Các quan chức ngoại giao của Trung Quốc và Pakistan đã lên tiếng bác bỏ tin đồn hai nước này đang hợp tác với nhau để chia sẽ xác máy bay trực thăng của Mỹ bị rơi. Trước đó đã có những đồn đoán rằng, Trung Quốc đang xúc tiến các hoạt động với Pakistan để thu lại xác của chiếc máy bay trực thăng tàng hình mà Mỹ đã sử dụng trong chiến dịch tiêu diệt bin Laden tại Pakistan. Theo đó, một trong số hai chiếc trực thăng phục vụ chiến dich đột kích tiêu diệt bin Laden đã bị bắn trúng và rơi xuống đất. Trước khi rút khỏi đây lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã cho nổ bom phá hủy chiếc trực thăng này. Tuy nhiên, phần đuôi và một số bộ phận khác của máy bay vẫn còn sót lại ở chiến địa. Phần đuôi của chiếc trực thăng này chứa nhiều điều bí ẩn. Chiếc máy bay bí ẩn mà Mỹ sử dụng trong chiến dịch này khiến giới kỹ thuật quân sự rất tò mò bởi một số ý kiến cho rằng, chính nhờ loại trực thăng này mà lực lượng đặc nhiệm SEAL tiếp cận khu trú ẩn của bin Laden như vào chỗ không người. Phần đuôi còn lại của chiếc trực thăng bị rơi hé lộ thiết kế chưa từng được nhìn thấy trước đó. Không chỉ Trung Quốc, nhiều nước khác đều quan tâm điều này. Nhiều ý kiến cho rằng, với "truyền thống tình báo công nghiệp" và mối quan hệ tốt đẹp với Pakistan, Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội hơn ai hết trong việc tìm hiểu chiếc trực thăng bí ẩn này. Trước những thông tin nói trên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Khương Du tuyên bố: “Những thông tin nói trên nghe có vẻ vô lý”, và thẳng thừng bác bỏ. Một nguồn tin quân sự giấu tên của Trung Quốc đã nói với Thời báo Hoàn Cầu rằng, Trung Quốc chưa bao giờ yêu cầu Pakistan chia sẻ thông tin về xác của chiếc trực thăng nói trên. Nguồn tin này cũng nhấn mạnh rằng, đây là một động thái của giới truyền thông phương Tây nhằm kích động xung đột ngoại giao giữa Bắc Kinh và Islamabad. Không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước khác cũng quan tâm tìm hiểu chiếc trực thăng bí ẩn này. Trong khi đó đại sứ Pakistan tại Mỹ, ông Husain Haqqani trao đổi với CNN rằng: “Pakistan sẽ không chia sẻ bất kỳ công nghệ nào”. Các mảnh vỡ sót lại của chiếc trực thăng bí ẩn được giới chức Pakistan thu giữ, sau khi lực lượng Mỹ rút khỏi khu trú ẩn của bin Laden. Trong khi đó một nguồn tin quân sự giấu tên của Pakistan nói với ABC News rằng, phía Mỹ đã yêu cầu Pakistan trả lại phần còn lại của chiếc trực thăng này. Tuy nhiên phía Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm. Vị quan chức quân sự giấu tên của Pakistan cho biết “Chúng tôi có thể cho họ (người Trung Quốc) một cái nhìn về phần còn lại của chiếc trực thăng này” Các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, rất khó để có thể tìm hiểu được nhiều công nghệ từ đống đổ nát này bởi vụ nổ làm biến dạng đặc tính của các vật liệu. Ông Zhang Zhaozhong. Zhang Zhaozhong một chuyên gia tại Học viện quốc phòng PLA trao đổi với Thời báo Hoàn Cầu rằng: “Pakistan có quyền bảo quản, trưng bày, nghiên cứu về xác của chiếc trực thăng và đó có thể coi là bằng chứng cho cuộc đột kích”. Li Daguang một chuyên gia quân sự khác tại Học viện quốc phòng PLA tự tin tuyên bố rằng: “Công nghệ tàng hình không còn là điều bí mật đối với một số quốc gia đặc biệt là Trung Quốc, vốn đã phát triển được công nghệ tàng hình và sử dụng nó trong các máy bay chiến đấu tàng hình của mình”. Ông Li cho biết thêm: “Công nghệ trong đống đổ nát là vô giá trị, hơn nữa các thiết bị quan trọng đã bị phá hủy trước khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ rút đi”. Dù các nhà ngoại giao có tuyên bố như thế nào đi nữa, thực hư của vấn đề này ra sao, thực tế lịch sử đã ghi nhận không ít trường hợp các hệ thống vũ khí mới được phát triển dựa trên việc tìm hiểu những đống đổ nát. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn ABC News. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ABC News. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011
>> Công nghệ trực thăng Mỹ vô giá trị
Nhãn:
ABC News,
Bin Laden,
CNN,
Islamabad,
Pakistan,
pla,
trung quốc,
Trực thăng Mỹ,
Zhang Zhaozhong
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)