Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Ấn Độ - Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ấn Độ - Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ấn Độ - Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

>> Cuộc đấu giữa "Rồng và Voi" ?


Vừa qua, Công ty RAND Mỹ đã dùng phương pháp khoa học hóa để đánh giá, dự đoán sự khác biệt giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong 15 năm tới.



http://nghiadx.blogspot.com
Hiện nay, Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển, sản xuất được nhiều loại máy bay chiến đấu, nhưng Ấn Độ thì chủ yếu mua sắm từ nước ngoài. Trong hình là máy bay chiến đấu tàng hình J-20 bay thử của Trung Quốc.

Báo cáo của Công ty RAND cho biết, trong 15 năm tới, dân số Ấn Độ chiếm ưu thế, kinh tế vĩ mô không ngừng tiếp cận Trung Quốc, nhưng về khoa học công nghệ và quân sự sẽ tụt lại phía sau rất nhiều so với Trung Quốc.

Đối với vấn đề này, báo cáo đề nghị Chính phủ Mỹ căn cứ vào lợi ích quốc gia, xác định chính sách đối với hai nước Trung Quốc và Ấn Độ.

Là một nước lớn ở khu vực châu Á và thành viên quan trọng của BRICS, Trung Quốc và Ấn Độ luôn được coi là nhân tố then chốt cho sự thay đổi của tình hình chính trị, kinh tế toàn cầu.

Dưới vầng sáng của cuộc “cạnh tranh rồng-voi”, nhận thức của người dân hai nước Trung Quốc và Ấn Độ về đối phương đều có những sai lầm to lớn: người dân Trung Quốc phổ biến coi Ấn Độ là nước chậm phát triển, còn người dân Ấn Độ lại cho rằng Trung Quốc đã bị Ấn Độ tạo khoảng cách trên nhiều phương diện.

Charles Wolf, nhà nghiên cứu của Công ty RAND Mỹ đã đưa ra báo cáo “So sánh, đánh giá Trung Quốc và Ấn Độ năm 2025” muốn tìm ra logic trong sự phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ, dự đoán xu hướng tăng giảm sức mạnh quốc gia của hai nước trong tương lai từ các phương diện dân số, kinh tế, khoa học công nghệ và quân sự, đồng thời trả lời câu hỏi ai có thể nắm được thời cơ trước trong cuộc “cạnh tranh rồng-voi”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tên lửa của Hải quân Ấn Độ phóng tên lửa phòng không Barak trong đêm.

Nhìn vào xu thế tăng dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm 1,55% của Ấn Độ gấp gần 3 lần của Trung Quốc. Đến năm 2025, dân số Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc, đồng thời tiếp tục tăng đến năm 2050, còn đỉnh dân số của Trung Quốc sẽ xuất hiện vào năm 2032.

Thông thường, giá trị sáng tạo của người từ 15-64 tuổi cao hơn so với tiêu thụ, tạo chỗ dựa cho số người ở độ tuổi khác. Cùng với việc dân số tăng mới của Ấn Độ vượt Trung Quốc, so với Ấn Độ, tỷ lệ người cần nuôi dưỡng trong dân số Trung Quốc sẽ không ngừng tăng lên, và tốc độ lão hóa sẽ nhanh hơn.

Mặc dù hiện nay trình độ giáo dục của Ấn Độ thấp, nhưng chỉ cần có thể gia tăng đầu tư, trình độ này sẽ vượt Trung Quốc trong 15 năm hoàn toàn không hề khó khăn. Vì vậy, Ấn Độ sẽ chiếm thời cơ trước về nguồn nhân lực.

Đương nhiên, việc phát huy ưu thế này phụ thuộc vào mức độ mở cửa và khả năng sáng tạo của nền kinh tế Ấn Độ.

Nhìn vào kinh tế vĩ mô, báo cáo của Công ty RAND đã tổng hợp các phương diện như vốn, sức lao động, năng suất toàn bộ các yếu tố (tỷ lệ các yếu tố đầu tư như tổng sản lượng và tiến bộ công nghệ, tổ chức sáng tạo, chuyên nghiệp hóa và đổi mới sản xuất) và GDP, thông qua phân tích tổng thể, báo cáo này cho rằng, Ấn Độ đang thu nhỏ khoảng cách về kinh tế với Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội hộ tống Trung Quốc tập trận ở biển Đông.

Báo cáo cho biết, đối với triển vọng kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ, việc phân tích từ các nguồn khác nhau đưa ra các kết luận khác nhau. Đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp thường lạc quan về Ấn Độ, nhưng các học giả và tổ chức quốc tế thì cho rằng Trung Quốc sẽ giữ vững lợi thế.

Công ty RAND phân tích về kinh tế vĩ mô của hai nước trong 15 năm tới cho biết, chỉ có Ấn Độ nằm trong trạng thái phát triển tốt nhất, Trung Quốc nằm trong trạng thái xấu nhất, thì GDP của Ấn Độ mới có khả năng tiếp cận Trung Quốc.

Còn về phát triển khoa học công nghệ, báo cáo của Công ty RAND chủ yếu khảo sát trên hai khía cạnh, đó là “tiền” và “con người”.

Tổng kim ngạch chi tiêu nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ của Trung Quốc hiện xếp thứ ba thế giới, những chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa thương mại chiếm hơn 1% giá trị GDP, còn con số này của Ấn Độ là 0,8%.

Những người giành được học vị tiến sĩ kỹ thuật tốt nghiệp hàng năm của Trung Quốc nhiều hơn 70% so với Ấn Độ.

Nhưng, “tỷ lệ có thể làm thuê” của những kỹ sư mới tốt nghiệp của Trung Quốc chỉ có 60%, thụt lùi so với Ấn Độ. Trong tình hình bình thường, sau 15 năm, số lượng các nhà nghiên cứu của Trung Quốc vẫn sẽ dẫn trước đáng kể so với Ấn Độ, mức độ vượt 8%.

Còn số lượng thành quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học công nghệ toàn cầu hoặc được giới xuất bản công bố, Trung Quốc cũng cao hơn Ấn Độ 13%.

http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ tích cực nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu nội địa, nhưng thành quả rất hạn chế. Trong hình là máy bay LCA đang được Ấn Độ phát triển.

Nhìn vào chi tiêu quân sự, cho dù tính theo phương pháp nào, Trung Quốc đều sẽ vượt xa Ấn Độ.

Báo cáo áp dụng 2 cách để tính toán chi tiêu quân sự nhằm cân bằng sai số. Căn cứ vào tính tính theo tỷ lệ tăng trưởng hiện nay, xem xét sự biến động của giá trị đồng đô la Mỹ trong 15 năm qua, chi tiêu quân sự năm 2025 của Ấn Độ sẽ vào khoảng 94-277 tỷ USD;

chi tiêu quân sự của Trung Quốc sẽ gấp 4-7 lần của Ấn Độ. Căn cứ vào tỷ lệ chi tiêu quân sự trong GDP, chi tiêu quân sự năm 2025 của Ấn Độ vào khoảng 82-242 tỷ USD, còn chi tiêu quân sự của Trung Quốc gấp 3-4 lần Ấn Độ.

Ngoài ra, chi tiêu dành cho mua sắm vũ khí trong số chi tiêu quân sự năm 2025 của Ấn Độ sẽ khoảng 6,3-18,6 tỷ USD, còn con số của Trung Quốc là gấp 2,6 lần Ấn Độ.

Dựa trên những phân tích trên, Công ty RAND kết luận rằng, trong 15 năm tới, dân số của Ấn Độ chiếm ưu thế, kinh tế vĩ mô liên tục tiếp cận với Trung Quốc, nhưng về khoa học công nghệ và quân sự tụt lại đáng kể so với Trung Quốc.

Theo đó, báo cáo khuyến nghị Chính phủ Mỹ căn cứ vào lợi ích quốc gia, xác định chính sách đối với hai nước Trung Quốc và Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình siêu âm Brahmos phiên bản Lục quân do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển.

Số liệu dùng trong báo cáo này của Công ty RAND phản ánh rất rõ sự khác nhau về sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời đã tiến hành so sánh theo con số khoa học tự nhiên, điều này đã phản ánh phương pháp nghiên cứu khoa học hóa mấy chục năm gần đây của khoa học chính trị Mỹ.

Phương pháp khoa học hóa này có logic rõ ràng, nhưng cũng tồn tại vấn đề khá lớn. Đối với báo cáo này, sự đấu đá chính trị nội bộ, sự đổi thay về chính trị, môi trường quốc tế bên ngoài hoặc yếu tố thiên tai trong 15 năm tới của hai nước Trung Quốc và Ấn Độ không được đưa vào xem xét, điều này làm cho kết luận của họ có sự hạn chế rất lớn.


Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

>> Ấn Độ rầm rộ tập trận "Hủy diệt"


Ấn Độ tiến hành tập trận “Hủy diệt” trong 4 ngày, tại khu vực đông bắc gồm bang Arunachal có tranh chấp với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.


Một số phương tiện truyền thông Ấn Độ ngày 1/3 đã đưa tin về cuộc tập trận quy mô lớn của Quân đội Ấn Độ ở khu vực đông bắc sát biên giới Trung Quốc.

Cuộc tập trận diễn trong trong thời gian 4 ngày, có sự tham gia của Bộ Tư lệnh Không quân Miền Đông và Bộ Tư lệnh Lục quân Miền Đông Ấn Độ, khu vực diễn tập bao gồm bang Arunachal (Trung Quốc gọi là nam Tây Tạng).

Một số tướng lĩnh cấp cao Quân đội Ấn Độ cho biết, cuộc tập trận này có quy mô chưa từng có, mục đích là để nâng cao khả năng tác chiến cho Quân đội Ấn Độ ở khu vực đông bắc.

Ngày 2/3, tờ “Deccan Chronicle” Ấn Độ bình luận, mặc dù Ấn-Trung đang nỗ lực giải quyết bất đồng, nhưng Ấn Độ đã quan tâm đến tăng cường phòng thủ khu vực phía đông tiếp giáp với Trung Quốc.

Tờ “Calcutta Telegraph” Ấn Độ cho biết, cuộc diễn tập lần này đã được lên kế hoạch trước, để đề phòng một khi rơi vào trạng thái đối đầu với Trung Quốc. Indo-Asian News Service cho rằng, Ấn Độ đã ý thức được mối đe dọa ở biên giới phía đông bắc.

Theo tờ “Calcutta Telegraph” Ấn Độ, cuộc diễn tập lần này mang tên “Hủy diệt”, khu vực bao trùm 8 bang ở đông bắc Ấn Độ và và bang Tây Bengal, nhưng chủ yếu tập trung dọc theo lưu vực sông Brahmaputra (thượng lưu của sông Brahmaputra nằm trong biên giới Trung Quốc, được gọi là sông Yarlung Tsangpo).

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, Trung Quốc luôn tuyên bố có chủ quyền đối với toàn bộ bang Arunachal, mỗi khi các Bộ trưởng của Ấn Độ đến đó thị sát, Bắc Kinh đều tiến hành phản đối mạnh mẽ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu MiG-29UPG của Không quân Ấn Độ.


Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho hay, tham gia cuộc tập trận lần này có lực lượng đặc nhiệm Lục quân Ấn Độ và máy bay chiến đấu Su-30MKI tiên tiến của Không quân.

Nội dung diễn tập bao gồm diễn tập hỗ trợ lẫn nhau giữa lực lượng trên bộ và lực lượng trên không vào cả ban ngày và ban đêm. Tờ báo dẫn lời người phát ngôn Không quân Ấn Độ, trung tá Galway cho biết, mục đích tập trận là kiểm tra khả năng tác chiến khi thực hiện các nhiệm vụ của Không quân Ấn Độ.

Tờ “Calcutta Telegraph” dẫn lời tướng lĩnh cấp cao của Không quân Ấn Độ, trung tướng M. Masisawalun (dịch âm) cho biết: “Lần này chúng tôi tập trung vào lưu vực sông Brahmaputra, bang Arunachal, bang Sikkim và bang Mizoram, trong cuộc tập trận chúng tôi sẽ hiệp đồng với Lục quân, diễn tập ngăn chặn kẻ thù xâm lược và tác chiến đối địch”.

Masisawalun cho biết, cuộc tập trận mặc dù diễn ra không dài, nhưng rất quyết liệt. Phần cao trào của cuộc diễn tập được tiến hành ở các khu vực chưa được công khai của bang Assam và bang Arunachal. Trong cuộc tập trận Không quân cần bảo đảm chi viện trên không cho lực lượng mặt đất không kể ngày đêm.

Người phát ngôn Không quân Ấn Độ Galway cho biết, để tổ chức cuộc tập trận này, Không quân còn điều lực lượng từ Bộ Tư lệnh Miền Tây và Miền Trung, di chuyển đến khu vực Miền Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cảnh báo sớm Falcon của Ấn Độ, mua của Israel.


Có tin cho biết, mặc dù cuộc tập trận “Hủy diệt” bắt đầu từ ngày 29/2 và kết thúc vào ngày 3/3, nhưng ngay từ ngày 20/2, Quân đội Ấn Độ đã bí mật hạ lệnh động viên diễn tập, hơn 70 máy bay chiến đấu đã triển khai hoàn tất, bao gồm máy bay cảnh báo sớm trên không, máy bay chiến đấu Su-30MKI, máy bay chiến đấu MiG-29.

Trong đó, máy bay cảnh báo sớm Falcon do Israel sản xuất đã lần đầu tiên được thử nghiệm trong môi trường chiến đấu thực tế mô phỏng có quy mô như vậy. Ngoài ra, máy bay tiếp dầu trên không tầm trung sẽ phối hợp thực hiện nhiệm vụ tấn công tầm xa, máy bay điều khiển từ xa cũng sẽ được tham gia.

Galway cho biết: “Kinh nghiệm của cuộc diễn tập này sẽ được đưa vào trong đề cương chiến thuật tương lai”.

Khi công bố thông tin về cuộc tập trận, mặc dù chính quyền Ấn Độ hoàn toàn không đề cập tới các nội dung khác, nhưng một số phương tiện truyền thông Ấn Độ lại quen liên hệ với Trung Quốc.

Tờ “Calcutta Telegraph” viết, cuộc tập trận “Hủy diệt” diễn ra trong 4 ngày, là cuộc tập trận cùng loại có quy mô lớn nhất. Cuộc diễn tập này là để phòng ngừa một khi rơi vào trạng thái thù địch với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đất đối không Akash, hay còn gọi là "Patriot Ấn Độ", do Ấn Độ tự sản xuất.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho rằng, về phía Lục quân, Quân đoàn 33, Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4 của Lục quân Ấn Độ lần lượt cử lực lượng tham gia diễn tập, trong đó Quân đoàn 33 và Quân đoàn 4 đảm đương nhiệm vụ kép, hai quân đoàn này không chỉ phải tác chiến bình định, mà còn trực tiếp đối mặt với tiền phương Trung Quốc.

Ngoài ra, tờ “Deccan Chronicle” Ấn Độ ngày 2/3 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony không lâu nữa sẽ tuyên bố bàn giao tên lửa đất đối không Akash (do Ấn Độ tự thiết kế và phát triển) cho Không quân Ấn Độ, tên lửa này được cho là “tên lửa Patriot của Ấn Độ”. Lực lượng tên lửa Akash gồm 2 trung đội sắp hoàn thành triển khai.

Indo-Asian News Service cho biết, do ý thức được mối đe dọa từ Trung Quốc tại biên giới phía đông bắc, Ấn Độ đang triển khai tên lửa Akash tại khu vực này. Đồng thời, một loại ngư lôi hạng nhẹ do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo tới đây cũng sẽ được trang bị cho Hải quân.

Bài báo viết: “Với việc lần lượt trang bị 2 loại vũ khí này, Ấn Độ đã tiến đến một cột mốc quan trọng trên phương diện phát triển khoa học công nghệ quân sự của mình”.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

>> "Thế phong tỏa chí tử"


Ấn Độ đã thực hiện chiến lược kép đối với Trung Quốc: Lục quân bảo vệ biên giới phía bắc, Hải quân chốt chặn tuyến đường giao thông trên biển…


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra do Ấn Độ thuê của Nga trong 10 năm.


Tờ “Business Standard” Ấn Độ ngày 28/2 đưa tin, theo các nhà phân tích quốc phòng, Ấn Độ đã thực hiện chiến lược kép đối với Trung Quốc:

Một mặt, triển khai Lục quân và Không quân bảo vệ biên giới trên bộ ở phía bắc, mặt khác sử dụng Hải quân Ấn Độ phong tỏa tàu thương mại và tàu quân sự của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Sân bay ven biển của Ấn Độ (đặc biệt là ở quần đảo Andaman Nicobar), kề sát các khu vực trọng yếu như eo biển Malacca và các eo biển khác ở Đông Nam Á, eo biển Hormuz ở Tây Á, có thể giúp Hải quân Ấn Độ tạo thành thế bao vây, phong tỏa chí tử đối với Trung Quốc.

