Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bộ Quốc phòng Israel

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng Israel. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng Israel. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

>>Israel thử nghiệm lần cuối phòng thủ tên lửa Arrow


Bộ Quốc phòng Israel ngày 10/2 cho biết Israel và Mỹ gần đây đã thực hiện thành công lần thử nghiệm cuối cùng hệ thống phòng thủ tên lửa.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Arrow

Theo AFP, Bộ Quốc phòng Israel ngày 10/2 cho biết Israel và Mỹ gần đây đã thực hiện thành công lần thử nghiệm cuối cùng hệ thống phòng thủ tên lửa "Arrow" trên Địa Trung Hải.

Theo tuyên bố của bộ trên, trong buổi diễn tập, hệ thống rada của Arrow đã theo dõi một mục tiêu "đại diện cho các mối đe doạ của tên lửa đạn đạo nhằm vào Israel" và đã "truyền thông tin tới Hệ thống kiểm soát quản lý chiến trường Citron Tree, hệ thống này đã chuẩn bị một phương án đánh chặn giả tưởng."

Cũng theo bộ trên, đây là cột mốc lịch sử trong quá trình phát triển của Arrow và mang lại niềm tin vào khả năng Israel có thể đánh bại các mối đe doạ tên lửa đạn đạo đang gia tăng.

Vào tuần trước, Tư lệnh tình báo quân đội Israel Aviv Kochavi đã cảnh báo rằng các nước thù địch hiện kiểm soát "khoảng 200.000 tên lửa."

Ông Kochavi lưu ý rằng Iran hiện đã có đủ nguyên liệu phóng xạ để sản xuất bốn quả bom nguyên tử.

Dự án Arrow được khởi động vào năm 1988 và hiện nay chi phí phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa này được đồng minh thân cận của Israel là Mỹ tài trợ 50%.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

>> Khám phá tên lửa Spyder – MR của Irsael



Spyder là hệ thống phòng không cơ động sử dụng các tên lửa đất đối không tầm ngắn và tầm trung hiện đang được rất nhiều nước sử dụng



Hệ thống tên lửa chống máy bay, tầm ngắn Spyder - SR và tầm trung Spyder – MR được công ty thiết bị quốc phòng Rafael của Irsael thiết kế và chế tạo.

Hệ thống được thiết kế để bảo vệ các cơ sở quân sự quan trọng và đối phó với các mối đe dọa từ không trung, chẳng hạn như các cuộc tấn công bằng máy bay tấn công, tên lửa hành trình và UAV… trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết.



http://nghiadx.blogspot.com
Spyder có khả năng quan sát và tiến hành đánh chặn mục tiêu trong khu vực rẻ quạt 360 độ. Sau khi được bắn đi từ bệ phóng, động cơ tên lửa được khởi động trong vòng 2 giây và lao thẳng tới mục tiêu đã được xác định trước nhờ thiết bị dò hồng ngoại.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa Spyder sử dụng các chế độ ngắm bắn mục tiêu LOBL - khóa mục tiêu trước khi phóng và LOAL - khóa mục tiêu sau khi phóng.

Khóa mục tiêu trước khi phóng (LOBL) là chế độ mà đầu dò laser của tên lửa khóa mục tiêu trước khi phóng. Trong trường hợp này, mục tiêu chắc chắn đã bị khóa do đó giảm thiểu rủi ro tên lửa bay lạc.



http://nghiadx.blogspot.com
Khóa mục tiêu sau khi phóng (LOAL) bao gồm khóa mục tiêu sau khi phóng - trực tiếp (LOAL-DIR), khóa mục tiêu sau khi phóng - cao (LOAL-HI) và khóa mục tiêu sau khi phóng - thấp (LOAL-LOW).

Trong chế độ khóa mục tiêu sau khi phóng - trực tiếp (LOAL-DIR), tên lửa bắn đi trước rồi mục tiêu mới được khóa bằng hệ thống chỉ thị laser. Do độ trễ từ hệ thống chỉ thị laser, độ cao bay tối đa của tên lửa có thể sẽ giảm đi.

Với chế độ LOAL-HI, tên lửa được phóng khỏi bệ khi chưa có khóa mục tiêu, bay lên một độ cao lớn hơn rồi lao xuống.

Còn trong chế độ khóa mục tiêu sau khi phóng - thấp (LOAL-LOW) tên lửa phóng đi khi chưa có khóa mục tiêu và bay ở độ cao thấp.

Trong các chế độ này, tên lửa được “bắn và quên”. Tức là hệ thống bệ phóng chỉ việc nhấn nút cho tên lửa bay ra, sau đó tên lửa tự tìm và lao vào mục tiêu. Trong toàn bộ hành trình bay của tên lửa không có bất cứ một mối liên hệ nào với tổ hợp tên lửa.

Khả năng chiến đấu của Spider-MR nằm ở đạn tên lửa tầm trung dẫn đường bằng radar Derby, có chiều dài 3,6m, nặng 121,4kg, và tầm bắn tối đa 65 km. Spider-MR có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao lên tới 16 km. Tên lửa Spider-MR sử dụng chế độ khóa mục tiêu LOAL.

Tên lửa Spider-SR sử dụng đạn tên lửa tầm ngắn Python-5 có chiều dài 3,2m, nặng 105kg, và tầm bắn tối đa 15km.

Nhờ thiết bị quan sát quang điện TOPLITE và radar ba chiều EL/M-2106 ATAR, Spider-SR có thể theo dõi cùng lúc tới hàng chục mục tiêu trong phạm vi hơn 30 km. Spider-SR sử dụng cả 2 chế độ khóa mục tiêu LOBL và LOAL, có thể bắn trúng mục tiêu cao nhất 9.000m và mục tiêu thấp nhất 20m.

http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa Derby được các chuyên gia quân sự đánh giá là có nhiều tính năng vượt trội so với tên lửa Python như khối lượng chất nổ lớn hơn và được trang bị hệ thống điều khiển riêng qua radar.

Mỗi hệ thống Spyder có 4 xe tải chở các ống phóng tên lửa, 1 xe radar và 1 chiếc xe tải mang tên lửa để nạp vào ống phóng. Tổng giá trị của mỗi hệ thống ước tính khoảng 11 triệu đôla.

Ngoài các lực lượng Quốc phòng Israel, các hệ thống Spyder còn được phục vụ trong quân đội Georgia (với SAM Python 4), Singapore (Spyder - MR / SR) và Ấn Độ (Spyder - SR).

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

>> Lý giải sự thành công của CNQP Israel



Doanh thu từ xuất khẩu các hệ thống kiểm tra an ninh, vũ khí của Israel đã tăng mạnh trong 1 thập kỷ qua. Hãy cùng khám phá nguyên nhân của sự phát triển này.


10 năm đã trôi qua kể từ ngày xảy ra cuộc khủng bố 11/9 tại Mỹ, thế giới đã có ý thức về vấn đề an ninh hơn nhiều so với thời điểm cách đây một thập kỷ.

Theo Công ty hợp tác và xuất khẩu quốc phòng SIBAT của Israel, giá trị xuất khẩu quốc phòng của quốc gia này đã tăng từ 2 tỷ USD vào trước thời điểm xảy ra vụ khủng bố 11/9 lên tới 7 tỷ USD. Nhiều quốc gia đã và đang sử dụng hệ thống an ninh do Israel chế tạo.

“Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những hệ thống kiểm tra hành khách và hành lý tại khắp nơi trên thế giới do các công ty Israel chế tạo. Bởi vì, chúng ta đã biết, hiểu và tận mắt chứng kiến các mối đe dọa an ninh đó”, Itamar Graff – phó giám đốc SIBAT cho biết.


http://nghiadx.blogspot.com
Israel rất mạnh trong lĩnh vực sản xuất các hệ thống kiểm tra an ninh.


Một trong những lý do khiến cho ngày sản xuất vũ khí tại Israel bùng nổ chính là cuộc chiến mà Mỹ và NATO đang tiến hành tại Afghanistan và Iraq.

“Khi thế giới nhận ra những gì liên quan tới chủ nghĩa khủng bố thì Israel đã có hàng chục năm kinh nghiệm với vấn đề này. Chúng tôi là một quốc gia nhỏ bé phải đối mặt với các nguy cơ khủng bố bằng tất cả các phương tiện: đi bộ, đào đường hầm cả ngày và đêm, theo đường biển và đường hàng không. Vì vậy, chúng tôi giới thiệu cho cả thế giới những thiết bị mà Israel đã thử nghiệm tại Lebanon, Judea, Samaria và dải Gaza”, ông Graff “bật mí” thế mạnh của Israel trong lĩnh vực an ninh.

Trong cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, Mỹ cần bảo vệ binh sĩ trước những nguy cơ tới từ chiến tranh điện tử. Và họ mua sản phẩm từ Israel vì quốc gia Do Thái này đã đối mặt với các hiểm họa đó từ rất lâu.

“Công ty của chúng tôi biết cách chế tạo và kiểm định các sản phẩm bảo vệ mang tính chủ động và bị động. Chúng tôi là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực chống các thiết bị gây nổ”, ông Graff tự hào cho biết.


http://nghiadx.blogspot.com
Công nghệ chống tên lửa cho máy bay dân dụng - điều mà cả thế giới ngày nay mới nghĩ tới thì Israel đã phát triển thành công từ lâu. Ảnh minh họa



Ngoài ra, Israel cũng rất mạnh trong lĩnh vực phát triển hệ thống phòng thủ chống tên lửa cho máy bay dân dụng, bởi các chuyến bay của Israel luôn là đối tượng của các phần tử cực đoan.

Và một thực tế nữa, các chuyên gia chống khủng bố của Israel rất “đắt khách”. Trong kì World Cup tại Brazil vào năm 2014, SIBAT sẽ cố vấn cho chính phủ Brazil về vấn đề an ninh.

“Công việc sẽ tiếp tục và càng ngày càng phát triển vì các mối đe dọa an ninh đang lớn dần. Thế giới đang chuyển hướng tới việc phòng trừ các đe dọa khủng bố”, ông Graff dự đoán về thị trường thiết bị an ninh trong tương lai.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

>> F-35 thua Su-35 trong môi trường giả lập



Các mô phỏng không chiến trên máy tính cho thấy, F-35 dễ dàng bị đánh bại bởi các máy bay Su-35 của Nga.


Một nhóm các nhà khoa học giấu tên đã cung cấp cho trang mạng F-16.net những đoạn clip mô phỏng cuộc không chiến giả định và những tính toán liên quan. Theo đó, F-35 liên tục bị đánh bại bởi Su-35 của Nga.

Các tính toán cho thấy, F-35 dễ bị tổn thương trong hỗ trợ cảnh báo không đối không, đặc biệt là trong quá trình tiếp nhiên liệu. Các công nghệ được trang bị cho Su-35 mang lại một mối đe dọa lớn cho F-35.

Các công nghệ này cũng dễ dàng được nâng cấp và áp dụng cho các máy bay chiến đấu dòng Su-30 đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, Indonesia, Malaysia. Biến thể của Su-27 do Trung Quốc sản xuất cũng sẽ có được các khả năng tương tự trong thời gian tới.

Nếu so với PAK F/A T-50 đang được sản xuất, mối nguy hiểm cho F-35 còn tăng lên gấp bội. Xét về tất cả các chỉ số, T-50 vượt trội hơn nhiều so với Su-35.

Cả hai loại máy bay Su-35 và T-50 được trang bị hệ thống cảm biến có khả năng kết nối mạng với nhau. Điều này làm giảm lợi thế tàng hình mà F-35 được trang bị. Bên cạnh đó, cả 2 loại máy bay trên đều có khả năng mang tải trọng vũ khí lớn hơn nhiều so với F-35.

Xét về tốc độ, Su-35 có tốc độ tối đa đến Mach-2.25 (2.500km/giờ), trong khi đó F-35 có tốc độ tối đa chỉ Mach-1,8 (1.930km/giờ).


http://nghiadx.blogspot.com
F-35 phía trên, sẽ phải trả giá đắt cho một cuộc đụng độ với Su-35 phía dưới.


Bộ Quốc Phòng Israel từng khẳng định rằng, không có một hệ thống điện tử riêng biệt, F-35 hoàn toàn không có khả năng trước các cuộc không chiến cũng như các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga.

Lockheed Martin rằng F-35 là một máy bay được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa cao. Khả năng không chiến của F-35 sẽ cao hơn 8 lần so với các máy bay thế hệ trước đây như F-15, hay F-16, F/A-18.

Trong năm 2009, cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates đã thành công trong việc chấm dứt dây chuyền sản xuất F-22, tiêm kích được xem là sự lựa chọn tốt nhất cho những mối đe dọa đang nổi lên từ dòng máy bay Sukhoi của Nga.

Ông Gates đưa ra là F-35 sẽ được sản xuất với số lượng đủ lấp đầy bất kỳ khoảng trống chiến lược trong việc ngăn chặn sức mạnh không quân Mỹ cũng như các đồng minh.

Tuy nhiên, sau khi F-35 gặp phải một loạt các khó khăn và trục trặc, chương trình bị chậm trễ, chi phí tăng cao, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể nhìn thấy số lượng lớn F-35 được sản xuất.

Nếu những nhận định của ông Gates là sai, điều này sẽ làm giảm khả năng của không quân Mỹ trước các mối đe dọa trong những năm tới. Theo các chuyên gia, số lượng F-35 sẽ được đưa vào sử dụng khoảng 2.000 chiếc.

Các nhà phân tích quân sự Australia cho rằng, F-35 không phải là một tiêm kích được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa lớn, đặc biệt F-35 tỏ ra thất thế trước các cuộc không chiến tầm gần, nơi đòi hỏi khả năng cơ động cao. Giá cả và chi phí vận hành của F-35 không hề rẻ.

Trong một báo cáo gần đây của các quan chức quốc phòng Australia, liên quan đến khả năng mua F-35. Báo cáo thừa nhận, chi phí mua sắm và vận hành F-35 sẽ cao hơn nhiều so với F/A-18E/F Super Hornet trong khi khả năng đối phó với các mối đe dọa không cao hơn nhiều so với F/A-18E/F Super Hornet.

Một nghiên cứu của độc lập của Hải quân Mỹ cũng đồng ý với nhận định này, điều này tiếp tục là một báo cáo trái ngược với tuyên bố của Lockheed Martin rằng F-35 sẽ có chi phí vận hành rẻ hơn những máy bay hiện có mà nó dự dịnh thay thế.

Nếu xét về hiệu quả từ giá thành, khả năng không chiến đến chi phi vận hành, Su-35 của Nga hoàn toàn vượt trội so với F-35. Việc chú trọng đầu tư hàng trăm tỉ USD vào các chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 5 có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Tiêm kích tàng hình có lợi thế lớn trong không chiến tầm xa, tuy nhiên trong thực tế, khả năng tiêu diệt đối phương từ xa thường không hiệu quả. Trong khi đó, những cuộc không chiến tầm gần thường mang tính quyết định.

Trong những cuộc không chiến tầm gần, khả năng cơ động của máy bay chính là yếu tố then chốt. Về khả năng này, các máy bay chiến đấu của Nga như Su-30, Su-35 thường tỏ ra vượt trội so với các máy bay phương Tây.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

>> Israel triển khai hệ thống Iron Dome thứ ba



Quân đội Israel sẽ tiếp nhận hệ thống phòng thủ Iron dome thứ ba. Hiện tại, Không quân Israel có 2 hệ thống Iron Dome, một được bố trí ở Ashkelon và một ở Beersheba.


Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Israel sẽ có 9 hệ thống Iron Dome vào cuối năm 2013. Vị trí để bố trí tổ hợp mới này đến nay vẫn chưa rõ.

Một phần trong số tiền để mua các hệ thống được lấy từ viện trợ quân sự của Mỹ. Tháng 5/2010, Mỹ đã phê duyệt việc phân bổ 205 triệu USD để Israel tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia.

Những thách thức hiện nay của Quân đội Israel là hệ thống Iron Dome phải đảm bảo đánh chặn được 90 % rocket Grad và Qassam được bắn từ Dải Gaza.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô phỏng hoạt động hệ thống Iron Dome.



Trong tất cả thời gian thời sử dụng, hệ thống đã bắn chặn 20 đạn rocket có nhiều khả năng sẽ rơi vào trong các khu vực dân cư.

Thành phần của mỗi hệ thống Iron Dome gồm một radar đa năng, trung tâm điều khiển hoả lực và ba bệ phóng với 20 tên lửa cho mỗi bệ phóng.

Hệ thống được thiết kế để đánh chặn rocket và đạn pháo với khoảng cách lên đến 70 km, có khả năng phát hiện vị trí rơi của hoả lực đối phương và huỷ lệnh tiêu diệt nếu chúng rơi vào khu vực không có dân cư.

Ban đầu, kế hoạch của Bộ Quốc phòng Israel dự kiến sẽ tiếp nhận 20 hệ thống Iron Dome, nhưng bây giờ cắt giảm xuống còn 10-15 hệ thống. Lý do cho việc giảm lượng mua hệ thống Iron Dome vẫn chưa có câu trả lới từ các quan chức quân sự Israel.
Bên cạnh các cuộc đấu súng ác liệt, truyền thông cũng đang được sử dụng như những đòn đánh cực kỳ hiểm hóc trong cuộc chiến ở Libya.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc - Israel muốn thoát khỏi sự theo dõi của Mỹ?



Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã có chuyến thăm chính thức đến Israel nhằm thúc đẩy mối quan hệ quân sự giữa đôi bên.

Tại Thủ đô Tel Aviv, Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel ông Ehud Barak, Tư lệnh Hải quân Israel, Đô đốc Eliezer Marom.

Nội dung cuộc hội đàm giữa các quan chức cấp cao hai bên không được công bố, tuy nhiên theo một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Israel, chuyến thăm có liên quan tới những thay đổi về thương mại quốc phòng giữa 2 nước.

Từ lâu nay, quan hệ thương mại quốc phòng giữa Tel Aviv và Bắc Kinh phải chịu sự chi phối từ phía Washington. Phía Mỹ nhiều lần lên tiếng cảnh báo và phủ quyết các hoạt động chuyển giao công nghệ từ Israel cho Trung Quốc, đất nước mà Washington luôn coi là đối thủ cạnh tranh chiến lược, nếu không muốn nói là “kẻ thù tiềm năng”.

Trước đó, Washington ép Israel phải hủy bỏ hợp đồng chuyển giao các công nghệ của tiêm kích Lavi, hợp đồng trị giá 1 tỷ USD hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Phalcon, ngăn cấm Israel bán các máy bay trinh sát không người lái cho Bắc Kinh.


Đô đốc Ngô Thắng Lợi trong buổi hội đàm với Bộ trưởng BQP Ehud Barak.

Không chỉ vậy, Israel phải tham vấn ý kiến của Washington trước khi thực hiện bất kỳ hợp đồng mua bán vũ khí ra nước ngoài.

Tuy nhiên, sau cuộc hội đàm với Đô đốc Ngô, một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Quốc phòng Israel cho biết: “Chính sách của chúng tôi đối với người bạn Mỹ gần gũi vẫn không thay đổi”. Đồng thời, ông này vẫn tìm cách từ chối giải thích mục đích chuyến thăm của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc.

Thực tế cho thấy, mối quan hệ thương mại quân sự với Israel mang lại cho Trung Quốc một lối đi mới, một cách gián tiếp để tiếp cận công nghệ cao từ phương Tây.

Việc mua lại bản vẽ khí động học của máy bay tiêm kích Lavi đã bị hủy bỏ của Israel mang lại cho công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc một lối thoát để tạo nên J-10, xương sống cho lực lượng không quân nước này.

Israel là quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng rất mạnh, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao và là nước dẫn đầu thế giới trong công nghệ phát triển các UAV.

Mối quan hệ với Israel có ý nghĩa đặc biệt với Trung Quốc. Hiện nay, rất nhiều công nghệ từ Israel xuất hiện trong các hệ thống vũ khí hiện đại của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, mối quan hệ của Bắc Kinh với Tel Aviv luôn bị Washington theo dõi chặt chẽ và tới nay, Tel Aviv không thể tự quyết định trong các mối quan hệ thương mại quân sự với Trung Quốc.

Nhận định về chuyến thăm này của Đô đốc Ngô, các nhà phân tích chính trị cho rằng, bất kể kết quả của cuộc hội đàm giữa đôi bên như thế nào, Tel Aviv vẫn phải nhìn “nét mặt” của Washington trước khi quyết định các hợp đồng thương mại quân sự với Bắc Kinh.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang