Trung Quốc đang nỗ lực để trở thành "đại gia" sản xuất và bán tên lửa trong tương lai gần.
Theo tiết lộ của một số chuyên gia quân sự Trung Quốc, 3 loại tên lửa đứng đầu danh mục mua sắm của nước này là: 3M80 Moskit (SS-N-22 "Sunburn"), Kh-59 MK (AS-18 "Kazoo") và Kh-31 Zvezd Strela (AS-17 "Krypton"). Tên lửa 3M80 là tổ hợp vũ khí lớn được phóng từ tàu chiến, dùng động cơ đẩy phản lực dòng khí thẳng (ramjet) vận tốc cao, có tầm bắn 250 km, khối lượng phóng gần 4 tấn, với một đầu đạn nổ phá mảnh nặng 300 kg, vận tốc đâm vào mục tiêu đạt trên Mach 2. Hiện, hải quân Trung Quốc có 4 tàu khu trục lớp 956 được trang bị tổ hợp tên lửa 3M80 Moskit và 2 tàu mới đóng (số hiệu 138 và 139) có thể đã được chuyển giao trang bị một phiên bản cải tiến, tầm xa mới của hệ Moskit (tầm bắn tới 250 km). Trung Quốc cũng có ý định mua thêm 2 tàu lớp 965 nữa. Tên lửa tự chế tạo C-101 của Trung Quốc. Gần giống 3M80 nhưng kích cỡ nhỏ hơn, tên lửa Kh-31 (còn goi là YJ-91) theo công bố, có vận tốc bay tương tự (trên 2 Mach), cấu hình nhỏ gọn để phóng từ máy bay. Phương Tây không có hệ vũ khí nào tương tự. Trung Quốc đã đặt mua cả 2 biến thể: Kh-31A lắp đầu tìm radar chủ động, Kh-31P lắp đầu tự dẫn radar thụ động. Trong đó Kh-31 P là tên lửa chống radar có vận tốc bay lớn được thiết kế để tiến công các hệ thống radar xuất xứ từ phương Tây, kể cả hệ radar hải quân SPY-1 của Mỹ. Do là loại vũ khí thụ động, tự dẫn theo nguồn phát radar của tàu mục tiêu nên Kh-31 không bị các hệ thống trinh sát điện tử phát hiện. Phiên bản nâng cấp mới nhất của tên lửa Kh-31 có tầm hiệu quả lên tới 200 km, được trang bị cho các máy bay Su-30MK2, phân công đảm nhận vai trò tiến công mục tiêu trên biển đặc thù trong lực lượng không quân hải quân Trung Quốc. Kh-31 cũng có thể trang bị cho máy bay JH-7 Xian. Loại thứ 3, Kh-59MK đáng chú ý hơn cả. Đây là phiên bản tầm xa, dẫn bằng radar của mẫu tên lửa cơ bản Kh-59 (AS-13 "Kingbolt") được phát triển dành riêng cho máy bay Su -30 MK2 biên chế trong không quân Trung Quốc. Tầm bắn của tên lửa này đạt được từ 250 - 300 km nhờ động cơ tua bin phản lực mới và một đầu tìm radar kết nối dữ liệu. Tên lửa đối hạm nội địa Bên cạnh đó Trung Quốc cũng đã nghiên cứu chế tạo ra các loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn như CY-1 và SY-1. CY-1 có thiết kế dựa trên mẫu tên lửa chống hạm C-801 “Eagle Strike” nổi tiếng thông qua việc sửa đổi những bộ phận chiến đấu chống hạm thành chống ngầm. So với các tên lửa chống tàu truyền thống phóng từ mặt nước, CY-1 có thiết kế cánh gấp tiết kiệm hơn, dẫn hướng radar tần số nhanh và hệ thống quản lý dẫn hướng quán tính giúp nâng cao khả năng chống nhiễu điện tử, giảm lực cản của nước trong giai đoạn cuối cùng. Nó có tính năng gần giống với tên lửa AM-39 của Pháp, tầm phóng lên tới 85 km. CY-1 có trọng lượng 610 kg, dài 4,5 mét, cánh dài 1,18 mét, đường kính 360 mm. CY-1 được trang bị cho các tàu hộ vệ tên lửa lớp 054A. Tên lửa HY-1. Tên lửa chống hạm HY-1 của Trung Quốc được Nato gọi là "CSS-N-1”, thiết kế dựa trên tên lửa 544 của Liên Xô. Sau khi phóng, nó nhanh chóng bay lên độ cao từ 100-300 mét, sau khi bắt mục tiêu sẽ giảm xuống độ cao 30 mét và bay ở chế độ bnay hành trình. Trước khi tiếp cận mục tiêu, nó tiếp tục giảm độ cao xuống chỉ còn 8 mét. HY-1 trang bị radar dẫn đường chủ động, có chiều dài 6,55 mét, đường kính 0,76 mét, sải cánh 2,41 mét, trọng lượng 2.095 kg (mang theo bộ phận tăng áp), trọng lượng đầu đạn 510 kg, tốc độ bay Mach 0,85-Mach 0,9, phạm vi hiệu quả 50 km; Tần số hoạt động của HY-1 từ 10-20 GHz, hệ thống động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng. Ngoài ra, Trung Quốc còn có một số loại tên lửa “tự chế” khác như HY-4, C-101, C-701/Kosar 1 và 3, C-704/Nasr và TL-10/Kosar, DF-21… Điều này cho thấy nước này đang thiết lập vị thế của mình trong vai trò một trong những nhà cung cấp tên lửa đối hạm trên thế giới. Đồng thời, chứng minh khả năng làm chủ công nghệ tên lửa một cách hiệu quả mà Trung Quốc nhằm tới các mối đe doạ trên biển mà họ phải đối phó trong tương lai. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn 3M-80E. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 3M-80E. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011
>> Tên lửa đối hạm mà Trung Quốc sở hữu
Nhãn:
3M-80E,
C-701/Kosar 1,
Kh-59M,
liên xô,
Mỹ,
tên lửa,
Tên lửa đối hạm,
Tên lửa HY-1,
trung quốc
Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011
>> Hệ thống tên lửa hạm-đối-hạm Moskit-E
Hệ thống tên lửa hạm-đối-hạm Moskit-E dùng để tiêu diệt tàu nổi, tàu vận tải trong thành phần các cụm tàu xung kích, các binh đoàn đổ bộ, các đoàn tàu vận tải có hộ tống và các tàu đơn lẻ thông thường, cũng như các tàu cánh ngầm, tàu đệm khí, có tốc độ hành trình đến 100 hải lý/h, trong điều kiện có đối kháng hoả lực và đối phó vô tuyến điện tử của đối phương.
Tên lửa chống hạm siêu âm 3M-80E Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa thực hiện cơ động tránh đạn phòng không kiểu "con rắn" theo hướng bay và ngừng cơ động khi cách mục tiêu 9 km. Hệ thống động cơ kiểu hỗn hợp, gồm động cơ phản lực không khí dòng thẳng với 1 động cơ khởi tốc tên lửa nhiên liệu rắn gắn liền với buồng đốt của động cơ phản lực không khí dòng thẳng. Hệ thống Moskit-E có thể xuất khẩu trong thành phần trang bị các tàu khu trục lớp Sovremenny Projekt 956E, tàu tên lửa Projekt 12421, cũng như để lắp lên các tàu của khách hàng có điều kiện để khai thác và sử dụng chiến đấu hệ thống. Tên lửa và hệ thống Moskit-E có tiềm năng lớn để hiện đại hoá và bố trí trên các loại phương tiện mang khác nhau (tàu, trên mặt đất, máy bay. Nước sản xuất chính: Nga Hãng phát triển: OAO GosMKB Raduga mang tên A.Ya. Bereznyak Tính năng kỹ-chiến thuật chính: Tầm bắn, km: - tối thiểu: 10 - tối đa: 120 (3М-80Е) và 100 (3М-80Е1) Tốc độ bay của tên lửa, km/h: 2800 Độ cao bay ở giai đoạn hành trình, m: 20 Phạm vi bắn so với mặt phẳng xuyên tâm của tàu, độ: 60 Thời gian phản ứng của hệ thống, s: - kể từ khi cấp nguồn cho các tên lửa đến khi phóng đi tên lửa đầu tiên: 50 - từ trạng thái sẵn sàng cao: 11 Nhịp phóng khi phóng loạt tên lửa, s: 5 Trọng lượng phóng của tên lửa, kg: - 3М-80Е: 4150 - 3М-80Е1: 3970 Phần chiến đấu: kiểu xuyên Trọng lượng phần chiến đấu, kg: 300 Kích thước, dài x đường kính thân x sải cánh, m: 9,385 x 0,8 x 2,1 Đường kính vòng tròn bao quanh tên lửa khi các công-xon cánh và cánh đuôi gập lại, m: 1,3.
(ktrv.ru news)
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)