Báo Ấn Độ viết, cùng ngày trang mạng báo “Tiên phong” Ấn Độ cho biết, để tăng cường sức mạnh trên biển, Ấn Độ đang mở rộng biên đội tàu ngầm hạt nhân của họ.

Thời gian hoạt động của tàu ngầm hạt nhân có thể vượt 3 tháng, hơn nữa không hề dễ dàng bị phát hiện, bởi vì động cơ của nó chỉ sinh ra một tín hiệu âm thanh tối thiểu, như vậy sẽ không bị máy bay và tàu thăm dò săn ngầm của kẻ thù phát hiện được.

Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ đã đồng ý tiếp tục chế tạo 2 tàu ngầm hạt nhân lớp “Kẻ hủy diệt” (Arihanta)

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Arihanta (Kẻ hủy diệt) do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.


Đối với vấn đề này, có nguồn tin cho biết, xét thấy sức mạnh trên biển ngày càng tăng cường của Trung Quốc, bao gồm không chỉ có tàu ngầm mà còn có kế hoạch chế tạo 2 tàu sân bay, các cơ quan quốc phòng Ấn Độ muốn áp dụng các biện pháp để làm giảm ưu thế của Trung Quốc, khiến cho Bắc Kinh không thể tạo ra mối đe dọa tới lợi ích chiến lược của New Delhi ở Ấn Độ Dương và biển Ả-rập.

Việc tiếp tục chế tạo 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân kiểu mới không những sẽ mở rộng phạm vi chiến lược cho Hải quân Ấn Độ, mà sẽ còn giúp cho Ấn Độ bước vào liên minh hàng đầu gồm Mỹ, Nga, Pháp, Đức và Anh – năm nước này đều sở hữu tàu ngầm hạt nhân tinh vi.

Báo Ấn Độ dẫn các nguồn tin cho biết, trong bối cảnh lớn của kiến ​​trúc an ninh toàn cầu hiện nay, tiếp tục chế tạo 2 tàu ngầm hạt nhân “Kẻ hủy diệt” là rất quan trọng.

Trong quá trình thiết kế tàu ngầm hạt nhân “Kẻ hủy diệt”, Ấn Độ đã có được công nghệ riêng phát triển loại phương tiện máy móc phức tạp này.

Nhưng, mặc dù 3 năm trước, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã công khai thông tin về tàu ngầm hạt nhân “Kẻ hủy diệt”, song trên thực tế, trong kế hoạch của New Delhi, thời gian thiết kế và chế tạo tàu ngầm này đã hơn 15 năm, điểm này đã làm nổi rõ mức độ phức tạp của chương trình này.

Báo chí Ấn Độ viết, ngoài tự nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân “Kẻ hủy diệt”, Hải quân Ấn Độ còn nhận được tàu ngầm hạt nhân Cheetah thuê của Nga từ tháng 1/2012, đồng thời sẽ đổi tên của nó thành Chakra.

Tàu ngầm này sẽ đến Ấn Độ vào cuối tháng 3/2012. Ấn Độ bỏ ra 2 tỷ USD, đã có được quyền sử dụng 10 năm chiếc tàu ngầm hạt nhân này. Đây là chiếc tàu ngầm thứ hai Ấn Độ thuê của Nga, chiếc thứ nhất được Ấn Độ thuê cũng trông 10 năm từ năm 1980.

Các nguồn tin tiết lộ, nó sẽ giúp rất nhiều cho Ấn Độ chế tạo, vận hành và duy trì 2 chiếc tàu ngầm mới, tránh xuất hiện tình hình kéo dài thời hạn và vượt chi tiêu theo kế hoạch mà các chương trình như này thường gặp.

Nhưng, nếu tàu chiến Trung Quốc có thể đi từ Bắc Cực vòng xuống Ấn Độ Dương, thì nó có thể đột phá sự phong tỏa trên biển của Ấn Độ, mà hiện nay toàn cầu ấm lên đã làm cho băng ở Bắc Cực tan ra, rất có thể mở ra tuyến đường hàng hải mới cho Trung Quốc.

Ngày 27/2, tại một cuộc hội thảo quốc tế ở New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã bày tỏ lo ngại rằng: “Băng Bắc Cực tan ra sẽ có tác động địa chất, vùng biển “có thể hoạt động được” trên thế giới như chúng ta hiểu sẽ thay đổi. Đặc biệt là khu vực châu Á và Ấn Độ Dương, chúng ta có thể phải đánh giá lại khái niệm “tuyến đường giao thông quan trọng hiểm yếu””.

Báo Ấn Độ cho rằng, trong hơn 60 năm qua, nhiệt độ mùa đông ở Bắc Cực đã tăng từ 7 độ trở lên, làm cho lớp băng mỏng vào mùa hè dễ tan chảy hơn.

Trong mùa hè nóng bất thường năm 2007, mặt băng ở Bắc Cực đã giảm 1.000 km2.Theo dự báo mô phỏng khoa học tiên tiến năm 2007 của Liên minh Vật lý địa cầu Mỹ, mùa hè năm 2013 sẽ xuất hiện Bắc Cực không còn băng.

http://nghiadx.blogspot.com
Arktika là tàu phá băng động cơ hạt nhân lớn nhất thế giới của Nga.


Băng tan chảy đang mở ra hai tuyến đường biển ở Bắc Cực:

Một là tuyến đường biển tây bắc đi từ bắc Đại Tây Dương qua các hòn đảo phía bắc Canada đến bắc Thái Bình Dương. Tháng 9/2008, MV Camilla Desgagnes trở thành con tàu thương mại đầu tiên đi qua tuyến đường này, các thuyền viên báo cáo cho biết “không nhìn thấy một tảng băng nào”.

Hai là tuyến đường biển đông bắc Đại Tây Dương, có liên quan chặt chẽ tới Trung Quốc.Tuyến đường này từ bắc Đại Tây Dương, đi qua Nga đến bắc Thái Bình Dương, sau đó kéo dài xuống biển Đông.

Tuyến đường này không chỉ vượt qua được tất cả các trở ngại mà Ấn Độ thiết lập ở Ấn Độ Dương, mà còn có thể rút ngắn khoảng cách từ Bắc Âu tới Nhật Bản, rút ngắn khoảng trên 40%, rút ngắn từ 21.000 km xuống còn 12.000 km.

Trên thực tế, sự tan chảy băng ở Bắc Cực đang làm cho vận chuyển thương mại có sự thay đổi to lớn. Các công ty hải vận trên thế giới đã chế tạo gần 500 tàu lướt băng, ngoài ra còn đang đặt mua nhiều hơn.

Báo Ấn Độ dẫn bài viết trên tờ “Thời báo Tài chính” tháng 1/2008 của giáo sư Học viện Kinh tế London Robert Wade cho biết, Trung Quốc “gần đây rất quan tâm đến mối quan hệ với Iceland, hòn đảo nhỏ này nằm ở bắc Đại Tây Dương, nằm ở vị trí chiến lược, được biết có thể phát huy vai trò quan trọng trong vận tải trên biển trong tương lai.

Trung Quốc hy vọng bắt đầu vận chuyển container ở phía bắc, hơn nữa coi các cảng nước sâu của Iceland là cơ sở cảng biển tiềm năng”.

Trên thực tế, Trung Quốc đã nhận thức được ưu thế chiến lược và quân sự của tuyến đường thay thế vận chuyển thương mại. Họ đã thành lập Văn phòng khảo sát cực địa, thuộc Cục Hải dương Quốc gia, giám sát các hoạt động nghiên cứu và thám hiểm cực địa.

Trung Quốc duy trì một tiền đồn gọi là trạm Hoàng Hà ở hòn đảo Spitsbergen của Na Uy.Trung Quốc đã mua của Ukraine tàu khảo sát cực địa Tuyết Long, sau đó bỏ ra 31 triệu nhân dân tệ để cải tạo, làm cho nó có thể thích hợp với hoạt động tại cực địa. Tàu Tuyết Long đã đến Bắc Cực tiến hành 4 lần nghiên cứu quy mô lớn, lần gần đây nhất là vào năm 2011.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu phá băng khảo sát cực địa Tuyết Long - Trung Quốc.


Báo Ấn Độ viết, vùng biển Bắc Cực tồn tại sự chồng chéo tuyên bố chủ quyền và xung đột rất lớn, cho nên sự hiện diện quân sự ở đó đang gia tăng.

Sau khi Liên Hợp Quốc từ chối tuyên bố chủ quyền của Nga đối với gần 500.000 m2 vùng biển ở Bắc Cực, điện Kremlin đã điều một tàu phá băng động cơ hạt nhân và hai tàu ngầm cắm cờ Nga ở đáy biển Bắc Cực.

Sau vài ngày, Nga điều biên đội máy bay ném bom chiến lược tuần tra trên Bắc Băng Dương, đây là lần đầu tiên Nga có động thái này sau Chiến tranh Lạnh.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

>> Tàu ngầm hạt nhân Chakra - "thợ săn hạm" của Hải quân Ấn Độ


Tàu ngầm hạt nhân Chakra được Ấn Độ thuê của Nga được cho là không thua kém tàu ngầm tiên tiến nhất của Mỹ, là một “thợ săn chí tử”.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Chakra


Ngày 29/1, tờ “Daily Star” của Bangladesh đã đăng bài viết của cựu Đại sứ Bangladesh tại Trung Quốc Ashfaqur Rahman cho biết, cách đây không lâu, Hải quân Ấn Độ đã trang bị tàu ngầm hạt nhân Chakra (nguyên là tàu Cheetah).

Hải quân Ấn Độ bỏ ra số tiền gần 1 tỷ USD, thuê của Nga tàu ngầm hạt nhân lớp 8.000 tấn này, thời hạn thuê là 10 năm.

Tàu ngầm hạt nhân Chakra sẽ gia nhập vào hạm đội 14 chiếc tàu ngầm cũ kỹ của Hải quân Ấn Độ, tàu ngầm này sẽ trang bị tên lửa hành trình Club-S ngầm đối đất (do Nga chế tạo, có tầm phóng khoảng 300 m) và ngư lôi tiên tiến.

Tàu ngầm này sẽ triển khai ở cảng Vishakhapatnam, ven bờ vịnh Bangladesh.Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, tàu ngầm hạt nhân Chakra “sẽ là thợ săn chí tử của tàu ngầm và tàu chiến đối phương”. Nó sẽ bảo vệ cho hạm đội Hải quân Ấn Độ.

Tính yên tĩnh của chiếc tàu này tiên tiến như tàu ngầm mới nhất của Mỹ, hơn nữa có thể lặn trong thời gian tương đối lâu.

Hiện nay, Ấn Độ trang bị nhiều loại vũ khí trang bị quân sự tiên tiến trên biển. Một nước theo đuổi hoà bình thế giới mà làm như vậy là không bình thường.

Nhưng, có chuyên gia phân tích cho rằng, đây là một phần trong những nỗ lực khu vực để ứng phó với bất cứ nước lớn thù địch nào, đặc biệt là những nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong những nỗ lực khu vực này, các nước đã sớm hình thành liên minh “trục dân chủ”. Theo đó, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia đã hình thành một liên minh.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Chakra


Tháng 5/2011, Nhật Bản và Australia đã ký Hiệp định Thu nhận và Dịch vụ tương hỗ (Acquisitionand Cross-Servicing Agreement, ACSA).

Thoả thuận này yêu cầu Nhật Bản và Australia cung cấp vật tư và dịch vụ cho nhau trong thời gian tập trận chung, giữ gìn hoà bình, viện trợ. Đây là thoả thuận thứ hai Nhật Bản ký với nước ngoài, sau khi đã ký với Mỹ.

Nhưng, trước đó, vào tháng 4/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản còn thăm Ấn Độ và tổ chức hội nghị cấp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật-Ấn lần thứ hai.

Hai bên đã đạt được đồng thuận về tập trận chung, đối thoại quân sự, giao lưu các cấp và các lĩnh vực.

Đồng thời, Mỹ đang tập trung xây dựng cơ chế an ninh mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trọng điểm quan tâm của Mỹ là các tuyến đường biển có vị trí quan trọng, hiểm yếu (yết hầu), đó là các eo biển hẹp và dài nối các tuyến đường biển trên thế giới.

Do rất nhiều dầu mỏ phải được vận chuyển qua những eo biển này, cho nên chúng có vai trò rất quan trọng đối với an ninh năng lượng toàn cầu.

Eo biển Hormuz ở vịnh Péc-xích và eo biển Malacca - nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, đều thuộc tuyến đường biển quan trọng và hiểm yếu.

Đầu phía đông của eo biển Malacca nối với biển Đông, nơi Trung Quốc và một số nước ASEAN tồn tại tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Ở eo biển Hormuz, Mỹ đối mặt trực tiếp với Iran. Iran đã sẵn sàng, nếu Mỹ tiến hành trừng phạt kinh tế đối với Iran do chương trình hạt nhân, Iran sẽ đóng cửa eo biển Hormuz.

Vì vậy, tháng 10/2011, tại Hà Nội, khi tham gia Hội nghị cấp Bộ trưởng Quốc phòng châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đương nhiệm khi đó là Robert Gates đã gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa,

hai bên tái khẳng định hai nước Mỹ-Nhật sẽ dựa vào thoả thuận an ninh song phương để bảo vệ sự ổn định của biển Hoa Đông, ứng phó với tranh chấp lãnh thổ giữa Trung-Nhật trên biển Hoa Đông.

Trong thời gian này, hai bên có thể đã nhắc tới khả năng tác chiến hiệp đồng giữa Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Gần đây, quan hệ giữa Hải quân Ấn Độ và Australia được tăng cường vững chắc.

Australia coi Ấn Độ là “nước láng giềng kéo dài”. Tàu chiến hải quân hai nước đã thăm viếng lẫn nhau và ngày càng tổ chức thường xuyên các cuộc tập trận chung.

Về nguyên tắc, Australia đã đồng ý bán uranium cho Ấn Độ, đây là một bước ngoặt chính sách lớn.

Mỹ còn thông qua xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược đã tăng cường quan hệ với Ấn Độ. Tháng 10/2011, quân Mỹ và lực lượng miền núi Ấn Độ đã tổ chức cuộc tập trận chung “Yudh Abhyas” ở phía nam dãy núi Himalayas.

Mỹ còn tổ chức tập trận chung thường niên “Malabar” với Ấn Độ. Đến nay, cuộc tập trận này đã gồm cả Canada, Australia, Nhật Bản và Singapore.

Năm 2007, cuộc tập trận “Malabar” được tổ chức tại vịnh Bangladesh rất gần với ven bờ Bangladesh, có 25 tàu chiến của 5 nước tham gia.

Vì vậy, một nước nghèo có dân số tới 700 triệu người lại tích cực mua sắm và thuê những loại vũ khí tiên tiến như tàu ngầm hạt nhân Chakra sẽ gây sự chú ý của dư luận.

Đối với Ấn Độ, họ thiếu tài nguyên và không dùng để xoá nghèo, điều này là do Ấn Độ đang đối mặt với sự nổi loạn của chủ nghĩa phe phái, các cuộc tấn công khủng bố và khởi nghĩa vũ trang ở phía đông bắc, cần được Chính phủ New Delhi ưu tiên xem xét.

Trò chơi nước lớn cuốn vào Ấn Độ Dương có thể sẽ làm cho một số nước không quan tâm tới vấn đề chiến lược của New Delhi tồn tại bất đồng.

Trên thực tế, Ấn Độ trước hết cần tiếp xúc với Trung Quốc, nhanh chóng phân định tuyến đường biên giới phía bắc để tăng cường lòng tin, giảm thấp khả năng nổ ra xung đột tiềm tàng giữa hai nước.

Trong cuộc hội đàm lần thứ năm về biên giới Trung-Ấn gần đây, hai bên đã đạt đồng thuận trong việc xây dựng cơ chế tham vấn và điều phối công tác về vấn đề biên giới.

Hai nước Ấn Độ và Trung Quốc là đối tác hợp tác thương mại, nhưng hầu như không có biện pháp gì có thể xoá được cảm giác không tin cậy lẫn nhau giữa hai nước.

Động thái gia nhập vào liên minh chống Trung Quốc với Mỹ, Nhật Bản và Australia có thể tiếp tục làm xấu đi tình hình này.

Năm 2011, Ấn Độ đã đầu tư 36 tỷ USD cho lĩnh vực quân sự. Hiện nay, Ấn Độ đang nhanh chóng hiện đại hoá lực lượng vũ trang,

xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa và hệ thống vận chuyển hạt nhân. Nước này có kế hoạch đầu tư hơn 112 tỷ USD trước năm 2016, phát triển vũ khí trang bị tiên tiến.

Về việc ứng xử với một nước Ấn Độ như vậy, báo Bangladesh cho rằng, từ năm 2009 đến nay, Bangladesh luôn tổ chức tập trận chung với Ấn Độ.

Hai nước còn cùng kiểm tra chiến thuật khu vực chiến lược. Ấn Độ đang xem xét cung cấp trang bị quân sự cho Bangladesh. Điều đáng mỉa mai là, Bangladesh luôn mua vũ khí trang bị từ Trung Quốc.

Mặc dù vậy, việc tuần tra của Hải quân Ấn Độ đối với vùng biển sâu vẫn làm cho Bangladesh và các nước nhỏ quanh Ấn Độ Dương phải lo ngại về an ninh thương mại và vận chuyển năng lượng đường biển.

Họ lo ngại, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trong tương lai sẽ xuất hiện một lực lượng quân sự tương tự như NATO (được hợp thành bởi Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia) ngăn chặn Trung Quốc và các nước khác.

Động thái thuê tàu ngầm hạt nhân Chakra của Ấn Độ đã báo trước sự phát triển tiềm tàng này. Đông Bì

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

>> Ấn Độ có thể cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa



Ấn Độ có vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực và toàn cầu, vì vậy Mỹ và NATO đang lôi kéo Ấn Độ để ngăn chặn "con rồng" khổng lồ Trung Quốc.


Mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga ngày 8/9 đưa tin, nhiều chuyên gia Nga cho rằng, Ấn Độ có thể sẽ cho phép triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trong lãnh thổ của mình để giành lấy sự ủng hộ của phương Tây, chống lại Trung Quốc và Pakistan.


http://nghiadx.blogspot.com
Các loại tên lửa của Ấn Độ


Khi bình luận về thông tin Mỹ đề nghị hợp tác phòng thủ tên lửa với Ấn Độ, chuyên gia phân tích đài “Tiếng nói nước Nga” Berestov cho rằng, Ấn Độ có thể triển khai hợp tác phòng thủ tên lửa với NATO không có bất kỳ điểm gì khiến người ta quá ngạc nhiên.

Bởi Ấn Độ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác với phương Tây trên các phương diện: đưa tình hình Afghanistan trở lại bình thường, chống khủng bố, kiểm soát ma túy, bảo đảm an ninh không gian mạng, đương nhiên sẽ xem xét vấn đề tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực và toàn cầu.

Đại diện Mỹ tại NATO Ivo Daalder từng tuyên bố rằng, Ấn Độ nên từ bỏ vị thế nước không liên kết, gia nhập NATO.

Đại diện Văn phòng Thông tin NATO tại Moscow Pusher đồng ý với quan điểm của Daalder, cho rằng nhiều mối đe dọa hiện nay mang tính toàn cầu, muốn ứng phó thành công các mối đe dọa này, chắc chắn sẽ không thể tách rời những nước lớn đang phát triển như Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Agni-3 của Ấn Độ


Chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga W. Konzesky nhấn mạnh, các cuộc chiến tranh khu vực trong những năm gần đây đều do NATO đứng đầu. Việc lôi kéo các nước đồng minh như Ấn Độ không những có thể củng cố vị thế của Mỹ ở Nam Á và Tây Nam Á, mà còn có thể ngăn chặn con rồng khổng lồ phương Đông đang trỗi dậy – Trung Quốc.

Theo báo Nga, Moscow cho rằng Mỹ có thể sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ấn Độ, điều này giống với các hành động triển khai tên lửa đánh chặn ở Romania và radar chống tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ sắp tới, đều là một phần của kế hoạch thống nhất xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Phạm vi phóng của tên lửa Agni-3 của Ấn Độ


Trước đây, Mỹ và Ấn Độ đã nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung, nhưng hiện nay việc đàm phán giữa hai bên vẫn còn ở giai đoạn đầu.

Các chuyên gia Nga cho rằng, hiện nay Ấn Độ vẫn đang muốn tự cố gắng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình, nhưng một khi đưa ra quyết định xây dựng lá chắn phòng thủ tên lửa với phương Tây, họ sẽ mở cửa thị trường cho các nhà sản xuất chính của hệ thống phòng thủ tên lửa của lực lượng lục, hải, không quân và không gian của Mỹ, như Boeing, Lockheed Martin, Raytheon, Northrop Grumman v.v…, có thể ký một hợp đồng lớn với Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí công nghệ cao của Mỹ


Tuy nhiên, cho dù Ấn Độ có đồng ý triển khai bất cứ loại tên lửa đánh chặn nào của Mỹ, tiến hành hợp tác phòng thủ tên lửa với bất kỳ hình thức nào, đều sẽ gây ra sự quan ngại nghiêm trọng cho các nước trong khu vực, dù là Trung Quốc, Pakistan hay Iran, Nga.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

>> Tranh nhau Nam Tây Tạng, Ấn Độ tăng cường quân đáp trả TQ



Bắc Kinh vẫn nói bang Arunachal Pradesh là nam Tây Tạng, và vẫn thực hiện chính sách thị thực khác đối với cư dân.


Việc mua thêm 3 máy bay mới cho lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật bản JCG (Japan Coast Guard) sẽ nâng số lượng trực thăng EC225 sẽ được trang bị lên 5 chiếc.
Trong vòng 1 tháng Trung Quốc có khả năng triển khai 500.000 quân ở biên giới Trung-Ấn, vì vậy Ấn Độ buộc phải tăng quân cho khu vực này, gồm lục quân, không quân và biên phòng.

Ngày 23/8, “Thời báo Hoàn Cầu” dẫn nguồn tin từ “Thời báo Hindustan” cho biết, do Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh quân sự ở Tây Tạng, chính phủ Ấn Độ quyết định tăng cường lực lượng phòng thủ ở khu vực “tuyến kiểm soát thực tế” Trung-Ấn dài tới 4.057 km.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải IL-76 ở sân bay Ấn Độ.


Lục quân đội Ấn Độ sẽ triển khai 1 quân đoàn mới thành lập, 2 lữ đoàn thiết giáp và 1 lữ đoàn bộ binh độc lập. Không quân Ấn Độ sẽ triển khai 4 phi đội máy bay chiến đấu Su-30MKI tiên tiến. Lực lượng biên phòng Indo-Tibetan (ITBP) sẽ thiết lập thêm 35 đồn biên phòng trên cơ sở 142 đồn hiện có, đồng thời tăng thêm 13 tiểu đoàn.

“Tuyến kiểm soát biên giới” Trung-Ấn là “tuyến McMahon” (MacMahon Line), do Ấn Độ đưa vào bản đồ chính thức và hợp pháp của họ, thuộc bang Arunachal Pradesh. Trung Quốc coi Arunachal Pradesh là nam Tây Tạng và coi việc làm này của Ấn Độ là bất hợp pháp.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng tuyên bố: Trước khi giải quyết cuối cùng vấn đề biên giới giữa hai nước, hai bên đều cần cùng cố gắng bảo vệ hòa bình và an ninh khu vực biên giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Bang Arunachal Pradesh, nơi tranh chấp giữa Trung-Ấn.


Chuyên gia quốc phòng Ấn Độ cho rằng, thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô to lớn ở khu vực Tây Tạng, quân đội Trung Quốc hiện có khả năng triển khai ở “Tuyến kiểm soát biên giới” 34 sư đoàn (gần 500.000 quân) chỉ trong vòng 1 tháng.

Tin cho biết, trong 2 năm qua, quân đội Trung Quốc luôn tiến hành diễn tập chiến thuật như nhảy dù, tiếp tế đường không và bắn pháo tại Tây Tạng, đã làm gia tăng sự lo ngại cho Ấn Độ. Phương án tăng quân của Lục quân Ấn Độ cho rằng, trong mấy năm tới, quân đội Trung Quốc sẽ tạo ra mối đe dọa to lớn cho bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.

Ấn Độ cho biết, quân đội Trung Quốc có thể vượt biên giới bang Arunachal Pradesh để tác chiến. Nhìn từ góc độ chính trị, Bắc Kinh vẫn nói bang Arunachal Pradesh là nam Tây Tạng, và vẫn thực hiện chính sách thị thực khác đối với cư dân bang Arunachal Pradesh và khu vực Jammu – Kashmir.

“Thời báo Hindustan” cho rằng, các biện pháp đáp trả của Lục quân Ấn Độ bao gồm xây dựng thêm một lực lượng 15.000 quân tại bang West Bengal (vị trí đóng quân tại Panagariya, bang West Bengal); tăng thêm 1 lữ đoàn thiết giáp lần lượt cho 2 khu vực - miền đông Sikkim và miền đông Ladakh; triển khai 1 lữ đoàn bộ binh độc lập tại bang Uttarakhand.


http://nghiadx.blogspot.com
Bang Arunachal Pradesh, nơi tranh chấp giữa Trung-Ấn.


Để hoàn thành mục tiêu tăng quân, Lục quân tiếp nhận trước khu đất 6000 mẫu Anh ở Panagariya, ở đó còn có một đường băng đang sử dụng.

Hiện nay, những phương án này đang đợi Ủy ban An ninh nội các phê chuẩn cuối cùng. Có tin cho biết, trong một hội nghị báo cáo vắn tắt của Lục quân vào tháng trước, Thủ tướng Singh và Bộ trưởng Quốc phòng Antony của Ấn Độ đã bày tỏ đồng ý về mặt nguyên tắc.

Ngày 21/8, “Tin nhanh Ấn Độ” đưa tin, Lực lượng Biên phòng Indo-Tibetan (do Bộ Nội vụ chỉ huy, chuyên phụ trách an ninh biên giới Ấn Độ và Tây Tạng – Trung Quốc) bắt đầu tiến hành tăng biên chế quy mô lớn lần đầu tiên kể từ năm 1978.

Lực lượng Biên phòng Indo-Tibetan vừa tuyển mộ 13.500 tân binh, đồng thời quyết định tăng cường thiết lập 35 đồn biên phòng mới tại khu vực do Ấn Độ kiểm soát ở “Tuyến kiểm soát thực tế”, “nhằm lấp khoảng trống hiện diện về mặt phòng thủ biên giới ven Himalayas”, tăng cường khả năng tiến hành tuần tra tầm xa trong điều kiện khó khăn cho lực lượng biên phòng “nhằm đáp ứng nhu cầu tác chiến trong tương lai”.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Trung Quốc đang tăng cường nghiên cứu phát triển và trang bị máy bay trực thăng hoạt động ở cao nguyên. Đây là hình ảnh máy bay trực thăng Mi-17B2 hoạt động ở cao nguyên.

Người phụ trách Lực lượng biên phòng Indo-Tibetan là Parthia nói: “Hiện nay, khoảng cách giữa hai đồn biên phòng là khoảng 50 – 130 km, chúng tôi định giảm khoảng cách bình quân xuống còn 20 km”
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang