Sau nhiều năm tháng chờ đợi, Trung Quốc đã được sở hữu tàu đổ bộ đệm khí “khủng” nhất thế giới hiện nay. >> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng >> Tàu đổ bộ trực thăng Angthong của Thái Lan Ngày 12/4, Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Ukrspecexport (Ukraine) đã tổ chức buổi lễ bàn giao tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon cho Trung Quốc tại nhà máy Feodosiya. Việc bàn giao chiếc tàu đổ bộ đệm khí này là một phần trong hợp đồng trị giá 350 triệu USD mua 4 tàu Project 958 giữa Ukraine và Trung Quốc được ký kết vào năm 2009. Theo các điều khoản, 2 tàu sẽ được đóng tại Ukraine và còn lại sẽ được đóng tại Trung Quốc dưới sự chuyển giao công nghệ và giám sát từ các chuyên gia của Ukraine. Về nguồn gốc của tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon còn tồn tại khá nhiều tranh cãi. Trong khi phía Nga cho rằng thực chất Project 958 Bizon chính là tàu đổ bộ đệm khí Project 12322 Zubr của nước này (chế tạo dưới thời Liên Xô). Về phần, Ukraine thì khăng khăng khẳng định Project 958 Bizon là thiết kế mới hoàn toàn. Vậy thực hư việc này thế nào? Không có Nga, còn Ukraine Nhằm tăng cường lực lượng đổ bộ đường biển cho hải quân, những năm 1990 Trung Quốc đã ngỏ ý với Nga mua tàu bổ độ đệm khí Project 12322 Zubr. Đây được xem là loại tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới. Họ đã đàm phán với Nga hơn 10 năm trời để mua Project 12322 Zubr cùng công nghệ, song vô hiệu. Một trong những nguyên nhân đàm phán đổ vỡ là do “cha đẻ” - Viện thiết kế TsMKB Almaz (Nga) chỉ chấp nhận chuyển giao tài liệu kỹ thuật sau khi nước này mua 10-15 tàu do họ đóng (đơn giá mỗi chiếc khoảng 65 triệu USD). Tàu đổ bộ đệm khí Project 12322 Zubr của Nga. Mặc khác, Nga chắc chắn không muốn chia sẻ bản quyền công nghệ loại tàu nhạy cảm này. Nó có thể làm thay đổi cán cân quân sự ở vùng Viễn Đông, cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng nó để chống lại nước Nga. Bị Nga từ chối, Trung Quốc tìm tới “nhờ vả” Ukraine. Mặc dù tàu đổ bộ Project 12322 Zubr được thiết kế tại Nga dưới thời Liên Xô, nhưng sau 1991 một vài chiếc đã được chia cho Ukraine. Vì thế, nước này cũng nắm những công nghệ chế tạo cùng những tài liệu kỹ thuật quan trọng liên quan tới loại tàu này. “Vận may” lúc đó đã mỉm cười vời người Trung Quốc, phía Ukraine nhanh chóng gật đầu sẵn sàng chế tạo loại tàu đệm khí này. Đặc biệt, họ sẵn sàng cấp giấy phép sản xuất cho Trung Quốc chế tạo trong nước. Người "anh em sinh đôi" Project 12322 Zubr mang tên Project 958 Bizon. Việc mất hợp đồng lẫn công nghệ tàu Project 12322 Zubr làm cho Viện TsKMB Almaz của Nga, cơ quan thiết kế tàu Zubr, rất tức giận và gây ra tranh cãi về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ với phía Ukraine. Bất chấp những cảnh báo từ phía Nga, Ukraine vẫn thực hiện hợp đồng này cho phía Trung Quốc và bắt tay đóng mới 2 tàu đổ bộ đệm khí được gọi là Project 958 Bizon nhằm tạo một tên gọi khác so với Project 12322 của Nga. Ukraine luôn khẳng định đây là thiết kế hoàn toàn mới, nhưng lập luận nước này đưa ra không thuyết phục. Thực sự, Project 958 Bizon như là “anh em sinh đôi” với Project 12322. Tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới Tuy Ukraine không công bố chi tiết thông số kỹ thuật của Project 958 Bizon nhưng căn cứ vào tàu Project 12322 Zubr có thể lờ mờ ước đoán được thông tin về tàu đổ bộ Trung Quốc mới nhận. Tàu có lượng giãn nước 555 tấn, dài 57,3 m, rộng 25,6 m, chiều cao tối đa trên đệm khí 21,9 m. Với kích thước này, nó được xem là tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay. Và đương nhiên Project 958 Bizon được chia sẻ một phần danh hiệu này. Tàu được trang bị 5 động cơ tuốc bin khí công suất 10.000 mã lực, cự ly hành trình hơn 300 hải lý ở tốc độ 108 km/h và 1.000 hải lý ở tốc độ 99km/h, thời gian hoạt động độc lập 5 ngày, thủy thủ đoàn 27 người. Project 12322 Zubr thiết kế để chở 3 xe tăng chiến đấu chủ lực (tổng trọng lượng 150 tấn) hoặc 10 xe bọc thép chở quân (tổng trọng lượng 131 tấn) cùng 140 lính đổ bộ. Hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh (tổng trọng lượng 115 tấn) hoặc 8 xe tăng lội nước hạng nhẹ. Loại tàu này có thể chở hàng trăm binh lính và phương tiện cơ giới chiến đấu. Ảnh minh họa Tàu có 4 khoang chở lính đổ bộ đủ chỗ cho 140 người. Khoang chở binh khí kỹ thuật có thể chứa thêm 366 lính (tổng cộng gần 500 lính). Vũ khí gồm hệ thống pháo phản lực phóng loạt A-22 Ogon dùng để yểm trợ hỏa lực quân đổ bộ. Hệ thống thiết kế với 2 bệ MS-227 22 nòng cỡ 140mm (cơ số 66 quả) với tầm bắn 800-4.500m. Tuy nhiên, không rõ biến thể Zubr do Ukraine sản xuất có được trang bị hệ thống rocket phóng loạt này hay không? Ngoài ra, tàu còn có 2 pháo phòng không cao tốc АK-630 (cơ số đạn 3.000 viên) và 8 tên lửa đối không Igla-S. Đặc biệt, tàu còn có thiết bị rải thủy lôi 20-80 quả tùy theo chủng loại. Việc Trung Quốc tiếp nhận loại tàu đổ bộ đệm khí khủng này khiến dư luận các nước trong khu vực tiếp tục đặt dấu hỏi về sự phát triển của Hải quân Trung Quốc. Trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường xuyên tuyên bố “sự trỗi dậy hòa bình” của họ. Nhưng rõ ràng đây là loại tàu được sử dụng cho mục đích chủ động tấn công. (Tổng hợp) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu đổ bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu đổ bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013
>> TQ sở hữu tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới?
Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012
>> Hải quân Mỹ có tàu đổ bộ mới
Hải quân Mỹ vừa quyết định thay thế các tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) hiện có. Hợp đồng thiết kế chế tạo và cung cấp loại tàu mới đã được ký kết với công ty Textron. >> Tàu đổ bộ trực thăng Angthong của Thái Lan >> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng Mẫu thiết kế tàu đổ bộ mới loại SSC của Hải quân Mỹ Theo hãng tin AFP, hợp đồng này trị giá 213 triệu USD với số lượng duy nhất một chiếc. Tuy nhiên, số lượng có thể sẽ tăng lên thành 10 chiếc với tổng giá trị 570 triệu USD. Theo hợp đồng, chiếc tàu mới đầu tiên thuộc loại SSC (Ship-to-Shore Connector – tạm dịch là Tàu đổ bộ kết nối tàu và bờ) sẽ được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2017. SSC sẽ thay thế tất cả các tàu đổ bộ LCAC hiện có trong biên chế trong Hải quân Mỹ với tổng số lượng 91 chiếc, bắt đầu từ năm 1982. Theo trang Defense Aerospace, SSC là loại tàu đổ bộ cao tốc với trọng tải lên tới 74 tấn và đạt tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ. Tàu chủ yếu được sử dụng cho lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ. Theo kế hoạch, các tàu đổ bộ cao tốc SSC sẽ có thời hạn phục vụ khoảng 30 năm. Hiện chưa có thêm bất kỳ chi tiết nào về loại tàu mới này được tiết lộ chính thức. Ngay từ hồi tháng 8/2010, Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch đặt hàng 72 chiếc SSC với tổng giá trị hợp đồng 4 tỷ USD. Tuy nhiên, việc ký hợp đồng thiết kế, thử nghiệm và cung cấp loại tàu này đã bị trì hoãn. Tàu đổ bộ LCAC hiện có trong biên chế Hải quân Mỹ Tàu đổ bộ đệm khí LCAC đóng vai trò lớn trong tác chiến của Hải quân Mỹ. Các tàu lớn không có khả năng cập sát bờ để đổ quân. Trong khi người và phương tiện tự "bơi" vào bờ theo kiểu sử dụng các xe lội nước hay tàu loại nhỏ sẽ không hiệu quả và mất tính bất ngờ. Các tàu LCAC với trọng tải lớn, tốc độ nhanh sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Với nguyên lý hoạt động sử dụng đệm khí để nâng tàu lên khỏi bề mặt địa hình khi di chuyển, tàu đệm khí có khả năng hoạt động ở nhiều loại địa hình khác nhau, kể cả đầm lầy và khu vực nước nông. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ từng sử dụng các tàu đệm khí trong các chiến dịch càn quét. Mới đây, Trung Quốc cũng mua 4 tàu đệm khí Zubr của Ucraina trị giá 315 triệu USD. Theo nhiều chuyên gia, các tàu này sẽ được tăng cường cho Biển Đông. Loại tàu này thậm chí còn lớn hơn nhiều so với tàu đổ bộ LCAC của Mỹ. Zubr có trọng lượng 550 tấn, dài 57,3 m, rộng 25,6 m. Tàu có thủy thủ đoàn 27 người và có tốc độ tối đa tới 60 hải lý/giờ. Đặc biệt, Zubr có khả năng chuyên chở cùng lúc 500 quân hoặc 3 xe tăng và 10 xe thiết giáp. Tàu được trang bị 4 hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M, 2 pháo tự động AK-630 30 mm, 2 bệ phóng rocket MS-227 140 mm. (Nguồn :: Báo Phụ Nữ) |
Nhãn:
Hải quân Mỹ,
Tàu đổ bộ,
Tàu đổ bộ LCAC,
Tàu đổ bộ SSC
Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012
>> Tàu đổ bộ trực thăng Angthong của Thái Lan
Thái Lan đang “âm thầm” trang bị vũ khí mới cho quân đội đặc biệt là hải quân. >> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng >> Hé lộ về tàu đổ bộ chở trực thăng đóng cho Thái Lan Tàu đổ bộ chở trực thăng LPD 791 Angthong của Hải quân, Quân đội Hoàng gia Thái Lan. Mới đây, trên các trang mạng và phương tiện truyền thông của Thái Lan đã xuất hiện một số hình ảnh được chụp vào ngày 4/3/2012 về việc thử nghiệm của tàu đổ bộ chở trực thăng mới LPD 791 Angthong. Tàu đổ bộ chở trực thăng mới LPD 791 Angthong do công ty đóng tàu ST Marine của Singapore, công ty con của tập đoàn Singapore Technologies Engineering, đóng cho Hải quân Thái Lan. Trước đó, vào năm 2008, Công ty đóng tàu ST Marine cũng đã tiết lộ một số thông tin hiếm hoi về việc chuẩn bị ký kết một hợp đồng với Hải quân Thái Lan đóng tàu đổ bộ chở trực thăng LPD (Landing Platform Dock). Tuy nhiên, khi đó không có một thông tin cụ thể về hợp đồng bí mật này cũng như tên chính thức của tàu. Chỉ biết, tàu đổ bộ trực thăng LPD dành cho Hải quân Thái Lan có kết cấu cùng loại với 4 chiếc tàu tàu đổ bộ chở trực thăng loại nhỏ lớp Endurance có chiều dài 141m mà công ty ST Marine thiết kế và chế tạo trong những năm 1996-2001 cho Hải quân Singapore. Điểm khác biệt chủ yếu của tàu đổ bộ chở trực thăng LPD là không có cửa dốc ở mũi tàu mà thay cho nó là các cửa và thang tàu ở mạn phải rộng gần 6m cho phép bốc xếp vũ khí, trang bị nhẹ và di chuyển binh lính. Tuy nhiên, sau này, khi dự án gần hoàn tất, theo một số thông tin rò rỉ cho biết, Hải quân Thái Lan đã ký với ST Marine hợp đồng trị giá 5 tỷ baht (tương đương 144 triệu USD) để thiết kế và đóng tàu đổ bộ chở trực thăng LPD 791 Angthong dài 141 m và một số xuồng đổ bộ vào tháng 11/2008 sau một cuộc thầu quốc tế. Hợp đồng cũng bao gồm việc chế tạo 4 tàu đổ bộ gồm 2 chiếc loại LCM (tàu đổ bộ xe tăng LCM -Landing Craft, mechanised) dài 23 m và 2 xuồng đổ bộ bộ binh LCVP dài 13 m. Hai tàu LCM sẽ được bố trí ở khoang đốc ở đuôi tàu đổ bộ trực thăng LPD, còn 2 xuồng LVCP bố trí trên các giá treo ở 2 bên sườn phần thượng của tàu. Tàu LPD 791 đã được chế tạo tại công ty ST Marine vào tháng 7/2009 và hạ thủy vào ngày 20/3/2011, đang được thử nghiệm các thiết bị. Thời điểm chuyển giao tàu LPD 791 Angthong cho Thái Lan dự kiến là vào giữa năm 2012. Tàu đổ bộ chở trực thăng LPD 791 Angthong do công ty đóng tàu ST Marine của Singapore, một công ty con của tập đoàn Singapore Technologies Engineering, chế tạo cho Hải quân Thái Lan. Tàu LPD 791 Angthong sẽ được dùng để chuyển chở vũ khí, trang bị, các phương tiện cơ động và binh sĩ, tham gia các chiến dịch yểm trợ, tìm cứu và cứu trợ nạn nhân thiên tai. Đặc tính và thiết kế trang bị của tàu Hệ thống động lực của tàu LPD 791 Angthong bao gồm 2 động cơ diesel Catepillar C280-12 mỗi động cơ tạo ra công suất 4.060 KW. Tàu được trang bị thiết bị trợ lái ở mũi. Tốc độ hành trình trên biển là 12 hải lý/giờ, tốc độ cơ động tối đa là 17 hải lý/giờ. Phạm vi hoạt động lên tới 5.000 hải lý. Nguồn điện được cấp bởi 4 máy phát 3512B công suất 900 kW. Công ty Terma Đan Mạch sẽ cung cấp cho tàu LPD 791 Angthong hệ thống chỉ huy chiến đấu C-Flex, radar C-Search và tổ hợp các sensor, bao gồm radar phát hiện mục tiêu bay, mục tiêu mặt nước SCANTER 4100 với hệ thống nhận dạng bạn-thù và hệ thống quang điện tử điều khiển hỏa lực C-Fire với 1 khí tài ảnh nhiệt, 1 camera truyền hình và 1 máy đo tầm xa laser. Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Endurance của Hải quân Singapore. Hệ thống vũ khí của tàu gồm 1 pháo 76 mm Super Rapid của công ty OTO Melara và 2 giá để lắp các khẩu pháo MSI Seahawk 30 mm. Ngoài ra, trên cầu chỉ huy có thể lắp 2 súng máy. Tàu LPD 791 Angthong dài 141 m, lượng giãn nước 7.600 tấn. Tàu có thể chở 300 binh lính. Thủy thủ đoàn gồm 120 người cộng thêm 15 người của đội bay, tức là gần gấp đôi tàu Endurance của Hải quân Singapore. Tuy nhiên, tàu Endurance lại có trọng tải lớn hơn với lượng giãn nước là 8.500 tấn. Ngoài ra, với biên chế thủy thủ đoàn như vậy, cho thấy tàu đổ bộ chở trực thăng LPD 791 Angthong của Thái Lan có trình độ tự động hóa kém hơn. |
Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011
>> Tàu đổ bộ chủ lực của Trung Quốc
Hải quân Trung Quốc hiện có 54 tàu đổ bộ cỡ lớn và cỡ trung, có khả năng đổ bộ khoảng 12.000 quân, hoặc 1 sư đoàn.
Tàu kiểu 071 Ngọc Chiêu Lượng choán nước: 17.000 – 20.000 tấn Chiều dài: 210 m Chiều rộng: 26,5 m Mớn nước: 7 m Vận tốc: 20 hải lý/h Tầm hoạt động: 6.000 hải lý (tại 18 hải lý/h) Khả năng vận tải: 400-800 quân; 2 xuồng đổ bộ chở quân và phương tiện; 2-4 máy bay trực thăng Z-8 Super Frelon. Tàu kiểu 072 Ngọc Khang Gổm 7 chiếc, biên chế tại hạm đội Đông Hải (Số hiệu lần lượt là 927, 928, 929, 930, 931, 932, 933). Tàu kiểu 072 lớp Ngọc Khang Chiều dài: 120 m Chiều rộng: 15,3 m Mớn nước: 2,9 m Vận tốc: Lớn nhất 18 hải lý/h; Tiết kiệm 14 hải lý/h Tầm hoạt động: 3.000 hải lý (tại 14 hải lý/h) Thủy thủ đoàn: 130 Khả năng vận tải: 200 quân, 10 xe tăng, 2 xuồng đổ bộ chở quân và phương tiện (tổng cộng 500 t) Tàu kiểu 072-II Du Đình Gồm 10 chiếc: 5 chiếc tại hạm đội Đông Hải (908, 909, 910, 939, 940), 5 chiếc tại hạm đội Nam hải (934, 935, 936, 937, 991). Tàu kiểu 072-II lớp Du Đình 4.800 tấn (đầy tải) Chiều dài: 119,5 m Chiều rộng: 16,4 m Mớn nước: 2,8 m Vận tốc: Lớn nhất 17-18 hải lý/h; Tiết kiệm 14 hải lý/h Tầm hoạt động: 3.000 hải lý (tại 14 hải lý/h) Thủy thủ đoàn: 130 Khả năng vận tải: 250 quân, hoặc 10 xe tăng, hoặc 500 tấn hàng. Tàu kiểu 072-III Du Đình II Gồm 9 chiếc: 6 chiếc tại hạm đội Nam Hải (992, 993, 994, 995, 996, 997), 2 chiếc tại hạm đội Bắc Hải (911, 912), 1 chiếc tại hạm đội Đông Hải (913). Tàu kiểu 072-III lớp Du Đình II 4.800 tấn (đầy tải) Chiều dài: 119,5 m Chiều rộng: 16,4 m Mớn nước: 2,8 m Vận tốc: Lớn nhất 17 hải lý/h; Tiết kiệm 14 hải lý/h Tầm hoạt động: 3.000 hải lý (tại 14 hải lý/h) Thủy thủ đoàn: 104 Khả năng vận tải: 250 quân, hoặc 10 xe tăng, hoặc 500 tấn hàng. Tàu đổ bộ cỡ trung Hải quân Trung Quốc có 27 tàu đổ bộ cỡ trung bao gồm 11 chiếc kiểu 073-III lớp Ngọc Đăng (Yudeng), 10 chiếc kiểu 074 lớp Dục Hải (Yuhai), và 6 chiếc kiểu 074A. Ngoài ra còn có 31 tàu đổ bộ khác được coi là cỡ trung kiểu 079 lớp Vu Liên (Yulian), hoạt động chủ yếu ở vùng ven bờ và biển Đông. Tàu kiểu 073-III Ngọc Đăng Gồm 11 chiếc: 4 chiếc tại hạm đội Đông Hải (941, 942, 943, 944), 7 chiếc tại hạm đội Nam Hải (945, 946, 947, 948, 949, 950, 990). Tàu kiểu 073-III lớp Ngọc Đăng Chiều dài: 87 m Chiều rộng: 12,6 m Mớn nước: 2,25 m Vận tốc: Lớn nhất 17 hải lý/h, kinh tế 14 hải lý/h Tầm hoạt động: 1.500 hải lý (ở 14 hải lý/h) Thủy thủ đoàn: 74 Khả năng vận tải: 179 quân, hoặc 6 xe tăng, hoặc 8 xe tăng hạng nhẹ, hoặc 9 xe bọc thép, hoặc 12 xe quân sự, hoặc 250 tấn hàng Tàu kiểu 074 Dục Hải Gồm 10 chiếc: 5 chiếc tại hạm đội Bắc Hải (3111, 3113, 3115, 3116, 3117), 2 chiếc tại hạm đội Đông Hải (3229, 3244), 3 chiếc tại hạm đội Nam Hải (7593, 7594, 7595). Tàu kiểu 074 lớp Dục Hải 800 tấn (đầy tải) Chiều dài: 58,4 m Chiều rộng: 10,4 m Mớn nước: 2,7 m Vận tốc: 14 hải lý/h Tầm hoạt động: N/A Thủy thủ đoàn: 56 Khả năng vận tải: . 250 quân và 2 xe tăng, hoặc 100 tấn hàng Tàu kiểu 074A Gồm 6 chiếc: 2 chiếc tại hạm đội Bắc Hải (3128, 3129), 4 chiếc tại hạm đội Đông Hải (3232, 3233, 3234, 3235). Tàu kiểu 074A Tàu kiểu 079 Vu Liên Gồm 31 chiếc được biên chế tại hạm đội Nam Hải. Tàu kiểu 079 lớp Vu Liên 730 tấn (tiêu chuẩn), 833,4 tấn (đầy tải) Chiều dài: 60,3 m Chiều rộng: 10 m Mớn nước: 2,36 m Vận tốc: 12 hải lý/h Tầm hoạt động: 1.000 hải lý (7 ngày) Thủy thủ đoàn: 60 Khả năng vận tải: 5 xe tăng, hoặc 8 xe quân sự, hoặc 4 xe vận tải kéo theo 4 khẩu pháo 85mm, hoặc 200 tấn hàng. |
Nhãn:
hạm đội Nam Hải,
Tàu đổ bộ,
Tàu kiểu 071 Lớp Ngọc Chiêu,
Tàu kiểu 072 lớp Ngọc Khang,
Tàu kiểu 072-II lớp Du Đình,
Tàu kiểu 073-III,
trung quốc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)