Ấn Độ có vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực và toàn cầu, vì vậy Mỹ và NATO đang lôi kéo Ấn Độ để ngăn chặn "con rồng" khổng lồ Trung Quốc. Mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga ngày 8/9 đưa tin, nhiều chuyên gia Nga cho rằng, Ấn Độ có thể sẽ cho phép triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trong lãnh thổ của mình để giành lấy sự ủng hộ của phương Tây, chống lại Trung Quốc và Pakistan. Các loại tên lửa của Ấn Độ Khi bình luận về thông tin Mỹ đề nghị hợp tác phòng thủ tên lửa với Ấn Độ, chuyên gia phân tích đài “Tiếng nói nước Nga” Berestov cho rằng, Ấn Độ có thể triển khai hợp tác phòng thủ tên lửa với NATO không có bất kỳ điểm gì khiến người ta quá ngạc nhiên. Bởi Ấn Độ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác với phương Tây trên các phương diện: đưa tình hình Afghanistan trở lại bình thường, chống khủng bố, kiểm soát ma túy, bảo đảm an ninh không gian mạng, đương nhiên sẽ xem xét vấn đề tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực và toàn cầu. Đại diện Mỹ tại NATO Ivo Daalder từng tuyên bố rằng, Ấn Độ nên từ bỏ vị thế nước không liên kết, gia nhập NATO. Đại diện Văn phòng Thông tin NATO tại Moscow Pusher đồng ý với quan điểm của Daalder, cho rằng nhiều mối đe dọa hiện nay mang tính toàn cầu, muốn ứng phó thành công các mối đe dọa này, chắc chắn sẽ không thể tách rời những nước lớn đang phát triển như Ấn Độ. Tên lửa Agni-3 của Ấn Độ Chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga W. Konzesky nhấn mạnh, các cuộc chiến tranh khu vực trong những năm gần đây đều do NATO đứng đầu. Việc lôi kéo các nước đồng minh như Ấn Độ không những có thể củng cố vị thế của Mỹ ở Nam Á và Tây Nam Á, mà còn có thể ngăn chặn con rồng khổng lồ phương Đông đang trỗi dậy – Trung Quốc. Theo báo Nga, Moscow cho rằng Mỹ có thể sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ấn Độ, điều này giống với các hành động triển khai tên lửa đánh chặn ở Romania và radar chống tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ sắp tới, đều là một phần của kế hoạch thống nhất xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ. Phạm vi phóng của tên lửa Agni-3 của Ấn Độ Trước đây, Mỹ và Ấn Độ đã nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung, nhưng hiện nay việc đàm phán giữa hai bên vẫn còn ở giai đoạn đầu. Các chuyên gia Nga cho rằng, hiện nay Ấn Độ vẫn đang muốn tự cố gắng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình, nhưng một khi đưa ra quyết định xây dựng lá chắn phòng thủ tên lửa với phương Tây, họ sẽ mở cửa thị trường cho các nhà sản xuất chính của hệ thống phòng thủ tên lửa của lực lượng lục, hải, không quân và không gian của Mỹ, như Boeing, Lockheed Martin, Raytheon, Northrop Grumman v.v…, có thể ký một hợp đồng lớn với Ấn Độ. Vũ khí công nghệ cao của Mỹ Tuy nhiên, cho dù Ấn Độ có đồng ý triển khai bất cứ loại tên lửa đánh chặn nào của Mỹ, tiến hành hợp tác phòng thủ tên lửa với bất kỳ hình thức nào, đều sẽ gây ra sự quan ngại nghiêm trọng cho các nước trong khu vực, dù là Trung Quốc, Pakistan hay Iran, Nga. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Agni-3. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Agni-3. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011
>> Ấn Độ có thể cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)