Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: 11661E Gepard-3.9

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn 11661E Gepard-3.9. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 11661E Gepard-3.9. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

>> 2 Gepard 3.9 về sau của Việt Nam có thêm gì mới ?

Sau thời gian sử dụng và đánh giá, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường khả năng chống ngầm, chống hạm và phòng không cho 2 tàu Gepard 3.9 mới.

>> Bao giờ Việt Nam có bom thông minh, tên lửa hành trình?


Cổng thông tin điện tử Hải quân Trung ương dẫn lời từ phát ngôn viên của nhà máy Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Gorky của Nga tại triển lãm hải quân quốc tế IDMS 2013 cho biết: Nga sẽ bắt đầu khởi đóng cặp tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ hai cho Hải quân Việt Nam vào tháng 9 tới. Đây thực sự là một tin vui với Việt Nam.

Chiếc tàu thứ 3, 4 này được tiếp tục triển khai theo kế hoạch sau quá trình sử dụng 2 chiếc tàu Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, chúng ta cũng hi vọng rằng sẽ có những sự nâng cấp mạnh mẽ hơn nữa nhằm bổ khuyết những hạn chế mà hai chiến hạm đầu tiên gặp phải trong quá trình sử dụng.

Hãng tin Interfax dẫn lời ông Sergei Rudenko-Phó Giám đốc Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Gorky cho biết hai chiếc Gepard 3.9 mới sẽ lắp đặt vũ khí theo yêu cầu của Việt Nam. Mặc dù chưa có thông tin chính thức nhưng qua dư luận có thể thấy được xu hướng tăng cường sức mạnh là điều chắc chắn.

Tăng cường khả năng chồng ngầm

Hãng tin Interfax của Nga, dẫn lời ông Sergei Rudenko cho biết: "Nếu 2 tàu Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam được trang bị các tên lửa chống tàu nổi hiện đại nhất hiện nay của Nga thì 2 tàu tiếp theo sẽ được “trang bị thêm các thiết bị chống ngầm”. Đây là cải tiến nhằm bù đắp cho lỗ hổng tác chiến của hai chiếc Gepard 3.9 đã được biên chế cho Hải quân nhân dân Việt Nam.
Vũ khí chống ngầm hiện nay của hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ bao gồm:

- 4 ống phóng ngư lôi DTA-53 533 mm (hai bệ phóng kép).
- Hệ thống phóng bom ngầm RBU-6000 12 ống chống tàu ngầm
- Hệ thống sonar MGK-335EM-03
- Hệ thống kiểm soát hỏa lực chống ngầm Purga
- Ngoài ra ở đuôi tàu còn có 1 sân cất/hạ cánh cho 1 trực thăng chống ngầm Ка-28 hoặc Ка-31.
Hiện chưa có thông tin về những cải tiến năng lực chống ngầm của Gepard 3.9 mới mà Nga đang đóng cho Việt Nam.


Hệ thống phóng bom ngầm RBU-6000
Hệ thống phóng bom ngầm RBU-6000 12 ống chống tàu ngầm

Năng lực phòng không tăng gấp bội phần

Trong khuôn khổ triển lãm IMDS-2013, lần đầu tiên Nga giới thiệu tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard 3.9 có thể được tích hợp hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1. Cụ thể, mẫu Gepard 3.9 mà Nga giới thiệu tại IMDS-2013 được trang bị hệ thống phòng không đa kênh Shtil-1, đây là biến thể hải quân của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M1.

Hệ thống được bố trí trong các ống phóng thẳng đứng với cơ số 32 đạn tên lửa. Hệ thống phòng không trên hạm tầm trung Shtil-1 sẽ thay thế cho hệ thống phòng không tích hợp Palma nhằm tăng cường khả năng phòng không trên hạm cấp biên đội tàu cho Gepard-3.9.
Điểm mạnh của hệ thống này là các cảm biến chính của nó được trang bị phía trên cột buồm cung cấp trường giám sát 360 độ và nó có thể phóng tên lửa tấn công mục tiêu từ bất kể góc phương vị nào. Mục tiêu có thể được chỉ thị bằng radar, hệ thống quang điện. Thời gian dãn cách phóng từ đạn tên lửa thứ nhất đến đạn tên lửa tiếp theo chỉ có 2 giây.

Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 9M317ME tầm bắn tối đa đạt 50 km, độ cao tối đa 15km, tốc độ Mach 4,5; xác suất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa lên đến 90%. Hệ thống điện tử trên tàu có khả năng dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu riêng biệt.


Shtil-1
Sơ đồ minh họa bố trí hệ thống phóng và các cảm biến cùng hệ thống điều khiển hỏa lực của hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1 trên tàu chiến

Tên lửa hạm đối không 9M317ME
Tên lửa hạm đối không 9M317ME tầm bắn tối đa đạt 50 km, độ cao tối đa 15km

Shtil-1
Sơ đồ vùng hỏa lực hệ thống phòng không tầm trung đa kênh Shtil-1 sẽ được trang bị trên tàu lớp Gepard 3.9

Hệ thống phòng không Palma hiện được trang bị trên hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ bao gồm: pháo Kashtan-M, 2 giàn pháo 6 nòng GSh-30k, mỗi phút có thể bắn 1.000 quả đạn và 32 quả tên lửa hạm đối không 9M311 (SA-N-14) có tầm bắn 8 km, nên Gepard 3.9 chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu phòng không mang tính cứ điểm.

GSh-30k
Pháo phòng không trên tàu Đinh Tiên Hoàng với 2 giàn pháo 6 nòng GSh-30k

Còn trang chinamil của Trung Quốc trong bài phân tích về sức mạnh của hai tàu Gepard 3.9 của Việt Nam đã đưa ra thông tin: Hiện trên thế giới mới chỉ có Nga và Việt Nam sử dụng loại tàu hộ vệ tên lửa này, trang chinamil cũng tiết lộ thông tin cho rằng Bắc Kinh cũng đã có lời đề nghị Moscow được mua lại bản quyền thiết kế loại tàu này nhằm bổ sung lực lượng hộ tống cho tàu sân bay của mình nhưng không được chấp nhận. Qua đây có thể thấy Gepard 3.9 là một món hàng độc mà Trung Quốc rất thèm khát. Trang tin này cũng khẳng định 2 tàu Gepard 3.9 mới của Việt Nam sẽ được tăng cường khả năng phòng không.

Tờ CRJ của Trung Quốc cho biết thêm, Việt Nam đã tiếp tục vũ trang nâng tầm, cũng như tạo thêm tính năng cơ động tác chiến cho những chiếc Gepard 3.9 hiện tại (tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ) bằng cách tận dụng không gian còn lại ở boong trước để lắp đạt tên lửa hạm đối không phóng theo chiều thẳng đứng Klinok có tầm bắn 12 km.

Không rõ hiện tại hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có được thực hiện phương án này hay không nhưng chúng ta có thể khẳng định, năng lực phòng không Gepard 3.9 mới của Việt Nam sẽ được tăng cường mạnh mẽ.

Tăng cường khả năng chống hạm

Hiện tại, hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ được trang bị 8 tên lửa chống hạm Kh-35E (được NATO định danh là SS-N-25 “Switchblade”) một phiên bản xuất khẩu với những tính năng siêu việt nhất trong các loại tên lửa hiện nay. Phía Trung Quốc mặc dù rất thèm muốn và chi khá nhiều tiền để có loại tên lửa hạm đối hạm này nhưng các nhà sản xuất vũ khí Nga vẫn đáp lại là không.

Kh-35E có tầm bắn 130 km, độ cao hành trình cự thấp 5m trên mặt biển, tốc độ Mach 0,8. Tên lửa được ứng dụng công nghệ Sea-Skiming nhằm che mắt radar. Kh-35E có khả năng bay sát mặt nước và tạo ra một lớp được gọi là “Plasma shield” nhằm trốn tránh sự phát hiện của radar tầm xa và các hệ thống phòng thủ tầm gần của phía địch. Đó là lý do Chính phủ Nga không bao giờ cho phép xuất khẩu cho Trung Quốc. Chỉ có 4 quốc gia sở hữu loại tên lửa này là Nga, Việt Nam, Ấn Độ và Algeria.

Chỉ như vậy thôi nhưng hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đã khiến Trung Quốc e ngại và thèm muốn. Nhưng trong lớp Gepard 3.9 mới, khả năng chống hạm còn được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa.

Có thể tàu sẽ được trang bị phiên bản nâng cấp của Kh-35E là Kh-35UE với tầm bắn 260 km. Một phương án nữa là tàu được trang bị các ống phóng thẳng đứng mang tên lửa chống tàu siêu âm Kalibr-NK tương tự tàu hộ vệ tên lửa Dagestan thuộc lớp Gepard 3.9 mà Nga vừa đưa vào trang bị.

Gepard 3.9 (Project 11661K) mang tên Tatarstan (691) và Dagestan (693)
Ảnh là 2 tàu chiến Gepard 3.9 (Project 11661K) mang tên Tatarstan (691) và Dagestan (693) thuộc biên chế Hạm đội Caspian của Nga

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa hành trình chống tàu của Gepard Dagestan trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK (8 quả) đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Dagestan phóng tên lửa chống tàu Kaliber NK trong một cuộc tập trận.

Tên lửa Kaliber-NK có khả năng chiến đấu mạnh hơn nhiều so tên lửa chống tàu cận âm Kh-35E có tầm bắn khoảng 130 km của tàu Tatarstan. Tên lửa hành trình chống tàu siêu âm Kalibr-NK với tầm bắn xa tới 300 km, có khả năng tham gia tấn công các mục tiêu mặt nước ở cả ngoài phạm vi cần kiểm soát trên vùng biển.

Mặc dù chưa có thông tin cụ thể nhưng chúng ta có thể thấy, sau một thời gian thử nghiệm và đánh giá các tính năng của Gepard 3.9, Hải quân Việt Nam sẽ yêu cầu phía Nga cải tiến mạnh mẽ hơn nữa các tính năng chống ngầm, chống hạm và phòng không cho tàu Gepard 3.9 mới.

Chỉ với Gepard 3.9 cũ mà đã khiến Trung Quốc hết sức e ngại và thèm muốn thì chắc hẳn 2 tàu Gepard 3.9 mới còn khiến Trung Quốc càng mất vía hơn nữa. Hi vọng sự tăng cường này sẽ góp phần mạnh mẽ trong việc duy trì hòa bình ở biển Đông.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

>> Việt Nam sẽ có thêm 2 tàu Gepard năm 2016-2017


Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk của Nga sẽ xây dựng 2 chiến hạm Gepard 3.9 cho Việt Nam theo dự án 11661E chỉnh sửa. Việc khởi đóng chiếc thứ nhất được thực hiện vào tháng 6/2013, sau đó tiếp tục khởi đóng chiếc thứ hai.

>> So sánh Molniya Việt Nam và Houbei 022 của Trung Quốc

Tổng Giám đốc nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, ông Renat Mistakhov trả lời hãng ITAR-TASS tại Triển lãm quốc tế LIMA 2013 cho biết: "Việc khởi công đóng chiếc tàu thứ nhất của Việt Nam theo hợp đồng sẽ được thực hiện vào tháng 6/2013, sau đó sẽ tiếp tục khởi công đóng chiếc thứ hai. Thời hạn chuyển giao những chiếc tàu này cho Việt Nam dự kiến là trong năm 2016 và 2017".


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
HQ-011 và HQ-012 của Hải quân Việt Nam

Độ rẽ nước của Gepard-3.9 là 2.100 tấn, chiều dài 105m, rộng 13,7m, tầm hoạt đông ở vận tốc 10 hải lý/h khoảng 5.000 hải lý, tốc độ tối đa hơn 30 hải lý/h (hơn 56km/h), thủy thủ đoàn 103 người, thời gian tối đa cho một chuyến đi là 20 ngày đêm.

Tàu được trang bị các hệ thống tên lửa chống hạm URAL và các hệ thống tên lửa phòng không, pháo, các vũ khí chống hạm, chống ngư lôi khác. Ngoài ra, tàu cũng được trang bị các máy bay trên boong loại KA-28 hoặc KA-31. Mỗi tàu cũng có một nhà chứa đối với một máy bay loại này.


Trước đó, năm 2007, nhà máy Zelenodolsk cũng đã khởi đóng 2 tàu Gepard-3.9 khác cho Việt Nam và đã được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2011.

Tàu hộ tống thuộc dự án 11661E loại Gepard-3.9 chuyên thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm, theo dõi, chống các mục tiêu nổi, ngầm, trên không; thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu và bảo vệ khu vực kinh tế.

Cũng trong buổi triển lãm, Tổng giám đốc Nhà máy đóng tàu Vưmpel, ông Oleg Belkov thông báo rằng, chiếc đầu tiên trong 6 chiếc tàu tên lửa Molniya (Tia chớp) thuộc dự án 12418 hiện đang được xây dựng tại Việt Nam theo sự cấp phép của Nga, sẽ được bàn giao cho khách hàng vào cuối năm 2013. "Chiếc thứ hai hiện đang nằm trong xưởng và chiếc thứ ba thì đang chuẩn bị đóng".

Nhà máy đóng tàu Vưmpel đã giúp Việt Nam trong việc xây dựng hàng loạt các tàu tên lửa Moniya thuộc dự án 12418. Nhà máy sản xuất và cung cấp cho Việt Nam các bộ phận và chi tiết đồng bộ để phía Việt Nam có thể lắp ghép 06 chiếc tàu tên lửa Moniya thuộc dự án 124118 đầu tiên, phù hợp với tiến độ đã được ấn định.

Việc sản xuất các tàu này được diễn ra dưới sự giám soát kỹ thuật từ phía Cục thiết kế hàng hải Trung ương Almaz tại Saint-Peterburg và nhà máy đóng tàu Vưmpel.

Việt Nam dự định đóng tất cả 10 tàu tên lửa loại này, trong đó 06 chiếc nằm trong một hợp đồng xây dựng.

Nhà máy Vưmpel bắt đầu cung cấp các bộ phận, linh kiện cho 06 chiếc tàu này của Việt Nam từ năm 2010 trong khuôn khổ các hợp đồng và công việc này sẽ được tiếp tục cho tới năm 2016.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tên lửa Molniya.

Trong hợp đồng đóng tàu tên lửa thuộc dự án 12418 Moniya cho Việt Nam, hai bên cũng đã thỏa thuận về phương án xây dựng 4 tàu còn lại. Phương án này sẽ trở thành bản hợp đồng đầy đủ sau khi 6 chiếc tàu đầu tiên do các nhà đóng tàu Việt Nam tự đóng được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam.
Theo báo Vzgliad, Nga đang lên kế hoạch mở rộng hợp tác quân sự với Việt Nam từ đầu tháng 3/2013.

Như vậy, Việt Nam đã thể hiện sự ưu tiên đối với việc sử dụng các cảng của mình cho việc qua lại và sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển của Nga. Theo đó, thỏa thuận về vấn đề này giữa hai nước có thể sẽ được ký kết trong năm nay. Ngoài ra, Nga thực tế đang xây dựng hạm đội tàu ngầm cho Việt Nam.

"Trong năm nay, những nỗ lực chung của hai nước sẽ mở ra một trang mới trong lịch sử của Hải quân Việt Nam - đó là sự xuất hiện của hạm đội tàu ngầm". Hai bên thậm chí còn bàn về việc mở rộng đào tạo các chuyên gia cho Việt Nam trong các nhà trường quân đội của Nga.

Sau các cuộc đàm phán của Bộ trưởng Quốc phòng hai nước, thông tin Việt Nam sẽ tiếp tục mua vũ khí của Nga đã được đề cập.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

>> Điểm khác biệt của Gepard 3.9 Việt Nam và Gepard Nga

Tàu chiến lớp Gepard đóng cho Hải quân Nga có nhiều điểm khác về hệ thống vũ khí cách bố trí so với Gepard 3.9 của Việt Nam.

>>Việt Nam sẽ có thêm 2 tàu Gepard 3.9

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm lớp Gepard (Project 11661) do các nhà thiết kế Nga nghiên cứu phát triển từ những năm 1990. Trước khi thực hiện hợp đồng đóng tàu Gepard cho Hải quân Nhân dân Việt Nam, từ năm 1993, nhà máy Zelenodolsk đã đóng 2 chiếc tàu trang bị cho Hải quân Nga. Trong ảnh là 2 tàu chiến Gepard (Project 11661K) mang tên Tatarstan (691) và Dagestan (693) thuộc biên chế Tiểu Hạm đội Caspian.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Nhìn chung, các chiến hạm Gepard của Hải quân Nga so với Việt Nam có kích thước tương đương nhau. Điểm khác biệt tập trung chủ yếu về hệ thống vũ khí, cách bố trí vũ khí.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đằng sau tháp pháo AK-176, tàu Gepard mang tên Tatarstan (Nga) được trang bị hệ thống pháo phòng không AK-630. Trong khi đó, tàu Gepard Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái) trang bị hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trong khi hệ thống tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 của tàu Gepard Việt Nam bố trí chéo ở giữa thân tàu (ảnh nhỏ, góc trái). Về phía tàu Gepard Tatarstan (Nga) thì lại đặt dọc ở hai bên thân tàu. Ngoài ra, hệ thống phòng không chính của Gepard Nga không sử dụng Palma-SU mà dùng tên lửa phòng không tầm thấp Osa-M kiểu cũ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc tàu Gepard Project 11661K thứ hai của Nga mang tên Dagestan (693) thậm chí còn khác nhiều hơn so với tàu Việt Nam.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ở đằng sau tháp pháo của Dagestan không có hệ thống pháo hay tên lửa phòng không so với tàu Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thay vào đó, hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU được đưa ra phía sau boong tàu (dấu đỏ).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa hành trình chống tàu của Gepard Dagestan cũng không dùng loại tên lửa Kh-35 Uran mà trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK (8 quả) đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (trong ảnh).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống ống phóng thẳng đứng (VLS) đặt ở ngay phía sau tháp pháo AK176, trước tháp chỉ huy.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK đạt tầm bắn tới 300km, xa hơn nhiều so với tên lửa Uran. Đồng thời,với tốc độ vượt âm, Kaliber NK sẽ khiến đối thủ khó có đủ thời gian phản ứng đối phó và dễ dàng bị tiêu diệt. Trong ảnh là tàu Dagestan phóng tên lửa chống tàu Kaliber NK trong một cuộc tập trận.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Gepard hoàn toàn có khả năng mang tên lửa chống tàu phóng theo phương thẳng đứng mạnh mẽ hơn. Như vậy, ta có quyền hy vọng 2 chiếc tàu Gepard đang đóng thêm cho Việt Nam sẽ trang bị loại tên lửa như vậy.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu Tatarstan và Dagestan đều không thiết kế sân đáp trực thăng ở đuôi tàu, trong khi tàu Gepard Việt Nam có sân đáp (ảnh nhỏ, góc trái).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống điều khiển của tàu Gepard Nga và Việt Nam chắc chắn có sự khác biệt. Nhưng điều này là khá khó để phân biệt đích xác.

Clip giới thiệu về Tatarstan (691) và Dagestan (693) :


Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

>> Nga bàn giao đủ tên lửa cho Gepard Việt Nam


Giám đốc Tổng công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV) cho biết, Nga đã bàn giao đủ các tên lửa chống tàu 3M24E (Kh-35E) cho Việt Nam.


Trong cuộc phỏng vấn của RIA Novosti vào hôm 31/1, Giám đốc Tổng công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV), ông Boris Obonosov tiết lộ công ty này đã bàn giao đầy đủ số tên lửa chống tàu Kh-35E cho Việt Nam từ năm 2009-2010 trong hợp đồng được ký kết từ trước đó.

Theo thông tin từ KTRV, hợp đồng năm 2009 gồm 17 tên lửa chống hạm 3M24E trị giá 767 triệu rup, và năm 2010 đã tiếp tục chuyển giao thêm 16 tên lửa loại này (656 triệu rup) cùng với 8 tên lửa huấn luyện 3M24EMB trị giá 72 triệu rup.

Kh-35E hay còn gọi là Uran-E là tên lửa chống hạm chủ lực trên các chiến hạm mặt nước của Hải quân Việt Nam, điển hình là 2 chiến hạm Gepard 3.9 HQ- 011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ.


http://nghiadx.blogspot.com
Bệ phóng tên lửa chống hạm Kh-35E trên chiến hạm Gepard 3.9 của Việt Nam.(Ảnh : Báo Đất Việt)


3M24 hay Kh-35 (với biến thể xuất khẩu tương ứng là 3M24E hay Kh-35E) là tên lửa chống tàu dưới âm, bay sát mặt biển do KTRV phát triển, sản xuất với các biến thể trang bị cho máy bay, trực thăng, tàu nổi (hệ thống Uran/Uran-E) và hệ thống tên, lửa bờ biển Bal/Bal-E...

Tên lửa chống hạm dưới âm chiến thuật Kh-35E có tầm bắn 130 km dùng để tiêu diệt các tàu tên lửa, tàu phóng lôi, tàu pháo, tàu nổi có lượng giãn nước đến 5000 tấn và các tàu vận tải biển. Nga đã phát triển biến thể cải tiến Kh35-UE có tính năng cao gấp 2-2,5 lần so với Kh-35E và tầm bắn 260 km, gấp đôi Kh-35E.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

>> Dân mạng Trung Quốc đánh giá hạm đội tàu ngầm Việt Nam



"Thiếu kinh nghiệm vận hành, khả năng làm chủ trang bị thấp, thiếu các phương tiện hỗ trợ liên quan"... là những gì mà báo Trung Quốc nhận xét về hạm đội tàu ngầm tương lai của Việt Nam


"Hạm đội 6 tàu ngầm Kilo là lực lượng không nên xem nhẹ"

Ngay sau khi Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố Việt Nam sẽ xây dựng hạm đội tàu ngầm trong 6 năm tới, các trang mạng quốc phòng Trung Quốc, trong đó sôi nổi nhất là trang Junshijia lên tiếng bàn luận, bình phẩm, đánh giá về hạm đội tàu ngầm tương lai của Việt Nam.

Dù Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh rằng “Hạm đội tàu ngầm của Việt Nam là để tự vệ và không phải là mối đe dọa cho các nước láng giềng” nhưng các thành viên trên mạng của Trung Quốc lại cho rằng "được sử dụng đúng cách hạm đội tàu ngầm này sẽ là một mối đe dọa với tàu sân bay của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm Kilo của Nga thực sự là mối đe dọa lớn đối với bất kỳ tàu chiến nào.


Tàu ngầm Kilo 636 biệt danh là “Hố đen” đây được xem là tàu ngầm có độ ồn khi hoạt động thấp nhất hiện nay. Được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, vũ khí trang bị đi kèm có ít nhất 4 tên lửa chống hạm Club-S, 18 ngư lôi và 24 quả mìn.

Thành viên mạng quân sự Trung Quốc tin rằng, đây là một khả năng không nên bỏ qua, theo quan điểm của họ “nếu các chiến thuật được sử dụng đúng cách, có thể gây rắc rối không nhỏ cho đối thủ”.

Các hệ thống vũ khí của tàu ngầm Kilo được thiết kế cho mục đích chống tàu nổi và tàu ngầm, đặc biệt hệ thống tên lửa chống hạm Club-S, với phạm vi tác chiến rất rộng.

Tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm 3M14E được phóng từ ống phóng ngư lôi 533mm, tương tự như tên lửa chống tàu C-602 của Trung Quốc. Tên lửa có tầm bắn tối đa 300km, tốc độ pha cuối của tên lửa lên đến Mach-2,9, rất khó để đánh chặn. "Nếu các tàu ngầm này được sử dụng cho chiến thuật phục kích, đó là mối đe dọa chết người đối với các tàu mặt nước", một ý kiến được đăng trên mạng quân sự Trung Quốc.

Dân mạng quân sự Trung Quốc đánh giá rất cao năng lực tác chiến của tàu ngầm Kilo, bởi chính Hải quân Trung Quốc cũng đang sử dụng ít nhất là 12 chiếc tàu ngầm Kilo với nhiều biến thể khác nhau. Trung Quốc cũng đã sao chép tàu ngầm Kilo của Nga thành tàu ngầm Type-041 lớp Nguyên (Yuan).

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam: “Chính sách quốc phòng của Việt Nam là tự vệ, chứ không nhằm vào nước khác và không bao giờ đi xâm lấn bờ cõi của nước khác. Chúng tôi xây dựng quân đội mạnh nhằm bảo vệ hòa bình, để ai có ý đồ xâm chiếm Việt Nam cũng phải tính đến nhân tố này”.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam: "Sức mạnh của chúng ta là chính nghĩa, là tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới, và lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta".

"Trong tay Việt Nam không phải là điều lo ngại"

Tuy nhiên, một bài viết trên trang mạng Junshijia cho rằng, tàu ngầm lớp Kilo ở trong tay Việt Nam không phải là điều quá lo ngại. Tác giả bài viết này tin rằng, Hải quân Việt Nam sẽ phải mất từ 1-2 năm cho công tác đào tạo lái tàu ngầm và các hệ thống vũ khí. "Nhưng điều đó không có nghĩa là các thủy thủ sẽ lái tàu ngầm một cách khéo léo, khó có khả năng để chiến đấu tốt trước một đối thủ hùng mạnh. Để vận hành một hạm đội tàu ngầm không phải là điều đơn giản", một ý kiến trong bài viết.

Bởi theo tác giả, các hệ thống và thiết bị trên tàu ngầm thuộc loại cực kỳ phức tạp, cùng với đó là rất nhiều các vấn đề liên quan. Đầu tiên là xây dựng cơ sở hạ tầng cho tàu ngầm, hệ thống bảo vệ cho các tàu ngầm, hệ thống thông tin truyền thông giữa sở chỉ huy mặt đất và tàu ngầm, hệ thống liên lạc giữa tàu ngầm và tàu mặt nước, hệ thống chỉ thị mục tiêu và dẫn đường cho tàu ngầm trên biển, công tác bảo trì, tiếp tế nhiên liệu, vũ khí.

Tuy nhiên, với "Hải quân Việt Nam hiện nay những yếu tố trên gần như bằng không". Ngoài ra, hệ thống bản đồ định vị cho tàu ngầm dưới nước rất khó mua và sử dụng, hệ thống định vị dưới nước này là cơ sở rất quan trọng để đảm bảo an toàn và khả năng chiến đấu cho các tàu ngầm khi hoạt động ở bất kỳ vùng biển nào trên bản đồ định vị.

"Hiện tại Việt Nam gần như không có khả năng trong lĩnh vực này. Hạm đội tàu ngầm này chẳng những không làm tăng khả năng tấn công mà còn dễ bị tổn thương trước các phương tiện chống ngầm của đối phương", tác giả nhắc lại bình luận về khả năng của Hải quân Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com

Dân mạng quân sự Trung Quốc cho rằng, tàu ngầm Kilo ở trong tay Việt Nam không phải là điều quá lo ngại.


Cũng theo bài viết, nếu tàu ngầm Kilo muốn phát huy năng lực tối đa của các tên lửa chống hạm Club-S, tên lửa cần thiết phải có sự hỗ trợ dẫn hướng chuyển tiếp và chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài sau khi rời khỏi mặt nước, cụ thể là các máy bay trực thăng, nếu không có hệ thống dẫn hướng chuyển tiếp và chỉ thị mục tiêu, tên lửa Club-S chỉ có tầm hoạt động tối đa là 30-40km. "Năng lực dẫn hướng chuyển tiếp và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa phóng từ tàu ngầm của hải quân Việt Nam gần như không có".

"Hệ thống sonar trang bị trên Kilo do Nga sản xuất không phải là những hệ thống xuất sắc, một khi tàu ngầm Kilo bị mất khả năng chỉ thị mục tiêu và dẫn hướng từ bên ngoài, hoặc sự gián đoạn thông tin liên lạc. Tàu ngầm Kilo rất dễ rơi vào tình trạng “mù mục tiêu” và biến thành mồi ngon cho hệ thống chống ngầm của đối phương. Thậm chí với tình hình như hiện nay, tàu ngầm Kilo còn bị tiêu diệt ngay khi chưa kịp khởi hành", bài viết có đoạn.

Kết thúc bài viết, tác giả này kết luận, 5-6 năm để xây dựng một hạm đội tàu ngầm là có thể. Nhưng việc hình thành khả năng chiến đấu toàn diện là điều rất khó xảy ra trong thời gian tới.

Hệ thống huấn luyện thủy thủ Gepard và Kilo

Theo một số nguồn tin, Công ty R.E.T Kronshtadt (thuộc nhóm công ty Tranzas) đang hoàn tất lắp đặt hệ thống Laguna-11661 dùng để huấn luyện các thủy thủ đoàn, kíp chiến đấu trên các khinh hạm Gepard tại Việt Nam. Dự kiến, năm 2012 hệ thống huấn luyện tàu ngầm Projekt 636 Kilo cho Việt Nam sẽ hoàn thành.

Hệ thống huấn luyện tổng hợp là hệ thống rất đắt tiền và tinh vi, đòi hỏi phỏng tạo được 100% vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật trên tàu. “Chẳng hạn, hệ thống huấn luyện mà chúng tôi đang lắp đặt tại Việt Nam có 56 vị trí làm việc, 7 bộ phận tác chiến làm việc ở 3 chế độ”, - ông Yevgeny Komrakov cho hay.

Việt Nam đánh giặc bằng trí tuệ

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

>> Hệ thống vũ khí của Gepard Đinh Tiên Hoàng



Là chiến hạm hiện đại bậc nhất trong biên chế Hải quân Nhân dân Viêt Nam, chiến hạm Đinh Tiên Hoàng sở hữu hệ thống vũ khí có uy lực tương đối mạnh.






Thượng tầng cấu trúc của Gepard Đinh Tiên Hoàng là các hệ thống radar phòng không, đối hải.


Hệ thống radar này sẽ phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển từ xa để đưa ra cảnh báo, đồng thời cung cấp các tham số cho các hệ thống vũ khí của chiến hạm tiêu diệt mục tiêu như hệ thống phòng không Palma, hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630...




Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Palma có thể chống trực thăng, máy bay, tên lửa hành trình chống hạm. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E).



Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 giây. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.




Pháo hạm đa năng AK-176M, được sử dụng cho nhiệm vụ phòng không, đối hải.



Đối tượng của AK-76M là các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp.




Pháo bắn nhanh AK-630 gồm 6 nòng cỡ 30mm, có tốc độ khai hỏa lên tới 6.000 phát/phút. AK-630 là "lá chắn" cuối cùng của Gepard, được sử dụng trong trường hợp hệ thống Palma không tiêu diệt hết các tên lửa diệt hạm đe dọa Gepard.




Vũ khí uy lực nhất của Gepard Đinh Tiên Hoàng là hệ thống tên lửa diệt hạm Uran E. Tên lửa sử dụng trong hệ thống Uran E là loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối, có chiều dài 4,2m; đường kính 0,42m, trọng lượng 630kg, đầu đạn 145kg, tầm bắn 5-130km, tốc độ tối đa Mach 0,9, (tốc độ cận âm).

[VietnamDefence news]


Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Gepard thứ 2 sắp về Việt Nam



Theo thông tin từ trang mạng Zdship, chiếc tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ 2 sẽ về Việt Nam trong khoảng 2 tháng nữa.


Sau khi các quá trình thử nghiệm hệ thống vũ khí, điện tử và các hệ thống liên quan thành công, chiếc tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard 3.9 được chế tạo bởi nhà máy đóng tàu Gorky Zelenodolsk sẽ lên đường về Việt Nam.

Kết quả nghiệm thu cho thấy tất cả các hệ thống thiết bị kỹ thuật trên tàu đều đáp ứng các yêu cầu trong hợp đồng đề ra.

Theo kế hoạch, chiến hạm Gepard thứ 2 này sẽ được đưa lên tàu Edietransporter vào ngày 26/5, tàu chuyên dụng để chở các tàu thuyền.



Tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 sắp về đến Việt Nam.


Dự kiến chiếc tàu Edietransporter này sẽ cập cảng Việt Nam trong khoảng 65 ngày nữa.

Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đã được cải thiện hiệu suất cho khả năng đi biển, khả năng cơ động cao, nhanh nhẹn trong xử lý tình huống và tầm hoạt động.

Theo nhà sản xuất, nội thất của tàu đã được sửa đổi nhằm tăng độ tiện nghi cho thủy thủ đoàn. Đặc biệt, theo các chuyên gia của nhà máy đóng tàu, chiếc Gepard thứ 2 này được cải tiến khá nhiều so với trước, tiện lợi hơn trong hoạt động bảo trì và hoạt động
[BDV news]


Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

>> Tàu đã về



Hải quân Việt Nam đã chính thức tiếp nhận chiến hạm hiện đại nhất của mình - frigate tàng hình lớp 11661E Gepard-3.9.



Tàu chiến Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 tại cảng nhà

Ngày 5.3.2011, tại quân cảng Cam Ranh đã diễn ra lễ thượng kỳ trọng thể quốc kỳ Việt Nam trên frigate Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 mang tên.

Chiến hạm hiện đại này do Nhà máy đóng tàu mang tên A.M. Gorky ở Zelenodolsk, Tatarstan, Liên bang Nga đóng.


Các quan chức Việt Nam và Nga tại lễ giao nhận tàu

Các tướng lĩnh lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, các quan chức hãng Rosoboronoexport, Nhà máy đóng tàu A.M. Gorky (Liên bang Nga) và các đại diện tất cả các quân-binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có mặt tại buổi lễ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã phát biểu đánh giá cao chiến hạm mới.

Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng trị giá 350 triệu USD đóng 2 chiến hạm lớp Gepard-3.9 do Viện thiết kế ZPKB ở Zelenodolsk thiết kế cho Hải quân Việt Nam vào tháng 12.2006.

Gepard-3.9 ở Kronshtadt Tàu thứ nhất khởi đóng ngày 10.7.2007, tàu thứ hai - ngày 28.11.2007. Hai tàu lên đường đi Kronshtadt để thử nghiệm và bàn giao vào tháng 7 và 8.2010. Tàu Gepard-3.9 thứ hai đang được thử nghiệm ở biển Baltic.

Trước đó, Giám đốc Công ty “Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky” Renat Mistakhov cho biết, chiến hạm Gepard-3.9 đầu tiên trong 2 chiếc mà công ty đóng cho Hải quân Việt Nam sẽ về tới vào ngày 19.2.2010. Theo ông Mistakhov, Gepard-3.9 đã thể hiện tính năng chiến-kỹ thuật cao trong quá trình thử nghiệm trên biển Baltic.

Nhiều khả năng, chiến hạm Đinh Tiên Hoàng sẽ là kỳ hạm mới của Hải quân Nhân dân Việt Nam.





Frigate tàng hình Gepard-3.9 dùng để thực hiện nhiệm vụ truy tìm, theo dõi và tác chiến chống tàu nổi, tàu ngầm và mục tiêu bay, hộ tống và tuần tra, cảnh giới, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải. Tàu có lượng giãn nước đầy đủ gần 2.100 tấn, tầm hoạt động gần 5.000 hải lý.


Gepard-3.9 thử nghiệm trên biển Baltic

Nhờ cải tiến và hoàn thiện các tính năng của động cơ diesel, tàu có tốc độ cao hơn tốc độ thiết kế (21 hải lý/h thay vì 18 hải lý/h). Động cơ diesel của tàu sử dụng sẽ tiết kiệm hơn so với động cơ turbine khí.





(vietnamdefence news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang