Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Đảng Cộng sản Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

>> Cơ quan tình báo đầu não Trung Quốc (kỳ 1)



Bộ An ninh quốc gia (Ministry of State Security – MSS) là cơ quan tình báo "đầu sỏ" lớn nhất của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.


Cội nguồn của MSS

Tiền thân của Bộ an ninh quốc gia (MSS) là Văn phòng trung ương các vấn đề xã hội (Central Department of Social Affairs – CDSA) – “con mắt” của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước năm 1949.

CDSA cung cấp cho các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc thông tin về tình hình thế giới, các sự kiện lớn và các vấn đề đang diễn ra ở nước ngoài.

Trong giai đoạn nội chiến Trung Quốc 1946-1949, CDSA đã chứng minh hiệu quả của mình góp phần vào thắng lợi của Đảng Cộng Sản trước Quốc Dân Đảng, dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Sau 1949, CDSA được tái tổ chức và một số nhân viên cốt cán của cơ quan này chuyển sang nắm giữ các vị trí mới trong Bộ Công an. Từ đó, CDSA không còn tồn tại mà được tái lập thành cơ quan nằm dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng Sản và mang cái tên mới là Cục điều tra Trung ương (Central Investigation Department - CID).

Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa vô sản (1966-1976) nổ ra, CID bị phá hủy nặng nề khi hầu hết các lãnh đạo của cơ quan này bị điều về nông thôn để "giáo dục lại". Toàn bộ hoạt động và "tài sản" của CID chuyển cho Cục 2 – cơ quan tình báo Quân đội Trung Quốc quản lý.



Văn phòng của Bộ an ninh quốc gia (MSS) và Bộ công an ở Vũ Hán.


Sau cái chết của Lâm Bưu vào năm 1971, CID được tái lập. Khi Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng nắm quyền năm 1976, họ đã tìm cách mở rộng hoạt động của CID, tăng cường thu thập thông tin thông qua các "điệp viên" trong vỏ bọc nhân viên ngoại giao.

Tuy nhiên, năm 1977 Đặng Tiểu Bình nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc thì ông đã phản đối việc sử dụng đại sứ quán làm nơi thu thập thông tin tình báo và ủng hộ việc gửi điệp viên ra nước ngoài dưới vỏ bọc phóng viên hoặc doanh nhân. Do đó, CID đã thu hồi các nhân viên của mình ở Đại sứ quán Trung Quốc.

Năm 1983, Cục điều tra trung ương (CID) sát nhập vào bộ phận phản gián thuộc Bộ công an cho ra đời Bộ an ninh quốc gia Trung Quốc (Ministry of State Security – MSS).

Người lãnh đạo đầu tiên của MSS là ông Lăng Vân (Ling Yun, sinh năm 1917) với nhiệm kỳ khá ngắn chỉ từ tháng 6/1983 tới tháng 9/1985.

Năm 1985, chức vụ đầy quyền lực của MSS chuyển sang cho ông Cổ Xuân Vượng (Jia Chunwang) lãnh đạo MSS lâu nhất từ năm 1985 tới 1998. Lãnh đạo hiện tại của MSS là ông Cảnh Huệ Xương (Geng Huichang).

Hệ thống tổ chức MSS

Bộ an ninh quốc gia Trung Quốc (MSS) được tổ chức thành nhiều cục, mỗi đơn vị được giao phó các nhiệm vụ khác nhau:

- Cục 1 (nội địa)

Cục này có nhiệm vụ tuyển mộ nhân viên làm việc cho MSS. Những người được tuyển chọn sẽ được đào tạo và đưa ra nước ngoài dưới vỏ bọc: sinh viên du học, doanh nhân, du lịch, định cư hoặc các mục đích khác.

Nếu các nhân viên gặp khó khăn với các thủ tục xuất cảnh thì cục sẽ xúc tiến giải quyết các vấn đề đó. Đối với những người đi "du lịch" thì họ sẽ trả tiền cho các thông tin tình báo thu thập được.

Cục 1 còn có trách nhiệm tiếp nhận những điệp viên Trung Quốc từ nước ngoài trở về theo thời gian nhất định để nghỉ ngơi du lịch, chữa bệnh hoặc các lý do khác.

Để đảm bao danh tính cho những người này thì họ sẽ được bố trí đi qua một quốc gia thứ ba. Trước đây, các điệp viên thường về Hong Kong dùng giấy phép về thăm nhà để tránh chỉ ra rằng họ đã nhập cảnh Trung Quốc.

MSS đã xây dựng nhiều nhà nghỉ đặc biệt nằm ở vùng ngoại ô Bắc Kinh dành cho các “vị khách về thăm quê hương”.

- Cục 2 (đối ngoại)

Cục này chịu trách nhiệm hoạt động thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài. Đây cũng là đơn vị cung cấp bản phân tích báo cáo cho các cấp tình báo cao hơn dựa theo thông tin thu nhập được từ điệp viên.



Lãnh sự quán Trung Quốc tại thủ đô Washington (Mỹ).



Trong hoạt động, cục 2 gửi điệp viên được đào tạo ra nước ngoài dưới lớp vỏ bọc nhân viên công ty thương mại, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải biển.... Hoặc họ có thể sử dụng Đại sứ quán Trung Quốc để che chở các điệp viên dưới lốt nhà ngoại giao.

Bên cạnh việc gửi điệp viên ra nước ngoài, cục 2 còn làm công tác tuyển mộ người nước ngoài làm gián điệp cho tình báo Trung Quốc. Trong số đó, có những người làm việc với cục trong nhiều năm liên tục nhưng có một số chỉ được sử dụng khi cần thiết.

- Cục 3 (phụ trách Hong Kong, Macao và Đài Loan)

Cục 3 phụ trách hoạt động tình báo ở Hong Kong, Macao và Đài Loan, đồng thời tuyển mộ nhân viên có mối quan hệ ở các vùng lãnh thổ này.

Cục cũng sẽ tiếp nhận các điệp viên Trung Quốc hoạt động ở các vùng này khi họ trở về để báo cáo, nhận nhiệm vụ hoặc đi du lịch. Cục tiếp nhận thông tin từ các điệp viên ở từng khu vực sau đó phân tích và chuyển lên cho các cấp lãnh đạo cao hơn.

Một số điệp viên gửi tới 3 nơi này từ trước năm 1949 nhưng hầu hết những người trong lực lượng mới được tung vào. Trong khi một số ẩn nấp dưới danh nghĩa doanh nhân thì một số “nằm” trong các cơ quan Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Ví dụ như, ở trong các phân xã của Tân Hoa Xã ở Hong Kong và Macao hoặc văn phòng của Đại Công báo và Wen Wei báo ở Hongkong.

Trong số các điệp viên được gửi tới đây thì chỉ có một số ít hoạt động lâu dài còn lại cứ vài năm thay một lần. Bộ an ninh quốc gia (MSS) đặc biệt tăng cường hoạt động tại Hong Kong kể từ khi nơi này trở về Trung Quốc năm 1997.

[BDV news]


Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

>> Trung Quốc triển khai tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo 8.000km




Ngày 28/6, báo Ming Pao xuất bản ở Hồng Kông đưa tin, Trung Quốc đã triển khai một chiếc tàu ngầm diesel mới được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) có thể phóng tới tất cả các khu vực của nước Mỹ, để kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào 01/7.

Dẫn lời một nguyệt san ở Hồng Kông, báo Ming Pao cho biết chiếc tàu ngầm lớp Ching được Trung Quốc sản xuất bằng chính công nghệ của họ đang neo đậu tại một cảng ở gần Thượng Hải.


Ảnh minh họa

Chiếc tàu ngầm này có thể mang được sáu quả tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm chiến lược, mang tên "Jwirang-2", có tầm bắn 8.000km, tờ báo cho biết.

Theo các chuyên gia, chiếc tàu ngầm này có thể được chuyển đổi thành một tàu ngầm được trang bị tới 42 quả tên lửa hành trình có tầm bắn 1.500km. Có nghĩa là tàu ngầm cũng có khả năng hoạt động tại các vùng biển gần Trung Quốc.

Trung Quốc dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất thêm các tàu ngầm lớp Ching do chúng có chi phí hợp lý, các chuyên gia cho biết.

Hải quân Trung Quốc đã triển khai ba chiếc tàu ngầm lớp Ching, mỗi chiếc tại Hoàng Hải, Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Vì tàu ngầm chạy bằng diesel được cho là không gây nhiều tiếng ồn, nên Hải quân Trung Quốc đã triển khai một số lượng lớn tàu ngầm loại này tại các vùng biển gần đó, các chuyên gia cho biết thêm.

Kể từ giữa những năm 1990, Trung Quốc đã tăng cường sản xuất tàu ngầm với nỗ lực nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên biển và các tuyến đường biển ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang