Bộ trưởng Ngoại giao Israel Avigdor Lieberman đã đến Moscow với một loạt các đề nghị về hợp tác song phương, và ký kết được các hiệp định trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ, cũng như đẩy mạnh các mối liên hệ giữa hai nước. Trong trường hợp này, kinh tế luôn gắn liền với chính trị. Bộ trưởng Ngoại giao Israel Avigdor Lieberman Hợp tác kinh tế Nga - Israel Hôm 9/12, bộ trưởng tuyên bố khi gặp các các phóng viên: “Chúng tôi có không ít bất đồng với Nga, nhưng vẫn phải làm việc với nước này”. Điều này trước hết liên quan đến việc hai nước phát triển các quan hệ kinh tế. Ví dụ, khoản đầu tư 50 triệu USD vào nhà máy của hãng dược phẩm Israel Teva ở thành phố Yaroslavl của Nga. Mosmetrostroy (“Công ty xây dựng metro Moscow) đã trúng thầu làm đường sắt qua hầm Tel Aviv với Jerusalem. C Còn theo Phó thủ tướng Liên bang Nga Viktor Zubkov, những hướng hợp tác có triển vọng nhất là khai thác các mỏ khí đốt trên thềm lục địa của Israel, cung cấp cho nước này thiết bị năng lượng, ngành năng lượng sạch. Chủ tịch Viện Cận Đông Yevgeny Satanovsky đánh giá: “Lieberman kiên trì thực hiện các ý tưởng thực dụng. Một khi có kinh doanh thì tiếp sau luôn là chính trị”. Theo ông Satanovsky, nước Nga đã đạt được sự ổn định, cũng như trình độ công nghệ làm cho các đối tác nước ngoài quan tâm. Hạm đội hải quân của Nga có thể có được căn cứ ở Israel thay cho căn cứ hiện nay ở thành phố Tartus của Syria, chuyên gia này dự báo. Satanovsky tin rằng: “Đến khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ, sẽ không còn căn cứ của Nga ở thành phố Tartus nữa. Lúc đó các thuỷ thủ của chúng ta biết ghé vào cảng nào được? Hoặc là vào phía Nam đảo Cyprus, hoặc là vào Haifa – cảng của Israel. Phía Israel có sự quan tâm địa chính trị đối với Nga là do Moscow vẫn giữ được ảnh hưởng ở Cận Đông, cho dù không được như thời Liên Xô trước đây. Quan hệ Israel - Nga: sau kinh tế là tới chính trị. Tổng giám đốc Trung tâm tình hình chính trị, ông Sergei Mikheyev nói: “Lập trường của Nga về giải quyết vấn đề Cận Đông, về Iran là quan trọng đối với Tel Aviv. Israel sẽ cố gắng sao cho chính sách của Nga không xích lại gần chính sách của Tehran”. Hiện nay tình thế của Israel rất không ổn định. Chế độ của Bashar al-Assad ở nước Syria láng giềng có thể sụp đổ. Tất nhiên Bashar al-Assad là kẻ thù của Israel, nhưng là một kẻ thù đã được thử thách, biết rõ được có thể chờ đợi gì từ kẻ thù như vậy. Những người có thể thay ông ta, thì Nhà nước Do Thái chưa rõ. Giống như ở Ai Cập những người Hồi giáo đang dần nắm lấy chính quyền, mà cũng không rõ có thể chờ đợi điều gì sẽ đến từ phía họ. Mâu thuẫn với Iran đã căng thẳng tới giới hạn. Quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi bắt giữ “Hạm đội nhỏ tự do” năm 2010 cũng đã trở nên căng thẳng hơn nhiều. Hôm 9/12, ông Avigdor Lieberman đã tuyên bố: “Chúng tôi không phấn khởi chút nào trước chính sách mới của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng chúng tôi chẳng thể làm gì được”. Trong hoàn cảnh như vậy, Tel Aviv cần đến các đối tác, những đối tác trong trường hợp xuất hiện căng thẳng có thể can dự để làm dịu tình hình. Nước Nga lúc này có thể trở thành một đối tác như vậy vì có quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Còn việc tăng cường các mối liên hệ kinh tế sẽ chỉ làm lợi cho các quan hệ chính trị mà thôi. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ đô Tel Aviv. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ đô Tel Aviv. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011
>> Nga sẽ đặt căn cứ Hải quân ở Israel?
Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011
>> Trung Quốc - Israel muốn thoát khỏi sự theo dõi của Mỹ?
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã có chuyến thăm chính thức đến Israel nhằm thúc đẩy mối quan hệ quân sự giữa đôi bên. Tại Thủ đô Tel Aviv, Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel ông Ehud Barak, Tư lệnh Hải quân Israel, Đô đốc Eliezer Marom. Nội dung cuộc hội đàm giữa các quan chức cấp cao hai bên không được công bố, tuy nhiên theo một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Israel, chuyến thăm có liên quan tới những thay đổi về thương mại quốc phòng giữa 2 nước. Từ lâu nay, quan hệ thương mại quốc phòng giữa Tel Aviv và Bắc Kinh phải chịu sự chi phối từ phía Washington. Phía Mỹ nhiều lần lên tiếng cảnh báo và phủ quyết các hoạt động chuyển giao công nghệ từ Israel cho Trung Quốc, đất nước mà Washington luôn coi là đối thủ cạnh tranh chiến lược, nếu không muốn nói là “kẻ thù tiềm năng”. Trước đó, Washington ép Israel phải hủy bỏ hợp đồng chuyển giao các công nghệ của tiêm kích Lavi, hợp đồng trị giá 1 tỷ USD hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Phalcon, ngăn cấm Israel bán các máy bay trinh sát không người lái cho Bắc Kinh. Đô đốc Ngô Thắng Lợi trong buổi hội đàm với Bộ trưởng BQP Ehud Barak. Không chỉ vậy, Israel phải tham vấn ý kiến của Washington trước khi thực hiện bất kỳ hợp đồng mua bán vũ khí ra nước ngoài. Tuy nhiên, sau cuộc hội đàm với Đô đốc Ngô, một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Quốc phòng Israel cho biết: “Chính sách của chúng tôi đối với người bạn Mỹ gần gũi vẫn không thay đổi”. Đồng thời, ông này vẫn tìm cách từ chối giải thích mục đích chuyến thăm của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc. Thực tế cho thấy, mối quan hệ thương mại quân sự với Israel mang lại cho Trung Quốc một lối đi mới, một cách gián tiếp để tiếp cận công nghệ cao từ phương Tây. Việc mua lại bản vẽ khí động học của máy bay tiêm kích Lavi đã bị hủy bỏ của Israel mang lại cho công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc một lối thoát để tạo nên J-10, xương sống cho lực lượng không quân nước này. Israel là quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng rất mạnh, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao và là nước dẫn đầu thế giới trong công nghệ phát triển các UAV. Mối quan hệ với Israel có ý nghĩa đặc biệt với Trung Quốc. Hiện nay, rất nhiều công nghệ từ Israel xuất hiện trong các hệ thống vũ khí hiện đại của Bắc Kinh. Tuy nhiên, mối quan hệ của Bắc Kinh với Tel Aviv luôn bị Washington theo dõi chặt chẽ và tới nay, Tel Aviv không thể tự quyết định trong các mối quan hệ thương mại quân sự với Trung Quốc. Nhận định về chuyến thăm này của Đô đốc Ngô, các nhà phân tích chính trị cho rằng, bất kể kết quả của cuộc hội đàm giữa đôi bên như thế nào, Tel Aviv vẫn phải nhìn “nét mặt” của Washington trước khi quyết định các hợp đồng thương mại quân sự với Bắc Kinh. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)