Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type-094 của Trung Quốc đã lọt vào top 8 tàu ngầm mạnh nhất thế giới do các chuyên gia quân sự Nga xếp hạng.
Hãng thông tấn vũ khí Nga Arms-expo vừa thực hiện bảng xếp hạng danh sách các loại vũ khí và thiết bị quân sự hiện đại nhất trên thế giới, trong đó, các chuyên gia quân sự Nga đã so sánh hiệu quả của các tàu ngầm hạng nặng mang tên lửa đạn đạo chiến lược của tất cả các cường quốc quân sự.
Sau khi đánh giá và xếp hạng, các loại tàu ngầm của Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ đã lần lượt chiếm lĩnh các vị trí quan trọng. Trong danh sách 8 loại tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất thế giới của 6 quốc gia, Mỹ vẫn là cường quốc số 1, trong khi đó, dù đứng ở vị trí số hai, nhưng Hải quân Nga lại có tới 3 đại diện tàu ngầm. Điều bất ngờ nhất, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, Type-094 của Hải quân Trung Quốc đã được đánh giá khá cao và lọt vào vị trí số 7. Điểm xếp hạng các tàu ngầm SSBN do các chuyên gia Nga. Sức mạnh tấn công của tất cả các vũ khí trên tàu (số lượng đầu đạn, tầm bắn cực đại của tên lửa đạn đạo liên lục địa, độ chính xác tấn công mục tiêu). Cấu trúc, các chỉ số hoàn hảo khi hoạt động (lượng giãn nước, các thông số về kích thước, hiệu suất, độ bền) Độ tin cậy (thời gian thực hiện một loạt bắn tên lửa, thời gian giữa các loạt bắn liên tiếp, xác suất phóng thành công tên lửa, xác suất hỏng của hệ thống trên tàu). Hiệu suất hoạt động (tốc độ di chuyển trên mặt nước và dưới nước, mức độ tự động hóa khi vận hành và khả năng hoạt động dài ngày). Trước năm 1991, Ấn Độ tuy không tự chế tạo được tàu ngầm hạt nhân nhưng họ đã thuê của Liên Xô loại tàu ngầm tên lửa đa năng Project 670, riêng tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên của họ, tàu INS Arihant vẫn đang trong quá trình hoàn thiện chế tạo. Vị trí của các tàu ngầm Kết quả trong danh sách các tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược mạnh nhất đã không có bất ngờ với sự chiếm lĩnh ngôi vị số một thuộc về loại tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Hải quân Mỹ, đạt tổng số điểm 49,4. Sau Mỹ là Nga với 3 đại diện tàu ngầm là tàu ngầm lớp Dolphin thuộc Project 667BDRM (NATO gọi là tàu ngầm lớp Delta IV) với tổng điểm 47,7. Tàu ngầm Project 941, lớp Akula (định danh NATO là Typhoon) đạt 47,1 điểm và tàu ngầm Project 955 Borey đạt 41,7 điểm. Cả ba tàu ngầm này của Nga lần lượt xếp vị trí từ 2 đến 4. Xếp thứ năm là tàu ngầm lớp Vanguard của Anh với 35,9 điểm. Tàu ngầm lớp Le Triomphant của Pháp đứng thứ sáu (33,4 điểm). Đặc biệt, tàu ngầm Type-094 của Trung Quốc đã lọt vào vị trí thứ 7 với tổng 30,1 điểm, số điểm này của Type-094 bỏ xa tàu ngầm INS Arihant của Ấn Độ xếp thứ 8 (17,7 điểm). Ohio vẫn luôn được đánh giá là tàu ngầm hạt nhân số 1 thế giới. Tàu ngầm tấn công hạt nhân mang tên lửa chiến lược Ohio của Hải quân Mỹ luôn được xếp hạng cao nhất kể từ năm 2002 tới nay. Tàu ngầm lớp Ohio có thể di chuyển với tốc độ 17 hải lý/h khi di chuyển trên mặt nước và đạt tới tốc độ 25 hải lý/h, khả năng hoạt động hiệu quả ở độ sâu 365 m, và có thể tới mức độ giới hạn là 550 m. Tàu được biên chế 14 - 15 sỹ quan và 140 thủy thủ. Lượng giãn nước là 16.746 tấn khi nổi và 18.750 tấn khi chìm, chiều dài 170,7 m, rộng 12,8 m, và cao 11,1 m. Tàu ngầm Ohio được trang bị 1 lò phản ứng hạt nhân được làm nguội bằng nước nén General Electric GE PWR S8G với hai động cơ turbine hơi (tổng công suất 60.000 mã lực), 2 động cơ turbine (mỗi động cơ có công suất 4 MW), một động cơ diesel (công suất 1,4 MW), một động cơ chân vịt dự trữ (công suất 325 mã lực). Vũ khí chính bao gồm 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 24 tên lửa đạn đạo Trident IID5. Tàu ngầm xếp hạng 2, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 667BDRM có tốc độ di chuyển khi nổi là 14 hải lý/h và khi lặn là 24 hải lý/h (thấp hơn so với Ohio), tàu có thể hoạt động ở độ sâu 400 m, và độ sâu giới hạn là 650 m, khả năng hoạt động liên tục trên biển trong thời gian 90 ngày, thủy thủ đoàn 140 người, lượng giãn nước khi nổi là 11.740 tấn, khi lặn 18.200 tấn, chiều dài 167,4 m, rộng 11,7 m và cao 8,8 m. Tàu ngầm hạt nhân Project 677BDRM của Hải quân Nga. Tàu ngầm Project 667BDRM được trang bị kết hợp 2 lò phản ứng hạt nhân ВМ-4СГ (VM-4SG) công suất 180 MW, 2 tua-bin công suất 60.000 mã lực, 2 tua-bin phát điện ТГ-300 (TG-300) công suất 3 MW, 2 động cơ Diesel công suất 460 kW. Vũ khí chính bao gồm 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 16 tên lửa đạn đạo R-29RM. Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn (Type-094) hiện vẫn đang là tàu ngầm hiện đại nhất trong biên chế của Hải quân Trung Quốc. Tàu có chiều dài 133 m, lượng choán nước khi nổi 8.000 tấn, khi lặn 9.000 tấn. Các đặc điểm khác vẫn chưa được công bố. Vũ khí tấn công chủ lực của tàu là 12 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2 có tầm bắn tối đa từ 7.000 - 8.000 km cùng với 6 ống phóng ngư lôi 533 mm. |
Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012
>> Tàu ngầm Trung Quốc lọt top 8
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét