Xí nghiệp hợp tác Ấn Độ-Nga BrahMos Aerospace bắt đầu nghiên cứu phát triển loại tên lửa hành trình siêu thanh mới mạnh hơn tên lửa BrahMos nhiều lần - người đứng đầu liên doanh Sivathanu Pillay cho biết. >> Ấn Độ sẽ trở thành siêu cường tên lửa ? >> Siêu tên lửa Brahmos Ấn Độ và Nga bắt đầu nghiên cứu phát triển loại tên lửa hành trình siêu thanh mới mạnh hơn tên lửa BrahMos nhiều lần Theo đó, ông cho biết: Doanh nghiệp đang tìm kiếm vốn để thực hiện dự án này. Theo ông, những công việc đã được thực hiện cho phép hy vọng rằng, trong tương lai gần ‘cấu hình và diện mạo của hệ thống siêu thanh sẽ được xác định’. ‘Loại tên lửa mới sau khi ra đời sẽ là loại tên lửa siêu thanh chống tàu mạnh nhất trên thế giới và khó có nước nào trên thế giới có được công nghệ này’. Ông kết luận. Xí nghiệp liên doanh Ấn Độ-Nga BrahMos (BraMos Airspace Ltd) được thành lập ở Ấn Độ năm 1998 để đáp ứng nhu cầu sản xuất các tên lửa siêu âm chống tàu. BrahMos được chế tạo trên cơ sở tên lửa Yakhont của Nga, sở hữu các đặc tính tương tự. Ưu điểm chính của tên lửa loại này là tốc độ cao, sự đa dạng các sơ đồ chiến thuật và ứng dụng, khả năng tương tác của tên lửa với các mặt bằng phóng khác. Tên lửa Brahmos phóng từ máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ Tên lửa Brahmos có 4 biến thể: phóng từ tàu nổi, bệ phóng mặt đất (chống hạm và chống mục tiêu mặt đất), tàu ngầm và máy bay. Hai biến thể đầu đã được nhận vào trang bị cho Hải và Lục quân Ấn Độ, 2 biến thể sau đang được phát triển. Sau khi tất cả các vụ thử nghiệm bệ phóng và hệ thống tên lửa mới đều thành công, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã quyết định trang bị hệ thống Brahmos cho toàn bộ 5 tàu khu trục Project 61ME. Brahmos cũng là vũ khí chống hạm chủ yếu của các tàu khu trục tên lửa mới lớp Project 15А (lớp Bangalore), tàu khu trục Project 17 và tàu khu trục lớp Talwar Projekt 11356 do Nga đóng. Biến thể trang bị cho Su-30MKI là Brahmos-A có trọng lượng nhỏ hơn và độ ổn định khí động cao hơn đang được phát triển. Tên lửa Brahmos-A bắt đầu được thử nghiệm vào năm 2011 và sẽ đuợc đưa vào trang bị vào cuối năm nay. >> Sức mạnh của "thần lửa" Agni V Tên lửa Brahmos trang bị cho Hải- Lục quân được để trong container phóng, có thể phóng thẳng đứng hoặc phóng nghiêng, lắp đầu đạn nặng đến 300 kg, tầm bắn 290 km, độ cao bay 10-14.000 m, uy lực sát thương cao nhờ động năng lớn khi va chạm mục tiêu. BrahMos có thể tấn công mục tiêu mặt đất hoặc trên biển theo nhiều quỹ đạo khác nhau. Nga và Ấn Độ sắp có loại tên lửa hành trình siêu thanh chống tàu mạnh nhất thế giới trong tương lai gần Tên lửa Brahmos có nhiều ưu điểm như tầm bắn xa với tốc độ bay siêu âm gấp 2.8 lần tốc độ âm thanh trên toàn quỹ đạo (gấp 3 lần tốc độ của tên lửa Tomahawk của Mỹ), hiện Brahmos là loại tên lửa hành trình có tốc độ cao nhất thế giới. Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần. Với loại tên lửa mới đang được nghiên cứu, hứa hẹn nó sẽ là người kế nhiệm tuyệt hảo của BrahMos với vị trí tên lửa siêu thanh chống tàu mạnh nhất thế giới. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012
>> Tên lửa khủng hơn BrahMos "sắp ra đời"
Nhãn:
Siêu tên lửa,
Tên lửa Ấn Độ,
Tên lửa Brahmos
Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012
>> Ấn Độ sẽ trở thành siêu cường tên lửa ?
Thông qua công nghệ chế tạo tên lửa siêu thanh, Ấn Độ sẽ trở thành một siêu cường mới trong lĩnh vực tên lửa trong 5 năm tới. Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa Agni-5 Trang web brahmand dẫn lời Giám đốc điều hành Công ty BrahMos Aerospace ông Sivathanu Pillai mới đây cho hay, thông qua công nghệ chế tạo tên lửa siêu thanh, Ấn Độ sẽ trở thành một siêu cường mới trong lĩnh vực tên lửa trong 5 năm tới. >> Ấn Độ 'ảo mộng' với tên lửa ? Ông Pillai cho biết thêm, sau khi nắm vững được kỹ thuật sản xuất tên lửa hành trình, Ấn Độ đã bắt đầu triển khai chương trình nghiên cứu và phát triển tên lửa cỡ lớn, có tốc độ bay tăng từ 2,8 đến 7 Mach. Theo kế hoạch, khai niệm tên lửa hành trình siêu thanh cao cấp sẽ xuất hiện tại Ấn Độ trong năm 2016 Tên lửa siêu thanh BrahMos của Ấn Độ Thông qua chương trình nghiên cứu tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, Ấn Độ đã đạt đến trình độ quốc tế trong lĩnh vực sản xuất tên lửa. Ông Pillai còn cho rằng, về tốc độ và độ chính xác thì tên lửa của Ấn Độ đứng nhất nhì thế giới hiện nay, trong khi các nước khác hầu hết chỉ sản xuất được các loại tên lửa cận âm. Hiện tên lửa siêu thanh cao cấp BrahMos của Ấn Độ được đánh giá là có tốc độ bay lớn gấp 3 lần tên lửa Tomahawk và Harpoon của Mỹ. Ngoai ra, Ấn Độ đã thành công trong việc gắn tên lửa BrahMos trên các máy bay chiến đấu. Hiện động cơ mới cho loại tên lửa này vẫn đang được tiếp tục phát triển. Trong thời gian tới, Ấn Độ sẽ tiến hành công tác thử nghiệm cuối cùng trong việc phóng tên lửa BrahMos từ máy bay chiến đấu hiện đại Su-30 MKI. Về trọng lượng của loại tên lửa này, tới đây nó sẽ được thiết kế nhỏ gọn hơn để đảm bảo tốc độ bay nhanh, pham vị và độc chính xác tốt hơn. Đồng thời có thể dễ dàng phối hợp với các loại máy bay chiến đấu. Ông Pillai tiết lộ, chương trình thử nghiệm phóng tên lửa BrahMos từ tàu ngầm hiện đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Ngoài ra, trong thời gian tới tên lửa BrahMos Block III cũng được quân đội Ấn Độ triển khai tại các khu vực vùng núi cao để tăng cường khả năng phòng thủ mặt đất. |
Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012
>> Ấn Độ tự tin chế tạo lá chắn tên lửa
Ấn Độ sẽ xây dựng và phát triển mạnh mẽ hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa của tên lửa đạn đạo. Hệ thống tên lửa phòng không Prithvi của Ấn Độ Sau khi thành công trong các thử nghiệm gần đây, các quan chức Ấn Độ tin rằng hệ thống chống tên lửa của nước này đã sẵn sàng để có thể đưa vào sản xuất hàng loạt. >> Tìm hiểu gia đình tên lửa đạn đạo Ấn Độ Hiện tại, Ấn Độ vẫn đang sử dụng hệ thống tên lửa đánh chặn hai tầng. Tầng thứ nhất là các tên lửa phòng không Prithvi (PAD) và được sử dụng để đánh chặn trên độ cao từ 50 đến 80 km. Tầng thứ hai gồm có các tên lửa phòng không AAD, được sử dụng cho độ cao thấp hơn (30 km). Hai hệ thống tên lửa kết hợp với một hệ thống radar Green Pine của Israel cung cấp có thể tiêu diệt những tên lửa đạn đạo có tầm xa tới 5.000 km. Điều này sẽ giúp Ấn Độ nâng cao khả năng tự vệ trước các tên lửa của Pakistan và Trung Quốc. Bên cạnh đó, hiện nay, Ấn Độ vẫn đang phát triển một hệ thống tên lửa đánh chặn thứ ba (PDV). Đó là một tên lửa siêu thanh có thể hạ các tên lửa ở độ cao trên 150 km. Ấn Độ là quốc gia thứ năm thực hiện tham vọng phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ đã được phát triển trong hơn một thập kỷ. Mười năm trước, Ấn Độ đã nhập khẩu hai hệ thống radar chống tên lửa đan đạo Green Pine của Israel. Hệ thống vũ khí này đã được đưa vào sử dụng phục vụ hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ từ sáu năm trước đây sau khi thử nghiệm thành công Radar Green Pine của Israel Radar Green Pine ban đầu được thiết kế chế tạo làm “mắt thần” cho hệ thống chống tên lửa chống đạn đạo Arrow của Israel. Arrow được xây dựng trên cơ sở hợp tác với Mỹ, nhằm bảo vệ Israel trước những mối nguy hiểm của các tên lửa đạn đạo đến từ Iran và Syria. Ấn Độ cũng đã phát triển hệ thống radar Swordfish, trong đó có khả năng tương tự như hệ thống Green Pine và đã hoạt động trong hai năm. Swordfish là một phần của một hệ thống tích hợp dữ liệu từ vệ tinh và các nguồn khác để phát hiện và theo dõi các tên lửa. >> Tên lửa xuyên lục địa Agni-5 chưa thể đe dọa Trung Quốc? Trên thực tế, các tên lửa đánh chặn và hệ thống điều khiển đều được thiết kế và chế tạo ở Ấn Độ, tuy nhiên vẫn có thể mua các công nghệ của Israel để tăng tốc độ phát triển của hệ thống phòng thủ. Ấn Độ muốn mua toàn bộ hệ thống Arrow của Israel, nhưng Mỹ từ chối cho phép Israel thực hiện hợp đồng này vì có liên quan đến rất nhiều công nghệ của Mỹ. Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn AAD của Ấn Độ Mặc dù, hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) của Ấn Độ chỉ mới hoạt động trong vòng hai năm, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng nó đã sẵn sàng để đưa vào sản xuất hàng loạt và họ đang đề nghị quốc hội chi tiền để bắt đầu xây dựng hệ thống bảo vệ New Delhi. Trong tình hình hiện nay, với tiềm lực quân sự mạnh mẽ, Trung Quốc và Pakistan có thể đánh bại các hệ thống phòng thủ mỏng manh của Ấn Độ bất cứ lúc nào, bằng cách bắn nhiều tên lửa cùng một lúc hơn so với mức độ xử lý có thể của hệ thống phòng thủ tên lửa Ấn Độ. >> Ấn Độ có thể cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Các tên lửa cũng có thể trang bị đầu đạn hạt nhân và sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm nếu như để chúng chúng lọt qua “tường lửa”. Ấn Độ có thể mua công nghệ của Israel để đối phó. Tuy nhiên giá thành đắt đỏ cũng như các trở ngại về mặt công nghệ sẽ khiến việc nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khả năng Ấn Độ phải tự sản xuất các hệ thống phòng thủ tên lửa là cần thiết vào lúc này. |
Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012
>> Ấn Độ : hãy học tập Trung Quốc để tự sản xuất vũ khí ?
Hiện tại Ấn Độ vẫn chưa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu về an ninh quốc phòng quốc gia. Ấn Độ đang cố gắng thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng trong nước để tiết kiệm ngân sách quốc phòng cho mua sắm, vũ khí trang bị từ nước ngoài Thời báo Ấn Độ dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự Vasu Deva cho hay, Tư lệnh lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh gần đây đã đánh giá, hiện tại Ấn Độ vẫn chưa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu về an ninh quốc phòng quốc gia. Mới đây, Tư lệnh lục quân Ấn Độ K. Singh đã có một bức thư gửi lên Thủ tướng Ấn Độ chỉ ra những yếu điểm trong quân đội Ấn Độ như: Hiện tại, lực lượng tăng, thiết giáp của Ấn Độ vẫn còn thiếu đạn dược, lực lượng phòng không thì có đến 97% vũ khí đã lỗi thời, ngay cả đội quân tinh nhuệ nhất cũng thiếu những loại vũ khí cần thiết. Sự yếu kém của quân đội Ấn Độ đang khiến cho Chính phủ nước này đang phải đau đầu để giải quyết, đồng thời điều này cũng làm cho hình ảnh một cường quốc quân sự ở châu Á đang trở nên xấu đi. Ông Singh đồng thời chỉ ra rằng, hiện tại những loại vũ khí trang bị như: thiết bị cơ giới hóa, pháo, trang bị không quân, lục quân và các lực lượng đặc nhiệm đang là vấn đề đáng lo ngại. Có đến 70% nhu cầu vũ khí của Ấn Độ phải phục thuộc vào nhập khẩu. Và lý do chính dẫn đến tình trạng này là Ấn Độ không có một nền công nghiệp quốc phòng phát triển. Năm 1993, Ấn Độ đang từng quyết định thành lập một nhà máy sản xuất đạn dược với sự giúp đỡ của Công ty Naland của Israel, nhưng cho đến nay, công tác xây dựng nhà máy này mới chỉ hoàn thành được 27%. Ngoài ra, Lục quân Ấn Độ còn có kế hoạch trang bị 1.697 xe tăng T-90S cho 59 đơn vị tăng của nước này, trong đó 1.000 xe tăng sẽ được quân đội Ấn Độ tự sản xuất. Tên lửa Brahmos là sản phẩm hợp tác giữa Ấn Độ và Nga Tuy nhiên, kế hoạch này đã không được thực hiện thành công khi các doanh nghiệp của Ấn Độ không đủ khả năng nghiên cứu, sản xuất, đồng thời phía Nga cung chậm trễ trong việc chuyển giao công nghệ. Chuyên gia quân sự Vasu Deva cho rằng, sự tụt hậu về công nghiệp quốc phòng là lý do Ấn Độ phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu vũ khí. Ông Deva đồng thời nhấn mạnh, Ấn Độ nên học tập kinh nghiệm của Trung Quốc trong vấn đề này, thúc đẩy “chủ nghĩa dân tộc kỹ thuật”. Ấn Độ cần có sự quân tâm và đầu tư mạnh mẽ cho ngành công nghiệp quốc phòng của mình. |
Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012
>> Ấn Độ 'ảo mộng' với tên lửa ?
Sự hưng phấn của Ấn Độ sau vụ phóng tên lửa thành công bất ngờ bị báo Trung Quốc “dội gáo nước lạnh”. Theo giới truyền thông Ấn Độ, với tầm bắn hơn 5.000km, tên lửa liên lục địa Agni-5 có thể bắn tới hầu hết các khu vực của Trung Quốc, kể cả khu vực bờ biển miền Đông nước này. “Loại tên lửa này sẽ vô hiệu hoá mối đe dọa từ Trung Quốc. Vụ thử nghiệm là nỗ lực để tạo ra sự cân bằng với Trung Quốc hơn là cố gắng vượt qua họ”, Uday Bhaskar, cựu chỉ huy hải quân Ấn Độ và hiện là nhà phân tích thuộc Quỹ hàng hải quốc gia ở New Delhi nhấn mạnh. Tờ Global Times của Trung Quốc nhận định, công nghệ tên lửa của Ấn Độ quả thực đang phát triển rất nhanh. Quốc gia này phóng thành công tên lửa Agni-4 với tầm bắn 3.500km và nay là Agni-5 có khả năng nhắm mục tiêu cách xa 5.000km. Tuy nhiên, tờ báo Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ đang ảo tưởng về sức mạnh tên lửa của mình. Tên lửa của New Delhi chỉ có tầm bắn 5.000km trong khi khả năng của các tên lửa “mang quốc tịch” Nga, Trung Quốc, Mỹ và Pháp vượt 8.000km. Theo Global Times, sức mạnh quân sự mà Ấn Độ phát triển trong thời gian qua dường như không tương xứng với tiềm lực quốc gia. New Delhi vẫn còn nghèo và cơ sở hạ tầng cũng còn lạc hậu song chính quyền cũng như người dân nước này lại cương quyết phát triển tiềm lực hạt nhân. Trong khi đó, phương Tây cũng chọn cách phớt lờ mọi hiệp ước liên quan đến kiểm soát hạt nhân và tên lửa để ủng hộ Ấn Độ. Không chỉ vậy, phương Tây còn làm thinh trước thực tế là chi tiêu quân sự của New Delhi đã tăng tới 17% trong năm 2012 và quốc gia này một lần nữa trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới. “Ấn Độ không nên đánh giá quá cao sức mạnh của mình. Ngay cả khi quốc gia này sở hữu tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược tại Trung Quốc thì điều đó cũng không có nghĩa là New Delhi có thể ngạo mạn giành mọi lợi thế trong các tranh chấp với Bắc Kinh. Ấn Độ nên nhớ rõ rằng, tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều. Trong tương lai gần, New Delhi sẽ không còn chút cơ hội để sánh kịp với Bắc Kinh trong cuộc đua vũ khí”, Global Times cảnh báo. Tờ báo cũng nhấn mạnh, Ấn Độ không nên quá sùng bái giá trị của các đồng minh phương Tây cũng như lợi ích mà quốc gia này có được khi tham gia vào “cuộc chơi kìm chế Trung Quốc” của phương Tây. Nếu New Delhi đánh đồng các vụ thử tên lửa chiến lược tầm xa với khả năng răn đe Bắc Kinh thì sẽ làm gia tăng sự thù địch và đó thực sự là một “sai lầm chết người”. Trung Quốc và Ấn Độ nên phát triển mối quan hệ thân thiết nhất có thể. Dù mục tiêu này khó có thể đạt được nhưng hai nước ít nhất cũng cần biết chịu đựng lẫn nhau và học cách cùng chung sống hòa bình. Vị thế quốc gia mới nổi cho thấy hai nước càng nên tăng cường hợp tác trên chính trường quốc tế. Cả New Delhi và Bắc Kinh đều không nên tìm kiếm sự cân bằng quyền lực thông qua uy lực của tên lửa. Nền địa chính trị châu Á sẽ ngày càng phụ thuộc vào bản chất của mối quan hệ Trung - Ấn. Sự hòa bình và thịnh vượng trong khu vực có vai trò tối quan trọng đối với cả hai nước. Ấn Độ và Trung Quốc cùng phải có trách nhiệm duy trì nền hòa bình và ổn định này, đồng thời cảnh giác với những mưu đồ can thiệp từ bên ngoài. Ấn Độ đưa tin tên lửa đạn đạo Angi-5 phóng thử thành công Global Times nhấn mạnh, Bắc Kinh hiểu được khao khát bắt kịp với Trung Quốc của Ấn Độ. Tuy nhiên, Trung Quốc, với tư cách là mục tiêu chiến lược của Ấn Độ, sẵn sàng coi New Delhi là một “đối thủ hòa bình”. Vì những lý do lịch sử, Trung Quốc và Ấn Độ đang cảnh giác lẫn nhau. Tuy nhiên, khách quan mà nói, Bắc Kinh không dành nhiều mối quan tâm để đối phó với New Delhi, trái ngược với thái độ thù địch mà Ấn Độ dành cho Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc hy vọng Ấn Độ giữ bình tĩnh để cả hai sẽ cùng hưởng lợi. Trong khi đó, trái ngược với những lời lẽ “răn đe” của Trung Quốc, Tổng thư ký NATO khẳng định, tổ chức này không coi Ấn Độ là một hiểm họa tên lửa, bất chấp chương trình phát triển tên lửa tối tân của nước này. Tương tự, Washington hôm nay cũng kêu gọi các quốc gia hạt nhân kìm chế và ngừng chỉ trích Ấn Độ về vụ phóng tên lửa có tầm bắn trọn lãnh thổ Trung Quốc hay châu Âu này. Khi được hỏi liệu tên lửa Agni-5 mà Ấn Độ vừa phóng có thể tấn công vào sâu lãnh thổ Trung Quốc không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết, Mỹ quan tâm về vụ phóng, nhưng không đề cập cụ thể về vấn đề này với Ấn Độ. “Tôi chỉ muốn nói, chúng tôi kêu gọi các quốc gia hạt nhân kìm chế bởi Ấn Độ cũng tham gia hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân”, ông Mark Toner nhấn mạnh. |
Nhãn:
Tên lửa Angi 5,
Tên lửa Ấn Độ
Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011
>> Báo Hàn: Ấn Độ phóng Agni-5 làm TQ vô cùng căng thẳng
An ninh quốc gia của Ấn Độ ngày càng chịu sức ép lớn từ bên ngoài, khiến cho nước này đang đẩy nhanh phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới. Theo các nguồn tin từ báo chí nước ngoài, Bộ Quốc phòng Ấn Độ có kế hoạch, nhanh nhất là vào tháng 12/2011 và chậm nhất là trước tháng 2/2012, sẽ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 có tầm phóng 5.000 km và có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Ngày 3/12, báo chí Hàn Quốc có bài viết cho rằng, kế hoạch này khiến cho Trung Quốc “vô cùng căng thẳng”, bởi vì những thành phố chủ yếu của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải đều nằm trong phạm vi tầm phóng của quân đội Ấn Độ. Các loại tên lửa đạn đạo của Ấn Độ Tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc dần nguồn tin từ Tân Hoa xã cho biết, tên lửa đạn đạo trên 5.000 km mới là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thực sự, những nước sở hữu loại tên lửa này chỉ có một số ít quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nga và Anh. Agni có nghĩa là “Vulcan” (thần lửa), là tên gọi của dòng tên lửa đạn đạo Ấn Độ. Tờ “Chosun Ilbo” bình luận, nhà cầm quyền Ấn Độ có kế hoạch tiến hành phóng thử lần đầu tiên trong thời gian từ tháng 12/2011 đến tháng 2/2012, trong thời gian 2-3 năm sẽ tiến hành phóng 3-4 lần, sau đó trước sau năm 2014 sẽ triển khai Agni-5 cho lực lượng ở tuyến đầu. Đồng thời đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu phát triển phiên bản cải tiến của Agni-5 có tầm phóng lên tới 6.000 km. Kế hoạch này khiến cho Trung Quốc “cực kỳ lo lắng”. So sánh các loại tên lửa dòng Agni của Ấn Độ Có tờ báo Trung Quốc thậm chí cho rằng, trình độ phát triển tên lửa đạn đạo của Ấn Độ tuy lạc hậu từ 10 năm trở lên so với Trung Quốc, nhưng sau khi phát triển tên lửa này, những thành phố chủ yếu trên toàn lãnh thổ Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải đều nằm trong phạm vi tầm phóng của quân đội Ấn Độ. Tiến sĩ Saraswat của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), người phụ trách chương trình tên lửa Agni cho biết: “Chúng tôi không nhằm vào Trung Quốc hoặc Pakistan. Chúng tôi sẽ thực hiện chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, chỉ sử dụng loại tên lửa này để bảo vệ an ninh của Ấn Độ trong thời điểm khủng hoảng liên quan đến sự tồn vong của đất nước”. Tên lửa đạn đạo Agni-5 của quân đội Ấn Độ có tầm phóng 5.000 km,đặt Bắc Kinh, Thượng Hải của Trung Quốc trong tầm ngắm Nhưng, một nhà khoa học Ấn Độ khác nói thẳng rằng, Agni-5 sẽ trở thành “sát thủ Trung Quốc”, hoàn toàn không che giấu loại tên lửa này là nhằm vào Trung Quốc. Tên lửa Agni-2 của quân đội Ấn Độ |
Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011
>> Ấn Độ có thể cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa
Ấn Độ có vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực và toàn cầu, vì vậy Mỹ và NATO đang lôi kéo Ấn Độ để ngăn chặn "con rồng" khổng lồ Trung Quốc. Mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga ngày 8/9 đưa tin, nhiều chuyên gia Nga cho rằng, Ấn Độ có thể sẽ cho phép triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trong lãnh thổ của mình để giành lấy sự ủng hộ của phương Tây, chống lại Trung Quốc và Pakistan. Các loại tên lửa của Ấn Độ Khi bình luận về thông tin Mỹ đề nghị hợp tác phòng thủ tên lửa với Ấn Độ, chuyên gia phân tích đài “Tiếng nói nước Nga” Berestov cho rằng, Ấn Độ có thể triển khai hợp tác phòng thủ tên lửa với NATO không có bất kỳ điểm gì khiến người ta quá ngạc nhiên. Bởi Ấn Độ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác với phương Tây trên các phương diện: đưa tình hình Afghanistan trở lại bình thường, chống khủng bố, kiểm soát ma túy, bảo đảm an ninh không gian mạng, đương nhiên sẽ xem xét vấn đề tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực và toàn cầu. Đại diện Mỹ tại NATO Ivo Daalder từng tuyên bố rằng, Ấn Độ nên từ bỏ vị thế nước không liên kết, gia nhập NATO. Đại diện Văn phòng Thông tin NATO tại Moscow Pusher đồng ý với quan điểm của Daalder, cho rằng nhiều mối đe dọa hiện nay mang tính toàn cầu, muốn ứng phó thành công các mối đe dọa này, chắc chắn sẽ không thể tách rời những nước lớn đang phát triển như Ấn Độ. Tên lửa Agni-3 của Ấn Độ Chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga W. Konzesky nhấn mạnh, các cuộc chiến tranh khu vực trong những năm gần đây đều do NATO đứng đầu. Việc lôi kéo các nước đồng minh như Ấn Độ không những có thể củng cố vị thế của Mỹ ở Nam Á và Tây Nam Á, mà còn có thể ngăn chặn con rồng khổng lồ phương Đông đang trỗi dậy – Trung Quốc. Theo báo Nga, Moscow cho rằng Mỹ có thể sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ấn Độ, điều này giống với các hành động triển khai tên lửa đánh chặn ở Romania và radar chống tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ sắp tới, đều là một phần của kế hoạch thống nhất xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ. Phạm vi phóng của tên lửa Agni-3 của Ấn Độ Trước đây, Mỹ và Ấn Độ đã nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung, nhưng hiện nay việc đàm phán giữa hai bên vẫn còn ở giai đoạn đầu. Các chuyên gia Nga cho rằng, hiện nay Ấn Độ vẫn đang muốn tự cố gắng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình, nhưng một khi đưa ra quyết định xây dựng lá chắn phòng thủ tên lửa với phương Tây, họ sẽ mở cửa thị trường cho các nhà sản xuất chính của hệ thống phòng thủ tên lửa của lực lượng lục, hải, không quân và không gian của Mỹ, như Boeing, Lockheed Martin, Raytheon, Northrop Grumman v.v…, có thể ký một hợp đồng lớn với Ấn Độ. Vũ khí công nghệ cao của Mỹ Tuy nhiên, cho dù Ấn Độ có đồng ý triển khai bất cứ loại tên lửa đánh chặn nào của Mỹ, tiến hành hợp tác phòng thủ tên lửa với bất kỳ hình thức nào, đều sẽ gây ra sự quan ngại nghiêm trọng cho các nước trong khu vực, dù là Trung Quốc, Pakistan hay Iran, Nga. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)