàu Trung Quốc dính dáng tới một số sự cố ở Biển Đông, khiến cả Việt Nam và Philippines lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Có lẽ Trung Quốc không muốn các thành viên ASEAN khuyến khích người Mỹ can thiệp lần nữa. Mặc dù Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nói rằng, nước này sẽ bắt đầu một bộ quy tắc hành xử "ở thời gian thích hợp", nhưng quan chức Đông Nam Á vẫn hoài nghi điều đó. Họ đơn giản không tin là Bắc Kinh đã thay đổi. Thực tế là, họ cho rằng Trung Quốc lại tìm ra cái cơ khác để hoãn thực thi tuyên bố này. |
Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011
>> Học giả Trung Quốc nêu bốn 'lựa chọn' cho vấn đề biển Đông
Tranh chấp biển Đông là vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều bên, không thể giải quyết triệt để trong thời gian ngắn. Tiến sĩ Trương Tiếu Thiên thuộc ĐH Quốc phòng Trung Quốc có bài viết đăng trên báo Quốc phòng Trung Quốc đề cập đến bốn cách tư duy giải quyết vấn đề biển Đông. Cách thứ nhất: Giải quyết bằng vũ lực – cuộc đấu kép giữa quân sự và chính trị Quan sát trên mạng hiện nay sẽ thấy rất nhiều người ủng hộ biện pháp dùng vũ lực giải quyết vấn đề biển Đông. Xét tổng thể về so sánh lực lượng thì thực lực quân sự của Trung Quốc chắc chắn mạnh hơn Philippines, khả năng giành thắng lợi cũng nhiều hơn. Hơn nữa, Mỹ không có lợi ích chiến lược mang tính thực chất ở biển Đông, nếu Trung Quốc dùng vũ lực giọng điệu của Mỹ sẽ không nhẹ nhàng nhưng cũng khó có thể ra tay mạnh mẽ với Trung Quốc vì vấn đề biển Đông. Từ đó có thể suy luận, nếu xảy ra chiến tranh ở biển Đông, Trung Quốc rất có thể giành thắng lợi về mặt quân sự, song đồng thời ảnh hưởng bất lợi của việc giải quyết bằng vũ lực cũng sẽ hết sức rõ rệt: Thứ nhất, sẽ khiến cho thù hận giữa Trung Quốc với Philippines, thậm chí với cả một số nước khác tích tụ lâu dài, ảnh hưởng đến tình hình khu vực xung quanh Trung Quốc. Thứ 2, khiến cho rạn nứt giữa Trung Quốc và khối chính trị châu Á, chủ yếu là ASEAN sẽ lớn thêm, thế lực thứ ba bên ngoài sẽ được lợi, rơi trúng kế kiềm tỏa của Mỹ. Thứ 3, ý tưởng chính trị của Trung Quốc sẽ bị nghi ngờ, cộng thêm sự kích động, xúi giục của nước lớn bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến môi trường chiến lược của Trung Quốc, cản trở cơ hội phát triển chiến lược của Trung Quốc. Học giả Trung Quốc cho rằng, nếu xảy ra chiến tranh ở biển Đông, Trung Quốc rất có thể giành thắng lợi về mặt quân sự. Ảnh minh họa. Nếu xem xét một cách biện chứng thì ảnh hưởng sử dụng vũ lực không phải là thắng lợi tuyệt đối mà phải căn cứ theo thời cơ, xu thế và tình hình của nước bá quyền để nắm bắt một cách linh hoạt. Cách thứ 2: Thỏa hiệp nhượng bộ - nhân nhượng lợi ích đơn phương hoặc đa phương Trong xử lý các vấn đề quốc tế, nhất là trong cuộc chơi chiến lược giữa các nước lớn, khả năng các bên lợi ích liên quan tuyệt đối không thỏa hiệp, không nhân nhượng là rất ít, nghĩa là dù nhiều dù ít đều có phần nhượng bộ nào đó. Vấn đề thỏa hiệp hoặc nhượng bộ đề cập ở đây liên quan đến hai khả năng: Thứ nhất, Trung Quốc đơn phương chịu hy sinh để thỏa hiệp, nhượng bộ. Thứ 2 là các bên lợi ích liên quan đều có sự thỏa hiệp nhân nhượng trên cơ sở tôn trọng, thông cảm và hiểu biết lẫn nhau. Điều rõ ràng là đơn phương thỏa hiệp sẽ là tổn hại tuyệt đối về lợi ích quốc gia, hơn nữa không nhất thiết có thể đổi lại được hòa bình lâu dài, cũng không có lợi cho việc giải quyết triệt để vấn đề, như vậy là một hạ sách. Về mặt lý thuyết, việc các bên đều có thỏa hiệp và nhượng bộ nào đó là tương đối hiện thực, dễ dàng cho việc giải quyết vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, trong thao tác thực tế, cách nghĩ về các bên đều có thỏa hiệp, nhượng bộ nhất định cũng đứng trước rất nhiều thách thức mang tính hiện thực. Thứ nhất, có nước không muốn có bất cứ nhượng bộ nào. Thứ 2, có nước được một muốn mười, không ngừng gặm nhấm như tằm ăn lá dâu đối với lợi ích biển của Trung Quốc. Thứ 3, có nước lôi kéo thế lực nước lớn ngoài khu vực, hòng làm cho vấn đề biển Đông trở nên phức tạp hóa. Trong bối cảnh như vậy, cách tư duy chiến lược cho rằng một bên nào đó đơn thuần thỏa hiệp sẽ khiến cho lợi ích quốc gia của mình bị tổn hại. Nếu muốn thay đổi tình hình, khiến cho nước đương sự hữu quan đều ngồi vào bàn hiệp thương thẳng thắn và thành thật thì phải có biện pháp mạnh mẽ trong các phương diện chính trị, kinh tế, quân sự, quốc tế.., tạo điều kiện cho hiệp thương công bằng. Cách thứ 3: Gác lại lâu dài – đau khổ vướng víu cả trước mắt và lâu dài Gác lại lâu dài là biện pháp gác lại tranh chấp, đợi điều kiện chín muồi sẽ tiếp tục giải quyết. Vào thập niên 80 thế kỷ trước, Đặng Tiểu Bình đề xuất tư tưởng chỉ đạo "chủ quyền thuộc về ta, gác lại tranh chấp, cùng khai thác", tạm thời được gác lại vấn đề biển Đông, đợi điều kiện chín muồi sẽ tiếp tục tìm biện pháp giải quyết theo nguyên tắc chủ quyền thuộc về ta. Đến nay vấn đề Biển Đông đã được gác lại hơn 20 năm, ảnh hưởng tích cực là có được thời gian cho phát triển quốc gia, thực lực của quốc gia được nâng lên mạnh mẽ nhưng ảnh hưởng tiêu cực là trong hơn 20 năm đó tranh chấp không ngừng xảy ra. Nghiêm trọng hơn nữa là biển phân chia, các đảo bị xâm chiếm, tài nguyên bị cướp đoạt, tình hình như vậy không ngừng xấu đi mấp mé ranh giới không thể tiếp tục gác lại. Trong thời gian tới nếu muốn tiếp tục gác lại sẽ phải đứng trước rất nhiều thách thức: Thứ nhất, tiếp tục gác lại có nghĩa là vấn đề cứ tiếp tục tồn tại, ảnh hưởng lâu dài đến ổn định ở môi trường xung quanh. Thứ 2, tiếp tục gác lại sẽ khiến cho vấn đề tập trung áp lực, cộng thêm bị nước bá quyền kiềm chế, cùng với ảnh hưởng của một số vấn đề an ninh khác sẽ tồn tại rủi ro bị kích hoạt tập trung trong một thời kỳ nào đó; Thứ 3, tiếp tục gác lại cho thấy rạn nứt ở Đông Nam Á, thậm chí ở cả khu vực châu Á sẽ tồn tại lâu dài, không có lợi cho việc chấn chỉnh xu thế chiến lược tổng thể. Cách thứ 4: "Cùng có" – sức cuốn hút của thời đại hòa bình và phát triển Tư duy chiến lược "cùng có" có nội hàm đặc biệt. Về mặt lý luận, không phải là các nước hữu quan cùng có chung biển Đông mà bao hàm ba lớp ý nghĩa sau đây: Thứ nhất, đối với khu vực lãnh hải mà bên liên quan đã công nhận rõ cho nước nào đó có chủ quyền thì không cho phép tranh chấp trở lại và gây nên tranh chấp. Thứ 2, đối với vùng biển mà các bên liên quan đang tranh chấp, nếu theo truyền thống lịch sử và luật pháp quốc tế đều có chứng cứ rõ ràng cho thấy phải thuộc về nước nào đó thì cần hiệp thương tập thể để công nhận là thuộc về nước đó. Thứ 3, đối với vùng biển mà các bên đang tranh chấp, nếu không có chứng cứ được toàn thể các bên nhất trí công nhận, không thể chứng minh phải thuộc về nước nào thì có thể xác định các nước đương sự cùng có chung theo hình thức nào đó. "Hình thức nào đó" cụ thể là gì, cần phải tiếp tục đi sâu khai thác, tìm kiếm. Theo suy nghĩ sơ bộ, ít nhất có thể có hai cách xác định: Một là quy thuộc chủ quyền về chính trị và quyền lợi kinh tế đối với vùng biển đó sẽ được hai hoặc hai nước trở lên cùng sở hữu, không có phân định rõ rệt theo giới hạn địa lý, các nước đương sự cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ bằng hình thức cổ phần; Hai là quyền lợi chính trị đối với vùng biển quy về cho một nước nào đó sở hữu, đồng thời lợi ích kinh tế sẽ quy về cho các nước đương sự cùng sở hữu, các nước đương sự căn cứ theo theo tỷ lệ giá trị kinh tế để cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ an ninh vùng biển. Tư duy chiến lược "cùng có" có những ưu điểm rõ rệt. Thứ nhất, có thể loại bỏ mâu thuẫn và tranh chấp giữa các nước với nhau, dễ được Chính phủ và nhân dân các nước chấp nhận. Thứ 2, các nước đương sự có thể cùng hưởng lợi ích kinh tế, thúc đẩy các nước cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ. Thứ 3, có thể liên hệ chặt chẽ các nước đương sự lại với nhau, cùng có lợi ích chung ở khu vực biển Đông, xây dựng quan hệ chiến lược hữu nghị và môi trường chiến lược hữu nghị. Một ưu điểm rõ nét hơn nữa là hiện nay ngày càng có nhiều người nhận thức được rằng "trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21 con đường phát triển trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc đòi hỏi phải cụ thể hóa thêm một bước", "một xu hướng quan trọng là mở rộng và làm sâu sắc thêm điểm gặp gỡ lợi ích giữa các bên, từ các nước và các khu vực khác nhau sẽ xây dựng một cách toàn diện thành cộng đồng lợi ích trong các lĩnh vực khác nhau và ở các cấp độ khác nhau". Theo tư tưởng này thì việc coi tư duy chiến lược "cùng có" là cách thử nghiệm hữu ích để giải quyết vấn đề biển Đông không chỉ có lợi cho việc giải quyết bản thân vấn đề biển Đông, mà sẽ còn đặt cơ sở để xây dựng cộng đồng lợi ích giữa các bên, tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển lâu dài, thậm chí dẫn dắt thế giới đến tiến bộ. Tuy nhiên, tư duy "cùng có" đòi hỏi phải có một số điều kiện, một điểm quan trọng trong đó là khả năng lý giải và tiếp nhận của các nước đương sự đối với ý tưởng "cùng có". Hiện nay và một thời kỳ tới đây, trong tiếng gọi hấp dẫn của trào lưu chủ quyền quốc gia có thể nhân nhượng một phần để cùng phát triển, có tồn tại khả năng này. Trong bốn kiểu tư duy chiến lược nói trên, kiểu nào cũng đều có cả thế mạnh, thế yếu và phải có những điều kiện cơ bản, cần xuất phát từ toàn cục chiến lược an ninh và phát triển quốc gia để có được quy hoạch tổng thể đối với vấn đề biển Đông. Dù lựa chọn theo cách tư duy nào cũng đều phải kết hợp tình hình thực tế để nắm bắt vấn đề, cần vận dụng một cách tổng hợp tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và sức mạnh quân sự của quốc gia. Trong thao tác thực tế có thể lấy một kiểu nào đó làm chủ thể, các kiểu khác còn lại là phụ trợ, nhưng cũng có thể phối hợp tất cả. Ngoài ra, cần phải chỉ rõ rằng cần đối phó thỏa đáng với nước lớn ngoài khu vực gây trở ngại, lợi dụng và can thiệp, vừa phải đề phòng tổn thất lợi ích quốc gia lại vừa phải đề phòng tổn hại lợi ích khu vực. Đó là nhân tố bên ngoài lớn nhất ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề biển Đông, cũng là nhân tố then chốt khiến cho chiến lược khu vực biển Đông có thành công được hay không. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)