Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã có chuyến thăm chính thức đến Israel nhằm thúc đẩy mối quan hệ quân sự giữa đôi bên. Tại Thủ đô Tel Aviv, Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel ông Ehud Barak, Tư lệnh Hải quân Israel, Đô đốc Eliezer Marom. Nội dung cuộc hội đàm giữa các quan chức cấp cao hai bên không được công bố, tuy nhiên theo một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Israel, chuyến thăm có liên quan tới những thay đổi về thương mại quốc phòng giữa 2 nước. Từ lâu nay, quan hệ thương mại quốc phòng giữa Tel Aviv và Bắc Kinh phải chịu sự chi phối từ phía Washington. Phía Mỹ nhiều lần lên tiếng cảnh báo và phủ quyết các hoạt động chuyển giao công nghệ từ Israel cho Trung Quốc, đất nước mà Washington luôn coi là đối thủ cạnh tranh chiến lược, nếu không muốn nói là “kẻ thù tiềm năng”. Trước đó, Washington ép Israel phải hủy bỏ hợp đồng chuyển giao các công nghệ của tiêm kích Lavi, hợp đồng trị giá 1 tỷ USD hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Phalcon, ngăn cấm Israel bán các máy bay trinh sát không người lái cho Bắc Kinh. Đô đốc Ngô Thắng Lợi trong buổi hội đàm với Bộ trưởng BQP Ehud Barak. Không chỉ vậy, Israel phải tham vấn ý kiến của Washington trước khi thực hiện bất kỳ hợp đồng mua bán vũ khí ra nước ngoài. Tuy nhiên, sau cuộc hội đàm với Đô đốc Ngô, một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Quốc phòng Israel cho biết: “Chính sách của chúng tôi đối với người bạn Mỹ gần gũi vẫn không thay đổi”. Đồng thời, ông này vẫn tìm cách từ chối giải thích mục đích chuyến thăm của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc. Thực tế cho thấy, mối quan hệ thương mại quân sự với Israel mang lại cho Trung Quốc một lối đi mới, một cách gián tiếp để tiếp cận công nghệ cao từ phương Tây. Việc mua lại bản vẽ khí động học của máy bay tiêm kích Lavi đã bị hủy bỏ của Israel mang lại cho công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc một lối thoát để tạo nên J-10, xương sống cho lực lượng không quân nước này. Israel là quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng rất mạnh, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao và là nước dẫn đầu thế giới trong công nghệ phát triển các UAV. Mối quan hệ với Israel có ý nghĩa đặc biệt với Trung Quốc. Hiện nay, rất nhiều công nghệ từ Israel xuất hiện trong các hệ thống vũ khí hiện đại của Bắc Kinh. Tuy nhiên, mối quan hệ của Bắc Kinh với Tel Aviv luôn bị Washington theo dõi chặt chẽ và tới nay, Tel Aviv không thể tự quyết định trong các mối quan hệ thương mại quân sự với Trung Quốc. Nhận định về chuyến thăm này của Đô đốc Ngô, các nhà phân tích chính trị cho rằng, bất kể kết quả của cuộc hội đàm giữa đôi bên như thế nào, Tel Aviv vẫn phải nhìn “nét mặt” của Washington trước khi quyết định các hợp đồng thương mại quân sự với Bắc Kinh. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đô đốc Ngô Thắng Lợi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đô đốc Ngô Thắng Lợi. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011
>> Trung Quốc - Israel muốn thoát khỏi sự theo dõi của Mỹ?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)