Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tây Tạng

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Tạng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Tạng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

>> Tranh nhau Nam Tây Tạng, Ấn Độ tăng cường quân đáp trả TQ



Bắc Kinh vẫn nói bang Arunachal Pradesh là nam Tây Tạng, và vẫn thực hiện chính sách thị thực khác đối với cư dân.


Việc mua thêm 3 máy bay mới cho lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật bản JCG (Japan Coast Guard) sẽ nâng số lượng trực thăng EC225 sẽ được trang bị lên 5 chiếc.
Trong vòng 1 tháng Trung Quốc có khả năng triển khai 500.000 quân ở biên giới Trung-Ấn, vì vậy Ấn Độ buộc phải tăng quân cho khu vực này, gồm lục quân, không quân và biên phòng.

Ngày 23/8, “Thời báo Hoàn Cầu” dẫn nguồn tin từ “Thời báo Hindustan” cho biết, do Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh quân sự ở Tây Tạng, chính phủ Ấn Độ quyết định tăng cường lực lượng phòng thủ ở khu vực “tuyến kiểm soát thực tế” Trung-Ấn dài tới 4.057 km.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải IL-76 ở sân bay Ấn Độ.


Lục quân đội Ấn Độ sẽ triển khai 1 quân đoàn mới thành lập, 2 lữ đoàn thiết giáp và 1 lữ đoàn bộ binh độc lập. Không quân Ấn Độ sẽ triển khai 4 phi đội máy bay chiến đấu Su-30MKI tiên tiến. Lực lượng biên phòng Indo-Tibetan (ITBP) sẽ thiết lập thêm 35 đồn biên phòng trên cơ sở 142 đồn hiện có, đồng thời tăng thêm 13 tiểu đoàn.

“Tuyến kiểm soát biên giới” Trung-Ấn là “tuyến McMahon” (MacMahon Line), do Ấn Độ đưa vào bản đồ chính thức và hợp pháp của họ, thuộc bang Arunachal Pradesh. Trung Quốc coi Arunachal Pradesh là nam Tây Tạng và coi việc làm này của Ấn Độ là bất hợp pháp.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng tuyên bố: Trước khi giải quyết cuối cùng vấn đề biên giới giữa hai nước, hai bên đều cần cùng cố gắng bảo vệ hòa bình và an ninh khu vực biên giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Bang Arunachal Pradesh, nơi tranh chấp giữa Trung-Ấn.


Chuyên gia quốc phòng Ấn Độ cho rằng, thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô to lớn ở khu vực Tây Tạng, quân đội Trung Quốc hiện có khả năng triển khai ở “Tuyến kiểm soát biên giới” 34 sư đoàn (gần 500.000 quân) chỉ trong vòng 1 tháng.

Tin cho biết, trong 2 năm qua, quân đội Trung Quốc luôn tiến hành diễn tập chiến thuật như nhảy dù, tiếp tế đường không và bắn pháo tại Tây Tạng, đã làm gia tăng sự lo ngại cho Ấn Độ. Phương án tăng quân của Lục quân Ấn Độ cho rằng, trong mấy năm tới, quân đội Trung Quốc sẽ tạo ra mối đe dọa to lớn cho bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.

Ấn Độ cho biết, quân đội Trung Quốc có thể vượt biên giới bang Arunachal Pradesh để tác chiến. Nhìn từ góc độ chính trị, Bắc Kinh vẫn nói bang Arunachal Pradesh là nam Tây Tạng, và vẫn thực hiện chính sách thị thực khác đối với cư dân bang Arunachal Pradesh và khu vực Jammu – Kashmir.

“Thời báo Hindustan” cho rằng, các biện pháp đáp trả của Lục quân Ấn Độ bao gồm xây dựng thêm một lực lượng 15.000 quân tại bang West Bengal (vị trí đóng quân tại Panagariya, bang West Bengal); tăng thêm 1 lữ đoàn thiết giáp lần lượt cho 2 khu vực - miền đông Sikkim và miền đông Ladakh; triển khai 1 lữ đoàn bộ binh độc lập tại bang Uttarakhand.


http://nghiadx.blogspot.com
Bang Arunachal Pradesh, nơi tranh chấp giữa Trung-Ấn.


Để hoàn thành mục tiêu tăng quân, Lục quân tiếp nhận trước khu đất 6000 mẫu Anh ở Panagariya, ở đó còn có một đường băng đang sử dụng.

Hiện nay, những phương án này đang đợi Ủy ban An ninh nội các phê chuẩn cuối cùng. Có tin cho biết, trong một hội nghị báo cáo vắn tắt của Lục quân vào tháng trước, Thủ tướng Singh và Bộ trưởng Quốc phòng Antony của Ấn Độ đã bày tỏ đồng ý về mặt nguyên tắc.

Ngày 21/8, “Tin nhanh Ấn Độ” đưa tin, Lực lượng Biên phòng Indo-Tibetan (do Bộ Nội vụ chỉ huy, chuyên phụ trách an ninh biên giới Ấn Độ và Tây Tạng – Trung Quốc) bắt đầu tiến hành tăng biên chế quy mô lớn lần đầu tiên kể từ năm 1978.

Lực lượng Biên phòng Indo-Tibetan vừa tuyển mộ 13.500 tân binh, đồng thời quyết định tăng cường thiết lập 35 đồn biên phòng mới tại khu vực do Ấn Độ kiểm soát ở “Tuyến kiểm soát thực tế”, “nhằm lấp khoảng trống hiện diện về mặt phòng thủ biên giới ven Himalayas”, tăng cường khả năng tiến hành tuần tra tầm xa trong điều kiện khó khăn cho lực lượng biên phòng “nhằm đáp ứng nhu cầu tác chiến trong tương lai”.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Trung Quốc đang tăng cường nghiên cứu phát triển và trang bị máy bay trực thăng hoạt động ở cao nguyên. Đây là hình ảnh máy bay trực thăng Mi-17B2 hoạt động ở cao nguyên.

Người phụ trách Lực lượng biên phòng Indo-Tibetan là Parthia nói: “Hiện nay, khoảng cách giữa hai đồn biên phòng là khoảng 50 – 130 km, chúng tôi định giảm khoảng cách bình quân xuống còn 20 km”

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

>> Gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông Obama khiêu khích Trung Quốc



Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có cuộc gặp với Đạt Lai Lạt Ma, thủ linh tinh thần lưu vong của Tây Tạng, bất chấp những cảnh báo từ Trung Quốc.

Cuộc gặp được công bố vào tối ngày 15/7/2011 sau một sự im lặng kéo dài từ Chính phủ Obama. Trước đó, về thời điểm Tổng thống Mỹ sẽ gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, thủ lĩnh tinh thần hiện đang lưu vong của Tây Tạng không hề được tiết lộ.

Thông cáo chính thức của Nhà Trắng cho hay: "Cuộc gặp nhằm nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống trong việc bảo tồn bản sắc của Tây Tạng như tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ cũng như việc bảo vệ nhân quyền cho người Tây Tạng".



Cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Barack Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma năm 2010.


Cũng theo thông cáo trên, tổng thống Mỹ sẽ hỗ trợ cuộc đối thoại giữa đại diện của Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ Trung Quốc để giải quyết sự khác biệt giữa 2 bên về vấn đề Tây Tạng.

Trong cuộc gặp Đạt Lai Lạt Ma tháng 2/2010, tổng thống Obama không cho phép sự có mặt của các phỏng viên. Ngoài ra, Đạt Ma cũng được ông Obama tiếp trong phòng Bản Đồ chứ không phải phòng Bầu Dục vốn được sử dụng khi Tổng thống Mỹ tiếp các nguyên thủ quốc gia.

Đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng bắt đầu cuộc sống lưu vong từ năm 1959. Ông tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Tây Tạng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn coi Đạt Ma như một phần tử ly khai và luôn lên tiếng phản đối các cuộc gặp các nhà lãnh đạo thế giới của ông này.

Trung Quốc phản đối cuộc gặp của Chính phủ Mỹ

Sau khi chính phủ Mỹ công bố cuộc gặp giữa Đạt Ma và Tổng thống Obama, Chính phủ Trung Quốc cũng lên tiếng yêu cầu Mỹ hủy bỏ cuộc gặp nêu trên và cảnh báo, cuộc gặp trên sẽ làm tổn hại quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Hồng Lỗi tuyên bố:"Vấn đề Tây Tạng liên quan đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi kiên quyết phản đối bất cứ cuộc gặp nào giữa quan chức nước ngoài với Đạt Lai Lạt Ma dưới bất kỳ hình thức nào".

Người phát ngôn bộ Ngoại Giao trung Quốc kêu gọi chính phủ Mỹ ngay lập tức thu hồi quyết định trong việc sắp xếp cuộc họp trên nhằm tránh can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc cũng như những tổn hại trong quan hệ Mỹ và trung Quốc. Ông Hồng Lỗi còn kêu gọi Mỹ công nhận "Tây Tạng là một phần của Trung Quốc" và phản đối một "Tây Tạng độc lập".

Quan hệ Mỹ và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng sau cuộc gặp giữa ông Obama và Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 2/2010. Chuyến thăm của Đạt Ma tới Washington diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc có hàng loạt các hoạt động quan trọng cho mối quan hệ giữa 2 cường quốc.

Sau chuyến thăm của Đô đốc Mike Mullen tới Trung Quốc, phó tổng thống Joe Biden cũng lên kế hoạch thăm Trung Quốc tháng 8/2011.

Dự kiến, ông Biden có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Clinton cũng có cuộc hội đàm với Trung Quốc ngày 25/7.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức trong cuộc gặp với Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đô đốc Mike Mullen cũng đã lên tiếng chỉ trích Đạt Lai Lạt Ma: "Có những người ở Mỹ cố ý gây ra những rắc rối làm phức tạp thêm sự phát triển của quan hệ giữa hai quốc gia".

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang