Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bin Laden

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bin Laden. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bin Laden. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

>> Mỹ để lộ thông tin về kính nhìn đêm áp tròng




Chiến dịch tiêu diệt Bin Laden đã hé lộ khá nhiều công nghệ vũ khí mới của đặc nhiệm Mỹ, từ trực thăng tàng hình cho đến kính nhìn đêm áp tròng.


Công nghệ trong lĩnh vực kính nhìn đêm đã phát triển với tốc độ chóng mặt trong thập kỷ vừa qua.

Kính nhìn đêm panorama 4 mắt có thể cung cấp trường nhìn
rộng hơn hẳn kính nhìn đêm truyền thống


Hiện nay, loại kính nhìn đêm hiện đại nhất là một model góc nhìn siêu rộng sử dụng bốn ống khuếch đại ánh sáng cỡ 16 mm giúp trường nhìn có thể đạt 100 độ theo phương ngang và 40 độ theo phương dọc (trường nhìn tự nhiên của mắt người có thê đạt được là 100 độ theo phương ngang và 135 độ theo phương dọc).

Công ty sản xuất loại kính này cũng là công ty sản xuất loại mũ bay thế hệ mới dành cho các phi công lái máy bay thế hệ thứ năm F-35 của Hoa Kỳ.

Loại kính siêu hiện đại này mới được sử dụng rất hạn hẹp trong phạm vi một số lực lượng đặc nhiệm.


Kính nhìn đêm thông thường hiện trang bị cho binh lính Hoa Kỳ còn tồn tại nhiều nhược điểm như nặng nề, trường nhìn hạn chế, dung lượng pin ngắn ngủi và dễ gây khó chịu cho người dùng sau một thời gian sử dụng dài.


Tuy hiện đại hơn nhiều so với các loại kính nhìn đêm thông thường, loại kính nhìn đêm mới này vẫn khá nặng nề và cồng kềnh, hơn nữa, nó cũng chưa có khả năng cung cấp trường nhìn tự nhiên như mắt người.

Một vài nguồn tin cho rằng, trong chiến dịch tiêu diệt Bin Laden, đội đặc nhiệm số 6 của SEAL đã sử dụng một loại kính nhìn đêm hiện đại hơn nhiều lần loại nêu trên: Kính nhìn đêm sát tròng.

Loại kính này sử dụng một nam châm vĩnh cửu đất hiếm dạng gel làm từ Neodym (Nguyên tố thường sử dụng để chế tạo các nam châm siêu mạnh trong các loại loa hay tai nghe đắt tiền), sắt và Bo với vai trò tạo ra một từ trường cực mạnh hơn bất kỳ nam châm nào hiện có, và từ trường này sẽ cung cấp năng lượng cho kính nhìn đêm sát tròng dựa vào hiện tượng cảm ứng từ.

Mắt kính loại sát tròng có thể khuếch đại ánh sáng trong môi trường ánh sáng yếu tới 200%. Ngoài ra, nhờ công nghệ plasma, nó cũng loại bỏ luôn những ống kính khuếch đại ánh sáng đắt tiền và nặng nề.


Kính nhìn đêm sát tròng với khả năng cung cấp trường nhìn tự nhiên, cực kỳ gọn nhẹ, thoải mái khi sử dụng và gần như có khả năng hoạt động vô hạn sẽ khắc phục hết các điểm yếu của kính nhìn đêm truyền thống

Kính nhìn đêm sát tròng không những làm giảm gánh nặng cho binh lính (so với loại kính nhìn đêm hiện đại đang được trang bị cho binh lính Hoa Kỳ, M953 có khối lượng tới 750g) mà nó còn cung cấp trường nhìn không kém trường nhìn tự nhiên của con người.

Không những thế, nhờ tính đơn giản và hình ảnh cung cấp được giảm nhiễu tối đa, kính nhìn đêm sát tròng cũng giúp giảm những tác dụng phụ có hại sau sử dụng lên người lính.

Đặc biệt hơn nữa, loại kính nhìn đêm sát tròng này còn có thể tự sạc điện bằng các cử động chớp mắt của mí mắt, do đó, nó gần như hoàn toàn loại bỏ hạn chế thời gian hoạt động vốn chỉ dựa vào pin của các loại kính nhìn đêm hiện nay.

Dù cho chưa có thông tin trực tiếp nào từ cơ quan chức năng Hoa Kỳ xác nhận hay phủ nhận tin này, chúng ta hoàn toàn có thể tin vào sự tồn tại của loại kính nhìn đêm ưu việt này, nhất là khi trong chiến dịch tiêu diệt Bin Laden, một thành tựu khác của khoa học quân sự Hoa Kỳ cũng đã lộ ra với thế giới là chiếc trực thăng tàng hình bị rơi.

[Theo Kitup Military news]


Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

>> Ấn Độ cam kết trợ giúp Afghanistan



Ấn Độ sẽ trợ giúp Afghanistan tăng cường lực lượng an ninh sau khi Mỹ rút khỏi quốc gia này.

Cam kết này đã được thông qua sau một cuộc gặp giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony cho biết: “Chính phủ Ấn Độ sẳn sàng làm việc với chính phủ Afghanistan trong việc xây dựng khả năng của lực lượng an ninh nước này”.

Đầu tháng 5/2011, Ấn Độ đã cam kết một khoản viện trợ trị giá 500 triệu USD cho Afghanistan, nâng mức viện trợ của New Delhi lên mức 2 tỷ USD, chủ yếu dành cho các dự án phát triển.

Viện trợ quân sự của Ấn Độ chủ yếu giới hạn trong các hoạt động đào tạo nhân viên an ninh và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ. Hiện tại Ấn Độ chưa thể gia tăng các hoạt động viện trợ quốc phòng lớn cho Kabul, bởi điều này có thể làm gia tăng những căng thẳng với quốc gia láng giềng Pakistan.



Bộ trưởng BQP Afghanistan và người đồng nhiệm Ấn Độ trong chuyến thăm của ông đến New Delhi hồi đầu tháng 5/2011.


Chính quyền của Tổng thống Hamid Karzai đang tăng cường các hoạt động đào tạo nhân viên an ninh và quân đội, để theo kịp lộ trình rút quân của NATO vào năm 2014. Lực lượng quân đội Mỹ sẽ bàn giao lại quyền kiểm soát đất nước cho quân đội Afghanistan bắt đầu từ tháng 7/2011.

Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan Abdul Rahim Wardak cho biết: “Chúng tôi sẽ chào đón bất kỳ sự giúp đỡ quốc tế nào trong lĩnh vực đào tạo và giúp đỡ lực lượng an ninh để đảm bảo an ninh quốc gia. Chúng tôi cũng rất quan tâm đến việc tăng cường mối quan hệ giữa Ấn Độ và Afghanistan trong tất cả các lĩnh vực kể cả lĩnh vực quốc phòng”.

Ông Abdul Rahim Wardak đã có chuyến thăm chính thức đến Ấn Độ kể từ khi trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt. New Delhi đã tích tực tăng cường quan hệ với chính quyền của Tổng thống Hamid Karzai, sau khí Mỹ lật đổ chế độ Taliban vào năm 2001.

Trước đó, trong suốt hơn 2 thập kỷ Ấn Độ đã không có bất cứ quan hệ nào với Kabul dưới thời Taliban, lực lượng mà Ấn Độ cho là có mối quan hệ thân thiết với Pakistan.

Theo lộ trình đã được đề ra, NATO sẽ rút khỏi Afghanistan từ năm 2014, trong khi đó lực lượng an ninh và quân đội nước này vẫn chưa sẵn sàng để đảm đương nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

Đặc biệt, sau khi bin Laden bị tiêu diệt, Taliban và Al Qaeda đã có những tuyên bố cứng rắn thề trả thù cho bin Laden làm cho tình hình an ninh tại Afghanistan trở nên phức tạp hơn.

Chính quyền của Tổng thống Karzai cần sự trợ giúp từ nước ngoài để đảm bảo an ninh quốc gia và đây là cơ hội để Ấn Độ tăng cường quan hệ với Afghanistan.
[BDV news]


Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

>> Pakistan đồng ý trả xác trực thăng bí ẩn



Thượng nghị sỹ John F. Kerry cho biết Mỹ đã chính thức yêu cầu và Pakistan đồng ý sẽ trao trả phần đuôi chiếc trực thăng quân sự của Mỹ bị nạn trong cuộc tấn công tiêu diệt bin Laden.

Động thái giảm căng thẳng quan hệ

Ông Kerry coi đây là một phần trong “một loạt những bước đi cụ thể” nhằm giảm căng thẳng trong quan hệ hai nước.

Trước đó, Thượng nghị sỹ Kerry nói rằng quan hệ của Mỹ với Pakistan đang ở trong “giai đoạn quan trọng” sau khi bin Laden bị giết và việc Pakistan trao trả cho phía Mỹ phần đuôi còn lại của chiếc trực thăng là một trong những kết quả cụ thể nhằm giảm thiểu căng thẳng.

Quan hệ hai nước đã tích tụ những căng thẳng từ lâu và trở nên tồi tệ sau khi đặc nhiệm Mỹ giết bin Laden trong thành phố quân sự của Pakistan.



Ông John Kerry trả lời phỏng vấn trong cuộc họp báo tại Pakistan.

Pakistan đã tự ái và diễu cợt hành động của Mỹ vì không được thông báo trước về cuộc tấn công, trong khi các quan chức Mỹ đã công khai đặt câu hỏi liệu các quan chức Pakistan có thông đồng với bin Laden.

Là Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Kerry đã tìm cách giảm nhẹ những cáo buộc này, nói rằng việc ông đến Pakistan để "điều chỉnh lại" mối quan hệ, chứ không phải để phán xét xem Pakistan có chứa chấp khủng bố hay không. Ông cũng cho biết đã thảo luận một số điểm còn tranh cãi, bao gồm tin cáo buộc Pakistan đã hỗ trợ cho quân nổi dậy Afghanistan đóng trên đất của mình.

“Môi hở răng lạnh” dù còn nhiều mâu thuẫn

Trong mấy ngày qua, giới chức quân sự và dân sự Pakistan tỏ bất bình quanh vụ tấn công bin Laden, điều mà họ gọi là vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Pakistan. Quốc hội Pakistan cũng thông qua một nghị quyết lên án vụ đột kích, yêu cầu CIA chấm dứt các vụ không kich bằng UAV và dọa sẽ chấm dứt các tuyến đường tiếp tế của NATO qua đất Pakistan.

Vì vậy trong chuyến thăm, ông Kerry phải nhấn mạnh với lãnh đạo của Pakistan rằng bí mật xung quanh cuộc hành quân vào Abbottabad không phản ánh sự bất tín của Mỹ. Do suýt thất bại trong vụ bắt bin Laden ở Afghanistan năm 2001, Mỹ quyết định bằng bất kỳ giá nào cũng phải tránh tiết lộ trong lần này, thậm chí, chỉ một số quan chức cấp cao của Mỹ được thông báo trước về cuộc đột kích này.

Trong bản thuyên bố chung Kerry nói ông đảm bảo với phía Pakistan rằng Mỹ “không có ý đồ nào” về kho vũ khí hạt nhân. Tuyên bố chung cũng không đả động gì đến các cuộc không kích của máy bay không người lái mà Pakistan ngầm cho phép nhưng công khai phản đối.

Trong những ngày tới, một số quan chức cấp cao của Nhà Trắng sẽ đến thăm Islamabad để thảo luận “một lộ trình” mà kết quả sẽ quyết định cho chuyến thăm Pakistan của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Ông Kerry loại bỏ khả năng quan hệ hai nước có thể bị đổ bể.

Ông Kerry cho rằng quan hệ Mỹ - Pakistan đi xuống là “con đường rất nguy hiểm cho mọi người – nguy hiểm cho Pakistan, nguy hiểm cho lợi ích của Mỹ, nguy hiểm cho các dân tộc ở nước này và của khu vực này”.

Mỹ đang sử dụng Pakistan như trung gian tiếp tế chủ yếu cho Quân đội Mỹ tại Afghanistan. Nếu cắt đứt quan hệ với Pakistan, Islamabad có thể sẽ bất ổn và kho vũ khí hạt nhân của Pakistan có thể rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan.

Trong khi đó, Pakistan cần viện trợ của Mỹ giúp trang bị cho quân đội và chống đỡ nền kinh tế đang chao đảo của mình. Bất chấp tâm lý chống Mỹ đang lan rộng ở Pakistan, nước này vẫn muốn quan hệ với một siêu cường.

[BDV news]


Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

>> Công nghệ trực thăng Mỹ vô giá trị



Các quan chức ngoại giao của Trung Quốc và Pakistan đã lên tiếng bác bỏ tin đồn hai nước này đang hợp tác với nhau để chia sẽ xác máy bay trực thăng của Mỹ bị rơi.

Trước đó đã có những đồn đoán rằng, Trung Quốc đang xúc tiến các hoạt động với Pakistan để thu lại xác của chiếc máy bay trực thăng tàng hình mà Mỹ đã sử dụng trong chiến dịch tiêu diệt bin Laden tại Pakistan.

Theo đó, một trong số hai chiếc trực thăng phục vụ chiến dich đột kích tiêu diệt bin Laden đã bị bắn trúng và rơi xuống đất. Trước khi rút khỏi đây lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã cho nổ bom phá hủy chiếc trực thăng này. Tuy nhiên, phần đuôi và một số bộ phận khác của máy bay vẫn còn sót lại ở chiến địa.



Phần đuôi của chiếc trực thăng này chứa nhiều điều bí ẩn.


Chiếc máy bay bí ẩn mà Mỹ sử dụng trong chiến dịch này khiến giới kỹ thuật quân sự rất tò mò bởi một số ý kiến cho rằng, chính nhờ loại trực thăng này mà lực lượng đặc nhiệm SEAL tiếp cận khu trú ẩn của bin Laden như vào chỗ không người.

Phần đuôi còn lại của chiếc trực thăng bị rơi hé lộ thiết kế chưa từng được nhìn thấy trước đó. Không chỉ Trung Quốc, nhiều nước khác đều quan tâm điều này.

Nhiều ý kiến cho rằng, với "truyền thống tình báo công nghiệp" và mối quan hệ tốt đẹp với Pakistan, Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội hơn ai hết trong việc tìm hiểu chiếc trực thăng bí ẩn này.

Trước những thông tin nói trên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Khương Du tuyên bố: “Những thông tin nói trên nghe có vẻ vô lý”, và thẳng thừng bác bỏ.

Một nguồn tin quân sự giấu tên của Trung Quốc đã nói với Thời báo Hoàn Cầu rằng, Trung Quốc chưa bao giờ yêu cầu Pakistan chia sẻ thông tin về xác của chiếc trực thăng nói trên.

Nguồn tin này cũng nhấn mạnh rằng, đây là một động thái của giới truyền thông phương Tây nhằm kích động xung đột ngoại giao giữa Bắc Kinh và Islamabad.



Không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước khác cũng quan tâm tìm hiểu chiếc trực thăng bí ẩn này.

Trong khi đó đại sứ Pakistan tại Mỹ, ông Husain Haqqani trao đổi với CNN rằng: “Pakistan sẽ không chia sẻ bất kỳ công nghệ nào”.

Các mảnh vỡ sót lại của chiếc trực thăng bí ẩn được giới chức Pakistan thu giữ, sau khi lực lượng Mỹ rút khỏi khu trú ẩn của bin Laden.

Trong khi đó một nguồn tin quân sự giấu tên của Pakistan nói với ABC News rằng, phía Mỹ đã yêu cầu Pakistan trả lại phần còn lại của chiếc trực thăng này. Tuy nhiên phía Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm. Vị quan chức quân sự giấu tên của Pakistan cho biết “Chúng tôi có thể cho họ (người Trung Quốc) một cái nhìn về phần còn lại của chiếc trực thăng này”

Các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, rất khó để có thể tìm hiểu được nhiều công nghệ từ đống đổ nát này bởi vụ nổ làm biến dạng đặc tính của các vật liệu.



Ông Zhang Zhaozhong.

Zhang Zhaozhong một chuyên gia tại Học viện quốc phòng PLA trao đổi với Thời báo Hoàn Cầu rằng: “Pakistan có quyền bảo quản, trưng bày, nghiên cứu về xác của chiếc trực thăng và đó có thể coi là bằng chứng cho cuộc đột kích”.

Li Daguang một chuyên gia quân sự khác tại Học viện quốc phòng PLA tự tin tuyên bố rằng: “Công nghệ tàng hình không còn là điều bí mật đối với một số quốc gia đặc biệt là Trung Quốc, vốn đã phát triển được công nghệ tàng hình và sử dụng nó trong các máy bay chiến đấu tàng hình của mình”.

Ông Li cho biết thêm: “Công nghệ trong đống đổ nát là vô giá trị, hơn nữa các thiết bị quan trọng đã bị phá hủy trước khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ rút đi”.

Dù các nhà ngoại giao có tuyên bố như thế nào đi nữa, thực hư của vấn đề này ra sao, thực tế lịch sử đã ghi nhận không ít trường hợp các hệ thống vũ khí mới được phát triển dựa trên việc tìm hiểu những đống đổ nát.
[BDV news]


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

>> Mỹ đột kích chỉ huy Al-Qaeda



Phi cơ không người lái của Mỹ hôm qua tấn công nhằm tiêu diệt một chỉ huy cao cấp của Al-Qaeda tại Yemen nhưng bất thành, chỉ ít ngày sau vụ biệt kích bắn chết trùm tổ chức khủng bố này là Bin Laden.





Anwar al-Awlaki đang chỉ huy chi nhánh của al Qaeda trên bán đảo Ảrập. Ảnh: AP.


BBC dẫn lời Bộ Quốc phòng Yemen cho biết, máy bay Mỹ bắn tên lửa vào một chiếc xe hơi chở hai người đàn ông tại tỉnh Shabwa. Giới chức Mỹ thì tiết lộ với kênh truyền hình CBS rằng mục đích của vụ oanh kích là tiêu diệt Anwar al-Awlaki, một trong những thủ lĩnh có ảnh hưởng nhất trong Al-Qaeda.

Nhưng cảnh sát Yemen xác định al-Awlaki không ngồi trong chiếc xe. Hai người đàn ông thiệt mạng vì tên lửa bắn là anh em ruột và đều là chỉ huy cấp trung của mạng lưới Al-Qaeda. Các nguồn tin khác cho biết, máy bay không người lái bắn 3 tên lửa vào chiếc xe của al-Awlaki ngày 5/5, nhưng không trúng. Sau đó ông ta đổi xe cho hai anh em và họ đã bị giết trong cuộc tấn công hôm qua.

Hồi tháng 5/2010, máy bay Mỹ từng bắn vài quả tên lửa vào một xe hơi vì tưởng al-Awlaki ngồi trong đó, song người thiệt mạng là một phái viên của tổng thống Yemen. Tháng 9 cùng năm, Ngoại trưởng Yemen tuyên bố những vụ tấn công bằng phi cơ không người lái của Mỹ sẽ không được phép thực hiện nữa.

Anwar al-Awlaki sinh tại Mỹ là một giáo sĩ cấp tiến người Yemen được coi là "gian ác" hơn cả trùm khủng bố Osama bin Laden mới bị tiêu diệt. Hiện ông ta đứng đầu chi nhánh Al-Qaeda trên bán đảo Ảrập và là chi nhánh thực hiện nhiều vụ khủng bố nhất của Al-Qaeda.

Trước đó vài ngày, biệt kích Mỹ đã âm thầm từ Afghanistan sang đột kích khu nhà tại thị trấn Abbottabad của Pakistan, tiêu diệt Osama bin Laden, mà không thông báo cho giới chức nước chủ nhà. Sau đó Mỹ đưa xác Bin Laden ra biển Ảrập để thuỷ táng và không cho công bố các bức ảnh liên quan. Vụ đột kích đang gây chia rẽ mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Pakistan.


[BDV news]


Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

>> 'Người thừa kế' số 1 của Bin Laden (kỳ 2)



Với cách nói chuyện có sức truyền đạt và thông thạo tiếng Anh, Anwar al-Awlaki đã thu hút được rất nhiều thành phần khủng bố cấp tiến.



Kỳ 2: Osama bin Laden trên internet 


Kẻ núp bóng trong vụ khủng bố 11/9

Năm 1996, Anwar al-Awlaki trở thành thầy tế ở nhà thờ Hồi giáo Masjid Ar-Ribat al-Islami tại thành phố San Diego. Trong 4 năm làm việc ở đây, al-Awlaki đã có gặp gỡ với Khalid al-Midhar và Nawaf al-Hazmi, 2 tên không tặc trong vụ khủng bố 11/9.

Trong giai đoạn này, al-Awlaki cũng bắt đầu bị FBI để ý đến do nghi ngờ một tổ chức từ thiện màal-Awlaki làm phó chủ tịch có hoạt động “cung cấp tài chính cho các lực lượng khủng bố”. al-Awlaki còn bị tình nghi là có tiếp xúc với Ziyad Khaleel, một thành viên khác của al-Qaeda và Sheikh Omar Abdel Rahman, kẻ từng dính líu tới vụ đánh bom nổi tiếng ở New York. Tuy nhiên, al-Awlaki vẫn bình an vô sự do FBI không có chứng cứ rõ ràng.

Đầu năm 2001, al-Awlaki chuyển tới nhà thờ Hồi giáo Dar al-Hijrah ở Falls Church, Virginia. Tại đây, al-Awlaki đã gặp tên không tặc thứ ba, Hani Hanjour.




Anwar al-Awlaki được cho là một trong những kẻ đứng sau vụ khủng bố 11/9. Ảnh: AFP


Sau vụ khủng bố 11/9, al-Awlaki đã bị cơ quan điều tra đặc biệt của Mỹ thẩm vấn 4 lần vì bị tình nghi đứng sau cuộc tấn công này, đồng thơi đưa ra những cứ về việc ông ta từng tiếp xúc với 3 tên không tặc Khalid al-Midhar, Nawaf al-Hazmi và Hani Hanjour.

Tuy nhiên, với sự khéo léo của mình, cuối cùng al-Awlaki đã buộc 11/9 Commission (Ủy ban đặc biệt điều tra vụ 11/9) phải thừa nhận rằng những cuộc gặp gỡ đó chỉ là ngẫu nhiên.

Cũng trong thời gian này, al-Awlaki bày tỏ quan điểm phản đối cuộc tấn công 11/9; so sánh vụ khủng bố này với những cuộc thảm sát thường dân trong Chiến tranh Vùng vịnh lần thứ nhất và vụ tàn sát người Palestine ở Israel.

Trở về quê hương và bộc lộ bản chất

Năm 2002, al-Awlaki rời nước Mỹ. Ban đầu, al-Awlaki ta sang Anh trong vài tháng để phổ biến các bài giảng cho thanh niên Hồi giáo qua các đĩa CD. Tuy nhiên, do không thể hoạt động độc lập lâu dài nên al-Awlaki đã trở về Yemen.

Với sự giúp đỡ của cha mình, al-Awlaki trở thành giảng viên tại ĐH Sana'a. Trong thời kỳ giảng dạy tại đây, al-Awlaki đã tiếp xúc nhiều với Abdul-Majid al-Zindani, một kẻ mà chính phủ Mỹ đã mô tả là “tên khủng bố toàn cầu đặc biệt nguy hiểm”.

Tháng 8/2006, al-Awlaki bị bắt giam 18 tháng do can thiệp vào một cuộc tranh chấp giữa các bộ tộc và dính líu tới vụ bắt cóc một tùy viên quân sự Mỹ. al-Awlaki đổ lỗi cho Mỹ khi cho rằng chính Washington gây sức ép để buộc chính quyền Yemen phải làm như vậy.

Kể từ khi được trả tự do, al-Awlaki đã công khai ủng hộ sử dụng bạo lực để chống lại ảnh hưởng của phương Tây lên các quốc gia Hồi giáo. Ông ta cho rằng: “Mỹ không thể và sẽ mãi không thể dành chiến thắng. Không gì có thể cản trở phong trào Thánh chiến trên toàn thế giới.”

Truyền bá tư tưởng khủng bố trên thế giới mạng
FBI có lẽ sẽ rất hối hận khi đã không phát hiện ra bản chất của al-Awlaki trong thời kỳ còn ở nước Mỹ.

Sau khi rời bỏ nước Mỹ, al-Awlaki vẫn tạo được sức ảnh hưởng lớn đến các tín đồ Hồi giáo ở đây thông qua những tư tưởng được truyền bá trên website cá nhân.


Facebook cũng là một phương tiện để al-Awlaki truyền bá tư tưởng khủng bố. Ảnh: The Week.


Ngoài website, al-Awlaki còn sử dụng facebook và đĩa CD để tuyên truyền những bài giảng của mình, cả bằng tiếng Arab và tiếng Anh.

Trong số những tài liệu của al-Awlaki, có tài liệu “44 cách để hỗ trợ Thánh chiến” thu hút được rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ. Bộ tài liệu này đã được tìm thấy trong máy tính của nhiều chiến binh Hồi giáo cực đoan ở Canada, Anh và Mỹ.

Không dừng lại ở đó, al-Awlaki cũng sử dụng Youtube làm công cụ kêu gọi “Thánh chiến”. Cho tới khi bị dỡ bỏ hàng loạt vào ngày 3/11/2010, hàng trăm video của ông ta đã có tổng cộng 3,5 triệu lượt xem, một con số kỉ lục!

Một lợi thế của al-Awlaki so với chính trùm khủng bố Osama bin Laden là việc ông ta nói tiếng Anh rất tốt. Do vậy, ông ta dễ truyền bá những thông điệp của mình đến với những tín đồ Hồi giáo thuộc khối các quốc gia nói tiếng Anh hơn.

al-Awlaki cũng có một lợi thế trong cuộc chiến chống lại nước Mỹ đó là việc đã sống ở quốc gia này hơn 20 năm và hiểu rất rõ tình hình kinh tế - chính trị - xã hội nơi đây.

Với phong cách dẫn dắt vấn đề tài tình khi nói chuyện, cộng thêm khả năng phân tích, lý luận chặt chẽ, ông ta đã không mấy khó khăn để thu hục những tín đồ Hồi giáo ở Mỹ và biến họ thành những tên khủng bổ nguy hiểm.

[BDV news]


>> Bin Laden bị giết vì 'low tech'



Lực lượng đặc nhiệm Mỹ cho rằng, việc xa lánh công nghệ cao đã dẫn đến kết cục bi thảm của Osama Bin Laden.



Trong thế giới hiện đại, khi mà điện thoại và internet là một phần không thể thiếu của bất cứ ai thì bin Laden lại đi ngược lại xu hướng này, quyết định tránh xa tất cả các thiết bị truyền thông công nghệ cao. Thậm chí, việc liên lạc của Osama Bin Laden với thế giới bên ngoài đều thông qua những người đưa thư truyền thống.

Phía Mỹ cho rằng, chính điều này đã dẫn đến sự thất bại của bin Laden. Bởi lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã lần theo những người đưa thư và đã tìm ra nơi trú ẩn của Osama Bin Laden.

Một khía cạnh khác, những người đưa thư dù có trung thành đến mấy thì cũng rất khó lòng mà che giấu thông tin trước các “độc chiêu” của CIA.

Nhiều năm truy đuổi Osama Bin Laden, Mỹ cho rằng ông ta luôn sống trong các điều kiện khó khăn và thiếu thốn. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại, Bin Laden sống trong các biệt thự sang trọng nằm sâu bên trong các căn cứ ở Pakistan và Afghanistan.




Ảnh chụp vệ tinh khu biệt thự của bin Laden.


Các ngôi biệt thự này đều không có bất kỳ phương tiện truyền thông nào liên lạc với bên ngoài, chính điều này đã tố cáo ông ta. Sự vắng mặt của các thiết bị truyền thông trong một ngôi biệt thự sang trọng như vậy là cả một sự bất thường đối với tình báo Mỹ.

Tại nơi ấn nấp trong những ngày cuối đời của bin Laden, đội đặc nhiệm SEAL không tìm thấy điện thoại hay phương tiện truyền tín hiệu internet.

Trong khi Osama Bin Laden từ chối và xa rời các thiết bị công nghệ cao, thì phía Mỹ lại dùng tất cả những thiết bị công nghệ cao tinh vi nhất để tìm kiếm và theo dõi.

Ngày 2/5, Lầu Năm Góc đã công bố các bức ảnh vệ tinh chụp nơi ẩn náu của Osama Bin Laden. Các bức ảnh cung cấp một cách chi tiết sơ đồ xung quanh, chiều cao chính xác của các bức tường, cách bố trí an ninh. Trong khi đó lực lượng bảo vệ của Osama Bin Laden hoàn toàn không hay biết gì về việc bị lọt vào tầm ngắm. Khi biết thì đã quá muộn.

Tân Giám đốc CIA Leon Panetta cho biết: “Chúng tôi đã vận dụng đầy đủ khả năng của chúng ta, thu thập thông tin tình báo từ cả hai phương thức. Từ con người và từ máy móc kỹ thuật cao, cùng với những phân tích khắt khe nhất của các chuyên gia hàng đầu”.


Mỹ sử dụng tất cả các thiết bị hiện đại nhất để tìm kiếm và theo dõi bin Laden và các thành viên trong tổ chức Al Qeada.


Trong khi đó, một số nhà phân tích đặt ra giả thuyết: Nếu Osama Bin Laden cũng sử dụng các thiết bị truyền thông công nghệ cao, thì khả năng Mỹ tiêu diệt được ông ta là bao nhiêu.

Nếu lực lượng của bin Laden cũng sử dụng các thiết bị truyền thông công nghệ cao, hoàn toàn có thể tạo ra các mục tiêu giả để đánh lừa các phương tiện giám sát công nghệ cao của Mỹ.

Việc sử dụng các thiết bị truyền thông công nghệ cao cũng giúp cho việc phát hiện ra vị trí của mình đang nằm trong tầm ngắm. Các phương tiện liện lạc bằng vô tuyến có thể thông báo kịp thời một khi mục tiêu bị lộ. Các thiết bị giám sát công nghệ cao như camera quan sát ngày/đêm, cảm biến phát hiện chuyển động hoàn toàn có thể phát hiện sớm bất kỳ sự xâm nhập trái phép.

Song tất cả các thiết bị trên đều vắng mặt trong các khu trú ẩn của Osama Bin Laden, ông ta chỉ tin tưởng vào con người.

Đúng là điều này đã giúp cho Osama Bin Laden lẩn trốn trong gần một thập kỷ qua, đó có thể gọi là một thành công. Song đó cũng là một thất bại, khi bin Laden không có các phương tiện để đối phó lại các thiết bị giám sát công nghệ cao của Mỹ.

[BDV news]


Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

>> Obama theo dõi vụ Bin Laden như thế nào



Những tiến bộ trong công nghệ quân sự giúp Tổng thống Barack Obama cùng các quan chức cao cấp Mỹ không bỏ lỡ giây nào trong điệp vụ tiêu diệt trùm mạng khủng bố Al-Qaeda, từ khoảng cách xa nhiều nghìn km.



Tập trung đông đủ tại Phòng tình huống nằm sâu bên trong Nhà Trắng, ông Obama cùng những phụ tá thân cận nhất theo dõi toàn bộ vụ tấn công tại Pakistan gần như theo "thời gian thực". Các thông tin thuyết minh cho chiến dịch được đích thân giám đốc CIA thực hiện.

Nhóm biệt kích SEAL của hải quân Mỹ sử dụng những máy quay nhỏ gắn trên mũ, để truyền hình ảnh vụ tấn công về trung tâm chỉ huy của tổng thống Mỹ tại Washington và trụ sở Cục tình báo trung ương (CIA) tại Virginia. Khi họ rời các máy bay trực thăng để đột kích ngôi nhà của Bin Laden, các camera tối tân cũng bắt đầu hoạt động.




Toàn bộ quá trình hình ảnh được truyền từ thị trấn Abbotabad ở Pakistan về Phòng Tình huống ở Nhà Trắng để Tổng thống Obama có thể theo dõi. Đồ họa: Telegraph


Các hình ảnh được truyền đi từ những máy quay này tới đơn vị xử lý đặt trên một trong những chiếc trực thăng tham gia chiến dịch, khi ấy đang lượn vòng bên trên khu nhà của kẻ trùm sò Al-Qaeda. Sau đó, hình ảnh được truyền từ đây lên một vệ tinh của Mỹ, trước khi được đưa về Washington và Virginia.

Công nghệ truyền dẫn hình ảnh được phát triển cho mục đích quân sự vào năm 2008 này, hoạt động tương tự như cách mà Skype sử dụng cho hệ thống điện thoại Internet rất phổ biến hiện nay. Một phiên bản bảo mật cao của công nghệ này được Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt Mỹ (USSOCOM) mua lại để sử dụng trong nhiều điệp vụ và cuộc tấn công tối mật ở Afghanistan.

Ban đầu, người ta cho rằng Tổng thống Obama theo dõi được các hình ảnh trực tiếp truyền về từ Pakistan. Tuy nhiên, Giám đốc CIA Leon Panetta sau đó xác nhận rằng có một độ trễ nhỏ trong việc truyền hình ảnh, và điều này góp phần làm tăng sự căng thẳng tại Phòng Tình huống ở Nhà Trắng và trụ sở CIA.

"Khi nhóm biệt kích bắt đầu tấn công khu nhà của Bin Laden, có một khoảng thời gian chừng 20 tới 25 phút chúng tôi thực sự không biết chính xác điều gì đang xảy ra ở đó. Đó là những giây phút căng thẳng vì phải chờ đợi thông tin. Nhưng cuối cùng Đô đốc William McRaven đã liên lạc và cho biết rằng ông nhận được mật danh Geronimo truyền đi từ nhóm biệt kích", giám đốc CIA kể lại.

Khi những người tại Nhà Trắng và trụ sở CIA được xem những hình ảnh chậm hơn ít phút so với những gì thực tế xảy ra qua các màn hình lớn, một không khí căng thẳng và hồi hộp bao trùm. Tổng thống Obama ngồi gần màn hình, với một bộ đồ bình thường và đôi mắt chăm chú theo dõi mọi diễn biến. Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton thậm chí còn hồi hộp hơn, khi đưa tay lên che nửa mặt trong suốt thời gian xem những hình ảnh được truyền về từ một nơi cách xa tới hơn 11.000 km.

Giám đốc CIA Panetta bình luận trực tiếp chiến dịch tiêu diệt bin Laden từ tổng hành dinh tại Langley, Virginia. Ông sử dụng mật danh Geronimo để chỉ trùm khủng bố. Khi Bin Laden bị tiêu diệt với một viên đạn găm vào phía trên mắt trái, Panetta xác nhận "Geronimo EKIA", có nghĩa là "Geronimo, kẻ thù vừa bị tiêu diệt trong khi kháng cự".


Tổng thống Obama và những người thân cận theo dõi các hình ảnh được truyền về từ Pakistan. Ảnh: Telegraph


Sau khi chiến dịch hoàn tất, việc Tổng thống Obama trực tiếp theo dõi từng diễn biến tại Pakistan từ Nhà Trắng mới được báo chí loan báo. Thực tế là để có 40 phút tấn công chóng vánh và hiệu quả, người Mỹ đã phải chuẩn bị vô cùng công phu.

Nhóm biệt kích SEAL của hải quân Mỹ nhận được lệnh bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc tấn công bất ngờ để lùng bắt một mục tiêu mang mật danh Geronimo (theo tên chiến binh thổ dân Mỹ huyền thoại). Họ thậm chí đã tiến hành hai cuộc tập dượt với một hình nộm giống hệt Bin Laden trong một căn cứ quân sự.

Tổng cộng có 79 lính biệt kích SEAL tinh nhuệ nhất được điều động tham gia điệp vụ tại Pakistan, cùng với 4 trực thăng, trong đó có hai chiếc làm nhiệm vụ hỗ trợ. Nhóm biệt kích trú tại một căn cứ của Mỹ tại Jalalabad, Afghanistan, và chỉ vượt qua biên giới để vào Pakistan vào buổi tối theo giờ địa phương.

Cuộc đột kích chóng vánh đã tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden cùng một số người khác làm nhiệm vụ bảo vệ y. Trong một phát biểu sau khi vụ tấn công kết thúc, Tổng thống Mỹ Obama nói: "Công lý đã được thực thi". Để có được câu nói ngắn gọn này, Mỹ đã sử dụng những công nghệ tối tân nhất hiện nay và hơn một thập kỷ kiên trì theo dấu Osama bin Laden.

[Vnexpress news]


>> Tranh cãi quanh lễ tang của Bin Laden



Một nghi thức tang lễ theo truyền thống Hồi giáo đã được tổ chức trên biển Arab dành cho Osama Bin Laden.



Tang lễ được tổ chức trên tàu sân bay USS Carl Vinson, 24 giờ đồng hồ sau khi thi thể của Bin Laden được tìm thấy và xác nhận sau một chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm Mỹ.

Một quan chức của Lầu Năm Góc cho biết “ Tang lễ diễn ra lúc 1h10 và kết thúc vào lúc 2h (giờ địa phương)”.

Tang lễ của Bin Laden diễn ra đúng theo nghi thức truyền thống của người Hồi giáo, thi thể của Bin Laden được tắm rửa sạch sẽ và đặt trong một chiếc quan tài màu trắng rất nặng.

Quan chức nọ cho biết thêm: “Thi thể của Bin Laden được đặt trong quan tài, một sỹ quan quân đội đọc bài diễn văn đã được dịch ra tiếng Arab bởi một người bản xứ”.

Sau khi kết thúc bài diễn văn, quan tài chứa thi thể của Bin Laden được thả xuống biển và chìm xuống đáy đại dương.

Theo quan điểm của Lầu Năm Góc, các trùm khủng bố sau khi chết đều được chôn cất trên biển.




Tang lễ của Bin Laden được tổ chức trên tàu sân bay USS Carl Vinson.


Các quan chức của CIA và Lầu Năm Góc đảm bảo rằng thi thể được tìm thấy chính là của Osama Bin Laden. Việc phân tích và so sánh hình ảnh cho ra kết quả 95%, một đại diện của CIA cho biết.

Việc phân tích DNA cũng cho kết quả 100% trùng khớp với DNA của các thành viên trong gia đình Bin Laden.

Ngoài ra, một quan chức khác của CIA cho biết thêm, cái chết của Bin Laden đã được xác nhận bởi vợ của ông ta, khi lực lượng đặc nhiệm đang tiến hành cuộc tấn công vào cở sở trú ẩn của Bin Laden.

Theo một số nhà phân tích, việc tang lễ của Bin Laden được tổ chức trên biển và quan tài của ông ta được dìm xuống đáy biển nhằm tránh chiến hữu của ông ta tiến hành các hoạt động chống phá.

Phải chăng, tang lễ được tổ chức theo nghi lễ Hồi giáo là một ân huệ cuối cùng mà Lầu Năm Góc dành cho kẻ một thời từng sát cánh cùng CIA trong các hoạt động chống phá Liên Xô trong những năm chiến tranh lạnh.

Tại sao bin Laden lại được mai tang ngoài biển?
Theo New York Times, ngay từ khi bắt đầu ra lệnh tấn công vào nơi trú ẩn của Osama bin Laden thì các quan chức Nhà Trắng đã quyết định sẽ chôn xác của trùm khủng bố ngoài biển nếu giết được.

Lý do là vì Nhà Trắng sợ rằng nếu tiến hành mai táng tại đất liền thì mộ của Bin Laden có thể trở thành điện thờ hay địa điểm hành hương của những tín đồ Hồi giáo cực đoan. Akbar Ahmed, giáo sư chuyên nghiên cứu về đạo Hồi tại đại học Mỹ cho biết: “Trong văn hóa đạo Hồi thì hệ thống điện thờ được xem là hết sức linh thiêng. Lịch sử Hồi giáo đã cho thấy các điện thờ có thể trở thành nơi thu hút sự giận dữ. Điện thờ chính là nơi đặt nền tảng cho các lãnh tụ tôn giáo gây dựng quyền lực. Nên nếu Osama bin Laden được chôn cất tại Pakistan thì những kẻ cuồng tín có thể coi đó như một địa điểm hành hương, đặc biệt là những kẻ không được giáo dục. Và như thế ‘huyền thoại’ về bin Laden vẫn sẽ được tiếp tục".

Tuy vậy, giáo sư Ahmed cũng cho rằng việc an táng bin Laden ở một địa điểm bí mật ngoài biển cũng có thể làm gia tăng sự giận giữ, cũng như tiếp tục gây nên tranh cãi rằng đúng là bin Laden đã chết hay chưa. “Ai cũng muốn tận mắt nhìn thấy xác của bin Laden. Nếu như những việc này được thực hiện trong bóng tối thì điều đó càng làm dấy lên những câu hỏi.

”Điều đó cũng đã lý giải tại sao các quan chức chính phủ Mỹ đã nhấn mạnh rằng bin Laden dù được hải táng, nhưng tuân theo đúng các nghi lễ của đạo Hồi. Việc an táng được thực hiện theo đúng giới luật nghiêm nhặt của đạo Hồi,” John O.Brennan, người đứng đầu cơ quan chống khủng bố của Mỹ nói, đồng thời cho biết thêm các quan chức Mỹ đã tham khảo rất nhiều từ các chuyên gia về đạo Hồi.

Ông Brennan cũng tiết lộ rằng các quan chức Mỹ cũng đã liên hệ với một quốc gia giấu tên để chôn cất bin Laden, song quốc gia đó đã từ chối. Trong khi đó, theo luật Hồi giáo thì xác chết cần phải được mai táng trong vòng 24 giờ sau khi qua đời. Thế nên việc hải táng là giải pháp hợp lý nhất.

Ông Brennan cho biết CIA đã so sánh mẫu ADN của bin Laden với mẫu ADN của rất nhiều thành viên trong gia đình của y, qua đó xác định “100%” rằng kẻ bị giết đúng là trùm khủng bố. Ngoài ra, các đặc vụ CIA cũng tiến hành so sánh xác chết với các tấm ảnh đã biết về bin Laden căn cứ qua giải phẫu và nhân tướng học. “Chúng tôi hiểu rằng công chúng sẽ đòi hỏi được nhìn thấy xác bin Laden, nhưng chúng tôi rất tin tưởng vào kết quả của mình”, Brennan cho biết.

Ông Brennen cũng nói rằng các quan chức Nhà Trắng vẫn chưa quyết định có công bố hình ảnh xác của bin Laden hay không, bởi họ sợ rằng những hình ảnh đó có thể sẽ thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ từ thế giới Hồi giáo cũng như phong trào jihad.

Học giả Hồi giáo lên án việc Bin Laden bị hải táng
Các học giả Hồi giáo ngày 2/5 cho rằng việc Bin Laden bị hải táng đã vi phạm truyền thống của người Hồi giáo và điều này có thể kích động thêm những lời kêu gọi phiến quân tiến hành các vụ tấn công trả đũa nhằm vào các mục tiêu của Mỹ.

Ông Ahmed al-Tayeb, một thủ lĩnh Hồi giáo của nhà thờ al-Azhar ở Cairo cho biết việc hải táng Bin Laden đã đi ngược lại các nguyên tắc của luật pháp Hồi giáo, các giá trị tôn giáo và quy tắc nhân đạo.

Một giáo sỹ tại Lebanon, ông Omar Bakri Mohammed, nói: "Người Mỹ muốn làm nhục người Hồi giáo thông qua việc hải táng, tôi không cho rằng điều này nằm trong lợi ích của chính quyền Mỹ."

Một giáo sỹ Hồi giáo nổi tiếng của Dubai Mohammed al-Qubaisi cho hay: "Họ có thể nói họ an táng ông ấy ở biển nhưng không thể nói họ đã làm theo phong tục của người Hồi giáo. "Ông cho biết, nếu gia đình Bin Laden không muốn ông ấy, điều này rất bình thường trong đạo Hồi, họ có thể đào một cái huyệt ở bất cứ đâu, kể cả ở ngoài đảo xa. Hải táng là được phép với người Hồi giáo trong những hoàn cảnh đặc biệt, nhưng trường hợp này không nằm trong số những hoàn cảnh đặc biệt đó.


[BDV news]


Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

>>'Người thừa kế' của Bin Laden



Anwar al-Awlaki, đồng thời là một học giả Hồi giáo ở Yemen được truyền thông phương Tây giới thiệu là một trùm khủng bố toàn cầu.



Kỳ 1: "Trùm khủng bố" sinh ra trong lòng nước Mỹ
CIA đã phải dùng đến cụm từ “kẻ thù nguy hiểm nhất với nước Mỹ hiện nay” khi nhắc đến Anwar al-Awlaki.

Người cha danh giá
Anwar al-Awlaki là người Mỹ gốc Yemen, sinh ngày 22/04/1971 tại Las Cruces, New Mexico, trong một gia đình tri thức.

Cha Anwar al-Awlaki, Nasser al-Awlaki, là một nghiên cứu sinh Yemen đến Mỹ do đạt được học bổng Fulbright. Năm 1971, ông Nasser bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ tại ĐH New Mexico.

Bốn năm sau, ông được cấp bằng Tiến sỹ của ĐH Nebraska và tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở ĐH Minnesota cho tới năm 1977.

Đến năm 1978, ông đưa cả gia đình trở về quê hương Yemen. Năm ấy, Anwar al-Awlaki đã được 7 tuổi.




Ông Nasser al-Awlaki, cha đẻ của trùm khủng bố Anwar al-Awlaki, trong một cuộc phỏng vấn do đài CNN thực hiện vào tháng 02/2010. Ảnh: CNN.


Sau khi trở về quê hương, ông Nasser tham gia giảng dạy ở ĐH Sana'a. Đây là một trong những ngôi trường lớn nhất Yemen, được thành lập vào năm 1970 ở thủ đô Sana'a.

Hiện tại, ĐH Sana’a có tới 14.000 sinh viên, có nhiều phần tử cực đoan theo học ở đây như John Walker Lindh, có biệt danh “American Taliban”.

Ở quê nhà, ông Nasser thăng tiến rất nhanh và trở thành hiệu trưởng của ĐH Sana’a vào năm 2001. Ông còn nắm giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trong 2 năm, và là cố vấn kinh tế cho Tổng thống Yemen trong 4 năm.

"Trùm khủng bố" sinh trưởng ở Mỹ
Sinh ra ở Mỹ, sống ở đó tới năm 7 tuổi và có giọng Mỹ rất đặc trưng nhưng điều làm al-Awlaki tự hào lại là dòng máu Yemen chảy trong huyết quản. Trở về quê hương vào năm 1978, thời niên thiếu của al-Awlaki gắn liền với những bài giảng của kinh Koran và giáo lý đạo Hồi.

Có xuất thân danh giá nên al-Awlaki không phải quan tâm tới việc mưu toan cho cuộc sống như nhiều đứa trẻ cùng trang lứa. Anwar al-Awlaki theo học trường Azal Modern và hưởng thụ những chế độ đãi ngộ giáo dục tốt nhất.

Trong thời gian này, al-Awlaki dành nhiều thời gian để nghiên cứu về đạo Hồi. Năm 1991, al-Awlaki ta trở lại Mỹ để theo học chương trình kỹ sư xây dựng tại ĐH Colorado, bằng học bổng của Chính phủ Yemen và sử dụng visa dành cho sinh viên nước ngoài (dù có quốc tịch kép: Yemen và Mỹ).

Nếu sử dụng quốc tịch Mỹ khi đăng ký các chương trình giáo dục tại đây thì al-Awlaki sẽ được hưởng những chính sách đãi ngộ tốt hơn nhưng al-Awlaki ta kiên quyết không sử dụng ưu thế này.

Các nhà phân tích suy diện hành động này cho thấy al-Awlaki ý thức rất rõ về gốc gác Yemen, đạo Hồi của mình và có ý Mỹ.


Sinh ra ở nước Mỹ nhưng Anwar al-Awlaki luôn tự hào về gốc gác Yemen của mình. Ảnh: Telegraph.


Ban đầu, al-Awlaki miễn cưỡng theo học ở nước Mỹ chỉ để làm vừa ý cha mình, nhưng chính chuyến trở lại nước Mỹ này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng của al-Awlaki sau này.

Trong thời gian học đại học, bằng tài hùng biện và sức thu hút mạnh mẽ, al-Awlaki nhanh chóng dành được sự tín nhiệm từ nhiều sinh viên đến từ thế giới Hồi giáo học tại Mỹ. Thậm chí, al-Awlaki được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Sinh viên Hồi giáo (MSA) ở Mỹ.

Anwar al-Awlaki và những lãnh đạo của MSA luôn tránh đụng chạm đến các vấn đề chính trị, thay vào đó họ quan tâm nhiều hơn đến việc thay đổi hình ảnh tiêu cực của thế giới Hồi giáo trong mắt người Mỹ.

Tuy nhiên, trên cương vị chủ tịch MSA, al-Awlaki đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều thành phần cực đoan và những tư tưởng cực đoan dần định hình trong suy nghĩ của ông ta.

Mùa hè năm 1993, al-Awlaki đã tới Afghanistan và tham gia một khóa đào tạo với các thành viên lực lượng “thánh chiến” Mujahedin, những người từng chiến đấu với quân đội Liên Xô trong giai đoạn 1979-1988.

Chính thời gian này, ngay trong lòng nước Mỹ, một con người đang cố gắng kết nối thế giới Hồi giáo với phương Tây lại được "vun đắp" tư tưởng cực đoan, được "nhào nặn" trở thành "trùm khủng bố", người "kế tục" Binladen, theo cách gọi của phương Tây. Chính Anwar al-Awlaki luôn tự hào mỗi khi nhắc khoảng thời gian này trong cuộc đời mình.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang