Các quan chức ngoại giao của Trung Quốc và Pakistan đã lên tiếng bác bỏ tin đồn hai nước này đang hợp tác với nhau để chia sẽ xác máy bay trực thăng của Mỹ bị rơi. Trước đó đã có những đồn đoán rằng, Trung Quốc đang xúc tiến các hoạt động với Pakistan để thu lại xác của chiếc máy bay trực thăng tàng hình mà Mỹ đã sử dụng trong chiến dịch tiêu diệt bin Laden tại Pakistan. Theo đó, một trong số hai chiếc trực thăng phục vụ chiến dich đột kích tiêu diệt bin Laden đã bị bắn trúng và rơi xuống đất. Trước khi rút khỏi đây lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã cho nổ bom phá hủy chiếc trực thăng này. Tuy nhiên, phần đuôi và một số bộ phận khác của máy bay vẫn còn sót lại ở chiến địa. Phần đuôi của chiếc trực thăng này chứa nhiều điều bí ẩn. Chiếc máy bay bí ẩn mà Mỹ sử dụng trong chiến dịch này khiến giới kỹ thuật quân sự rất tò mò bởi một số ý kiến cho rằng, chính nhờ loại trực thăng này mà lực lượng đặc nhiệm SEAL tiếp cận khu trú ẩn của bin Laden như vào chỗ không người. Phần đuôi còn lại của chiếc trực thăng bị rơi hé lộ thiết kế chưa từng được nhìn thấy trước đó. Không chỉ Trung Quốc, nhiều nước khác đều quan tâm điều này. Nhiều ý kiến cho rằng, với "truyền thống tình báo công nghiệp" và mối quan hệ tốt đẹp với Pakistan, Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội hơn ai hết trong việc tìm hiểu chiếc trực thăng bí ẩn này. Trước những thông tin nói trên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Khương Du tuyên bố: “Những thông tin nói trên nghe có vẻ vô lý”, và thẳng thừng bác bỏ. Một nguồn tin quân sự giấu tên của Trung Quốc đã nói với Thời báo Hoàn Cầu rằng, Trung Quốc chưa bao giờ yêu cầu Pakistan chia sẻ thông tin về xác của chiếc trực thăng nói trên. Nguồn tin này cũng nhấn mạnh rằng, đây là một động thái của giới truyền thông phương Tây nhằm kích động xung đột ngoại giao giữa Bắc Kinh và Islamabad. Không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước khác cũng quan tâm tìm hiểu chiếc trực thăng bí ẩn này. Trong khi đó đại sứ Pakistan tại Mỹ, ông Husain Haqqani trao đổi với CNN rằng: “Pakistan sẽ không chia sẻ bất kỳ công nghệ nào”. Các mảnh vỡ sót lại của chiếc trực thăng bí ẩn được giới chức Pakistan thu giữ, sau khi lực lượng Mỹ rút khỏi khu trú ẩn của bin Laden. Trong khi đó một nguồn tin quân sự giấu tên của Pakistan nói với ABC News rằng, phía Mỹ đã yêu cầu Pakistan trả lại phần còn lại của chiếc trực thăng này. Tuy nhiên phía Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm. Vị quan chức quân sự giấu tên của Pakistan cho biết “Chúng tôi có thể cho họ (người Trung Quốc) một cái nhìn về phần còn lại của chiếc trực thăng này” Các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, rất khó để có thể tìm hiểu được nhiều công nghệ từ đống đổ nát này bởi vụ nổ làm biến dạng đặc tính của các vật liệu. Ông Zhang Zhaozhong. Zhang Zhaozhong một chuyên gia tại Học viện quốc phòng PLA trao đổi với Thời báo Hoàn Cầu rằng: “Pakistan có quyền bảo quản, trưng bày, nghiên cứu về xác của chiếc trực thăng và đó có thể coi là bằng chứng cho cuộc đột kích”. Li Daguang một chuyên gia quân sự khác tại Học viện quốc phòng PLA tự tin tuyên bố rằng: “Công nghệ tàng hình không còn là điều bí mật đối với một số quốc gia đặc biệt là Trung Quốc, vốn đã phát triển được công nghệ tàng hình và sử dụng nó trong các máy bay chiến đấu tàng hình của mình”. Ông Li cho biết thêm: “Công nghệ trong đống đổ nát là vô giá trị, hơn nữa các thiết bị quan trọng đã bị phá hủy trước khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ rút đi”. Dù các nhà ngoại giao có tuyên bố như thế nào đi nữa, thực hư của vấn đề này ra sao, thực tế lịch sử đã ghi nhận không ít trường hợp các hệ thống vũ khí mới được phát triển dựa trên việc tìm hiểu những đống đổ nát. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn pla. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn pla. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011
>> Công nghệ trực thăng Mỹ vô giá trị
Nhãn:
ABC News,
Bin Laden,
CNN,
Islamabad,
Pakistan,
pla,
trung quốc,
Trực thăng Mỹ,
Zhang Zhaozhong
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011
>> Trung Quốc chú trọng phát triển chất lượng quân nhân
Quân đội Trung Quốc (PLA) đã thông qua kế hoạch hiện đại hóa quân đội trong bước tiến xa hơn.
PLA đang sở hữu một số vũ khí và khí tài công nghệ cao, điều này đặt ra vấn đề: Chất lượng đội ngũ cán bộ và binh lính của họ tụt hậu so với tốc độ hiện đại hóa của vũ khí. Do đó, kế hoạch 8 điểm được xác định để tối ưu hóa năng lực cán bộ bao gồm, tìm kiếm và nuôi dưỡng các tài năng quân sự công nghệ cao, tìm kiếm thông tin tình báo nước ngoài, giáo dục tài năng chất lượng cao, đào tạo sử dụng vũ khí, khí tài trang bị mới, chiến tranh không gian mạng, đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống. Quân đội Trung Quốc đang cố gắng phát triển và xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực cao hơn, có khả năng kiểm soát và xử lý tốt các vũ khí, khí tài hiện đại, và biến họ thành những bậc thầy trong chiến tranh thông tin đến năm 2020. Kế hoạch này đã được sự nhất trí thông qua của Chủ tịch quân ủy trung ương Hồ Cẩm Đào, và đã được đăng tải trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, các trường cao đẳng, các học viện phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo cán bộ. Tu luyện các tài năng, thúc đẩy sự ra đời một số lượng lớn các tài năng chất lượng cao cho quân đội. Ông nhấn mạnh rằng, kế hoạch tuyển dụng là chìa khóa cho sự thay đổi của quân đội trong tương lai. Các tài năng quân sự sẽ là trụ cột cho sự phát triển của khoa học quân sự của Trung Quốc. Kế hoạch cũng hoan nghênh sự tham gia đóng góp của các nhân tài nước ngoài. Tổng cục Chính trị PLA sẽ giám sát việc thực thi kế hoạch 8 điểm này không đưa ra bất cứ bình luận gì về điều này. Nhân lực chất lượng cao là một trong những mục tiêu hàng đầu xây dựng quân đội của Trung Quốc. Hiện tại, chất lượng của đội ngũ sỹ quan của PLA đã được cải thiện đáng kể, với 80% có bằng cử nhân, 20% có học vị Thạc sỹ. Tuy nhiên, hiệu suất quản lý tổng thể vẫn còn khá nghèo nàn, cùng với những bất cập trong hoạch định chính sách đào tạo và nguồn lực. Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh tiến độ xem xét lại các hoạt động quân sự, tập trung vào việc đào tạo tin học và công nghệ cao. Liu Yong một biên tập viên cao cấp nhận định trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, quân đội sẵn sàng tiếp thu các thành tựu của trí tuệ bên ngoài, và đó là một phần trong kế hoạch quân sự này của Trung Quốc. Điều đó chứng minh rằng, quân đội sẽ không đóng cửa với bên ngoài. "Các quan chức cấp cao của quân đội nhận thấy tầm quan trọng của các bài học kinh nghiệm từ bên ngoài có thể thúc đẩy sự phát triển của Quân đội Trung Quốc, đặc biệt là trong các chương trình nghiên cứu", ông Liu nói. Tuy nhiên, ông Liu tin rằng, Trung Quốc sẽ phải mất một thời gian để hoàn thành một mạng lưới với khả năng phát huy hết hiệu quả của các vũ khí tiên tiến và thiết bị công nghệ cao. Li Jie một nhà nghiên cứu tại Học viện Hải quân Trung Quốc cho biết, Trung Quốc bắt đầu chuyển từ việc gia tăng số lượng binh sĩ sang chú trọng vào chất lượng của các binh sĩ nhằm đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh công nghệ cao. "Trung Quốc đã nỗ lực để làm tăng khả năng sáng tạo khoa học và công nghệ của mình trong những năm gần đây, bao gồm đẩy mạnh phát triển vũ khí mới và công nghệ cao, mà cần phải được làm chủ bởi các tài năng công nghệ" ông Li Jie đã nói Để nâng cao năng lực tác chiến, hiện tại, quân đội Trung Quốc đang tập trung xây dựng đội ngũ chiến sỹ tài năng. Họ không chuyên trong một lĩnh vực cụ thể nào, nhưng có thể thành thạo trong các hoạt động chung của 3 lực lượng Hải, Lục, Không quân. Thế nhưng, ông Li Jie đánh giá thấp khả năng tuyển dụng chuyên gia nước ngoài trên quy mô lớn bởi những lo ngại về an ninh thông tin. Với kế hoạch 8 điểm nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, binh sĩ chất lượng cao, PLA đang nuôi tham vọng đưa quân đội của mình lên một tầm cao mới.
[BDV news]
|
Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011
>> Vì sao Trung Quốc chậm tiến công đảo Hải Nam?
Tháng 4/1950, PLA đổ bộ lên đảo Hải Nam đuổi quân quân đội của Tưởng Giới Thạch chạy về Đài Loan. PLA đã mất hơn 6 tháng để chuẩn bị cho trận đánh này.
Thuyền gỗ vượt biển của PLA. Ảnh tư liệu. Vào thời điểm đó thì đây là một nhiệm vụ khó khăn vì thời gian gấp, thiếu kinh phí, kinh nghiệm, rào cản ngôn ngữ cũng hạn chế việc thực thi nhiệm vụ và bộ máy làm việc vẫn chưa được kiện toàn… Mất một khoảng thời gian dài lực lượng bộ đội ở đây mới tạo được một số tàu để phục vụ việc đổ bộ quân. Sau đó lại mất thêm một khoảng thời gian nữa để sửa chữa cải tiến các con tàu này. Mặc dù chất lượng tàu vẫn không cao. Thiếu kinh nghiệm tác chiến trên biển Đại đa số lực lượng của PLA tham gia tiến công đảo Hải Nam đến từ phương bắc, chưa từng chiến đấu trên biển, không tinh thông thủy tính, không có các công cụ cơ giới phục vụ chiến đấu trên biển do đó phụ trách chiến dịch, tư lệnh BNinh đoàn 15, Đặng Hoa đã phải tổ chức một cuộc họp. Thông qua đó, ngày 27/12/1949 đã liên lạc với Mao Trạch Đông xin chỉ thị lùi thời gian giải phóng. Đồng thời, bày tỏ ý định đưa một bộ phận không quân hiệp đồng tác chiến. Ngày 31/12/1949, Mao Trạch Đông đồng ý và quyết định tạm hoãn nhưng đến trước Tết âm lịch phải giải phóng đảo Hải Nam. Tuy nhiên, Đặng Hoa cảm thấy thời gian chuẩn bị vẫn chưa đủ, đặc biệt là không có sự giúp đỡ của lực lượng không quân càng làm cho vấn đề thêm phức tạp. Quân đội Trung Quốc tập luyện chiến thuật trên biển trước khi tiến hành giải phóng đảo Hải Nam. Ảnh tư liệu Lực lượng pháo binh không những không di chuyển được mà còn không thể kiểm soát được vùng biển. Trong khi đó lực lượng Quốc Dân Đảng có tàu chiến, máy bay chiến đấu trên biển. Đặng Hoa nhận đinh, cơ hội thành công gần như không có vì: Không có sự hỗ trợ của không quân, vượt biển bằng thuyền gỗ, khoảng cách lại quá xa, thủy tính không tinh thông, lực lượng lục quân đơn độc chống lại sự kết hợp ba quân chủng của Quốc Dân Đảng. Trước tình hình này, Đặng Hoa cử Hồng Học Trí xuống phương bắc báo cáo tình hình với Lâm Bưu và yêu cầu hoãn lại thời gian giải phóng. Tâm lí nặng nề sau trận Kim Môn Ngày 15/10/1949, Binh đoàn số 10 tiến hành tấn công Hạ Môn, trải qua 2 ngày đêm chiến đấu quân Quốc Dân Đảng đã thất thủ, Hạ Môn được giải phóng. Đối với Trận đánh Hạ Môn mà nói, đây là thắng lợi lớn nhất trong lịch sử, sĩ khí của binh lính được nâng cao tạo tiền đề cho cuộc giải phóng đảo Kim Môn. Do người phụ trách tiền tuyến của binh đoàn 28 không nắm bắt được rằng đại đa số các thuyền viên không phải là người bản địa, không thông thạo địa hình biển, cũng không nắm bắt được khả năng và trang bị của lực lượng quân Quốc Dân Đảng nên đã đưa ra một sự lựa chọn sai lầm, tổ chức chia quân đổ bộ thành 6 nhóm khoảng 13.000 người di chuyển theo từng lớp, lớp trước thiệt hại thì lớp sau có thể sử dụng tàu thuyền còn lại. Thất bại tại Kim Môn đã ảnh hưởng nặng nề tới việc giải phóng đảo Hải Nam. Ảnh tư liệu. Sự thất bại này đã tạo thành ảnh hưởng to lớn tới tâm lí quân giải phóng khi chiến đấu trên biển. Do vậy lực lượng quân đóng tại Lôi Châu đã phải tiến hành huấn luyện các chiến thuật tác chiến trên biển như: Huấn luyện bơi, thực hành đánh tàu, các chiến thuật đổ bộ… Ba lí do trên đã làm cho việc giải phóng đảo Hải Nam bị trì hoãn tới tháng 3/1950. |
Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011
>> Tìm hiểu 'lão làng' của Hải quân Trung Quốc
Type 037 là thế hệ tàu tuần tra chống ngầm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc, được phát triển từ những năm 1950 - 1960. Tàu ngầm lớp Type 037 (Hải Nam) trong biên chế Hải quân Trung Quốc. Sự phát triển của chương trình Type 037 là thành quả sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc và thất bại thử nghiệm tác chiến của tàu tuần tra cỡ lớn lớp Kronstadt của Liên Xô. Trung Quốc đã nhập khẩu 6 trong số 20 chiếc tàu lớp Kronstadt đầu tiên có tải trọng 300 tấn từ Liên Xô vào năm 1956, lắp ráp hai chiếc từ các bộ phận do Nga chế tạo, và 12 chiếc sau đó được đóng tại các nhà máy đóng tàu Thượng Hải và Quảng Châu vào năm 1957. Tàu chiến lớp Kronstadt của Liên Xô được chào đón trong những ngày đầu về đến Trung Quốc. Thời kỳ đó, Hải quân Trung Quốc cần đẩy nhanh tốc độ đóng tàu để phục vụ tác chiến duyên hải, đối phó với Đài Loan. Các tàu lớp Kronstadt của Liên Xô trước đây không đáp ứng yêu cầu của về tốc độ, hỏa lực tấn công, khả năng chống gió, độ tin cậy, và tầm hoạt động… Vì vậy, tàu tuần tra chống ngầm có tải trọng 300 tấn mới trở thành yêu cầu cấp bách. Trong năm 1959, Hải quân Trung Quốc (PLAN) nỗ lực thực hiện để thay thế các tàu lớp Kronstadt bằng loại tàu có kích cỡ và tải trọng tương đương. Tất cả công việc được giao cho Viện 701 của Học viện Hải quân dưới sự kiểm soát trực tiếp của Bộ Tư lệnh Hải quân. Phụ trách dự án là ông Xu Zhenqi, cố vấn của Viện 701, người được đánh giá như một huyền thoại của Hải quân Trung Quốc. Ông Xu tốt nghiệp Trường Không quân và Tàu ngầm ở Phúc Kiến, Hải quân Quốc Dân Đảng, và phụ trách giám sát chất lượng các chiến hạm Trung Quốc được mua từ nước ngoài. Năm 1952, ông Xu được bổ nhiệm làm Trưởng phòng thiết kế, Cục Xây dựng và Sửa chữa tàu Hải quân, sau đó được bổ nhiệm là chuyên viên thiết kế cao cấp. Ngoài công việc thiết kế Type 037, ông Xu còn phụ trách chương trình phát triển Type 062. Cho đến khi mất vào năm 1982, tất cả tàu chiến lớn của Hải quân Trung Quốc đều có dáng dấp thiết kế ban đầu của ông. Thông số kỹ thuật và trang bị vũ khí của Type 037 Ban đầu, thông số kỹ thuật mà các cố vấn Liên Xô đưa ra có đôi chút thay đổi so với lớp tàu Kronstadt (thiết kế của Hải quân Trung Quốc mang tên Type 6604), rút độ cao đường mớn nước và giảm chiều dài thân tàu xuống còn 52 mét. Tuy nhiên, khi tiến hành thử nghiệm trên mô hình mẫu đã phát hiện con tàu không đạt tốc độ tối đa theo yêu cầu là 28 hải lý/giờ. Sau nhiều cuộc thử nghiệm đã xây dựng và thông qua được bản tái thiết kế chuẩn là giảm chiều rộng và tăng chiều dài thân tàu lên 58,8 m; tàu có bốn động cơ diesel Type 40II với công suất 2.200 mã lực. Đồng thời, tốc độ tối đa của mẫu thiết kế mới đã tăng từ 24 lên đến 28 hải lý/giờ. Tàu Type 037 được trưng bày tại công viên. Thông số cơ bản của Type 037: Lượng giãn nước (tấn): chuẩn: 375; hết tải: 392; Kích thước (mét): dài: 58,8; rộng: 7,2; cao: 2,2. Việc không đủ không gian làm việc trong phòng máy là một trong những thiếu sót quan trọng hơn khi thiết kế tàu lớp Kronstadt. Để khắc phục sự cố kỹ thuật này, phòng động cơ của Type 037 đã được tăng lên bằng cách di chuyển phòng của thủy thủ đoàn về phía trước bốn mét, do đó quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo trì được thuận tiện hơn. Một số nhà phân tích dự đoán Type 037 là loại tàu tuần tra OS-1 của Liên Xô trước đây được cải tiến mở rộng, một cáo buộc mà các nhà thiết kế Trung Quốc kiên quyết phản bác vì Trung Quốc không bao giờ nhập khẩu bất kỳ chiếc tàu OS-1 nào. Thân tàu của Type 037 được đóng hoàn toàn bằng tấm kim loại cơ bản và có 2 tầng. Tầng 1 là kho chứa đạn dược, buồng nghỉ của thủy thủ đoàn và phòng máy. Trong khi tầng trên là phòng chỉ huy, định hướng, radar, chống ngầm. Về vũ khí, kho vũ khí chống ngầm của Type 037 bao gồm: - Bốn ống phóng 5 nòng RBU 1200 được gắn cố định với bệ ở sườn tàu. - Hai dàn vũ khí ngầm, mỗi dàn 4 ống BMB-2. Hệ thống định vị chống ngầm ban đầu VS-1 được thay thế bằng hệ thống SJD-3 bắt đầu hoạt động từ ngày 19/12/1976; tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thay đổi về mẫu thiết kế của Type 037. Pháo phòng không. Dàn rocket chống ngầm. Hải quân Trung Quốc muốn sử dụng pháo tự động nòng kép AK230 30 mm của Liên Xô là hệ thống vũ khí thứ hai trang bị cho Type 037. Tuy nhiên, do quá trình thiết kế và sản xuất của AK230 bị trì hoãn, nên Hải quân Trung Quốc đã sử dụng pháo 2 nòng Type 61 25mm/60 có tốc độ bắn 270 viên/phút và đạt tầm xa 3km để thay thế. |
Nhãn:
china,
Hải quân,
Hải quân Trung Quốc,
pla,
trung quốc
Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011
>> Nữ phi công Trung Quốc với đồng phục mới
Theo cơ quan chuyên môn về trang thiết bị không quân Trung Quốc, trang phục mới cho nữ phi công PLAAF có thiết kế hợp lý và có tính thẩm mỹ cao. |
Nhãn:
đồng phục,
không quân,
phi công,
pla,
trung quốc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)