Sau nhiều năm tháng chờ đợi, Trung Quốc đã được sở hữu tàu đổ bộ đệm khí “khủng” nhất thế giới hiện nay. >> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng >> Tàu đổ bộ trực thăng Angthong của Thái Lan Ngày 12/4, Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Ukrspecexport (Ukraine) đã tổ chức buổi lễ bàn giao tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon cho Trung Quốc tại nhà máy Feodosiya. Việc bàn giao chiếc tàu đổ bộ đệm khí này là một phần trong hợp đồng trị giá 350 triệu USD mua 4 tàu Project 958 giữa Ukraine và Trung Quốc được ký kết vào năm 2009. Theo các điều khoản, 2 tàu sẽ được đóng tại Ukraine và còn lại sẽ được đóng tại Trung Quốc dưới sự chuyển giao công nghệ và giám sát từ các chuyên gia của Ukraine. Về nguồn gốc của tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon còn tồn tại khá nhiều tranh cãi. Trong khi phía Nga cho rằng thực chất Project 958 Bizon chính là tàu đổ bộ đệm khí Project 12322 Zubr của nước này (chế tạo dưới thời Liên Xô). Về phần, Ukraine thì khăng khăng khẳng định Project 958 Bizon là thiết kế mới hoàn toàn. Vậy thực hư việc này thế nào? Không có Nga, còn Ukraine Nhằm tăng cường lực lượng đổ bộ đường biển cho hải quân, những năm 1990 Trung Quốc đã ngỏ ý với Nga mua tàu bổ độ đệm khí Project 12322 Zubr. Đây được xem là loại tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới. Họ đã đàm phán với Nga hơn 10 năm trời để mua Project 12322 Zubr cùng công nghệ, song vô hiệu. Một trong những nguyên nhân đàm phán đổ vỡ là do “cha đẻ” - Viện thiết kế TsMKB Almaz (Nga) chỉ chấp nhận chuyển giao tài liệu kỹ thuật sau khi nước này mua 10-15 tàu do họ đóng (đơn giá mỗi chiếc khoảng 65 triệu USD). Tàu đổ bộ đệm khí Project 12322 Zubr của Nga. Mặc khác, Nga chắc chắn không muốn chia sẻ bản quyền công nghệ loại tàu nhạy cảm này. Nó có thể làm thay đổi cán cân quân sự ở vùng Viễn Đông, cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng nó để chống lại nước Nga. Bị Nga từ chối, Trung Quốc tìm tới “nhờ vả” Ukraine. Mặc dù tàu đổ bộ Project 12322 Zubr được thiết kế tại Nga dưới thời Liên Xô, nhưng sau 1991 một vài chiếc đã được chia cho Ukraine. Vì thế, nước này cũng nắm những công nghệ chế tạo cùng những tài liệu kỹ thuật quan trọng liên quan tới loại tàu này. “Vận may” lúc đó đã mỉm cười vời người Trung Quốc, phía Ukraine nhanh chóng gật đầu sẵn sàng chế tạo loại tàu đệm khí này. Đặc biệt, họ sẵn sàng cấp giấy phép sản xuất cho Trung Quốc chế tạo trong nước. Người "anh em sinh đôi" Project 12322 Zubr mang tên Project 958 Bizon. Việc mất hợp đồng lẫn công nghệ tàu Project 12322 Zubr làm cho Viện TsKMB Almaz của Nga, cơ quan thiết kế tàu Zubr, rất tức giận và gây ra tranh cãi về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ với phía Ukraine. Bất chấp những cảnh báo từ phía Nga, Ukraine vẫn thực hiện hợp đồng này cho phía Trung Quốc và bắt tay đóng mới 2 tàu đổ bộ đệm khí được gọi là Project 958 Bizon nhằm tạo một tên gọi khác so với Project 12322 của Nga. Ukraine luôn khẳng định đây là thiết kế hoàn toàn mới, nhưng lập luận nước này đưa ra không thuyết phục. Thực sự, Project 958 Bizon như là “anh em sinh đôi” với Project 12322. Tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới Tuy Ukraine không công bố chi tiết thông số kỹ thuật của Project 958 Bizon nhưng căn cứ vào tàu Project 12322 Zubr có thể lờ mờ ước đoán được thông tin về tàu đổ bộ Trung Quốc mới nhận. Tàu có lượng giãn nước 555 tấn, dài 57,3 m, rộng 25,6 m, chiều cao tối đa trên đệm khí 21,9 m. Với kích thước này, nó được xem là tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay. Và đương nhiên Project 958 Bizon được chia sẻ một phần danh hiệu này. Tàu được trang bị 5 động cơ tuốc bin khí công suất 10.000 mã lực, cự ly hành trình hơn 300 hải lý ở tốc độ 108 km/h và 1.000 hải lý ở tốc độ 99km/h, thời gian hoạt động độc lập 5 ngày, thủy thủ đoàn 27 người. Project 12322 Zubr thiết kế để chở 3 xe tăng chiến đấu chủ lực (tổng trọng lượng 150 tấn) hoặc 10 xe bọc thép chở quân (tổng trọng lượng 131 tấn) cùng 140 lính đổ bộ. Hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh (tổng trọng lượng 115 tấn) hoặc 8 xe tăng lội nước hạng nhẹ. Loại tàu này có thể chở hàng trăm binh lính và phương tiện cơ giới chiến đấu. Ảnh minh họa Tàu có 4 khoang chở lính đổ bộ đủ chỗ cho 140 người. Khoang chở binh khí kỹ thuật có thể chứa thêm 366 lính (tổng cộng gần 500 lính). Vũ khí gồm hệ thống pháo phản lực phóng loạt A-22 Ogon dùng để yểm trợ hỏa lực quân đổ bộ. Hệ thống thiết kế với 2 bệ MS-227 22 nòng cỡ 140mm (cơ số 66 quả) với tầm bắn 800-4.500m. Tuy nhiên, không rõ biến thể Zubr do Ukraine sản xuất có được trang bị hệ thống rocket phóng loạt này hay không? Ngoài ra, tàu còn có 2 pháo phòng không cao tốc АK-630 (cơ số đạn 3.000 viên) và 8 tên lửa đối không Igla-S. Đặc biệt, tàu còn có thiết bị rải thủy lôi 20-80 quả tùy theo chủng loại. Việc Trung Quốc tiếp nhận loại tàu đổ bộ đệm khí khủng này khiến dư luận các nước trong khu vực tiếp tục đặt dấu hỏi về sự phát triển của Hải quân Trung Quốc. Trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường xuyên tuyên bố “sự trỗi dậy hòa bình” của họ. Nhưng rõ ràng đây là loại tàu được sử dụng cho mục đích chủ động tấn công. (Tổng hợp) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu đổ bộ đệm khí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu đổ bộ đệm khí. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013
>> TQ sở hữu tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới?
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011
>> Bí ẩn vụ tai nạn tàu đổ bộ Zubr
Cuối tháng 5/2011, tàu đổ bộ đệm khí cao tốc Zubr (do Trung Quốc đặt hàng) gặp tai nạn ngay khi chuẩn bị hạ thủy ở Ukraine.
Tàu đổ bộ “nhảy dù” Cụ thể, khi 2 cầu trục trong xưởng lắp ráp của Nhà máy đóng tàu đệm khí Morie (Ukraine) chuẩn bị hạ tàu đổ bộ đệm khí cao tốc Zubr xuống đất, thì một cầu trục bị phá hủy và sập xuống cùng con tàu này. Các tấm giáp bị văng khỏi tàu, phần trước con tàu bị phá hủy hầu như hoàn toàn, thân tàu bị biến dạng nghiêm trọng. Hiện tại, con tàu đang treo lơ lửng trên một dầm cầu trục còn lại vì chẳng ai dám lên cần cầu để hạ nó xuống. Đây là tàu đổ bộ đầu tiên do Ukraine đóng cho Trung Quốc theo hợp đồng ký năm 2009. Tàu đổ bộ đệm khí cao tốc Zubr. Theo một số nguồn tin, các dầm cầu trục đã hoạt động không đồng bộ khiến cấu trúc một cầu trục sập đổ do quá tải, làm 2 người chết và 2 người bị thương. Nhưng thiệt hại lớn nhất là chiếc cầu trục sập đổ đã làm biến dạng các kết cấu chịu tải của thân nhà xưởng. Bên ngoài, nhà xưởng có vẻ còn nguyên, nhưng bên trong thì không còn sử dụng được nữa. Nguyên nhân ban đầu được cho là lỗi của con người. Năm 2009, Công ty xuất khẩu vũ khí Ukrspetsexport (Ukraine) đã ký với Trung Quốc hợp đồng trị giá gần 350 triệu USD để đóng 4 tàu lớp Projekt 12322 Zubr Zubr (2 chiếc đóng tại Ukraine, 2 chiếc đóng ở TQ theo giấy phép, với sự tham gia của chuyên gia Ukraine). Mùa thu năm 2010, Công ty đóng tàu Morie ở Feodosya, Crimea, Ukraine đã khởi đóng 2 tàu đệm khí Zubr theo hợp đồng này. Thèm khát công nghệ Hải quân Trung Quốc rất thèm khát công nghệ đóng tàu Zubr để tăng cường khả năng tác chiến đổ bộ. Họ đã đàm phán với Nga hơn 10 năm trời để mua Zubr cùng công nghệ, song vô hiệu. Một trong những nguyên nhân đàm phán đổ vỡ là Viện thiết kế TsMKB Almaz của Nga, hãng thiết kế Zubr chỉ chấp nhận chuyển giao tài liệu kỹ thuật của Zubr sau khi Trung Quốc đã mua 10-15 tàu do họ đóng. Nga cũng có thể không muốn bán công nghệ tàu Zubr cho Trung Quốc vì loại tàu này sẽ có khả năng làm thay đổi cán cân quân sự ở Viễn Đông. Ngoài ra, Zubr có thể được Trung Quốc sử dụng để chống lại chính Nga trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ sau này. Bị Nga từ chối, Trung Quốc nhanh chóng ký hợp đồng với Ukraine. Việc lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đồng ý thanh toán phần lớn nợ nần của Nhà máy Morie cho thấy, họ rất quan tâm đến hợp đồng. Thắng lợi lớn nhất đối với Trung Quốc là theo hợp đồng, họ đã nhận được các tài liệu kỹ thuật của Zubr. Việc mất hợp đồng lẫn công nghệ tàu Zubr làm cho Viện TsKMB Almaz của Nga, cơ quan thiết kế tàu Zubr, rất tức giận và gây ra tranh cãi về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ với phía Ukraine. Ngày 30/5/2011, Ủy ban liên ngành điều tra nguyên nhân tai nạn đã bắt đầu làm việc ở Feodosya. Công ty Morie không loại trừ khả năng phía Trung Quốc đòi tiền bồi thường, thậm chí hủy hợp đồng. Vì Trung Quốc tội gì phải mất tiền cho Ukraine nếu họ có thể tự đóng lấy tàu. Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã nhận được bộ tài liệu kỹ thuật thiết kế trước thời hạn. Đa số cán bộ của công ty Morie hiện đang làm việc ở Trung Quốc để gấp rút xây dựng một nhà máy giống hệt. Như vậy, với tài liệu kỹ thuật trong tay, không lâu nữa, Trung Quốc với sự giúp đỡ của các chuyên gia Ukraine sẽ có khả năng đóng các tàu đổ bộ Zubr với số lượng tùy thích. Tàu đổ bộ đệm khí cao tốc lớn nhất thế giới Zubr dùng để vận chuyển, đổ bộ binh khí kỹ thuật và các đơn vị đổ bộ lên bờ biển không được chuẩn bị trước và chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu cũng có thể vận chuyển thủy lôi và rải các bãi thủy lôi. Thời Liên Xô, các tàu Zubr được đóng tại Nhà máy đóng tàu Morie (Ukraine) và hãng TsKMB Almaz ở St. Petersburg (Nga). Ngoài Nga, Ukraine, chỉ có 5 nước khác có khả năng chế tạo tàu đổ bộ đệm khí cao tốc là Anh, Mỹ, Australia, Canada và New Zealand. Ưu điểm nổi bật của Zubr là kết hợp được tốc độ cao, trọng tải lớn và khả năng lội nước độc đáo. Zubr hiện có trong trang bị của hải quân Nga và Hy Lạp, còn các tàu trong trang bị của Ukraine đã bị loại bỏ. Zubr có thể chở 3 xe tăng chủ lực, tổng trọng lượng 150 tấn; hoặc 10 xe bọc thép chở quân có tổng trọng lượng 131 tấn và 140 lính đổ bộ; hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh, tổng trọng lượng 115 tấn; hoặc 8 xe tăng bơi. Tàu có 4 khoang chở lính đổ bộ đủ chỗ cho 140 người. Khoang chở binh khí kỹ thuật có thể dùng để chở thêm 366 lính (tổng cộng gần 500 lính). Tàu đổ bộ Zubr. Tàu có thể chạy với tốc độ hơn 60 hải lý/h (gần 120 km/h) trên mặt đất, mặt nước, mặt băng và vượt vật cản dạng “tường đứng” cao 1,5 m. Tàu được trang bị 5 động cơ turbine khí. Các máy phát turbine khí cho Zubr cũng được sản xuất loạt tại Nhà máy Zarya-Mashprojekt ở Nikolayev, Ukraine. Đại học đóng tàu quốc gia Nikolayev mang tên Đô đốc Makarov đang tiếp tục phát triển các công nghệ mới cho tàu đệm khí, đặc biệt là lớp vỏ mềm (giữa thân và bề mặt, giúp tàu vượt vật cản và sóng), một trong những thành phần trọng yếu nhất của tàu đệm khí. Một khi chế tạo được lớp vỏ mềm mới, Ukraine sẽ làm chủ hoàn toàn công nghệ tàu đệm khí Zubr. Tàu Zubr có lượng giãn nước 555 tấn; chiều dài tối đa 57,3 m, chiều rộng tối đa 25,6 m; chiều cao tối đa trên đệm khí 21,9 m; tốc độ toàn phần hơn 60 hải lý/h; 5 động cơ turbine khíx10.000 mã lực, cự ly hành trình hơn 300 hải lý ở tốc độ 60 hải lý/h và 1.000 hải lý ở tốc độ 55 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập 5 ngày, thủy thủ đoàn 27 người. Vũ khí gồm hệ thống rocket phóng loạt A-22 Ogon với 2 bệ phóng MS-227 mỗi bệ 22 nòng, bắn đạn phóng rocket 140 mm (cơ số đạn 66 quả) tầm bắn 800-4.500 m và hệ thống điều hỏa lực; 2 ụ pháo tự động 30 mm АК-630 (cơ số đạn 3.000 viên) và hệ thống điều khiển hỏa lực MR-123-02; 8 hệ thống tên lửa phòng không vác vai Igla. Vũ khí thủy lôi của tàu gồm một bộ thiết bị dùng để rải 20-80 quả thủy lôi tùy theo chủng loại. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)